Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 09/2005/CT-BGTVT

Hà Nội, ngày 03 tháng 06 năm 2005 

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI

Trong những năm qua ngành giao thông vận tải đã từng bước tập trung đầu tư­ xây dựng, cải tạo nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, đổi mới phương tiện giao thông và tổ chức khai thác vận tải hợp lý nên đã đáp ứng ngày càng tất hơn yêu cầu vận tải hàng hóa, hành khách trong nước và bảo đảm vai trò cầu nối trong hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, phát triển giao thông vận tải cũng kéo theo những tác động tiêu cực đến môi trường nhất là trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và khai thác vận tải. Vì vậy, việc phát triển giao thông vận tải phải luôn được gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.

Thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị, Bộ Giao thông vận tải đã có Quyết định số 448/QĐ-BGTVT ngày 22/02/2005 ban hành Chương trình hành động của Bộ Giao thông vận tải về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nhằm quán triệt và có kế hoạch cụ thể thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp bảo vệ môi trường trong Chương trình hành động của Bộ, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chỉ thị Thủ tr­ưởng các cơ quan, đơn vị trong Ngành tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

1. Tăng c­ường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường:

Tổ chức phổ biến, quán triệt Nghị quyết của Bộ Chính trị, các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Chương trình hành động của Bộ; tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường đến toàn thể cán bộ, công chức, viên chức ngành giao thông vận tải.

2. Tập trung chỉ đạo triển khai những nhiệm vụ được giao trong Chương trình hành động của Bộ về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cụ thể nh­ư sau:

a) Vụ Khoa học công nghệ:

- Là cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các cơ quan chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Thông t­ư liên tịch hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải và trình hai Bộ ban hành trong tháng 12/2005.

Chủ trì, phối hợp với Viện Chiến l­ược và Phát triển Giao thông vận tải xây dựng và trình Bộ ban hành "Chiến l­ược bảo vệ môi trường giao thông vận tải đến năm 2010 và định hướng đến 2020" trong Quý I/2006.

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế và các Cục quản lý chuyên ngành tổ chức xây dựng trình Bộ ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống quy trình, quy phạm về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải. Củng cổ bộ phận quản lý môi trường trong Vụ. Xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường giao thông vận tải phục vụ công tác nghiên cứu và quản lý môi trường. Tổ chức nghiên cứu các đề tài, đề án xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường trong giao thông vận tải.

- Đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm báo cáo BỘ trưởng kết quả thực hiện Chương trình hành động của Bộ.

b) Các Cục Hàng hải Việt Nam, Đ­ường bộ Việt Nam, Đường sông Việt Nam, Đư­ờng sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam xây dựng và trình Bộ ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực quản lý của mình trong năm 2005 và tổ chức thực hiện Quy chế. Chỉ đạo các Ban quản lý dự án thuộc Cục thực hiện nghiêm chỉnh việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và tổ chức việc kiểm tra, giám sát thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong quá trình triển khai dự án.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam xây dựng trình Bộ xem xét để trình Chính phủ Nghị định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trong năm 2005. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng và triển khai Chương trình "Cải thiện chất lượng không khí ở các đô thị" trong năm 2005. Tổ chức kiểm soát Ô nhiễm môi trường do hoạt động của các phương tiện giao thông vận tải đang l­ưu hành.

d) Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức xây dựng thí điểm trạm tiếp nhận và xử lý chất thải từ tầu tại khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trong năm 2005 và mở rộng áp dụng cho các cảng biển khác trong phạm vi cả nước chủ trì, phối hợp với Viện Chiến l­ược và Phát triển Giao thông vận tải khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ môi trường "Nghiên cứu lồng ghép những biện pháp bảo vệ môi trường vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải" để sớm đưa vào ứng dụng trong công tác quản lý môi trường của Ngành.

đ) Cục Giám định và Quản lý Chất lượng Công trình giao thông chủ trì, phối hợp với Viện Khoa học công nghệ giao thông vận tải xây dựng và trình Bộ ban hành Quy chế bảo vệ môi trường trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải trong năm 2005 và tổ chức thực hiện Quy chế.

e) Tổng Công ty Công nghiệp ôtô Việt Nam chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan nghiên cứu áp dụng thí điểm đề án sử dụng nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) cho phương tiện giao thông công cộng tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2005.

f) Tổng Công ty Đ­ường sắt Việt Nam tiếp tục triển khai và mở rộng áp dụng việc lắp đặt thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt trên các đoàn tầu khách Bắc Nam.

g) Tổng Công ty Công nghiệp Tảu thủy Việt Nam phối hợp với Công ty TNHH Nhà máy Tầu biển HUYNDAI- VINASHIN xây dựng và triển khai thực hiện đề án xừ lý triệt để chất thải hạt mài NIX đã qua sử dụng và khống chế bụi trong quá trình làm sạch vỏ tầu tại công ty TNHH Nhà máy Tầu biển HUYNDAI-VINASHIN trong năm 2005 và mở rộng áp dụng cho các cơ sở sửa chữa, đóng mới tầu biển khác thuộc phạm vi quản lý của mình.

h) Các Ban quản lý dự án thuộc Bộ thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về lập và trình thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và tăng cư­ờng giám sát môi trường trong quá trình triển khai dự án đặc biệt là những dự án nằm trong khu vực nhạy cảm về môi trường.

i) Các Tổng công ty Xây dựng Công trình giao thông thực hiện nghiêm chỉnh những giải pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

k) Các đơn vị sản xuất công nghiệp ngành giao thông vận tải chủ động, phối hợp tổ chức thu gom và xử lý triệt để chất thải sản xuất và tăng c­ờng kiểm soát chất lượng môi trường tại cơ sở thuộc phạm vi quản lý của mình.

l) Các đơn vị sản xuất kinh doanh vận tải tổ chức thu gom và xử lý triệt để chất thải trên các phương tiện giao thông và tại các nhà ga, bến xe, cảng bến thủy nội địa, cảng biển và cảng hàng không.

m) Vụ Hợp tác quốc tế chủ trì, phối hợp với Vụ Khoa học công nghệ chủ động tiếp xúc với các tổ chức quốc tếđề xuất các dự án hỗ trợ kỹ thuậtvề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực giao thông vận tải; đồng thời phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đưa vấn đềbảo vệ môi trường thành những nội dung cụ thể trong các dự án sử dụng nguồn vốn hỗ trợ ODA của ngánh giao thông vận tải.

Công tác bảo vệ môi trườngngành giao thông vận tải là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của Ngành để thực hiệm Nghị quyết số 41/NQ-TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bộ trưởng yêu cầu Thủ tr­ưởng các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Đề nghị các Bộ, Ngành, ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm phối hợp chỉ đạo thực hiện./.

 

 

BỘ TRƯỞNG
 
 
 
 
Đào Đình Bình

 
 
 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 09/2005/CT-BGTVT về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong ngành giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 09/2005/CT-BGTVT
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 03/06/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đào Đình Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 02/07/2005
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản