Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/CT-UBND | Gia Lai, ngày 20 tháng 05 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ AN TOÀN THỰC PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
An toàn thực phẩm là vấn đề luôn được toàn xã hội quan tâm bởi không chỉ ảnh hưởng lớn, trực tiếp đến sức khỏe con người, phát triển kinh tế - xã hội mà còn ảnh hưởng lâu dài đến giống nòi của dân tộc. Thời gian qua, công tác quản lý, phân công, phân cấp giữa các cấp, các ngành về bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đã có chuyển biến tích cực; các cơ sở sản xuất, kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nhiều vụ thực phẩm bẩn, thực phẩm không đảm bảo an toàn ở tỉnh được phát hiện, ngăn chặn, xử lý kịp thời và đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng; ý thức của người tiêu dùng trong việc lựa chọn thực phẩm an toàn đã có chuyển biến tích cực...
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm về an toàn thực phẩm vẫn diễn biến phức tạp, gây lo lắng, bức xúc trong xã hội. Trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm của các sở, ngành chuyên môn và UBND cấp huyện, xã còn nhiều tồn tại, bất cập; chưa kiểm soát được nguồn gốc các sản phẩm gia súc, gia cầm, rau, củ, quả tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; chưa quản lý và kiểm tra, kiểm soát an toàn thực phẩm tại các chợ và chợ đầu mối, đặc biệt là các chợ dân sinh; việc kinh doanh và sử dụng phụ gia ngoài danh mục cho phép hoặc trong danh mục nhưng vượt quá hàm lượng cho phép vẫn còn xảy ra; còn buông lỏng quản lý đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố, dịch vụ tiệc cưới lưu động; việc xử lý vi phạm chưa nghiêm; công tác tuyên truyền còn hạn chế...
Nhằm đề cao trách nhiệm, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tạo sự chuyển biến tích cực trong quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; thực hiện Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc, đầy đủ trách nhiệm về quản lý an toàn thực phẩm theo đúng quy định của pháp luật.
a) Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Công thương:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về công tác quản lý an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp thuộc ngành và lĩnh vực quy định tại Luật An toàn thực phẩm năm 2010; Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm và các quy định hiện hành của nhà nước; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh khi để xảy ra vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm và sự cố an toàn thực phẩm trên địa bàn.
- Chỉ đạo tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, đặc biệt là thanh tra, kiểm tra đột xuất về an toàn thực phẩm đối với ngành, hàng được phân công. Xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, công chức, viên chức thiếu trách nhiệm, buông lỏng trong công tác quản lý an toàn thực phẩm.
Tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện tạo chuyển biến rõ nét trong năm 2016 một số vấn đề sau:
+ Sở Y tế thường xuyên nắm bắt thông tin về nguy cơ thực phẩm không an toàn, phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý dứt điểm các điểm nóng về an toàn thực phẩm đang được dư luận và xã hội quan tâm nhằm ngăn chặn thực phẩm bẩn, thực phẩm không an toàn đưa ra thị trường. Tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh phụ gia thực phẩm, thực phẩm chức năng, các hình thức quảng cáo, giới thiệu sản phẩm thực phẩm chức năng. Chỉ đạo tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm trong ăn uống, thức ăn đường phố, bếp ăn tập thể, dịch vụ tiệc cưới lưu động...
+ Sở Công thương chỉ đạo cơ quan Quản lý thị trường phối hợp với lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý nghiêm việc nhập lậu, lưu thông, kinh doanh các loại thực phẩm tươi sống không an toàn, không rõ nguồn gốc; tăng cường quản lý để ngăn chặn rượu, nước giải khát giả, kém chất lượng nhập lậu, gian lận thương mại trong lưu thông, kinh doanh; bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm tại các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo tăng cường quản lý các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ gia súc, gia cầm, rau, củ, quả, trái cây; quản lý về an toàn thực phẩm tại các chợ đầu mối, các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các cơ sở sản xuất sử dụng chất cấm thuộc danh mục công bố của cơ quan chức năng vào chăn nuôi, trồng trọt.
b) Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo các lực lượng nghiệp vụ, công an huyện, xã nắm chắc tình hình các tuyến, địa bàn trọng điểm về vi phạm an toàn thực phẩm, điều tra, xử lý hình sự các vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
c) Giám đốc Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Giám đốc các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công thương tham mưu ưu tiên bố trí kinh phí, nguồn lực cho công tác quản lý, bảo đảm an toàn thực phẩm, trước mắt bố trí kinh phí tương ứng với số tiền thu xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm thuộc ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước để đầu tư trang thiết bị kỹ thuật và công tác kiểm tra, kiểm nghiệm, xử lý tiêu hủy thực phẩm không an toàn.
d) Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố:
- Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn quản lý. Trực tiếp chỉ đạo và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở địa phương; xác định việc bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm là nhiệm vụ cấp thiết cần tập trung chỉ đạo, điều hành; kiên quyết xử lý nghiêm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý an toàn thực phẩm.
- Quy hoạch và xây dựng các trung tâm giết mổ tập trung theo hình thức phù hợp để quản lý, đảm bảo các tiêu chuẩn giết mổ hợp vệ sinh.
- Tập trung chỉ đạo xây dựng và phát triển các vùng nguyên liệu sản xuất nông sản thực phẩm an toàn; thúc đẩy áp dụng rộng rãi mô hình VietGAP, các mô hình sản xuất an toàn khác và phát triển hệ thống phân phối thực phẩm an toàn; chỉ đạo cấp xã tăng cường quản lý đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn xã, phường, thị trấn.
- Tuyên truyền, vận động tới từng hộ nông dân, chủ trang trại, doanh nghiệp thực hiện các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ký cam kết bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh phải công bố quy trình sản xuất, kinh doanh bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm.
- Khẩn trương kiện toàn lại Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
Đối với cấp huyện: Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố làm Trưởng ban; Phó Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố phụ trách lĩnh vực văn hóa - xã hội làm Phó Trưởng ban; Trưởng phòng Y tế làm Phó Trưởng ban Thường trực; Giám đốc Trung tâm Y tế; Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng/Phòng Kinh tế làm Phó Trưởng ban; các thành viên là Trưởng phòng các phòng, ban chuyên môn và đại diện lãnh đạo của các hội, đoàn thể có liên quan; Đài Truyền thanh - Truyền hình, Đội Quản lý thị trường, Trạm Chăn nuôi và Thú y, Ban Y tế dự phòng...
Đối với cấp xã: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; Phó Trưởng ban là Phó Chủ tịch UBND xã, Trưởng trạm Y tế; các thành viên là các cán bộ chuyên môn và các hội, đoàn thể của xã, phường, thị trấn.
Sau khi kiện toàn Ban Chỉ đạo liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm cấp huyện, xã, phải khẩn trương xây dựng, ban hành quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch, tham mưu cho cấp ủy, UBND địa phương tổ chức các hoạt động nhằm thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn; đồng thời có trách nhiệm tổng hợp báo cáo cho Ban Chỉ đạo cấp trên và UBND cùng cấp theo quy định.
2. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động thực hiện an toàn thực phẩm
- Báo Gia Lai, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tăng cường tin bài, chuyên mục, chuyên trang về an toàn thực phẩm; thông tin, tuyên truyền khách quan, trung thực, kịp thời về thực phẩm an toàn, nhất là các điển hình sản xuất, chế biến, lưu thông thực phẩm an toàn và các vụ việc vi phạm an toàn thực phẩm. Chú trọng việc tuyên truyền trên hệ thống truyền thanh cơ sở.
- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên các cấp tăng cường vận động, tổ chức tuyên truyền đến hội viên, đoàn viên và nhân dân về việc đảm bảo an toàn thực phẩm; tố giác các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
- Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế; Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Phòng Quản lý Công nghiệp, Chi cục Quản lý thị trường - Sở Công thương; Công an tỉnh; Bộ đội biên phòng và các địa phương công bố đường dây nóng để tiếp nhận phản ánh của nhân dân, báo chí về vi phạm an toàn thực phẩm và xử lý nghiêm, kịp thời; có hình thức tôn vinh, khen thưởng đối với cá nhân phát hiện và cung cấp thông tin về sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn.
3. Các sở, ngành chuyên môn; UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi để Mặt trận Tổ quốc thực hiện hiệu quả Chương trình phối hợp vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giữa Chính phủ và Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Giám đốc các Sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời Chỉ thị này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 2Hướng dẫn 578/HD-UBND năm 2016 phân công và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 3Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2016 phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 4Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do thành phố Hải Phòng ban hành
- 6Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 7Chương trình hành động 1209/CTr-UBND thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016 và giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lai Châu
- 8Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 2Luật an toàn thực phẩm 2010
- 3Nghị định 38/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật an toàn thực phẩm
- 4Quyết định 572/QĐ-UBND năm 2016 về Quy chế phối hợp thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Hướng dẫn 578/HD-UBND năm 2016 phân công và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT trên địa bàn tỉnh Hà Giang
- 6Chỉ thị 13/CT-TTg năm 2016 về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 776/QĐ-UBND năm 2016 phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Hưng Yên
- 8Kế hoạch 72/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác quản lý chất lượng, an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp do thành phố Hải Phòng ban hành
- 10Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 11Chương trình hành động 1209/CTr-UBND thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm năm 2016 và giai đoạn 2017-2020 tỉnh Lai Châu
- 12Kế hoạch 151/KH-UBND năm 2016 thực hiện Chỉ thị 13/CT-TTg về tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2016 tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 12/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 20/05/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Võ Ngọc Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra