Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 08/2006/CT-UBND | Tuyên Quang, ngày 29 tháng 8 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Thời gian qua, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã thường xuyên chỉ đạo các ngành, các cấp tăng cường kiểm tra, giải toả các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực hoạt động khoáng sản. Tuy nhiên, tình hình khai thác, mua, bán, vận chuyển khoáng sản trái phép ở một số nơi vẫn còn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; việc khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép đã làm ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sinh hoạt của nhân dân.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do sự phối hợp giữa các ngành chức năng, các địa phương chưa chặt chẽ; công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản ở một số nơi còn bị buông lỏng, chưa tích cực ngăn chặn, có biểu hiện tiếp tay cho việc khai thác, mua, bán khoáng sản trái phép. Việc triển khai thực hiện và xử lý vi phạm theo Nghị định số 150/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản chưa triệt để, thiếu nghiêm minh.
Để chấm dứt tình trạng khai thác, mua, bán, vận chuyển khoáng sản trái phép nhằm tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn,
Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các Sở, ban, ngành; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản pháp luật quy định về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản nhằm nâng cao ý thức của tổ chức và công dân về chấp hành pháp luật, trách nhiệm quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản;
- Ngăn chặn kịp thời các hoạt động thăm dò, khai thác, mua, bán, tàng trữ vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn; xử lý nghiêm theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm, các hành vi bao che, tiếp tay cho hoạt động khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn tiến hành rà soát các khu vực có hoạt động khoáng sản; phối hợp với các ngành chức năng thực hiện giải toả, ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tình hình hoạt động khoáng sản trái phép diễn ra trên địa bàn quản lý.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra các hoạt động khoáng sản; phối hợp với Công an tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã tiến hành giải toả ngay các tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép và xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm pháp luật về khoáng sản; kiểm tra các đơn vị đã, đang hoạt động khoáng sản, phát hiện kịp thời những đơn vị không chấp hành đúng giấy phép hoạt động khoáng sản, báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường lực lượng thanh tra chuyên ngành thực hiện thanh tra những địa bàn trọng điểm. Trong trường hợp cấp thiết lập phương án báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh thành lập trạm kiểm soát liên ngành tại các điểm xung yếu để ngăn chặn, xử lý kịp thời các tụ điểm khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép.
4. Công an tỉnh chủ trì, phối hợp với Chi cục Quản lý thị trường bố trí lực lượng, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép trên địa bàn tỉnh; chỉ đạo Công an huyện, thị xã, Công an khu vực tích cực kiểm tra địa bàn có hoạt động khoáng sản, nhất là những nơi thường xảy ra khai thác, mua, bán, tàng trữ, vận chuyển khoáng sản trái phép; tập trung lực lượng giải toả ngay những tụ điểm khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn. Nơi nào để xảy ra hoạt động khoáng sản trái phép thì Trưởng Công an huyện, thị xã, Công an phụ trách địa bàn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
5. Sở Công nghiệp - Thủ công nghiệp, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động đối với các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản đúng quy định. Những thường hợp vi phạm phải kịp thời ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các lâm trường tiến hành kiểm tra, ngăn chặn việc đào bới, khai thác khoáng sản trái phét trên đất rừng thuộc phạm vi quản lý của đơn vị đúng quy định của pháp luật.
7. Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các xã, thị trấn và các lâm trường tiến hành kiểm tra, phát hiện ngăn chặn việc đào bới, khai thác khoáng sản trái phép trên đất rừng.
8. Các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản có trách nhiệm thực hiện nghiêm các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Đất đai, Luật Bảo vệ môi trường, nội dung giấy phép hoạt động khoáng sản và các văn bản pháp luật của Nhà nước liên quan. Mọi trường hợp vi phạm đều bị xử lý nghiêm và kịp thời theo quy định của pháp luật.
9. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường thời lượng phát sóng; thường xuyên tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, khoáng sản, môi trường; kịp thời biểu dương những đơn vị, cá nhân làm tốt, phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản.
10. Đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể phối hợp với các cơ quan chuyên môn, Uỷ ban nhân dân các cấp tuyên truyền nâng cao ý thức của nhân dân về chấp hành pháp luật, bảo vệ tài nguyên và môi trường.
Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các xã, phường, thị trấn; tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khoáng sản nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị; định kỳ hàng quý, 6 tháng và hàng năm báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này được phổ biến đến toàn dân trên địa bàn tỉnh./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 2Chỉ thị 06/2013/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 3Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Quyết định 10/2024/QĐ-UBND bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 3Luật Đất đai 2003
- 4Nghị định 150/2004/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khoáng sản
- 5Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 6Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2013 tăng cường công tác quản lý hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn thành phố Cần Thơ
- 7Chỉ thị 06/2013/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Gia Lai
- 8Chỉ thị 03/2013/CT-CTUBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
Chỉ thị 08/2006/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 08/2006/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 29/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Lê Thị Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/09/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra