ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/CT-UBND | Pleiku, ngày 26 tháng 6 năm 2008 |
Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh ta, đặc biệt là thành phố Pleiku đã xảy ra một số vụ việc vi phạm pháp luật về chăm sóc và bảo vệ trẻ em như lợi dụng trẻ em đi lang thang xin ăn, đeo bám khách du lịch, thực khách để trục lợi; cha mẹ, người nuôi dưỡng cố tình hoặc thiếu trách nhiệm, đã để trẻ phải đi buôn bán kiếm sống ban đêm; tình trạng trẻ em bị xâm phạm tình dục, bị hành hạ, ngược đãi, trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm; tình trạng vi phạm pháp luật của một số cơ sở nuôi dạy, cơ sở bảo trợ trẻ em...
Để tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm giải quyết và ngăn ngừa tình trạng nói trên, Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ thị:
I. Triển khai các công tác trọng tâm:
1. Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục Pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; chú trọng đến các nội dung xử lý vi phạm hành chính, phạm tội trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em được quy định trong các Luật và Nghị định số 114/2006/NĐ - CP ngày 3/10/2006 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em, gắn với việc phê phán, lên án các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, đấu tranh với các hiện tượng sai trái đối với trẻ em và nâng cao nhận thức và hành động của cả cộng đồng trong thực hiện trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tham gia phát hiện, tố giác, ngăn chặn việc vi phạm quyền trẻ em.
2. Tăng cường quản lý địa bàn, ngăn chặn tình trạng trẻ em lang thang xin ăn, kiếm sống ban đêm, trẻ em đeo bám du khách, thực khách dưới mọi hình thức. Ngăn ngừa tình trạng trẻ em phải lao động trong các điều kiện không an toàn, sử dụng trẻ em lao động trái quy định Pháp luật; kịp thời phát hiện ngăn chặn các nguy cơ có thể dẫn đến trẻ em bị xâm hại tình dục, chú ý đến các địa bàn có nguy cơ cao, hạn chế trẻ em bỏ học, lang thang, thực hiện các biện pháp can thiệp để trẻ trở lại học tập trong các loại hình giáo dục phù hợp.
3. Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bỏ gia đình đi lang thang, cư trú bất hợp pháp. Tiếp tục thực hiện việc đăng ký tạm trú cho trẻ em theo quy định của Pháp luật, có biện pháp quản lý tạm trú trẻ em dưới 14 tuổi . Phát hiện và xử lý các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức sử dụng lao động dưới 15 tuổi vào những ngành nghề mà pháp luật cấm sử dụng lao động trẻ em.
4. Xử lý triệt để, nghiêm minh, đúng pháp luật các trường hợp dụ dỗ, lôi kéo trẻ em để trục lợi dưới mọi hình thức, hành hạ ngược đãi và gây thương tích cho trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em, cản trở việc học tập của trẻ em.
5. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các cơ sở trợ giúp trẻ em, các cơ sở Bảo trợ xã hội, nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo đúng quy định Pháp luật hiện hành; kiên quyết giải tán các cơ sở hoạt động trái phép, có biểu hiện vi phạm Pháp luật về quyền trẻ em.
II. Trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Chủ trì phối hợp các cơ sở, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt công tác thông tin - giáo dục truyền thông về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em lang thang ăn xin, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm, không đảm bảo các thủ tục, điều kiện lao động theo quy định.
- Phối hợp với các sở, ngành chức năng và Ủy ban Nhân dân các cấp tổ chức tốt mạng lưới bảo vệ trẻ em tại cộng đồng; thực hiện các công tác đảm bảo các quyền cơ bản của trẻ em như được khai sinh, được chăm sóc nuôi dưỡng, được học tập, được chăm sóc sức khỏe, được bảo vệ không bị xâm hại thân thể, nhân phẩm, danh dự.
- Phối hợp với Công an tỉnh thông tin rộng rãi về các số điện thoại nóng trên các phương tiện truyền thông đại chúng để nhân dân trong tỉnh cung cấp thông tin phản ánh, tố giác về các hành vi vi phạm quyền trẻ em thuận lợi.
2. Sở Tư pháp:
- Là cơ quan thường trực hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh chủ trì cùng với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ngành thành viên hội đồng, các phương tiện truyền thông đại chúng tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ trẻ em.
- Thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, trong đó chú trọng đến các đối tượng trẻ em hoặc cha mẹ, người giám hộ của trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục hoặc trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh & Xã hội và Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức rà soát, thống kê số trẻ em thất học, bỏ học để có biện pháp giải quyết thích hợp với từng đối tượng; đưa các nội dung phòng chống bạo lực trong học đường, phòng chống xâm hại tình dục trẻ em, giáo dục sức khỏe sinh sản vị thành niên vào các giờ học hoặc tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt ngoại khóa.
4. Sở Y tế:
- Xây dựng quy trình chữa trị, phục hồi chức năng về thể chất và tinh thần cho trẻ em bị hành hạ, ngược đãi, bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi các em được đưa ra khỏi các công việc nặng nhọc, công việc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm.
- Thường xuyên phát động toàn dân hưởng ứng phong trào thực hiện công tác Dân số- kế hoạch hóa gia đình.
5. Công an tỉnh:
- Chỉ đạo, hướng dẫn Công an huyện, thị xã, thành phố, phường, xã, thị trấn tổ chức kiểm tra địa bàn quản lý tình hình trẻ em tạm cư, phát hiện và xử lý các điểm tập hợp trẻ em bất hợp pháp để trục lợi. Xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi dùng trẻ em thu lợi dưới các hình thức .
- Công bố số điện thoại nóng để nhận thông tin của nhân dân về bảo vệ quyền trẻ em.
6. Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch:
- Phối hợp thực hiện tốt các hoạt động thông tin, giáo dục về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Tăng cường tuyên truyền việc lên án các hành vi vi phạm quyền trẻ em, nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao ý thức và hành động bảo vệ trẻ em cho gia đình, cộng đồng và xã hội.
7. Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan thông tin đại chúng: Phối hợp thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em. Khuyến khích tổ chức, hộ gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em mồ côi, lang thang cơ nhỡ. Tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, lên án các hành vi vi phạm quyền trẻ em, nêu gương người tốt, việc tốt trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em.
8. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Chỉ đạo các cấp bộ Đoàn - Đội đẩy mạnh hoạt động vì trẻ em, các hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ trẻ em cho thanh thiếu nhi, đẩy mạnh giáo dục kỹ năng sống cho thiếu nhi nhằm góp phần ngăn chặn tình trạng xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm trẻ em, tình trạng tập hợp trẻ em lang thang để trục lợi, thành lập các đội thanh niên tình nguyện bảo vệ trẻ em tại cộng đồng, quan tâm đến những địa bàn phức tạp ở những thị xã, thành phố.
9. Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:
- Chỉ đạo Ủy ban Nhân dân cấp xã tổ chức rà soát, đăng ký hoặc hướng dẫn đăng ký khai sinh cho những trẻ em chưa có đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật.
- Chỉ đạo tăng cường công tác quản lý địa bàn để bảo vệ trẻ em; đặc biệt đối với các khu vực có đông người đến tạm cư, nhiều nhà trọ, nhà ở tạm. Tổ chức kiểm tra hành chính thường xuyên đối với những cơ sở tập trung nhiều trẻ em. Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra tình hình sử dụng lao động trẻ em đơn lẻ hoặc trong các các cơ sở dịch vụ.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát tại các địa bàn phức tạp, nhất là các khu vực trung tâm thị xã, thành phố; nhắm ngăn chặn các trường hợp trẻ em bị lợi dụng xin ăn, đeo bám khách du lịch.
- Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành về cơ sở bảo trợ xã hội, cơ sở đang nuôi dưỡng trẻ em trợ giúp nuôi dạy trẻ em theo đúng quy định pháp luật.
10. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức thành viên theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn triển khai các hoạt động bảo vệ trẻ em. Đẩy mạnh công tác bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em trong triển khai thực hiện cuộc vận động “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Thủ trưởng các Sở, Ngành, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chỉ thị này xây dựng kế hoạch, chương trình hành động cụ thể và phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Hội đoàn thể các cấp triển khai thực hiện trong ngành và địa phương mình. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện chỉ thị, tập hợp thông tin, báo cáo kết quả thực hiện cho Ủy ban Nhân dân tỉnh.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Chỉ thị số 03/1998/CT-UB ngày 18/02/1998 của Ủy ban nhân dân tỉnh về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị lạm dụng sức lao động.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, có phát sinh vướng mắc, cần tổng hợp báo cáo về Uỷ ban Nhân dân tỉnh biết, chỉ đạo ./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Chỉ thị 05/2008/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2008 về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2009 tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do tỉnh Hải Dương ban hành
- 5Quyết định 1701/2005/QĐ-UBND về phê duyệt đề án “Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục” giai đoạn 2005-2010 do tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 49/2011/QĐ-UBND phê duyệt đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 7Quyết định 853/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Quyết định 753/QĐ-UBND năm 2010 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành do tỉnh Gia Lai ban hành
- 9Quyết định 5620/QĐ-UBND năm 2005 phê duyệt Đề án "Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang giai đoạn 2005 - 2010 - tỉnh Tiền Giang"
- 10Quyết định 49/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định 19/2004/QĐ-TTg
- 11Kế hoạch 19/KH-UBND thực hiện Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục năm 2016 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 12Kế hoạch 336/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Quyết định 07/2020/QĐ-UBND về Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14Kế hoạch hành động 134/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 15Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý hình vi xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
- 1Nghị định 114/2006/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về dân số và trẻ em
- 2Chỉ thị 05/2008/CT-UBND về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm phạm tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2008 về tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- 4Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2010 về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2009 tăng cường chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em do tỉnh Hải Dương ban hành
- 6Quyết định 1701/2005/QĐ-UBND về phê duyệt đề án “Ngăn chặn và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục” giai đoạn 2005-2010 do tỉnh An Giang ban hành
- 7Quyết định 49/2011/QĐ-UBND phê duyệt đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục giai đoạn 2011 – 2015 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- 8Quyết định 853/2007/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em phải lao động nặng nhọc, trong điều kiện độc hại, nguy hiểm giai đoạn 2006-2010 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 9Quyết định 5620/QĐ-UBND năm 2005 phê duyệt Đề án "Ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang giai đoạn 2005 - 2010 - tỉnh Tiền Giang"
- 10Quyết định 49/2006/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Ngăn ngừa và giải quyết tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2006-2010 theo Quyết định 19/2004/QĐ-TTg
- 11Kế hoạch 19/KH-UBND thực hiện Quy định quy trình can thiệp, trợ giúp trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục năm 2016 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 12Kế hoạch 336/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị 18/CT-TTg về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em do tỉnh Nghệ An ban hành
- 13Quyết định 07/2020/QĐ-UBND về Quy trình phối hợp hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14Kế hoạch hành động 134/KH-UBND năm 2020 về phòng ngừa, hỗ trợ, can thiệp bạo lực, xâm hại tình dục trẻ em trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh Sơn La, giai đoạn 2020-2025
- 15Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2020 về tăng cường công tác phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh xử lý hình vi xâm hại tình dục trẻ em do tỉnh Thái Bình ban hành
Chỉ thị 07/2008/CT-UBND tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; ngăn ngừa, giải quyết tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị xâm hại tình dục và trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm của tỉnh Gia Lai
- Số hiệu: 07/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 26/06/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Gia Lai
- Người ký: Măng Đung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/07/2008
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết