- 1Luật Lâm nghiệp 2017
- 2Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 3Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Công điện 3249/CĐ-BNN-TCLN năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 5Công điện 905/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ điện
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Nghệ An, ngày 21 tháng 3 năm 2022 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN NĂM 2022
Năm 2021, công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh đã chuyển biến tích cực, số vụ cháy rừng và diện tích rừng bị thiệt hại do cháy giảm so với những năm trước, ý thức của người dân, sự chủ động của chính quyền địa phương các cấp, các ngành, các chủ rừng về PCCCR được nâng cao. Tuy nhiên, Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng lớn, địa hình phức tạp, với nhiều loại rừng khác nhau, đặc biệt có diện tích rừng khoanh nuôi phục hồi, rừng tre nứa, rừng trồng Thông lớn. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, năm 2022 diễn biến thời tiết rất phức tạp và bất thường, có thể xảy ra nắng nóng gay gắt, khô hạn kéo dài. Vì vậy sẽ có tác động rất lớn đến công tác quản lý bảo vệ rừng và nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao. Nếu cháy rừng xảy ra sẽ gây thiệt hại về rừng và ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, xã hội, an ninh trật tự, hủy hoại môi trường sinh thái và đời sống của người dân.
Để chủ động thực hiện tốt công tác quản lý cháy rừng, giảm thiểu số vụ cháy, thiệt hại do cháy rừng gây ra. UBND tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã và các chủ rừng chỉ đạo, triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã (UBND cấp huyện)
Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo triển khai các biện pháp PCCCR trên địa bàn, coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, trong đó quan tâm, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính sau:
- Tổng kết công tác PCCCR năm 2021, xây dựng, triển khai có hiệu quả phương án PCCCR năm 2022 trên địa bàn. Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCCCR để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy Đảng, chính quyền và cộng đồng dân cư.
- Tiếp tục chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp năm 2017; Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ; Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về PCCCR; Công điện số 3249/CĐ-BNN-TCLN ngày 01/6/2021 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp cấp bách PCCCR và các Văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh về công tác Lâm nghiệp và PCCCR.
- Thành lập, kiện toàn Ban Chỉ huy PCCCR năm 2022 phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Chỉ đạo các chủ rừng, UBND các xã rà soát kỹ và xây dựng, tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án PCCCR theo đúng phương châm 4 tại chỗ: ‘‘Phương tiện tại chỗ, lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ và hậu cần tại chỗ”. Chú trọng các nội dung: Tập huấn nghiệp vụ, huấn luyện diễn tập chữa cháy rừng; phát dọn thực bì, đốt trước vật liệu cháy, làm đường băng cản lửa, lắp đặt các biển cảnh báo cấm lửa, bảng nội quy ra vào rừng kiểm tra, phát hiện, xử lý sớm những bất cập, tồn tại trong phương án PCCCR tại các địa phương và chủ rừng trên địa bàn để có biện pháp khắc phục, bổ cứu kịp thời.
- Chủ động tổ chức việc ký kết hiệp đồng lực lượng và phương tiện với các đơn vị Quân đội, lực lượng vũ trang đóng quân trên địa bàn, để thống nhất cơ chế, phương thức huy động, phối hợp lực lượng chữa cháy rừng trong các tình huống cháy rừng lớn xảy ra.
- Tăng cường kiểm tra an toàn PCCCR tại các khu rừng trọng điểm, quản lý tốt các hoạt động canh tác nương rẫy; đốt xử lý thực bì trồng rừng; ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi chặt phá rừng để lấy đất trồng rừng hoặc chuyển mục đích sử dụng đất rừng trái phép.
- Các địa phương có rừng Thông cần tăng cường quản lý hoạt động khai thác nhựa Thông, thực hiện nghiêm việc cấp phép khai thác, giám sát quy trình kỹ thuật khai thác, ngăn chặn tình trạng khai thác trái phép, khai thác sai quy trình kỹ thuật.
- Thường xuyên cập nhật, theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng sớm của Cục Kiểm lâm tại địa chỉ website: Kiemlam.org.vn để kiểm tra phát hiện sớm điểm cháy rừng và có biện pháp xử lý kịp thời.
- Tăng cường các biện pháp tuần tra rừng, kiểm soát lửa rừng. Trong thời gian nắng nóng, nguy cơ xảy ra cháy rừng cao duy trì quân số và trực 24/24 giờ hàng ngày tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCCCR các cấp, Hạt Kiểm lâm, chủ rừng và tại các chòi canh lửa. Giám sát và quản lý tốt việc mang lửa vào rừng, sử dụng lửa ven rừng và trong rừng; hướng dẫn việc sử dụng lửa an toàn đối với các hoạt động vui chơi giải trí, thăm viếng của du khách, đốt hương, đốt vàng mã có nguy cơ bén lửa gây cháy rừng.
- Trong các tình huống cháy rừng xảy ra, Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp xã phải khẩn trương huy động lực lượng tại chỗ, phương tiện kỹ thuật, hậu cần và trực tiếp chỉ huy chữa cháy kịp thời. Nếu xảy ra cháy lớn, có thể vượt khả năng cứu chữa của địa phương, thì huy động lực lượng của các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn theo hiệp đồng và quy chế phối hợp đã được ký kết, đồng thời báo cáo UBND tỉnh xin hỗ trợ lực lượng; phân công cắt cử người địa phương sẵn sàng tiếp nhận và hướng dẫn chỉ đường cho các lực lượng được điều động tăng cường hỗ trợ chữa cháy rừng tiếp cận đám cháy nhanh nhất.
- Sau khi dập tắt đám cháy phải bố trí lực lượng dập tắt hết tàn lửa, tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân gây cháy rừng, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan đến cháy rừng và tổng hợp báo cáo nhanh diễn biến tình hình vụ việc cháy rừng về cơ quan Thường trực (Sở Nông nghiệp và PTNT) và UBND tỉnh theo quy định. Hướng dẫn các chủ rừng trên địa bàn có biện pháp phục hồi rừng sau khi cháy đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Tham mưu UBND tỉnh thành lập Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên. Thực hiện tốt chức năng cơ quan Thường trực Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh; tham mưu ban hành kịp thời các văn bản đôn đốc, chỉ đạo điều hành, tổ chức lực lượng PCCCR; hướng dẫn xây dựng, thẩm định, phê duyệt phương án PCCCR theo quy định.
- Tăng cường kiểm tra đôn đốc việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của các địa phương và chủ rừng; chủ trì phối hợp với các thành viên Ban Chỉ huy PCCCR cấp tỉnh, tổ chức kiểm tra điều kiện an toàn phòng cháy tại các khu rừng trọng điểm; phát hiện những tồn tại, yếu kém trong việc tổ chức thực hiện phương án PCCCR tại các địa phương và chủ rừng để chỉ đạo khắc phục kịp thời.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm: Tăng cường lực lượng tại khu vực có nguy cơ xảy ra cháy và cháy lớn; củng cố, kiện toàn các Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR chuyên ngành, đủ số lượng, giỏi nghiệp vụ, đủ thể lực, đảm bảo phương tiện kỹ thuật, hậu cần thiết yếu, ứng trực 24/24 giờ hàng ngày, sẵn sàng ứng cứu tất cả các tình huống cháy rừng xảy ra. Triển khai tốt công tác cảnh báo cháy rừng tại chòi canh lửa trên địa bàn tỉnh, theo dõi hệ thống thông tin cảnh báo cháy rừng của Cục Kiểm lâm và phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh để phát bản tin cảnh báo cháy rừng trên phạm vi toàn tỉnh.
-Hướng dẫn thực hiện các quy định về PCCCR theo quy định hiện hành; chỉ đạo rà soát, tu bổ hệ thống biển cấm lửa, biển nội quy vào rừng; tu sửa, xây dựng đường băng cản lửa.
- Tham gia chỉ huy chữa cháy, hướng dẫn kỹ thuật chữa cháy và trực tiếp nắm chắc tình hình diễn biến quá trình tổ chức chữa cháy rừng của địa phương. Tổng hợp báo cáo nhanh UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương về tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.
Số điện thoại Hotline thường trực PCCCR 24/24h: 0238. 3842710
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thành phố, thị xã tham mưu cho UBND cấp huyện tổ chức hiệp đồng lực lượng, phương tiện với các đơn vị quân sự đóng quân trên địa bàn, sẵn sàng tham gia PCCCR. Chỉ đạo điều hành các cơ quan đơn vị thuộc quyền huy động lực lượng, phương tiện phối hợp cùng lực lượng kiểm lâm và các lực lượng khác tại chỗ thực hiện phương án PCCCR; báo cáo đề nghị Quân khu 4 tăng cường lực lượng, phương tiện khi mức độ cháy rừng vượt quá khả năng khống chế của lực lượng tại chỗ.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong điều hành huy động lực lượng chữa cháy rừng, trong các trường hợp xảy ra cháy lớn.
- Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ và Công an các huyện, thành, thị tăng cường phối hợp chữa cháy rừng. Đối với các vụ cháy rừng xảy ra gây thiệt hại lớn về tài nguyên rừng, tổ chức điều tra, đấu tranh phát hiện tội phạm đốt rừng, hủy hoại rừng để kịp thời xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật nhằm giáo dục, phòng ngừa và răn đe chung.
- Chỉ đạo Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ: Hướng dẫn, phối hợp với cơ quan kiểm lâm kiểm tra, tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCCR chuyên ngành cho lực lượng kiểm lâm, chủ rừng và chính quyền địa phương; kiểm tra an toàn về PCCCR định kỳ trước mùa nắng nóng đối với các khu rừng có nguy cơ cháy hoặc vi phạm quy định an toàn PCCCR; phối hợp huy động lực lượng, phương tiện kỹ thuật và tham gia chữa cháy rừng tại các địa phương khi có cháy lớn.
5. Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh.
Chỉ đạo các Đồn Biên phòng trực thuộc đóng quân trên địa bàn chuẩn bị lực lượng, phương tiện, kỹ thuật, hậu cần, sẵn sàng phối hợp chặt chẽ với lực lượng kiểm lâm, UBND các huyện, thị xã, các đơn vị chủ rừng tham gia ứng cứu chữa cháy rừng khi có yêu cầu đề xuất của chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan.
6. Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, ưu tiên bố trí nguồn kinh phí đáp ứng đủ để tăng cường công tác tuyên truyền và mua sắm trang bị phương tiện, thiết bị chữa cháy rừng, làm đường băng cản lửa, phát dọn thực bì cho Chi cục Kiểm lâm, chủ rừng và các địa phương có nguy cơ xảy ra cháy rừng cao.
7. Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Nghệ An, Cổng Thông tin Điện tử tỉnh.
Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành nghiêm các quy định của Nhà nước về PCCCR; Phối hợp với các đơn vị thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện việc biên tập và phát bản tin cảnh báo dự báo cháy rừng hàng ngày trong chương trình thời sự và các chương trình khác có liên quan phát trên sóng truyền hình NTV, Báo Nghệ An và các trang tin để người dân biết chủ động ứng phó, phòng ngừa.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc.
Chỉ thị này được phổ biến đến địa bàn các thôn, bản, chủ rừng, kiểm lâm địa bàn trong toàn tỉnh để thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021
- 4Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023
- 1Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2017 về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng mùa khô 2016-2017 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Luật Lâm nghiệp 2017
- 3Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 4Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2020
- 6Chỉ thị 10/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2021
- 7Công điện 3249/CĐ-BNN-TCLN năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn điện
- 8Công điện 905/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ điện
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND về tăng cường các biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2023
Chỉ thị 07/CT-UBND về tăng cường biện pháp phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2022
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/03/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Hoàng Nghĩa Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/03/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết