Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2007/CT-UBND | Đà Lạt, ngày 24 tháng 8 năm 2007 |
CHỈ THỊ
V/V TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TIẾP DÂN, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO
Thời gian gần đây, tình hình đơn thư khiếu kiện của công dân trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có chiều hướng gia tăng và diễn biến phức tạp. Các vụ việc khiếu kiện tập trung chủ yếu vào lĩnh vực quản lý đất đai, như: Tranh chấp đất đai; bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng, bố trí tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Nhiều trường hợp đã có quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh; Thanh tra Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã rà soát, kiểm tra và có kết luận thống nhất với quyết định giải quyết của Ủy ban nhân dân tỉnh nhưng công dân vẫn tiếp tục gửi đơn và đi khiếu kiện tới các cơ quan nhà nước Trung ương ở thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội làm phát sinh nhiều vấn đề phức tạp, gây mất trật tự an toàn xã hội và làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
Tình hình trên có nguyên nhân khách quan là sự tác động của cơ chế thị trường làm cho nhu cầu sử dụng đất và giá trị của đất đai ngày càng tăng cao, chính sách về đất đai của Nhà nước có nhiều thay đổi, nhất là trong lĩnh vực thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó, còn do những nguyên nhân chủ quan, như: Chưa làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai; một số trường hợp UBND cấp huyện và Ban quản lý các dự án chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật về đất đai, chạy theo tiến độ dự án nên chưa thực hiện đầy đủ những thủ tục pháp lý cần thiết; chưa công khai dự án, công khai khu quy hoạch tái định cư, công khai chế độ chính sách đối với những người có đất bị thu hồi; áp dụng đơn giá đất, chính sách hỗ trợ chưa phù hợp, chậm trễ trong việc giải quyết đơn thư khiếu kiện phát sinh; chậm đầu tư xây dựng hạ tầng các khu quy hoạch tái định cư, nhiều trường hợp không có quyết định thu hồi đất.
Để thực hiện có hiệu quả hơn nữa Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi năm 2005), Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt (sau đây gọi chung là UBND cấp huyện) tập trung thực hiện tốt một số công việc sau:
1. Các địa phương, các ngành tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 của Ban Bí thư Trung ương, về một số vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay và các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về lĩnh vực này nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo quyền lợi hợp pháp của công dân và tổ chức, góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt:
a) Thường xuyên duy trì chế độ tiếp công dân định kỳ 03 lần/tháng, vào các ngày 05, 15, 25 hàng tháng (trường hợp trùng vào ngày nghỉ thì tiếp công dân vào ngày làm việc kế tiếp); niêm yết công khai lịch tiếp dân, chức danh cán bộ lãnh đạo tiếp dân tại trụ sở tiếp công dân.
b) Trong quá trình giải quyết những vụ việc khiếu nại về quản lý đất đai, tranh chấp đất đai và những vụ việc khiếu nại thuộc lĩnh vực khác nhưng phức tạp, nhất thiết phải tổ chức đối thoại công khai giữa các bên liên quan; kết quả giải quyết phải được thể hiện bằng quyết định với đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 38, Luật Khiếu nại, tố cáo (sửa đổi 2005), không dùng hình thức công văn trả lời thay cho quyết định giải quyết; đối với những vụ việc phức tạp, đông người hoặc liên quan đến vấn đề tôn giáo, đồng bào dân tộc, Chủ tịch UBND cấp huyện phải trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra, xem xét và có biện pháp tập trung chỉ đạo, giải quyết.
c) Đối với những vụ việc khiếu kiện đã có quyết định giải quyết lần đầu của Chủ tịch UBND cấp huyện nhưng công dân tiếp tục khiếu nại đến UBND tỉnh, thì cơ quan trực tiếp thụ lý để giải quyết lần đầu phải có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ những văn bản, tài liệu liên quan, đồng thời cử cán bộ chuyên môn cùng tham gia, phối hợp trong quá trình thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại theo yêu cầu của cơ quan được UBND tỉnh giao thẩm tra, xác minh.
d) Đối với những vụ việc khiếu kiện đã được các cơ quan nhà nước ở địa phương và Trung ương xem xét, giải quyết nhiều lần nhưng công dân vẫn gửi đơn và đi khiếu kiện nhiều nơi, yêu cầu Lãnh đạo UBND cấp huyện tổ chức tiếp dân để tiếp nhận các ý kiến phản ánh, khiếu nại, đề xuất; xác định rõ nguyên nhân dẫn đến các vụ khiếu kiện đông người phức tạp, kéo dài để rà soát, kiểm tra lại các quyết định đã giải quyết trước đây, đồng thời đối chiếu với các quy định, chính sách hiện hành, nếu thực sự người dân quá thiệt thòi thì xem xét, vận dụng để giải quyết nhằm giảm bớt khó khăn cho công dân, trường hợp vượt thẩm quyền thì báo cáo đề xuất để UBND tỉnh có hướng giải quyết; đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý nhằm ngăn chặn, hạn chế và không để tái diễn tình trạng công dân tập trung đông người đi khiếu kiện ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Địa phương nào có công dân đi khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thì Lãnh đạo địa phương đó phải gặp gỡ để thuyết phục, vận động và tổ chức đưa công dân về địa phương; chủ động rà soát, kiểm tra nội dung, hồ sơ vụ việc khiếu nại và đối thoại với công dân để tìm biện pháp giải quyết hoặc đề xuất UBND tỉnh hướng giải quyết.
3. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh được giao thụ lý để giải quyết vụ việc khiếu nại thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, khi gửi báo cáo kết quả thẩm tra, xác minh phải sao gửi đính kèm hồ sơ vụ việc khiếu nại, gồm các tài liệu như: Đơn khiếu nại và biên bản làm việc với công dân để xác định nội dung đơn; quyết định bị khiếu nại, quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu; biên bản công bố kết quả thẩm tra, xác minh vụ việc khiếu nại với Chủ tịch UBND cấp huyện (đối với những vụ việc cơ quan được giao thụ lý để giải quyết có quan điểm giải quyết khác với quyết định giải quyết của Chủ tịch UBND cấp huyện); biên bản đối thoại với các bên liên quan (đối với những vụ việc UBND tỉnh giải quyết lần đầu) và dự thảo quyết định giải quyết hoặc dự thảo văn bản xử lý để UBND tỉnh xem xét, ban hành quyết định giải quyết hoặc văn bản xử lý đơn.
4. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiện toàn tổ chức Thanh tra sở; khẩn trương xây dựng quy trình giải quyết tranh chấp đất đai và khiếu nại về quản lý đất đai theo cơ chế một cửa để Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành theo đúng kế hoạch ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh.
5. Chánh Thanh tra tỉnh tăng cường các biện pháp kiểm tra và thanh tra trách nhiệm công tác tiếp dân, giải quyết và thực hiện quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của giám đốc các Sở, Thủ trưởng cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện, nhất là đối với các địa bàn có diễn biến phức tạp về đơn thư, như: Đà Lạt, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lộc, Đơn Dương, Đạ Huoai, Cát Tiên; chủ động phối hợp cùng Chủ tịch UBND cấp huyện và Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn liên quan của tỉnh trong việc đưa công dân đi khiếu kiện tại thành phố Hồ Chí Minh và Thủ đô Hà Nội về địa phương tổ chức đối thoại để cùng với Lãnh đạo địa phương tìm biện pháp giải quyết.
6. Giám đốc Công an tỉnh tăng cường các biện pháp chỉ đạo Công an thành phố Đà Lạt và các đơn vị trực thuộc thực hiện tốt việc công tác duy trì trật tự, an toàn nơi tiếp công dân của Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh; tiếp tục bám sát địa bàn, nắm chắc diễn biến tình hình, phân loại đối tượng để phối hợp với chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp quản lý thích hợp nhằm ngăn chặn và hạn chế tình trạng công dân tập trung đông người đi khiếu kiện ở thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; những trường hợp cố tình lợi dụng quyền khiếu nại, tố cáo để xúi giục, kích động, gây rối, chống đối người thi hành công vụ phải tiến hành lập hồ sơ, củng cố chứng cứ pháp lý để xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật; thông tin, báo cáo kịp thời cho Thường trực Tỉnh uỷ, Thường trực HĐND tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh về diễn biến tình hình khiếu kiện đông người, phức tạp cũng như tình trạng công dân tụ tập đi khiếu kiện tại các cơ quan Trung ương ở Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh để có biện pháp xử lý.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan thuộc UBND tỉnh khẩn trương và nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2011 về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Chỉ thị 19/2012/CT-UBND tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh Khánh Hòa
- 3Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2012 chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 259/QĐ-UBND năm 2013 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật đến hết ngày 31/12/2012 hết hiệu lực thi hành do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- 5Chỉ thị 05/2012/CT-UBND chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 6Quyết định 1987/QĐ-UB năm 1997 Ban hành qui chế về việc tổ chức phối hợp tiếp công dân của tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Chỉ thị 28/CT-UBND năm 2011 về tăng cường thực hiện và chấn chỉnh công tác quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới do Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên ban hành
- 3Chỉ thị 09-CT/TW năm 2002 về vấn đề cấp bách cần thực hiện trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo hiện nay do Ban Bí thư ban hành
- 4Chỉ thị 19/2012/CT-UBND tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, xử lý đơn và giải quyết khiếu nại, tố cáo của tỉnh Khánh Hòa
- 5Chỉ thị 31/CT-UBND năm 2012 chấn chỉnh, tăng cường trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 6Quyết định 1987/QĐ-UB năm 1997 Ban hành qui chế về việc tổ chức phối hợp tiếp công dân của tỉnh Lâm Đồng
Chỉ thị 12/2007/CT-UBND tăng cường hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo do tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 12/2007/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/08/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra