Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2004/CT-UB | Yên Bái, ngày 26 tháng 7 năm 2004 |
CHỈ THỊ
VỀ CÔNG TÁC KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
Trong thời gian qua, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Yên Bái đã có những chuyển biến tốt, từng bước đi vào nề nếp. Các văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đã góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, định hướng cho hoạt động trên các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội tuân thủ theo đúng các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tuy nhiên, công tác quản lý và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay vẫn còn nhiều tồn tại. Tình trạng văn bản ban hành không đúng thẩm quyền, văn bản xây dựng không đảm bảo về mặt hình thức, có nội dung chồng chéo, trái với quy định của pháp luật vẫn còn xảy ra. Nguyên nhân của tình trạng trên là do một số cơ quan, đơn vị và địa phương chưa làm tốt công tác văn bản quy phạm pháp luật, mặt khác công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan chức năng còn chưa được chú ý, coi trọng.
Để khắc phục những tồn tại nêu trên và triển khai thực hiện Nghị định số 135/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 của Chính phủ về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật, Thông tư số 01/2004/TT-BTP ngày 16/6/2004 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP, Quyết định số 245/2003/QĐ-UB ngày 7/8/2003 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành quy định về trình tự, thủ tục, soạn thảo, thẩm định, ban hành, kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật tỉnh Yên Bái. Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu các cấp, các ngành thực hiện tốt những nội dung trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật như sau:
1- Cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản phải tổ chức tự kiểm tra văn bản do mình ban hành trước khi cơ quan chức năng kiểm tra. Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Ban pháp chế của Hội đồng Nhân dân cấp huyện, Trưởng phòng Tư pháp thành phố Yên Bái, Thủ trưởng cơ quan Tư pháp các huyện, thị xã, Trưởng Ban Tư pháp các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm giúp Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cùng cấp thực hiện việc tự kiểm tra văn bản.
Văn phòng Uỷ ban Nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp để thực hiện tốt công tác tự kiểm tra văn bản.
2- Tuỳ theo tính chất, phạm vị, yêu cầu quản lý và số lượng văn bản được ban hành, việc tự kiểm tra văn bản có thể được giao cho các sở, ban, ngành cấp tỉnh và các cơ quan chuyên môn của Uỷ ban Nhân dân cấp huyện thực hiện theo lĩnh vực được giao phụ trách, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tư pháp.
3- Việc tự kiểm tra văn bản phải được tiến hành thường xuyên và kịp thời. Khi tổ chức tự kiểm tra văn bản, cần căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành của cơ quan Nhà nước cấp trên và căn cứ vào yêu cầu tình hình thực tiễn của địa phương để xem xét, đánh giá.
Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm gửi văn bản đã ban hành đến Sở Tư pháp và cơ quan chuyên ngành cấp tỉnh; Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm gửi văn bản đến cơ quan Tư pháp và cơ quan chuyên ngành cấp huyện văn bản đã ban hành để thực hiện cho việc kiểm tra.
4- Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm giúp Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp thực hiện việc kiểm tra văn bản của Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cấp dưới trực tiếp.
5- Khi tiến hành kiểm tra, nếu phát hiện văn bản có dấu hiệu trái pháp luật, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Tư pháp cấp huyện thông báo ngay với cơ quan ban hành văn bản để cơ quan đó tự kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Giám đốc Sở Tư pháp; Cơ quan ban hành văn bản cấp xã tiến hành việc tổ chức kiểm tra, xử lý văn bản, đồng thời báo cáo Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân và Thủ trưởng cơ quan Tư pháp cấp huyện về việc tự kiểm tra và xử lý văn bản trái pháp luật đó.
Trong trường hợp cần thiết, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng cơ quan Tư pháp cấp huyện báo cáo để Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân cùng cấp đình chỉ việc thi hành và bãi bỏ văn bản trái pháp luật của Uỷ ban Nhân dân cấp dưới trực tiếp; đình chỉ việc thi hành Nghị quyết trái pháp luật của Hội đồng Nhân dân cấp dưới trực tiếp và đề nghị Hội đồng Nhân dân cùng cấp bãi bỏ Nghị quyết trái pháp luật đó.
6- Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cấp huyện, Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân cấp xã có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho cơ quan, người có thẩm quyền kiểm tra đối với văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Đồng thời thực hiện các trách nhiệm và quyền khác theo quy định tại Điều 27 và 28 của Nghị định số 135/2003/NĐ-CP của Chính phủ.
Các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp trong công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
7- Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp tiến hành kiểm tra, rà soát đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp ở các xã, phường, thị trấn, đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác văn bản pháp quy cho cán bộ làm công tác Tư pháp ở địa phương. Các địa phương cần bố trí đủ biên chế cho Tư pháp cấp huyện để đảm bảo thực hiện tốt công tác văn bản quy phạm pháp luật.
8- Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, xây dựng kế hoạch kinh phí hàng năm, đảm bảo để phục vụ công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật.
Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Uỷ ban Nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng báo cáo về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật của địa phương. Báo cáo được gửi về Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp.
9- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra rà soát văn bản quy phạm pháp luật cho các đơn vị trong tỉnh, tổng hợp, báo cáo Uỷ ban Nhân dân tỉnh và Bộ Tư pháp về công tác kiểm tra rà soát và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.
Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH UBND TỈNH YÊN BÁI
|
- 1Chỉ thị 17/2014/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 183/QĐ-UBND năm 2008 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ năm 1998 đến năm 2006 đã hết hiệu lực thi hành
- 3Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 1Nghị định 135/2003/NĐ-CP về việc kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật
- 2Thông tư 01/2004/TT-BTP hướng dẫn thi hành Nghị định 135/2003/NĐ-CP về kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 3Chỉ thị 17/2014/CT-UBND tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh, tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 5Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2014 tăng cường công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
Chỉ thị 13/2004/CT-UB về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Yên Bái ban hành
- Số hiệu: 13/2004/CT-UB
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/07/2004
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Phùng Quốc Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra