- 1Quyết định 73/2018/QĐ-UBND về Quy chế thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 09/CT-UBND | Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 03 năm 2021 |
Ô nhiễm nhựa đang trở thành một trong những thách thức lớn nhất mà các địa phương trên cả nước đang phải đối mặt. Mỗi năm lượng chất thải nhựa do con người thải ra trên phạm vi toàn cầu đủ để phủ kín 4 lần diện tích bề mặt trái đất, trong đó 13 triệu tấn chất thải nhựa được đổ ra đại dương. Tại Việt Nam, ước tính mỗi năm có hơn 1,8 triệu tấn rác thải nhựa được thải ra nhưng chỉ 27% trong số đó được tái chế. Việt Nam cũng đang đối mặt với nguy cơ trở thành bãi tập kết rác toàn cầu với lượng rác thải nhựa tăng đến 200% trong năm qua.
Việc lạm dụng sử dụng sản phẩm nhựa, nhất là túi ni lông khó phân hủy, sản phẩm nhựa sử dụng một lần đã và đang để lại những hậu quả nghiêm trọng đối với môi trường, vấn đề ô nhiễm nhựa, đặc biệt là ô nhiễm nhựa đại dương thực sự đáng báo động, đã, đang và sẽ gây thiệt hại to lớn cho môi trường sinh thái ở nước ta nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng.
Nhằm tiếp tục lan tỏa phong trào “Ngày chủ nhật xanh”, phong trào “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần”, “Tuyên chiến” với rác thải nhựa và tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường trên địa bàn tỉnh đồng thời triển khai Chỉ thị số 33/CT-TTg ngày 20/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa, Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở ban ngành, các tổ chức, đoàn thể chính trị xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế xây dựng kế hoạch, kế hoạch tự kiểm tra về giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trong đơn vị, đơn vị trực thuộc và thực hiện một số các hoạt động cụ thể như sau:
a) Tiếp tục phát huy, lan tỏa phong trào “Ngày Chủ nhật xanh”, “Nói không với túi ni lông và sản phẩm nhựa sử dụng một lần” theo nội dung tại Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 26/02/2019 về việc thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 04/3/2019 về việc tổ chức, triển khai thực hiện Đề án Ngày Chủ nhật xanh “Hãy hành động để Thừa Thiên Huế thêm Xanh - Sạch - Sáng”;
b) Gương mẫu, tích cực và đi đầu trong việc giảm thiểu chất thải nhựa; hạn chế tối đa việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; không sử dụng băng rôn, khẩu hiệu, chai, cốc, ống hút, bát, đũa nhựa,... dùng một lần tại công sở và trong các hội nghị, hội thảo, cuộc họp và ngày lễ, ngày kỷ niệm và các sự kiện khác; ưu tiên lựa chọn các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường;
c) Tiên phong, gương mẫu thực hiện phân loại rác thải tại nguồn ngay tại công sở, bố trí thùng rác để phân loại rác thải tại các cơ quan, đơn vị; khuyến khích nghiên cứu, xây dựng và thực hiện các mô hình kiểu mẫu, phù hợp để làm cơ sở nhân rộng cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh;
d) Thực hiện truyền thông, tập huấn nâng cao nhận thức cho công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị về phân loại, thu gom, giảm thiểu chất thải nhựa; vận động người thân, cộng đồng người dân hạn chế tối đa và tiến tới không sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần;
đ) UBND thành phố Huế chủ trì xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai mô hình điểm về phân loại rác tại nguồn tại các phường trên địa bàn.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Là đơn vị đầu mối, chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế triển khai Chỉ thị. Tổ chức phát động hưởng ứng thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”, tùy thuộc tình hình lựa chọn một địa phương tổ chức sự kiện chính vào tuần thứ 3 tháng 10 hàng năm theo đúng Kế hoạch số 34/KH-UBND. Chịu trách nhiệm tổng hợp tình hình triển khai thực hiện của các đơn vị tham gia, báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện. Phối hợp với các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội tổ chức hội nghị huyền thông cho cán bộ và người dân về tác hại của túi ni lông, biện pháp thu gom và sử dụng túi đựng hàng thân thiện với môi trường. Xây dựng tài liệu, tờ rơi hướng dẫn phân loại rác thải tại nguồn.
b) Phối hợp với Sở Công thương đề xuất các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích việc kinh doanh, sử dụng các loại túi, phương tiện đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần đồng thời kiến nghị các hình thức xử lý đối với các nhà phân phối, đơn vị bán lẻ không có kế hoạch hoặc không thực hiện các giải pháp hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế hạn chế sản xuất, tiêu dùng và có lộ trình cấm sản xuất, tiêu dùng một số sản phẩm nhựa dùng một lần trên địa bàn tỉnh;
c) Triển khai tiêu chí đánh giá doanh nghiệp “Thân thiện với môi trường” trên địa bàn tỉnh, logo để phong tặng cho các tổ chức, đơn vị không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần.
d) Chỉ đạo Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế cho vay vốn ưu đãi theo quy định đối với hoạt động thu gom và tái chế túi ni lông đã qua sử dụng, hoạt động sản xuất các loại túi đựng hàng thân thiện môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần trên địa bàn tỉnh.
đ) Phối hợp với các cơ quan Đài Phát thanh Truyền hình Thừa Thiên Huế (TRT), Đài Truyền thanh Huế, Báo Thừa Thiên Huế xây dựng phóng sự, các bài phỏng vấn người dân địa phương, biểu dương các điển hình tiên tiến trong công tác bảo vệ môi trường, trong thực hiện phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”.
e) Phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức, xúc tiến đầu tư hạ tầng thu gom, tái chế túi ni lông; đồng thời đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn trên địa bàn tỉnh.
g) Chủ trì tham mưu ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế túi ni lông hoặc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần. Nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở tái chế chất thải chấp hành tốt pháp luật bảo vệ môi trường; thúc đẩy các mô hình hợp tác công tư, mô hình kinh doanh, kinh tế chia sẻ và thúc đẩy các sáng kiến, sự tham gia của các hiệp hội, các tổ chức, các doanh nghiệp nhằm giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế chất thải rắn và chất thải nhựa.
a) Tuyên truyền, phổ biến các nội dung của Chỉ thị cho các nhà phân phối, đơn vị bán lẻ, chợ, trung tâm thương mại, siêu thị,... hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần; chủ trì thực hiện mục tiêu “Năm 2021 đẩy mạnh triển khai đến các cửa hàng, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại tiếp tục đẩy mạnh triển khai không sử dụng đồ nhựa dùng một lần; đến năm 2025 cùng với cả nước không sử dụng đồ nhựa dùng một lần”; Làm việc cụ thể với các siêu thị, trung tâm thương mại, ban quản lý các chợ để thống nhất, tham mưu lộ trình hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần; theo dõi việc thực hiện lộ trình. Đề xuất các giải pháp phù hợp để thực hiện thành công lộ trình.
b) Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã và thành phố Huế thực hiện các chương trình tuyên truyền, vận động các nhà phân phối, đơn vị bán lẻ cam kết hạn chế sử dụng túi ni lông sử dụng một lần.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất chính sách ưu đãi, hỗ trợ, khuyến khích đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động thu gom, tái chế túi ni lông sử dụng một lần hoặc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần; nghiên cứu, đề xuất chế tài trong trường hợp các doanh nghiệp sản xuất túi ni lông sử dụng một lần không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm, nghĩa vụ; đề xuất, tổng hợp, xem xét tôn vinh các doanh nghiệp “Thân thiện với môi trường” trên địa bàn tỉnh.
d) Rà soát, công bố các sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu có chứa vi nhựa, nano nhựa để người tiêu dùng biết.
4. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Phối hợp với UBND các huyện, thị xã thực hiện nghiêm các tiêu chí về môi trường trong Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, không đầu tư lò đốt chất thải rắn sinh hoạt không phù hợp với quy định tại QCVN 61 -MT:2016/BTNMT.
b) Triển khai việc thu gom các bao bì đựng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón sau khi sử dụng trong ngành nông nghiệp theo đúng quy định tại Quyết định số 73/2018/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế về ban hành quy chế thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tăng cường áp dụng, triển khai các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong việc xử lý, tái chế các phụ phẩm nông nghiệp, đặc biệt là việc xử lý, tái chế rơm, rạ sau thu hoạch.
a) Tham mưu, đề xuất, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, nghiên cứu các nhiệm vụ khoa học và công nghệ có liên quan đến phát triển túi đựng hàng thân thiện với môi trường nhằm thay thế nhựa trong sản xuất, kinh doanh.
b) Tham mưu hỗ trợ kinh phí từ Quỹ khoa học công nghệ cho xây dựng mô hình, tiêu chí, xây dựng các đề án thực hiện các sáng kiến.
a) Tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến việc không sử dụng và thải bỏ túi ni lông sử dụng một lần, thu gom túi ni lông và pin qua sử dụng, khuyến khích lồng ghép nội dung trên vào một số môn học tại lớp và các hoạt động ngoại khóa của nhà trường; tăng cường tuyên truyền về bảo vệ môi trường; triển khai, thực hiện tiêu chí “Trường học thân thiện với môi trường” trên phạm vi toàn tỉnh, có tổng kết, đánh giá, báo cáo UBND tỉnh.
b) Tiếp tục đẩy mạnh phong trào “Làm một triệu túi giấy” cho các em học sinh tại các trường học để phân phối tại các chợ, các điểm tuyên truyền phong trào.
c) Tiếp tục xây dựng và triển khai mô hình thu gom túi ni lông, pin qua sử dụng tại gia đình để tập trung tại 01 địa điểm của nhà trường trước khi chuyển xử lý; thu gom giấy in, giấy báo loại làm túi đựng thay thế túi ni lông sử dụng một lần cung cấp cho các quầy thuốc, nhà thuốc, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có khó khăn về kinh tế, phát động phong trào thi đua “Trường học nói không với túi ni lông sử dụng một lần”, trong đó chú trọng đến khu vực nhà ăn, căn tin trường học.
d) Bước đầu triển khai công tác phân loại rác tại nguồn tại các trường học, ngành giáo dục đào tạo.
a) Tiếp tục triển khai kế hoạch không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần trong ngành y tế, đảm bảo thực hiện đồng loạt và phù hợp công tác chuyên môn nghiệp vụ của ngành.
b) Tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến việc hạn chế sử dụng và thải bỏ túi ni lông sử dụng một lần cho các đơn vị (nhà thuốc, quầy thuốc, cơ sở y tế,...); đẩy mạnh xây dựng và triển khai tiêu chí “Nhà thuốc, quầy thuốc, không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần” trên phạm vi toàn tỉnh, có tổng kết, đánh giá báo cáo UBND tỉnh.
c) Tăng cường hướng dẫn các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý thực hiện các quy định về quản lý chất thải rắn, chú trọng phân loại chất thải rắn tại nguồn, thực hiện thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý chất thải rắn đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
d) Chủ động rà soát, xây dựng kế hoạch, định hướng tập trung xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm, mô hình tập trung, hạn chế việc xử lý phân tán tại các cơ sở y tế tại các địa phương.
Nghiên cứu tiêu chuẩn, quy định địa phương nhằm giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần và túi ni lông khó phân hủy trong các cơ sở kinh doanh, dịch vụ lưu trú du lịch và dịch vụ du lịch khác tại các khu, điểm du lịch đặc biệt tại các khu du lịch sinh thái, resort vùng ven biển, đầm phá; xây dựng các phương án thay thế trong quy định hướng dẫn ngành du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh.
Triển khai công tác phân loại rác tại nguồn tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch, ngành du lịch.
a) Lồng ghép các chương trình, mục tiêu, định hướng và giải pháp thu hút các tổ chức, cá nhân đầu tư trong lĩnh vực hoạt động thu gom, tái chế túi ni lông hoặc sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần; xây dựng các cơ sở xử lý chất thải rắn, rác thải với công nghệ hiện đại, phù hợp.
b) Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan xúc tiến kêu gọi hỗ trợ các dự án về môi trường có lồng ghép các hoạt động giảm thiểu sử dụng túi ni lông, túi ni lông sử dụng một lần; đầu tư các Nhà máy tái chế, Khu xử lý rác thải nhựa với vị trí và công nghệ xử lý hiện đại, phù hợp, đảm bảo không để phát sinh ô nhiễm thứ cấp với nguồn kinh phí từ các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, từ nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA).
c) Xây dựng chính sách ưu đãi và kêu gọi đầu tư các dự án sản xuất túi đựng hàng, bao bì thân thiện với môi trường thay thế túi ni lông sử dụng một lần; các dự án về xử lý chất thải rắn, rác thải với công nghệ hiện đại, phù hợp.
d) Ưu tiên cân đối, bố trí kinh phí đầu tư các Khu xử lý rác thải nhựa, phân tích tìm vị trí phù hợp, lựa chọn công nghệ xử lý đảm bảo yêu cầu, không để phát sinh ô nhiễm thứ cấp.
Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí nguồn kinh phí đảm bảo để thực hiện Chỉ thị theo quy định.
11. Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa và Thể thao
a) Chỉ đạo các cơ quan báo chí, Đài phát thanh, Đài truyền hình xây dựng chương trình, chuyên mục tuyên truyền đến cộng đồng người dân triển khai thực hiện Chỉ thị trên các phương tiện thông tin đại chúng.
b) Tuyên truyền, vận động các nhà phân phối, các cơ sở thể dục thể thao quần chúng, các trung tâm huấn luyện và thi đấu thể thao, đơn vị thuộc đơn vị mình quản lý và người dân trong việc hạn chế, không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần; phân loại rác tại nguồn.
12. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh
a) Cung cấp thông tin, nội dung tài liệu về quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa; phân loại rác tại nguồn đến cấp cơ sở.
b) Tuyên truyền, giám sát các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư thực hiện Chỉ thị.
Tuyên truyền về các vấn đề liên quan đến tác hại của việc sử dụng và thải bỏ túi ni lông đối với con người cho cán bộ, công nhân viên và người lao động; vận động mỗi cán bộ, công nhân viên và người lao động là những tuyên truyền viên nòng cốt, tích cực tại cơ quan cũng như gia đình triển khai thực hiện “Nói không với túi ni lông và các sản phẩm nhựa sử dụng một lần”; phân loại rác tại nguồn.
a) Chỉ đạo Hội Liên hiệp phụ nữ các huyện, thị xã, thành phố Huế tiếp tục tổ chức, phát động hưởng ứng phong trào “Phụ nữ Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”; phân loại rác tại nguồn trên địa bàn các huyện, thị xã và thành phố Huế.
b) Xây dựng các nội dung, tài liệu tuyên truyền phù hợp với đối tượng quản lý, lĩnh vực hoạt động của hội. Chuyển giao các mô hình hoạt động đã được thực hiện có hiệu quả cho các chi hội cơ sở.
15. Hội Nông dân tỉnh, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh
a) Xây dựng các nội dung, tài liệu tuyên truyền phù hợp với đối tượng quản lý, lĩnh vực hoạt động của hội.
b) Chuyển giao các mô hình hoạt động đã được thực hiện có hiệu quả cho các chi hội cơ sở.
16. Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh
a) Tiếp tục tổ chức các hoạt động hưởng ứng phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần”, “Ngày Chủ nhật xanh”.
b) Nghiên cứu mô hình câu lạc bộ “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” làm nòng cốt; đào tạo tình nguyện viên tham gia các hoạt động phong trào.
c) Tiếp tục phối hợp Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phong trào “Làm một triệu túi giấy”.
d) Phát động khởi nghiệp sản xuất túi giấy cung cấp cho các đơn vị kinh doanh có nhu cầu thay thế túi ni lông, túi ni lông sử dụng một lần.
đ) Phát động hình thành ý thức, triển khai nội dung phân loại rác tại nguồn trong lực lượng đoàn viên thanh niên.
17. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thành phố Huế
a) Thực hiện và chỉ đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường phối hợp với Hội liên hiệp Phụ nữ cấp huyện, UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức chính trị xã hội cấp huyện tổ chức Lễ ra quân hưởng ứng phong trào “Nói không với túi ni lông sử dụng một lần” tại địa phương và vận động cộng đồng người dân tham gia.
b) Xây dựng chương trình địa phương không sử dụng túi ni lông sử dụng một lần; phân loại rác tại nguồn.
c) Thường xuyên tuyên truyền cho người dân địa phương, đặc biệt là phụ nữ về tác hại của túi ni lông đối với môi trường.
d) UBND huyện Phong Điền tiếp tục chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hoàn thiện, triển khai và duy trì thực hiện mô hình điểm tại Làng cổ Phước Tích là Làng kiểu mẫu về sử dụng phương tiện sinh hoạt hàng ngày thân thiện với môi trường theo hướng hạn chế và tiến tới không sử dụng vật dụng sinh hoạt hàng ngày được làm từ polymer; ban hành quy chế thực hiện Làng không có vật liệu sinh hoạt bằng polymer theo Kế hoạch số 34/KH-UBND; làng điểm trong phân loại rác tại nguồn.
18. Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh
Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ tích cực triển khai thực hiện Chỉ thị, có lộ trình không sử dụng túi ni lông dùng một lần, khó phân hủy, tiến tới không dùng các sản phẩm nhựa dùng một lần, chuyển sang dùng các sản phẩm, vật liệu thân thiện với môi trường trong hoạt động kinh doanh sản xuất; triển khai phân loại rác tại nguồn trong khuôn viên các đơn vị.
Căn cứ các nội dung của Chỉ thị này, các sở, ban, ngành, tổ chức, đoàn thể chính trị - xã hội cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế tổ chức triển khai thực hiện.
Định kỳ trước ngày 20 tháng 11 hàng năm, các cơ quan, đơn vị và địa phương tổng hợp tình hình thực hiện và xây dựng kế hoạch cụ thể của năm đến gửi Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh trước ngày 20 tháng 12 hàng năm.
Yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do thành phố Hải Phòng ban hành
- 2Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Kế hoạch 4316/KH-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 5Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 6Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025"
- 7Quyết định 1905/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 8Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 9Kế hoạch 3720/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 10Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 1Quyết định 73/2018/QĐ-UBND về Quy chế thu gom, vận chuyển và xử lý bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Chỉ thị 33/CT-TTg năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Chỉ thị 25/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa do thành phố Hải Phòng ban hành
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 5Chỉ thị 41/CT-TTg năm 2020 về giải pháp cấp bách tăng cường quản lý chất thải rắn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Kế hoạch 4316/KH-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 9Quyết định 392/QĐ-UBND năm 2020 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025"
- 10Quyết định 1905/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 11Chỉ thị 1464/CT-UBND năm 2020 về tăng cường quản lý, giảm thiểu, phân loại, thu gom, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 12Kế hoạch 3720/KH-UBND năm 2021 về tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 1548/QĐ-UBND năm 2021 về Kế hoạch tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2021 về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- Số hiệu: 09/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 02/03/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Nguyễn Văn Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/03/2021
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực