Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH GIA LAI
******

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 08/2006/CT-UBND

Pleiku, ngày 01 tháng 08 năm 2006 

 

CHỈ THỊ

VỀ VIỆC ĐẨY NHANH ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

Thực hiện Chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban chấp hành TW về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong những năm qua, các cấp, các ngành đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai đưa ứng dụng CNTT vào hoạt động lãnh đạo, quản lý điều hành của bộ máy quản lý Nhà nước và trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, thiết thực góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị của tỉnh.

Tuy vậy, việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở tỉnh ta vẫn còn yếu kém. Hạ tầng CNTT còn thiếu và không đồng bộ, hệ thống cơ sở dữ liệu phân tán. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động ở các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp nhìn chung còn tự phát, hiệu quả thấp, một số nơi còn mang tính hình thức và lãng phí. Công tác tuyên truyền, phố biến đế nâng cao nhận thức về việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động của đời sống xã hội còn hạn chế. Việc phát triển nguồn nhân lực và đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT chưa được quan tâm đúng mức.

Công nghệ thông tin là một động lực quan trọng của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác, CNTT đã xâm nhập mạnh mẽ vào tất cả các ngành, các lĩnh vực, đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội. Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng và phát triển CNTT trên địa bàn tỉnh Gia Lai trong những năm tới, Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu thủ trưởng các sở, ban, ngành, cơ quan, doanh nghiệp, chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện tốt một số nội dung trọng tâm sau:

1. Tiếp tục quán triệt chỉ thị 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng,và triển khai thực hiện luật Công nghệ thông tin; luật Giao dịch điện tử; Quyết định 246/2005/QĐ-TTg ngày l0/6/2005 "về phê duyệt chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020'' và các chính sách, chiến lược CNTT của quốc gia, của tỉnh. Nâng cao chất lượng hiệu quả và đa dạng hoá các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về CNTT và xã hội thông tin; về xu hướng phát triển, sự ảnh hưởng, tầm quan trọng và khả năng ứng dụng CNTT trong toàn xã hội, đặc biệt là đối với đội ngũ cán bộ lãnh dạo, quản lý các ngành, các cấp.

2. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các ngành, các lĩnh vực; trước hết trong hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan hành chính sự nghiệp, các đơn vị quốc phòng, an ninh, các dịch vụ hành chính công và các dịch vụ xã hội khác, trong các lĩnh vực kinh tế quan trọng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của các doanh nghiệp.

Xây dựng và đưa vào sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin điện tử, tiến tới xây dựng một hệ thống hạ tầng thông tin hiện đại, thống nhất. Đầu tư nâng cấp trang Web của tỉnh, xây dựng trang Web của các ngành, các địa phương, doanh nghiệp, tiến tới xây dựng  "cổng thông tin điện tử'' và triển khai Chính phủ điện tử ở tỉnh. Xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cần thiết đáp ứng yêu cầu công tác của các đơn vị và đảm bảo duy trì hoạt động của cả hệ thống.

Phát triển mạng viễn thông theo hướng hiện đại, đa dạng, gắn CNTT với truyền thông; đẩy nhanh phổ cập Internet trong cộng đồng, chú ý vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phát triển Internet để ứng dụng các loại hình dịch vụ khác nhau phục vụ cải cách hành chính và từng bước thực hiện '"Chính phủ điện tử".

3. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực cho ứng dụng và phát triến CNTT. Xây dựng và triển khai các chương trình đào tạo thích hợp cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đẩy mạnh việc ứng dụng và phát triến CNTT trong các ngành, các cấp; có kế hoạch đào tạo cán bộ có trình độ cao và kỹ thuật viên lành nghề, chuẩn bị để hình thành ngành công nghiệp CNTT của tỉnh.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hoạt động ứng dụng và phát triến CNTT, có chính sách khuyến khích, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức, xã hội, các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng CNTT.

4. Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu về CNTT, tiếp cận các tiến bộ công nghệ của thế giới, thực hiện việc chuyển giao công nghệ có hiệu quả. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích ứng dụng và phát triển CNTT gắn với yêu cầu tiết kiệm, hiệu quả.

5. Tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các hoạt động trong lĩnh vực CNTT. Tổ chức các Trung tâm CNTT đủ mạnh đế trớ thành nòng cốt trong triển khai ứng dụng và phát triển CNTT, củng cố Ban chỉ đạo CNTT và thành lập Hội tin học của tỉnh. Kiện toàn và thống nhất cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về CNTT từ tỉnh đến cơ sở. Bố trí cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên môn phụ trách lĩnh vực CNTT ở các sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành phố. Đưa kết quả việc ứng dụng và phát triển CNTT làm tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các địa phương, đơn vị và cán bộ, công chức.

6. Tổ chức thực hiện :

+ Giao Sở Bưu chính Viễn thông :

    - Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan thực hiện việc quản lý Nhà nước trong lĩnh vực này trên địa bàn tỉnh; phối hợp với các đơn vị, địa phương tổ chức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức về ứng dụng và phát triển CNTT cho cán bộ và nhân dân;

    - Khẩn trương phối hợp với các ngành, các địa phương lập quy hoạch phát triển công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020, làm căn cứ đề thẩm định các dự án, đề án trong lĩnh vực CNTT;

    - Chủ trì phối hợp với Văn phòng UBND tỉnh xây dựng Cổng thông tin điện tử của tỉnh và kế hoạch thực hiện Chính phủ điện tử ở tỉnh;

    - Chủ trì, phối hợp với các Sở ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh việc phát triển CNTT và giao dịch điện tử phù hợp với Luật Công nghệ thông tin, luật Giao dịch điện tử và các quy định của Trung ương. Có những chương trình hợp tác phát triển CNTT với những địa phương có trình độ CNTT phát triển mạnh.

+ Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Bưu chính Viễn thông căn cứ Luật Công nghệ thông tin để tham mưu UBND tỉnh lập kế hoạch và bố trí nguồn vốn hàng năm cho sự nghiệp phát triển CNTT; đồng thời nghiên cứu, đề xuất cơ chế khuyến khích, ưu đãi đầu tư nhằm thu hút đầu tư, thúc đẩy phát triến ứng dụng CNTT trên địa bàn tỉnh.

+ Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông, Sở Giáo dục và đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo về CNTT cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Nghiên cứu xây dựng quy định bắt buộc cán bộ, công chức, viên chức ứng dụng  CNTT trong khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin, phục vụ nhiệm vụ được giao.

+ Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Sớ Bưu chính Viễn thông tham mưu UBND tỉnh chương trình đào tạo nguồn nhân lực về CNTT; xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ giáo viên dạy tin học trong các trường phổ thông theo chương trình của Bộ Giáo dục và đào tạo; theo dõi quản lý chương trình, chất lượng đào tạo tại các cơ sở giáo dục, đào tạo CNTT trên địa bàn tỉnh.

+ Sở Thương mại - du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông, Trung tâm xúc tiến đầu tư và thương mại tham mưu UBND tỉnh tăng cường quản lý và tạo điều kiện phát triển thương mại điện tử phù hợp với Luật Giao dịch điện tử, Luật Thương mại và Nghị định 57/2006/NĐ-CP ngày 09/6/2006 của Chính phủ.

+Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp với Sở Bưu chính Viễn thông trong việc triển khai quy hoạch, kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ cho ngành, địa phương mình.

Giao Sở Bưu chính Viễn thông kiểm tra, đôn đốc các ngành, các địa phương thực hiện chỉ thị này; hàng năm tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về kết quả thực hiện để theo dõi, chỉ đạo./.

 

 

TM.ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH

 


 
Phạm Thế Dũng