THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/CT-TTg | Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THI HÀNH LUẬT TIẾP CẬN THÔNG TIN
Quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản quan trọng của công dân: Bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân là điều kiện cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, làm tăng tính hiệu quả, minh bạch và trách nhiệm giải trình của cơ quan nhà nước; bảo đảm sự công bằng, dân chủ và tăng cường trách nhiệm của công dân; góp phần thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về mở rộng dân chủ, bảo đảm quyền công dân, quyền con người, tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền dân chủ, nhất là dân chủ trực tiếp; tạo tiền đề thực hiện các quyền tự do dân chủ khác của công dân được Hiến pháp năm 2013.
Luật tiếp cận thông tin số 104/2016/QH13 được Quốc hội Khóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 11 ngày 4 tháng 6 năm 2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2018. Đây là đạo Luật rất quan trọng, tạo khuôn khổ pháp lý cho việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin của công dân và nâng cao tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
Để đảm bảo các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức thi hành kịp thời, hiệu quả Luật tiếp cận thông tin, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tập trung chỉ đạo, thực hiện một số công việc sau đây:
1. Khẩn trương chuẩn bị các điều kiện triển khai thi hành:
a) Triển khai phổ biến, tuyên truyền:
- Tổ chức thực hiện nghiêm Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin trong phạm vi nhiệm vụ được phân công;
- Quán triệt nội dung và tinh thần các quy định của Luật tiếp cận thông tin. Bằng các hình thức, biện pháp phù hợp, phổ biến, giáo dục nâng cao nhận thức về quyền và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, cán bộ, công chức, viên chức và công dân trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin;
- Bộ Tư pháp ban hành tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ về tiếp cận thông tin cho cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin và người làm nhiệm vụ là đầu mối cung cấp thông tin.
b) Xây dựng hệ thống văn bản có liên quan đến việc thi hành Luật tiếp cận thông tin:
- Tổ chức rà soát các quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin liên quan đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan để kịp thời tự mình hoặc đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền để bảo đảm phù hợp với quy định của Luật tiếp cận thông tin;
- Ban hành và công bố công khai quy chế nội bộ về tổ chức cung cấp thông tin thuộc phạm vi trách nhiệm của cơ quan;
- Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Nội vụ, Văn phòng Chính phủ và cơ quan, tổ chức có liên quan khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật tiếp cận thông tin bảo đảm chất lượng, đúng thời hạn.
c) Chuẩn bị các điều kiện bảo đảm thi hành:
- Phân công, bố trí cơ quan, đơn vị trực thuộc, công chức, viên chức đáp ứng đủ năng lực, trình độ để làm đầu mối cung cấp thông tin;
- Bố trí hợp lý nơi tiếp công dân để cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện của từng cơ quan;
- Chỉ đạo việc lập, vận hành cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử; xây dựng, vận hành cơ sở dữ liệu thông tin mà cơ quan có trách nhiệm cung cấp thông tin, bảo đảm thông tin có hệ thống, đầy đủ, toàn diện, kịp thời, dễ dàng tra cứu; củng cố, kiện toàn công tác văn thư, lưu trữ, thống kê phục vụ cho việc cung cấp thông tin;
- Trang bị các phương tiện kỹ thuật, công nghệ thông tin và điều kiện cần thiết khác để đáp ứng kịp thời yêu cầu cung cấp thông tin của công dân tại trụ sở cơ quan và qua mạng điện tử.
2. Tổ chức thi hành Luật tiếp cận thông tin, tạo chuyển biến rõ rệt về việc công khai thông tin của các cơ quan hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương:
- Xác định nhiệm vụ cung cấp thông tin cho công dân là một trong các nhiệm vụ thường xuyên của Bộ, ngành, địa phương, từ đó bố trí nguồn lực phù hợp để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho công dân;
- Hoàn thành việc lập Danh mục thông tin phải được công khai; đăng tải Danh mục trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử của cơ quan trước khi Luật có hiệu lực 30 ngày; thường xuyên cập nhật và công khai thông tin đúng thời điểm, thời hạn và hình thức theo Danh mục thông tin;
- Rà soát, phân loại, kiểm tra và bảo đảm tính bí mật của thông tin trước khi cung cấp; kịp thời xem xét, cân nhắc lợi ích của việc cung cấp thông tin nhằm bảo đảm lợi ích công cộng, sức khỏe của cộng đồng;
- Tăng cường cung cấp thông tin thông qua hoạt động của người phát ngôn của cơ quan nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thi hành các biện pháp bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của công dân, bố trí nguồn lực thích đáng cho việc triển khai thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ này tại các Bộ, ngành, địa phương mình;
- Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi chung việc thi hành Luật tiếp cận thông tin; chủ trì, theo dõi, đôn đốc thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật theo Quyết định số 1408/QĐ-TTg ngày 15 tháng 7 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Bộ Tư pháp có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ./.
Nơi nhận: | THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 460/QĐ-UBDT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 2Kế hoạch 5044/KH-BHXH năm 2016 triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 3Quyết định 90/QĐ-BTTTT năm 2017 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Nghị định 13/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin
- 5Quyết định 1692/QĐ-BNN-PC năm 2018 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Công văn 2252/VPCP-PL năm 2019 về tình hình triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 07/BHXH-PC năm 2020 về tiếp tục triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 1Hiến pháp 2013
- 2Luật tiếp cận thông tin 2016
- 3Quyết định 1408/QĐ-TTg năm 2016 Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 460/QĐ-UBDT năm 2016 phê duyệt Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 5Kế hoạch 5044/KH-BHXH năm 2016 triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
- 6Quyết định 90/QĐ-BTTTT năm 2017 Kế hoạch triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực thông tin và truyền thông do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 7Nghị định 13/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật tiếp cận thông tin
- 8Quyết định 1692/QĐ-BNN-PC năm 2018 về Kế hoạch triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Công văn 2252/VPCP-PL năm 2019 về tình hình triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 10Công văn 07/BHXH-PC năm 2020 về tiếp tục triển khai thi hành Luật Tiếp cận thông tin do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
Chỉ thị 08/CT-TTg năm 2017 triển khai thi hành Luật tiếp cận thông tin do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 08/CT-TTg
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 14/03/2017
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Xuân Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 199 đến số 200
- Ngày hiệu lực: 14/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực