Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Quảng Nam, ngày 21 tháng 8 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ, BẢO VỆ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
Thời gian qua, các quy định của pháp luật và các văn bản chỉ đạo của Trung ương và địa phương về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã đã được các Sở, ngành, chính quyền địa phương quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều kết quả tích cực. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn còn xảy ra tình trạng săn bắt, vận chuyển, kinh doanh, nuôi nhốt, sử dụng, tiêu thụ trái phép các loài động vật hoang dã và các sản phẩm, dẫn xuất có nguồn gốc từ động vật hoang dã; đặc biệt là tình trạng bẫy, bắt, buôn bán, vận chuyển các loài chim hoang dã, di cư bằng các loại bẫy lưới, gắn máy phát tiếng kêu và nhiều dụng cụ khác tại các khu vực cư trú, sinh sống của loài chim di cư theo mùa.
Nhằm triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã; Chỉ thị số 04/CT-TTg ngày 17/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam; Công điện số 595/CĐ-TTg ngày 30/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường triển khai các giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến và Hướng dẫn số 13-HD/BTGTW ngày 19/7/2021 của Ban Tuyên giáo Trung ương về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy để bảo vệ các loài động vật hoang dã và ngăn chặn triệt để các hành vi vi phạm pháp luật về động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương:
- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm chính đối với ngành mình quản lý về công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật hoang dã, nhất là các loài nguy cấp, quý, hiếm; xác định đây là nhiệm vụ quan trọng cần tập trung chỉ đạo nhằm huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để thực hiện, góp phần hạn chế vi phạm pháp luật lâm nghiệp nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng.
- Triển khai, quán triệt đến cán bộ, công chức, viên chức và người lao động về ý thức chấp hành pháp luật, bảo vệ các loài động vật hoang dã; gương mẫu không sử dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
- Xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.
2. UBND các huyện, thị xã và thành phố:
- Tổ chức tuyên truyền trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về bảo vệ các loài động vật hoang dã; đặc biệt tại các khu vực, địa điểm có nguy cơ cao như: nhà hàng, quán ăn, địa điểm đông khách du lịch, nơi có các khu rừng tự nhiên và cư trú của các loài động vật hoang dã cũng như các loài di cư; tổ chức ký cam kết thực hiện i5 khôngj: Không săn bắt, không vận chuyển, không buôn bán, không nuôi nhốt, không sử dụng, tiêu thụ trái phép động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
- Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chức năng trên địa bàn tăng cường tuần tra truy quét trong rừng, khu vực trọng điểm; kiểm tra các nhà hàng, quán ăn, các chợ, các địa điểm kinh doanh, các khu dân cư, các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã& để phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về săn bắt, mua bán, vận chuyển, nuôi nhốt, chế biến, trưng bày, quảng cáo để kinh doanh các loài động vật hoang dã, mẫu vật các loài động vật hoang dã trái phép; nhất là kiểm soát tình trạng vận chuyển, buôn bán chim dạo trái phép bằng xe mô tô trên các tuyến đường (đặc biệt là tuyến Quốc lộ 1A qua địa bàn tỉnh) và săn bắt các loài chim hoang dã, di cư tại ao, hồ, đầm, bãi nổi trên sông, đồng ruộng...
- Tăng cường quản lý, kiểm soát các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây nuôi, phát triển các loài động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp; nghiêm cấm việc gây nuôi động vật hoang dã không rõ nguồn gốc hoặc có nguồn gốc săn bắt từ tự nhiên; tổ chức rà soát, kiểm tra các điều kiện về an toàn trại nuôi, vệ sinh môi trường, vệ sinh thú y tại các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn để đảm bảo an toàn vệ sinh, phòng tránh dịch bệnh cho người, động vật và bảo vệ môi trường.
3. Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm chủ động phối hợp với chính quyền các địa phương, đơn vị liên quan:
- Tăng cường tổ chức tuyên truyền, phổ biến để các tổ chức, cá nhân hiểu rõ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nói chung; các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và các loài chim hoang dã, di cư theo mùa nói riêng.
- Chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR thường xuyên tổ chức tuần tra, kiểm tra, truy quét các hành vi vi phạm về quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn để kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm. Tổ chức chăm sóc, cứu hộ và bảo quản mẫu vật theo đúng quy định.
- Thực hiện cấp mã số cơ sở nuôi động vật hoang dã đúng quy định; tăng cường quản lý, giám sát chặt chẽ các cơ sở nuôi động vật hoang dã thông thường và nguy cấp, quý, hiếm, kịp thời xử lý vi phạm theo quy định pháp luật.
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về bảo vệ động vật hoang dã, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành, đơn vị, địa phương liên quan, các cơ quan truyền thông tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ, phát triển các loài động vật hoang dã quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo Luật Đa dạng sinh học.
- Tham mưu tổ chức tổng rà soát, điều tra, đánh giá toàn diện để xây dựng danh mục dữ liệu các loài động vật hoang dã đặc hữu, các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ có phân bố trên địa bàn tỉnh làm cơ sở để các ngành, địa phương căn cứ xây dựng phương án, kế hoạch quản lý và bảo vệ hiệu quả.
5. Ban Quản lý Vườn Quốc gia Sông Thanh và các Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn tỉnh: Tăng cường tổ chức quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, đa dạng sinh học bền vững trong lâm phận; tăng cường công tác quản lý, bảo tồn động vật hoang dã, loài di cư trong phạm vi quản lý theo phương án Quản lý rừng bền vững đã được cấp thẩm quyền phê duyệt; kịp thời phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức điều tra, xác minh, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
6. Sở Tài chính:
- Tham mưu bố trí kinh phí cho các Sở, Ban, ngành, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ được giao để thực hiện công tác bảo tồn động vật hoang dã theo quy định pháp luật; đồng thời, hỗ trợ đầu tư trang thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác chăm sóc, sơ cứu động vật hoang dã là tang vật vi phạm hoặc do người dân giao nộp… trước khi thả lại môi trường tự nhiên hoặc chuyển cho các trung tâm cứu hộ.
- Nghiên cứu, tham mưu đề xuất cơ chế hỗ trợ các thiệt hại về sức khỏe, tài sản, hoa màu& cho Nhân dân do động vật hoang dã gây ra.
7. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, Công an các địa phương phối hợp lực lượng Kiểm lâm, chủ rừng tăng cường đấu tranh phòng ngừa và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động vật hoang dã; đồng thời, tổ chức theo dõi, xử lý hành vi quảng cáo, mua bán động vật hoang dã trên không gian mạng.
- Tiếp tục vận động Nhân dân giao nộp các loại súng tự chế, súng thể thao, vũ khí quân dụng, công cụ hỗ trợ để xử lý theo đúng quy định.
8. Đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân và Tòa án nhân dân tỉnh chỉ đạo Viện Kiểm sát và Tòa án cấp huyện:
- Phối hợp chặt chẽ với Cơ quan Điều tra các địa phương đẩy mạnh công tác điều tra, truy tố các đối tượng vi phạm pháp luật động vật hoang dã.
- Nâng cao chất lượng giải quyết các vụ án hình sự liên quan đến bảo vệ động vật hoang dã góp phần tuyên truyền, răn đe, phòng ngừa chung.
9. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng và Cục Hải quan tỉnh: Chỉ đạo các cơ quan, các đồn Biên phòng trên hai tuyến biên giới tăng cường tuần tra, kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, quản lý chặt chẽ địa bàn đơn vị phụ trách, kịp thời phát hiện xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về động vật hoang dã; phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân khu vực biên giới nâng cao nhận thức về việc không săn, bắt, nuôi, nhốt, mua bán, vận chuyển trái phép động vật hoang dã.
10. Cục Quản lý thị trường tỉnh tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi buôn bán, vận chuyển, kinh doanh trái phép các loài động vật hoang dã và các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Nam: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các Sở, ngành có liên quan và UBND cấp huyện tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quản lý các loài động vật hoang dã đến mọi tầng lớp Nhân dân, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch và du khách. Phối hợp với các cơ chức năng trong việc ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng mạng viễn thông nhằm mục đích quảng cáo, mua, bán sản phẩm vật động vật hoang dã.
12. Sở Y tế rà soát, quản lý các cơ sở kinh doanh y, dược, các cơ sở sản xuất thuốc, sản phẩm y tế có sử dụng các thành phần từ động vật hoang dã; đảm bảo chỉ sử dụng động vật hoang dã có nguồn gốc hợp pháp trong lĩnh vực y, dược.
13. Ủy ban MTTQVN tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội: Chỉ đạo các cấp hội, đoàn thể phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, đơn vị liên quan tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên, đoàn viên, cộng đồng dân cư thực hiện tốt các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã; thực hiện giám sát, tố giác các hành vi vi phạm với các cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở, Ban ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Hội, đoàn thể nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật, chim hoang dã do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 1Luật đa dạng sinh học 2008
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 4Chỉ thị 29/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách quản lý động vật hoang dã do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ các loài động vật, chim hoang dã do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Chỉ thị 04/CT-TTg năm 2022 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để bảo tồn các loài chim hoang dã, di cư tại Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Hướng dẫn 13-HD/BTGTW năm 2021 về tăng cường tuyên truyền việc thực hiện không săn, bắt, mua, bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ, tàng trữ, quảng cáo, xâm hại động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp, quý hiếm do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành
- 8Công điện 595/CĐ-TTg năm 2023 về tăng cường triển khai giải pháp ngăn chặn tình trạng săn bắt trái phép, quản lý nuôi chim yến và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm tổ yến do Thủ tướng Chính phủ điện
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2023 về tăng cường biện pháp quản lý, bảo vệ động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/08/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Nam
- Người ký: Lê Trí Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/08/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra