Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/CT-UBND | Yên Bái, ngày 21 tháng 4 năm 2006 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC " TIẾP TỤC TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH 245/1998/QĐ-TTG NGÀY 21/12/1998 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CHỈ THỊ SỐ 08/2006/CT-TTG NGÀY 08/03/2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Công tác quản lý và bảo vệ rừng (QLBVR) trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã có chuyển biến tích cực. Các ngành chức năng, các địa phương, các chủ rừng đã chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng, quản lý lâm sản, phòng cháy, chữa cháy rừng, các vụ việc vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng giảm so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên công tác quản lý lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Luật Bảo vệ và phát triển rừng có lúc, có nơi còn buông lỏng, việc quản lý bảo vệ rừng còn chưa chặt chẽ, tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép vẫn diễn ra. Việc kiểm tra, truy quét, xử lý các đối tượng vi phạm trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ rừng của các ngành, các cấp chính quyền còn chưa đồng bộ, chưa kịp thời và thiếu kiên quyết nhất là cấp xã. Ý thức chấp hành của một bộ phận người dân trong công tác quản lý bảo vệ rừng chưa tốt.
Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng trong thời gian tới, tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá rừng, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
Các ngành, các cấp chính quyền huyện, xã thực hiện nghiêm túc Quyết định 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp; Chỉ thị số 18/2004/CT.UB ngày 23/8/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh, về việc tiếp tục triển khai, thực hiện quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ; Chỉ thị số 08/2006/CT-TTg ngày 08/03/2006 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép.
1. Đối với UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo các lực lượng chuyên trách như: Công an - Quân đội - Kiểm lâm - Quản lý thị trường cùng Ủy ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn tổ chức ngay các đợt kiểm tra, truy quét, các cá nhân, tổ chức phá rừng ngay trên rừng thuộc phạm vi địa phương mình quản lý, kiên quyết xử lý nghiêm túc những kẻ chủ mưu, chống đối, lâm tặc, đầu nậu, những người cố tình tiếp tay cho đầu nậu; tịch thu toàn bộ những tang vật, phương tiện vi phạm theo đúng quy định.
+ Tiến hành rà soát, lập danh sách các cá nhân thường hay vi phạm: các chủ đầu nậu, các cơ sở chế biến lâm sản trái phép, các tụ điểm, nhà hàng kinh doanh, quảng cáo, mua bán động vật rừng hoang dã quý hiếm, có biện pháp theo dõi, quản lý, giáo dục và đấu tranh ngăn chặn, yêu cầu ký cam kết không vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các quy định khác của nhà nước về quản lý lâm sản.... Đồng thời chỉ đạo phát triển kinh tế, tạo nhiều việc làm, đẩy mạnh khai hoang, tăng diện tích nông nghiệp nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất đối với việc khai thác, sử dụng tài nguyên rừng.
+ Chỉ đạo kiểm tra, thu gom và xử lý theo quy định số gỗ rừng bị chặt phá, khai thác trái phép; xử lý nghiêm, thu hồi giấy phép kinh doanh của các cơ sở mua bán, tiêu thụ gỗ trái phép.
+ Chỉ đạo UBND các xã, phường, các đoàn thể, khối dân vận tổ chức tuyên truyền, vận động, ngăn chặn nhân dân không lên rừng khai thác lâm sản trái phép và tiếp tay cho lâm tặc.
- Tổ chức thực hiện nghiêm túc việc rà soát, quy hoạch 3 loại rừng; chỉ đạo các địa phương tổ chức quản lý chặt chẽ hoạt động canh tác nương rẫy, xây dựng Chương trình chuyển đổi canh tác nương rẫy quảng canh sang thâm canh gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
- Trên cơ sở diện tích đất lâm nghiệp và tài nguyên rừng được giao, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố, các xã, phường chỉ đạo bằng mọi biện pháp quản lý chặt chẽ tài nguyên rừng hiện còn, nơi nào để xảy ra cháy rừng, phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng, chế biến, cất giữ, buôn bán, vận chuyển lâm sản trái phép, tình trạng xâm canh, xâm cư trái phép trên địa bàn do mình quản lý thì Chủ tịch UBND cấp đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND cấp trên và phải chịu xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các ngành của tỉnh
a- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ trồng rừng kinh tế, trồng rừng phòng hộ.
+ Phối hợp cùng Ủy ban nhân dân các huyện thực hiện việc rà soát quy hoạch 3 loại rừng, phân rõ ranh giới 3 loại rừng; quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy; quy hoạch trồng rừng và tiến hành cắm mốc gianh giới; rà soát lại diện tích rừng phòng hộ theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Chỉ đạo Giám đốc Lâm trường tăng cường lực lượng bảo vệ, quản lý tốt tài nguyên rừng, rừng trồng được Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho đơn vị quản lý, nếu để xảy ra cháy rừng, khai thác rừng trái phép thì Giám đốc lâm trường phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
+ Chỉ đạo các địa phương, các ngành chức năng áp dụng nhiều biện pháp khoa học, kỹ thuật tiên tiến trong chế biến lâm sản, đầu tư giống mới để không ngừng phát triển nông nghiệp nông thôn, nhằm giảm thiểu tới mức thấp nhất lực lượng vào rừng khai thác tài nguyên trái phép.
b- Chi cục Kiểm lâm có trách nhiệm tăng cường cán bộ xuống địa bàn, bám sát cơ sở và làm tốt công tác tham mưu cho chính quyền địa phương trong công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
+ Phối hợp chặt chẽ cùng chính quyền địa phương, các lực lượng chuyên ngành Công an - Quân đội - Quản lý thị trường tổ chức tiến hành ngay các đợt kiểm tra, truy quét; phối hợp cùng chính quyền các cấp thành lập các tổ tuần tra liên ngành tại cơ sở gồm: Công an địa bàn, Dân quân tự vệ, Bảo vệ các Lâm trường để kiểm tra, phát hiện, bắt giữ, xử lý các vi phạm xảy ra tại địa phương; phối hợp chặt chẽ cùng lực lượng Công an các cấp thống kê, làm rõ các đối tượng hay vi phạm, các đầu nậu, các đối tượng cầm đầu trong việc tổ chức, khai thác, buôn bán lâm sản trái phép để có biện pháp quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Tăng cường kiểm tra, kiểm soát lâm sản tại rừng, kiểm tra các cơ sở chế biến, các phương tiện vận chuyển lâm sản theo đúng quy định.
c- Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố: Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chuyên trách của các địa phương tham gia truy quét các cá nhân, tổ chức phá hoại, khai thác rừng trái phép và làm tốt công tác an ninh cho các cuộc truy quét; kiểm tra, thống kê danh sách các đầu nậu, những kẻ cầm đầu đường dây buôn bán, vận chuyển lâm sản, săn bắt động vật rừng trái phép và có kế hoạch tổ chức bắt giữ, triệt phá kịp thời, xử lý nhanh các đối tượng cố tình vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; ngừng việc cấp giấy phép sử dụng súng săn, vận động thu hồi các vũ khí tự tạo và những giấy phép sử dụng súng săn trước đây đã cấp.
d- Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chỉ đạo lực lượng quân sự địa phương, lực lượng dân quân tự vệ các xã, phường tham gia tích cực cùng các cơ quan Kiểm lâm, Công an trong các đợt truy quét lâm tặc, phá hoại rừng và làm tốt công tác PCCCR; có kế hoạch phối hợp hành quân dã ngoại để ứng cứu khi có tình huống cháy rừng xảy ra và trong các đợt tiến hành kiểm tra, truy quét lâm tặc phá hoại rừng tại các cơ sở; chỉ đạo Ban chỉ huy quân sự địa phương thực hiện nghiêm túc Luật Bảo vệ và Phát triển rừng tại nơi đóng quân.
e- Sở Tài nguyên môi trường có trách nhiệm chỉ đạo rà soát lại diện tích đất lâm nghiệp đã giao cho các tổ chức, cá nhân, có hồ sơ ranh giới cụ thể, làm rõ giữa đất thổ cư, đất cải tạo trồng rừng và đất lâm nghiệp có rừng được giao khoán khoanh nuôi bảo vệ, tránh việc trùng chéo, lợi dụng, gây ra việc lấn, chiếm, phá rừng trái phép.
g- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư đảm bảo kinh phí cho các hoạt động: Kế hoạch rà soát quy hoạch 3 loại rừng, kế hoạch thuê khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, trồng rừng mới....
h- Các cơ quan Báo chí, Phát thanh truyền hình bằng nhiều hình thức làm tốt công tác tuyên truyền Luật bảo vệ và Phát triển rừng và các Nghị định, Quyết định, Chỉ thị của Chính phủ có liên quan đến công tác QLBVR và quản lý lâm sản. Trước mắt tập trung tuyên truyền làm rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành chức năng theo Quyết định số 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, về trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp, Chỉ thị số 08/CT- TTg ngày 08/03/2006, về việc tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép, để các cấp chính quyền và nhân dân nghiêm túc thực hiện.
i- Các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc miền núi và các sở, ban, ngành, các tổ chức đoàn thể chính trị, xã hội khác có liên quan, căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, Quyết định 245/1998/QĐ - TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 08/2006/CT- TTg ngày 8/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ, có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan ngành dọc của mình, phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các huyện, các cơ quan chuyên ngành làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng, quản lý lâm sản.
Nhận được Chỉ thị này, yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, thủ trưởng các sở, ban ngành chức năng có liên quan triển khai thực hiện nghiêm túc. Hàng tháng các đơn vị phải có báo cáo cụ thể tình hình hoạt động, kết quả thực hiện với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 738/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế về quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 2Quyết định 431/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/1998 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 611/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Yên Bái ban hành
- 5Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Quyết định 2003/QĐ-UBND năm 2011 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành từ 01/01/1998 đến hết ngày 31/12/2010 hết hiệu lực thi hành
- 2Quyết định 611/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Quyết định 297/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2014-2018
- 1Chỉ thị 08/2006/CT-TTg về tăng cường các biện pháp cấp bách ngăn chặn tình trạng chặt phá, đốt rừng, khai thác rừng trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về trách nhiệm quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 4Quyết định 738/2011/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế về quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 5Quyết định 431/2011/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và bảo vệ rừng Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn ban hành
Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2006 tiếp tục thực hiện Quyết định 245/1998/QĐ-TTg; Chỉ thị 08/2006/CT-TTg do tỉnh Yên Bái ban hành
- Số hiệu: 07/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 21/04/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Yên Bái
- Người ký: Nguyễn Văn Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra