- 1Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Thủy sản 2017
- 5Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh
- 6Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/CT-UBND | Hà Tĩnh, ngày 06 tháng 7 năm 2018 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC NGHIÊM CẤM SỬ DỤNG CHẤT NỔ, XUNG ĐIỆN, CHẤT ĐỘC, CÁC NGƯ CỤ BỊ CẤM ĐỂ KHAI THÁC THỦY SẢN VÀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, TÁI TẠO NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ TĨNH
Những năm qua, Nhà nước đã ban hành đồng bộ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật và văn bản chỉ đạo liên quan đến việc quản lý, bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản. Luật Thủy sản ngày 21/11/2017 đã quy định các hành vi cấm trong hoạt động khai thác thủy sản, đặc biệt là các hành vi cấm sử dụng các loại chất nổ, chất độc, xung điện và các phương tiện khai thác thủy sản khác có tính hủy diệt tại các vùng nước tự nhiên; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hệ thống các quyết định, chỉ thị nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và quản lý, bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản như: Chỉ thị số 01/1998/CT-TTg ngày 02/01/1998, Quyết định số 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012, Chỉ thị số 19/CT-TTg ngày 30/7/2014, Chỉ thị số 45/CT-TTg ngày 13/12/2017.
Mặc dù hệ thống các quy định của pháp luật, các văn bản chỉ đạo liên quan đến quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản khá đồng bộ; công tác quản lý các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, hoạt động buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện trong khai thác thủy sản được chính quyền địa phương các cấp triển khai thực hiện, nhưng tình trạng vi phạm các quy định trong khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản vẫn còn diễn ra rất phức tạp ở cả trên biển, sông ngòi, hồ đập.... Ở trên biển, cửa sông (nước mặn, lợ): Tình trạng người dân sử dụng chất nổ, xung điện, tàu làm nghề giã cào (lưới kéo) vi phạm hoạt động khai thác để khai thác thủy sản đang có chiều hướng gia tăng, phức tạp, các hành vi vi phạm ngày càng tinh vi, với hình thức thay đổi liên tục, khó phát hiện; ở trên hồ, đập, sông ngòi, vùng kênh mương, nội đồng (nước ngọt): Người dân sử dụng xung điện, chất nổ, ngư cụ bị cấm để đánh bắt thủy sản tràn lan, các hành vi vi phạm ngày càng trắng trợn, ngang nhiên bất chấp pháp luật, phạm vi rộng và phổ biến nhưng không được ngăn chặn, xử lý. Nguyên nhân chủ yếu là do công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức thực hiện tại một số địa phương, sở, ngành liên quan còn buông lỏng, không quyết liệt, chưa hiệu quả.
Để kịp thời chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, ngăn chặn hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Một số nhiệm vụ chung của Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã:
- Tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân về nội dung Luật Thủy sản ngày 21/11/2017, Chỉ thị số 01/1998/CT- TTg, Chỉ thị số 19/CT-TTg , Chỉ thị số 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 51/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh, các văn bản có liên quan; về vai trò quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tác hại, hậu quả của việc sử dụng chất nổ, xung điện, ngư cụ cấm vào khai thác thủy sản làm hủy hoại môi sinh, môi trường và cạn kiệt nguồn lợi thủy sản để người dân ý thức, tự giác chấp hành và thực hiện nghiêm các quy định về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, ngư cụ cấm vào khai thác thủy sản, cùng tham gia các hoạt động tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; đặc biệt là hành vi tàu giã cào vi phạm khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ, hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản tại các vùng biển và vùng nước nội địa; thanh tra, kiểm tra chặt chẽ tàu cá trong và ngoài tỉnh, kiểm soát việc chấp hành các quy định, các điều kiện đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động khai thác thủy sản.
- Hàng năm, thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản, thả bổ sung giống thủy sản ra các thủy vực tự nhiên nhằm khôi phục và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép thuốc nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên sông, trên biển và tại các cảng cá, bến cá; kiểm tra các cơ sở đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật theo quy định; đặc biệt là hành vi tàu giã cào hoạt động khai thác thủy sản sai vùng biển quy định, tàu cá sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.
- Kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện quy định về đăng ký, đăng kiểm tàu cá, sử dụng giấy phép khai thác thủy sản của các chủ tàu cá.
- Cùng với các cấp, các tổ chức, đoàn thể thả các loài thủy sản truyền thống, bản địa, loài có giá trị kinh tế cao ra các vùng nước tự nhiên, thủy vực trên toàn tỉnh nhằm bổ sung, tái tạo nguồn lợi thủy sản và nâng cao ý thức người dân trong công tác bảo vệ và tái tạo nguồn lợi thủy sản.
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản, với thành phần là lãnh đạo các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Tài chính, Công thương, Thông tin và Truyền thông, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Báo Hà Tĩnh, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan có liên quan và mời UBMTTQ tỉnh, Hội Nông dân, Tỉnh đoàn tham gia; trình UBND tỉnh trước ngày 15/7/2018.
- Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, trong đó phải làm rõ được vai trò, trách nhiệm, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành chức năng, chính quyền địa phương, trình UBND tỉnh trước ngày 20/7/2018.
3. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá, việc thực hiện các quy định về đăng ký, đăng kiểm. Chỉ đạo trong toàn lực lượng và đến từng cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ này luôn nêu cao trách nhiệm, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản.
- Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng liên quan như Công an tỉnh, Thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực thủy sản tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát các phương tiện hoạt động khai thác thủy sản trên biển; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật thủy sản theo quy định. Thực hiện các cuộc kiểm tra, kiểm soát đột xuất để phát hiện và xử lý các tàu cá làm nghề giã cào vi phạm hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ và các hình thức sử dụng chất nổ, xung điện vào hoạt động khai thác thủy sản.
- Tăng cường công tác điều tra, xử lý các tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán chất nổ để sử dụng vào khai thác thủy sản.
4. Công an tỉnh:
- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác thủy sản thuộc địa phận quản lý; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thủy sản, đặc biệt là các hành vi sử dụng chất nổ, xung điện và các hành vi bị cấm để khai thác thủy sản tại các vùng sông ngòi, hồ đập, kênh mương, nội đồng... (nước lợ, ngọt).
- Chỉ đạo các phòng chức năng, Công an cấp huyện, cấp xã và toàn thể cán bộ, chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ này luôn nêu cao trách nhiệm, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động khai thác, đánh bắt thủy sản trên địa bàn; chủ động thực hiện và phối hợp với các cơ quan liên quan, chính quyền địa phương phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, ngư cụ cấm để khai thác thủy sản.
- Tăng cường công tác điều tra, kiểm tra, xử lý các tổ chức, các nhân buôn bán chất nổ và sản xuất các công cụ cấm sử dụng để khai thác thủy sản.
5. Sở Công thương: Tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản. Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, các cơ quan, địa phương liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi buôn bán, tàng trữ, chuyển trái phép chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ cấm để khai thác thủy sản
6. Sở Thông tin và Truyền thông: Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí, hệ thống thông tin cơ sở đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy sản, các quy định của Chính phủ, của UBND tỉnh về việc cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và các nghề cấm để khai thác thủy sản nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn dân trong công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.
7. Sở Tài chính: Trên cơ sở kế hoạch và đề xuất kinh phí hàng năm của các đơn vị; soát xét, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Chỉ thị này.
8. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp tỉnh chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp với ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chính quyền địa phương tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn cho hội viên, người dân về tác hại, hậu quả của việc khai thác hải sản bất hợp pháp và vai trò, ý nghĩa của việc bảo vệ, phát triển nguồn lợi thủy sản để hội viên, người dân hiểu, chấp hành.
9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã
- Chỉ đạo các lực lượng chức năng và UBND các xã, phường, thị trấn thực hiện kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật đối với hành vi buôn bán, sản xuất, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc và các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản. Phải chấm dứt ngay tình trạng người dân sử dụng chất nổ, xung điện (công cụ kích điện, điện lưới) để đánh bắt thủy sản tại các hồ, đập, sông ngòi, vùng kênh mương, nội đồng và vùng biển ven bờ.
- Thành lập Ban Chỉ đạo cấp huyện về cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và ban hành Kế hoạch để triển khai thực hiện nhiệm vụ này tại địa phương.
- Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để tình trạng tàu cá và người dân địa phương khai thác thủy sản bằng chất nổ, xung điện diễn ra trên địa bàn, quản lý.
- Tăng cường quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển được phân cấp theo Quyết định số 51/2017/QĐ-UBND ngày 17/11/2017 của UBND tỉnh về việc ban hành Quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã nghiêm túc thực hiện các nội dung Chỉ thị này; định kỳ (ngày 20 hằng tháng) và đột xuất theo yêu cầu, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục Thủy sản). Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc triển khai và kết quả thực hiện của các sở, ngành, địa phương, định kỳ (ngày 25 hằng tháng) và đột xuất theo yêu cầu, tổng hợp, báo cáo kết quả về UBND tỉnh, Bộ Nông nghiệp và PTNT./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 02/2014/CT-UBND nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 4Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 5Quyết định 3224/QĐ-UBND năm 2018 hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 7Quyết định 02/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 02/2014/CT-UBND về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 8Quyết định 32/2020/QĐ-UBND quy định về bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 9Quyết định 1574/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023
- 10Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 1Chỉ thị 1/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 188/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 02/2014/CT-UBND nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Chỉ thị 19/CT-TTg năm 2014 tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện Chỉ thị 01/1998/CT-TTg về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trong thời gian tới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản và tăng cường bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2014 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7Luật Thủy sản 2017
- 8Quyết định 51/2017/QĐ-UBND về quy định quản lý hoạt động khai thác thủy sản tại vùng biển ven bờ tỉnh Hà Tĩnh
- 9Chỉ thị 45/CT-TTg năm 2017 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban Châu Âu về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Kế hoạch 42/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18-CT/TU về tăng cường công tác quản lý khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2017-2020
- 11Quyết định 3224/QĐ-UBND năm 2018 hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 12Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, chất độc, xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 13Quyết định 02/2020/QĐ-UBND bãi bỏ Chỉ thị 02/2014/CT-UBND về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, hóa chất độc để khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 14Quyết định 32/2020/QĐ-UBND quy định về bổ sung ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 15Quyết định 1574/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện công tác tái tạo nguồn lợi thủy sản tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2023
- 16Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2021 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2018 về nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc, các ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản và tăng cường công tác bảo vệ, tái tạo nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- Số hiệu: 11/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/07/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Đặng Quốc Khánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/07/2018
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực