- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 3Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 5Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 7Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
- 8Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 9Chỉ thị 38/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/CT-UBND | Thanh Hóa, ngày 25 tháng 08 năm 2022 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
Trong thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý Nhà nước về hoạt động thăm dò, cấp phép, khai thác và chế biến khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Kết quả các hoạt động khoáng sản đã có nhiều chuyển biến tích cực, đi vào nền nếp, đảm bảo theo quy định của pháp luật; các ngành, các cấp chính quyền đã nâng cao trách nhiệm, phát huy hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước; khoáng sản được quản lý, sử dụng ngày càng hiệu quả, tiết kiệm, cơ bản đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.
Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng khoáng sản vẫn còn những tồn tại, hạn chế như: Việc tổ chức đấu giá cấp quyền khai thác khoáng sản đất san lấp, đá làm vật liệu xây dựng thông thường chưa được chú trọng thực hiện, một số huyện miền núi có tiềm năng khoáng sản nhưng chưa quan tâm đưa vào quy hoạch để phục vụ các công trình tại chỗ nhằm tiết kiệm chi phí đầu tư xây dựng; công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương còn chưa chặt chẽ, vẫn để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý về quản lý hoạt động khoáng sản chưa được thực hiện thường xuyên. Một số doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản chưa thực hiện nghiêm các quy định pháp luật, chưa tổ chức đầu tư xây dựng, khai thác, chế biến khoáng sản theo đúng hồ sơ dự án được thẩm định, phê duyệt; vẫn còn xảy ra tình trạng ô nhiễm môi trường, chưa chú trọng các giải pháp về an toàn lao động.
Để khắc phục các tồn tại, hạn chế nêu trên và tăng cường công tác quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc các sở, trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ quy định của pháp luật, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc nội dung Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12; Nghị định số 158/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật khoáng sản; Nghị định số 23/2020/NĐ-CP ngày 24/02/2020 của Chính phủ quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông; Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản, Chỉ thị số 38/CT-TTg ngày 29/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 31/5/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 1206/QĐ- UBND ngày 06/4/2018 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 1285/QĐ-UBND ngày 19/4/2021 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Phương án bảo vệ khoáng sản cát, sỏi lòng sông chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh liên quan; chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật và trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh về nội dung tham mưu, đề xuất theo quy định thuộc lĩnh vực của đơn vị mình được giao thực hiện.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Rà soát, tham mưu cho UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh kiến nghị các Bộ, ban, ngành Trung ương và các cấp thẩm quyền có liên quan xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về khoáng sản nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi thực hiện, đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
- Nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ cấp phép hoạt động khoáng sản, phê duyệt trữ lượng khoáng sản, đánh giá tác động môi trường, đóng cửa mỏ và các nội dung có liên quan đảm bảo đúng quy định pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, cấp xã; việc chấp hành pháp luật khoáng sản đối với các tổ chức, doanh nghiệp và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý theo quy định; yêu cầu các tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản phải lắp trạm cân, camera giám sát, chấp hành đầy đủ các quy định theo Giấy phép đã được cấp có thẩm quyền cấp và các quy định hiện hành của pháp luật có liên quan; chủ trì lập và thực hiện kế hoạch đo đạc xác định trữ lượng khoáng sản đã khai thác thực tế của các đơn vị có rủi ro về kê khai thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường, vượt trữ lượng, công suất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu hoặc Cục Thuế tỉnh đề nghị, làm cơ sở xử lý trường hợp vi phạm (nếu có) theo đúng quy định pháp luật.
- Khẩn trương tham mưu, trình duyệt kế hoạch đấu giá và không đấu giá quyền khai thác khoáng sản đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tại Kế hoạch số 71-KH/TU ngày 31/5/2022, nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu xây dựng cho các công trình, dự án và tăng thu cho ngân sách nhà nước.
- Xây dựng, nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về khoáng sản trên địa bàn toàn tỉnh; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính về khoáng sản, thực hiện công khai, minh bạch quá trình giải quyết hồ sơ, công việc; xử lý nghiêm cán bộ, công chức có hành vi vi phạm trong thực hiện thủ tục hành chính về khoáng sản.
3. Sở Xây dựng:
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố liên quan tiếp tục rà soát các khu vực có tiềm năng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường để tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt bổ sung vào Quy hoạch thăm dò, khai thác khoáng sản đã phê duyệt trước ngày 01/01/2019 hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, bổ sung vào Phương án bảo vệ, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2045; nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh và để quản lý bảo vệ tài nguyên khoáng sản.
- Phối hợp với cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan nghiên cứu công nghệ và các giải pháp thu hút đầu tư các dự án sản xuất vật liệu mới (cát nghiền nhân tạo) thay thế cát, sỏi lòng sông; sử dụng tro, xỉ, thạch cao làm nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng, cát nhiễm mặn làm vật liệu san lấp và sử dụng trong công trình xây dựng.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Công Thương và các đơn vị có liên quan kiểm tra các đơn vị được cấp phép khai thác đá làm vật liệu xây dựng, yêu cầu các chủ đầu tư phải lắp đặt thiết bị nghiền sàng đá theo dự án được duyệt để thu hồi tối đa khoáng sản, giảm thiểu tỷ lệ thất thoát và ô nhiễm môi trường; tuyên truyền, hướng dẫn khuyến khích các mỏ đá đầu tư thêm dây truyền nghiền cát nhân tạo và sản xuất gạch không nung; thường xuyên kiểm tra rà soát các mỏ cát đã quy hoạch, cấp phép và các bãi tập kết cát sỏi lòng sông có nguy cơ gây sạt lở, ảnh hưởng đê điều kịp thời báo cáo UBND tỉnh chỉ đạo khắc phục, xử lý hoặc thu hồi theo quy định; không xuất khẩu cát xây dựng khai thác từ tự nhiên và cân đối nhu cầu thị trường trong nước và bảo đảm dự trữ khoáng sản, quy định về chỉ tiêu kỹ thuật để xuất khẩu theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung theo hồ sơ thiết kế khai thác mỏ đã được thẩm định, phê duyệt theo quy định; chỉ thẩm định hồ sơ dự án có công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng tiên tiến, hiện đại, thân thiện với môi trường và đảm bảo các thủ tục, trình tự theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Tham mưu thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về Lâm nghiệp và Chỉ thị số 13/CT-TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng liên quan đến hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
- Kiểm tra, giám sát, kiểm soát chặt chẽ các dự án khai thác khoáng sản có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng rừng và trồng rừng thay thế đảm bảo theo quy định, không làm ảnh hưởng đến tài nguyên rừng ngoài phạm vi dự án đã được chấp thuận, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh biện pháp chỉ đạo xử lý, bảo vệ bờ, bãi sông, hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các tuyến sông trên địa bàn tỉnh theo quy định; chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cấp phép hoạt động nạo vét các công trình thủy lợi theo quy định tại Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ; quản lý chặt chẽ không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng việc thực hiện nạo vét các công trình thủy lợi để khai thác khoáng sản trái phép.
- Thực hiện công tác bảo vệ khoáng sản cát, sỏi lòng sông chưa khai thác nằm trong phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều theo quy định. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát, xử lý những trường hợp khai thác, tập kết cát, sỏi, các phương tiện vận chuyển cát, sỏi vi phạm pháp luật về đê điều và phòng chống thiên tai, ảnh hưởng đến an toàn đê điều, thoát lũ lòng sông.
5. Sở Giao thông vận tải:
- Chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng có liên quan kiểm tra việc đăng kiểm, đăng ký phương tiện thuỷ nội địa theo quy định; phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động, kiểm tra, xử lý những trường hợp không tuân thủ các quy định về đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; tham mưu UBND tỉnh đình chỉ hoạt động đối với các bến thủy nội địa (trong đó có các bến tập kết cát, sỏi) không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp luật để góp phần tăng cường hiệu quả trong công tác ngăn chặn vi phạm pháp luật đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh.
- Chỉ đạo Thanh tra giao thông chủ trì, phối hợp với lực lượng chức năng, chính quyền địa phương tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các phương tiện vận chuyển khoáng sản quá tải, quá khổ (bằng đường bộ và đường thủy nội địa) theo quy định của pháp luật và chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh tại Công văn số 2951/UBND-CN ngày 07/3/2022.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành, chính quyền địa phương đề xuất, tham mưu UBND tỉnh thống nhất các vị trí tạm giữ phương tiện khai thác, vận chuyển cát, sỏi trái phép; rà soát, điều chỉnh báo cáo cấp thẩm quyền bổ sung quy hoạch và hướng dẫn việc cấp phép bến thủy nội địa (hoặc bến chuyên dùng) theo quy định của pháp luật.
6. Sở Công Thương:
- Thực hiện cấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để khai thác khoáng sản đảm bảo các yêu cầu, điều kiện theo đúng quy định. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát các điều kiện về con người, cơ sở vật chất, hồ sơ quản lý sau khi cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Chịu trách nhiệm trong việc tham mưu cấp phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ đập, hồ chứa thủy điện theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ quy định về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy nước; kiểm tra, quản lý chặt chẽ nhằm không để xảy ra tình trạng tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động lợi dụng để khai thác khoáng sản trái phép.
7. Sở Tài chính:
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh quyết toán các dự án, công trình sử dụng vật liệu xây dựng không rõ nguồn gốc, không đảm bảo đầy đủ hóa đơn, chứng từ để chấn chỉnh, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các ngành, đơn vị liên quan, thường xuyên rà soát, cập nhật các loại vật liệu xây dựng chủ yếu vào danh mục để công bố giá kịp thời hàng tháng, hàng quý, đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí đầu tư xây dựng; khắc phục các trường hợp thiếu hụt nguồn cung trên địa bàn, tránh tình trạng lợi dụng khả năng cung - cầu để đầu cơ, tăng giá, trục lợi.
8. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật lao động, an toàn, vệ sinh lao động; việc thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động làm việc tại các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản theo quy định của pháp luật, đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Xử lý và kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm pháp luật lao động và an toàn, vệ sinh lao động.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; chỉ đạo các cơ quan trực thuộc, hệ thống truyền thanh cơ sở thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác.
10. Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Quản lý Khu Kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các ngành, đơn vị liên quan trong việc tham mưu cho UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án đầu tư khoáng sản thuộc thẩm quyền được giao đảm bảo theo quy định.
11. Công an tỉnh:
- Tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành chức năng và huy động lực lượng Công an từ tỉnh đến cơ sở tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ nguồn tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường trong các cơ quan, doanh nghiệp và quần chúng nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc tại cơ sở.
- Chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong công tác thẩm định quy hoạch khoáng sản; chấp thuận chủ trương đầu tư dự án khai thác, chế biến khoáng sản theo đúng quy định của pháp luật và thực tiễn tại cơ sở.
- Chỉ đạo toàn lực lượng thực hiện tốt công tác nắm bắt tình hình, công tác nghiệp vụ để khoanh vùng, phòng ngừa, đấu tranh với các điểm phức tạp về khai thác khoáng sản và bảo vệ môi trường. Tập trung đấu tranh quyết liệt với các hành vi khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép; hoạt động vận chuyển khoáng sản quá khổ, quá tải, các phương tiện bơm hút cát, sỏi không có đăng ký, đăng kiểm; hoạt động xả thải gây ô nhiễm môi trường; các hoạt động mua bán hóa đơn, hợp thức hóa chứng từ, trốn thuế, phí.
12. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh:
- Quản lý chặt chẽ đất quốc phòng và các khu vực được xác định ưu tiên dành riêng cho nhiệm vụ phòng thủ bảo vệ tổ quốc trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương và với cơ quan chức năng có liên quan tham mưu xử lý các trường hợp vi phạm hoạt động khoáng sản trong khu vực được quản lý và các hoạt động khoáng sản có ảnh hưởng đến hoạt động quân sự, quốc phòng trên địa bàn.
- Tham gia thẩm định về lĩnh vực quốc phòng, an ninh đối với công tác quy hoạch thăm dò, khai thác, lập chủ trương đầu tư và các bước triển khai thực hiện cấp phép khai thác khoáng sản.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật, vận động nhân dân phòng chống tội phạm trong hoạt động khoáng sản; hỗ trợ các lực lượng chức năng xử lý các hành vi vi phạm theo đúng quy định của pháp luật; phối hợp nắm chắc tình hình tham mưu xử lý từ sớm, từ xa, không để xảy ra điểm nóng về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
13. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh:
- Tuyên truyền, vận động nhân dân đấu tranh ngăn chặn các trường hợp vi phạm khai thác, tập kết, kinh doanh khoáng sản trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện tuần tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý người, phương tiện khai thác, vận chuyển, tập kết, khoáng sản trái phép, không rõ nguồn gốc hợp pháp trong khu vực biên giới, vùng biển; tiến hành kiểm soát xác định tính hợp pháp của tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh, khai thác, vận chuyển khoáng sản trên địa bàn biên giới, vùng biển hoặc kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
14. Cục Thuế tỉnh:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thành phố kiểm tra, đối chiếu khối lượng khoáng sản kê khai, nộp thuế, phí của các đơn vị khai thác khoáng sản nhằm đảm bảo thu đúng, thu đủ theo quy định; kiểm tra sổ sách, chứng từ, tài liệu về tài chính, số liệu trạm cân, camera giám sát và các số liệu, giấy tờ liên quan làm căn cứ xác định sản lượng khoáng sản khai thác thực tế; đôn đốc các đơn vị khai thác thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật, có các giải pháp hữu hiệu trong việc thu nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, thuế, phí theo quy định;
- Tăng cường công tác quản lý hóa đơn thuế đối với việc mua bán khoáng sản, ngăn chặn hành vi mua bán hóa đơn; xử lý nghiêm tình trạng hợp thức hóa chứng từ đầu vào, nhất là việc sử dụng, mua bán, kinh doanh cát, sỏi lòng sông, đất san lấp, đá xây dựng.
15. Cục Quản lý thị trường tỉnh: Chủ trì, phối hợp các sở, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố liên quan kiểm tra đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh khoáng sản trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các trường hợp mua bán, kinh doanh, vận chuyển khoáng sản không rõ nguồn gốc hợp pháp.
16. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo các phòng, ban, Trung tâm Văn hóa thông tin thể thao và du lịch huyện và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các quy định pháp luật về khoáng sản đến mọi tầng lớp nhân dân và các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản trên địa bàn; thông báo trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp huyện thông tin về các khu vực mỏ khoáng sản được cấp phép trên địa bàn như: Số giấy phép, vị trí, diện tích, tên tổ chức được cấp phép khai thác….
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp khai thác, vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép trên địa bàn.
- Giải quyết theo thẩm quyền cho thuê đất trong hoạt động khoáng sản và các quy định của pháp luật; thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường, khoáng sản chưa khai thác, tài nguyên thiên nhiên khác theo quy định của pháp luật; bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội tại khu vực có khoáng sản.
- Chỉ đạo Công an huyện, các đơn vị trực thuộc kiểm tra, kiểm soát việc chất tải, vận chuyển khoáng sản đi tiêu thụ của các chủ mỏ, chủ bãi tập kết, xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan cấp trên để xử lý kịp thời các sai phạm theo quy định. Phối hợp với Sở Giao thông vận tải, Công an tỉnh tăng cường công tác quản lý, giám sát việc đăng ký, đăng kiểm phương tiện thủy nội địa; ngăn chặn, bắt giữ các phương tiện chưa đăng ký, đăng kiểm lưu hành trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép, không phát hiện kịp thời, gây mất trật tự an ninh và vệ sinh môi trường trên địa bàn, gây bức xúc trong dư luận; việc lợi dụng nạo vét, khơi thông luồng để khai thác cát, sỏi trái phép trên địa bàn.
17. Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa: Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản nhằm nâng cao nhận thức cho các tổ chức và người dân trong việc phát hiện, bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản; biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, phát hiện và đấu tranh phê phán, lên án những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản;
18. Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, đơn vị hoạt động khoáng sản: Chấp hành nghiêm túc các quy định đã ghi trong giấy phép và các quy định liên quan về đầu tư xây dựng; việc tổ chức khai thác, chế biến, vận tải và kinh doanh khoáng sản phải chấp hành đầy đủ các quy định về bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn lao động và các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan; chịu sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Yêu cầu Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ngành, đơn vị, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này; chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra các vi phạm thuộc trách nhiệm được giao thực hiện, quản lý. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc các cơ quan kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để được giải quyết./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 2Quyết định 21/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 26/2020/QĐ-UBND
- 3Quyết định 31/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 22 Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kèm theo Quyết định 09/2017/QĐ-UBND
- 4Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Chương trình 97-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 5Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 25/QĐĐC-UBND năm 2023 về đính chính nội dung Chỉ thị 29/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 1Luật khoáng sản 2010
- 2Nghị định 158/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật khoáng sản
- 3Chỉ thị 13-CT/TW năm 2017 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Nghị định 67/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thủy lợi
- 5Quyết định 1206/QĐ-UBND năm 2018 phê duyệt phương án bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 6Nghị định 114/2018/NĐ-CP về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước
- 7Nghị định 23/2020/NĐ-CP quy định về quản lý cát, sỏi lòng sông và bảo vệ lòng, bờ, bãi sông
- 8Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản
- 9Chỉ thị 38/CT-TTg năm 2020 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Chỉ thị 08/CT-UBND năm 2022 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 11Quyết định 21/2022/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang kèm theo Quyết định 26/2020/QĐ-UBND
- 12Quyết định 31/2022/QĐ-UBND sửa đổi Điều 22 Quy định quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hưng Yên kèm theo Quyết định 09/2017/QĐ-UBND
- 13Kế hoạch 150/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 88/NQ-CP và Chương trình 97-CTr/TU thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do tỉnh Hậu Giang ban hành
- 14Quyết định 31/2022/QĐ-UBND Quy định về quản lý hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 15Quyết định 25/QĐĐC-UBND năm 2023 về đính chính nội dung Chỉ thị 29/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý khoáng sản và bảo vệ môi trường trong hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- Số hiệu: 10/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Lê Đức Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết