- 1Luật Lâm nghiệp 2017
- 2Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 905/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Kế hoạch 8265/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Đồng Nai, ngày 13 tháng 4 năm 2022 |
CHỈ THỊ
Trong những năm qua, công tác quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) và phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) trên địa bàn tỉnh luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; ý thức trách nhiệm của các địa phương, đơn vị chủ rừng và nhân dân đã được nâng lên; số vụ cháy rừng và vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp, diện tích rừng bị thiệt hại ngày càng giảm.
Tuy nhiên, ở một số địa phương tình trạng khai thác cây gỗ quý hiếm; săn, bắn, bẫy, bắt, nuôi nhốt động vật rừng trái phép; mua, bán, vận chuyển, tàng trữ lâm sản trái pháp luật; cháy rừng trồng ngoài quy hoạch lâm nghiệp; một số dự án chưa thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định pháp luật vẫn còn xảy ra; các hành vi xây dựng nhà, công trình trái phép trên đất lâm nghiệp, chuyển nhượng diện tích khoán trái pháp luật vẫn còn diễn biến phức tạp; việc xử lý tồn tại về đất đai liên quan đến các công ty nông, lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ còn chậm; công tác trồng cây xanh năm 2021 chưa đạt chỉ tiêu theo Kế hoạch thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, thời tiết tại khu vực Nam Bộ mùa khô năm 2022 có diễn biến phức tạp, khó lường, nhiệt độ ở mức xấp xỉ năm trước (riêng tháng 5/2022, nhiệt độ cao hơn từ 0,10 - 0,50C so với trung bình năm 2021), có khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa gây khó khăn trong công tác xử lý thực bì, nguy cơ cháy rừng luôn tiềm ẩn ở mức độ cao.
Để chủ động trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, hạn chế thấp nhất thiệt hại đến tài nguyên rừng. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Văn bản số 7549/UBND-CNN ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tri số 12-TT/TU ngày 20 tháng 7 năm 2017 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Văn bản số 9316/UBND-CNN ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-CP ngày 08 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ về việc thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW; đồng thời tập trung thực hiện các nội dung sau:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Tiếp tục tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm Văn bản số 7549/UBND-CNN ngày 02 tháng 8 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tổ chức triển khai thực hiện Thông tri số 12-TT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12 tháng 01 năm 2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng; thực hiện tốt trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 102 Luật Lâm nghiệp; Thông tư số 25/2019/TT- BNNPTNT ngày 27 tháng 12 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng; Công điện số 905/CĐ-TTg ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng; Chỉ thị số 9095/CT-BNN-TCLN ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về tổ chức phong trào “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” nhân dịp xuân Nhâm Dần và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng năm 2022, và các văn bản chỉ đạo của tỉnh về công tác quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức, trách nhiệm của cán bộ và nhân dân trong công tác QLBVR và PCCCR; chỉ đạo các lực lượng Công an, Dân quân tự vệ, Kiểm lâm, chính quyền cơ sở và chủ rừng căn cứ diễn biến tình hình thời tiết trên địa bàn phải đảm bảo lực lượng ứng trực, tuần tra, canh gác tại những khu vực trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng, chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo phương châm "4 tại chỗ"; kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng lửa đốt dọn nương rẫy, vườn rừng, xử lý thực bì... tại các khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; kịp thời phát hiện đám cháy, huy động lực lượng, phương tiện và thiết bị để dập tắt cháy rừng trong thời gian sớm nhất, không để xảy ra cháy lớn.
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương xây dựng và trình duyệt phương án sử dụng đất do các đơn vị chủ rừng bàn giao về cho địa phương để triển khai thực hiện; rà soát, tổ chức kiểm tra các tụ điểm khai thác rừng, săn, bắn, bẫy, bắt động vật rừng trái phép; xác định, truy quét các “đầu nậu”, xóa bỏ các điểm nóng về lấn chiếm rừng, xây dựng công trình trái phép trên đất quy hoạch lâm nghiệp, kiên quyết thu hồi diện tích đất rừng bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích; giám sát chặt chẽ các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm như: Khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình xây dựng vi phạm…
- Thực hiện hiệu quả công tác trồng cây xanh theo chỉ tiêu tại Kế hoạch số 8265/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Xác định công tác QLBVR và PCCCR trên địa bàn là nhiệm vụ thường xuyên để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo. Địa phương nào để xảy ra cháy rừng; phá rừng trái pháp luật; khai thác rừng trái phép; xây dựng nhà, công trình trái phép trên đất lâm nghiệp; không thực hiện trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định… mà không có biện pháp ngăn chặn và xử lý hiệu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi đó phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ:
Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; xây dựng phong trào quần chúng bảo vệ rừng trong từng cộng đồng dân cư.
Tham mưu Ban Chỉ đạo tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, đôn đốc các địa phương, các chủ rừng triển khai, thực hiện tốt các phương án bảo vệ rừng năm 2022 và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh.
Tham mưu, đôn đốc các địa phương thực hiện tốt công tác trồng cây xanh theo chỉ tiêu tại Kế hoạch số 8265/KH-UBND ngày 19 tháng 7 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021 - 2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.
- Phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu điều chỉnh quy hoạch lâm nghiệp thống nhất với quy hoạch sử dụng đất của tỉnh; đồng thời thống nhất và đồng bộ với quy hoạch tổng thể Quốc gia và các quy hoạch khác có liên quan; sử dụng, quản lý rừng bền vững, đảm bảo duy trì độ che phủ rừng theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.
- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng xây dựng và tổ chức thực hiện tốt Phương án QLBVR năm 2022 và Phương án PCCCR mùa khô năm 2022; phối hợp với cơ quan truyền thông thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về lâm nghiệp; tăng cường lực lượng tổ chức tuần tra, kiểm soát khép kín tại các xã trọng điểm, các địa bàn giáp ranh để phát hiện ngăn chặn kịp thời, xử lý có hiệu quả các hành vi vi phạm ngay từ cơ sở (bảo vệ rừng tại gốc); kiên quyết xử lý nghiêm các vụ vi phạm theo quy định của pháp luật. Thực hiện tốt công tác trực, tuần tra tại các khu vực trọng điểm về cháy rừng; thường xuyên dự báo, cảnh báo cháy rừng, cập nhật kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng để các địa phương, đơn vị chủ rừng và người dân chủ động PCCCR.
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị liên quan chỉ đạo các đơn vị chủ rừng rà soát các hồ sơ khoán, xây nhà ở trên đất nhận khoán, chuyển nhượng hợp đồng khoán, sử dụng đất được khoán không đúng mục đích; liên doanh, liên kết sử dụng đất rừng vào mục đích khác không đúng quy định của pháp luật; xử lý hợp đồng khoán, thanh lý tài sản trên đất đã giao về địa phương quản lý.
- Theo dõi, tổng hợp định kỳ hàng tháng (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng theo quy định.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các địa phương, chủ đầu tư dự án thực hiện nghiêm việc trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định; kiểm soát chặt chẽ các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác, nhất là các dự án chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên.
- Phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lực lượng chức năng xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra, truy quét, bảo vệ lâm sản, khoáng sản năm 2022, Quy chế số 963/QC-LN ngày 05 tháng 8 năm 2020 giữa Công an - Viện kiểm sát - Tòa án - Cục Hải quan - Chi cục Kiểm lâm; phối hợp, hỗ trợ các đơn vị chủ rừng, chính quyền các cấp thực hiện hiệu quả Phương án QLBVR 2022 và Phương án PCCCR mùa khô năm 2021 - 2022; xây dựng phong trào toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ gắn với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc ở cơ sở rộng khắp, chất lượng, hiệu quả.
- Chỉ đạo các Phòng nghiệp vụ, các đơn vị trực thuộc tổ chức lực lượng sẵn sàng chữa cháy rừng; tổ chức diễn tập, huấn luyện nghiệp vụ chữa cháy cho các Tổ, Đội PCCCR của các chủ rừng, các xã có rừng; phối hợp lập các chuyên án, chủ động tấn công, trấn áp những đối tượng có những hành vi khai thác, buôn bán, vận chuyển, chế biến lâm sản trái phép; tàng trữ, sử dụng vũ khí tự chế, vũ khí quân dụng để săn, bắn động vật rừng trái phép; điều tra làm rõ nguyên nhân, truy tìm thủ phạm gây ra các vụ cháy rừng, phá rừng, khai thác rừng trái phép để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
- Chỉ đạo Ban Chỉ huy Quân sự các huyện, thành phố Long Khánh, Biên Hòa tổ chức lực lượng, phương tiện và huy động lực lượng Dân quân tự vệ sẵn sàng tham gia bảo vệ rừng, PCCCR theo Quy chế phối hợp số 740/QCPH-BCH ngày 29 tháng 3 năm 2021 giữa Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Công an tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh, các đơn vị Quân đội cấp Sư đoàn, Lữ đoàn và tương đương đóng quân trên địa bàn tỉnh trong thực hiện Nghị định số 02/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2020 của Chính phủ về hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ.
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ, thực hành diễn tập tình huống, chuẩn bị phương án đảm bảo lực lượng, phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật và hậu cần sẵn sàng ứng cứu khi được huy động trong công tác bảo vệ rừng, PCCCR.
5. Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hàng năm cho công tác QLBVR và PCCCR nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện phát triển lâm nghiệp bền vững của tỉnh.
- Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị có liên quan hướng dẫn các đơn vị chủ rừng thanh lý tài sản trên diện tích thu hồi của các đơn vị chủ rừng bàn giao về địa phương quản lý, bàn giao cho chủ đầu tư thực hiện các dự án trên địa bàn tỉnh; thanh lý tài sản trên diện tích các đơn vị chủ rừng khoán cho các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khi thanh lý hợp đồng khoán, thu hồi diện tích khoán.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị chủ rừng tổ chức thực hiện Kế hoạch số 16127/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc xử lý tồn tại về đất đai liên quan đến các công ty nông, lâm nghiệp, Ban Quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng; xử lý dứt điểm những trường hợp cấp trùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đơn vị chủ rừng.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị chủ rừng hoàn thành cắm mốc ranh giới rừng theo quy định; hoàn thành trách nhiệm được giao tại các quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về thu hồi đất của đơn vị chủ rừng giao cho địa phương quản lý, đôn đốc các địa phương xây dựng phương án sử dụng đất đối với diện tích nhận bàn giao để quản lý, sử dụng hiệu quả, đúng mục đích.
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành trong các trường học.
8. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai
Phối hợp với Chi cục Kiểm lâm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng và PCCCR; nêu gương các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, phản ánh những tồn tại, hạn chế để khắc phục ở địa phương, đơn vị chủ rừng; tăng thời lượng phát sóng, đăng tin bài về công tác lâm nghiệp; đưa tin cảnh báo cháy rừng trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo quy chế làm việc và chức năng nhiệm vụ được phân công, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng và chế biến, thương mại lâm sản của các địa phương.
Đề nghị Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Ban Dân tộc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức chính trị - xã hội khác chỉ đạo các cấp hội, các tổ chức thành viên phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lực lượng Kiểm lâm, chính quyền các địa phương các cấp làm tốt công tác tuyên truyền vận động nhân dân chấp hành tốt Luật Lâm nghiệp, tham gia ký cam kết trong công tác QLBVR và PCCCR; tham gia các Tổ, Đội bảo vệ rừng và PCCCR, sẵn sàng chữa cháy rừng khi được huy động.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị chủ rừng, các tổ chức, cá nhân có liên quan triển khai thực hiện nghiêm nội dung Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 2Quyết định 435/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 3Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 4Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 5Kế hoạch 1962/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 05/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022-2023 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 7Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 1Luật Lâm nghiệp 2017
- 2Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Công điện 905/CĐ-TTg năm 2021 về tăng cường biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng do Thủ tướng Chính phủ điện
- 4Kế hoạch 8265/KH-UBND năm 2021 thực hiện “Đề án trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 5Chỉ thị 05/CT-UBND về tăng cường biện pháp cấp bách quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2022 do tỉnh Sơn La ban hành
- 6Quyết định 435/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2022-2030
- 7Chỉ thị 02/CT-UBND năm 2022 về tăng cường chỉ đạo thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 8Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2022 về tăng cường các biện pháp cấp bách phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
- 9Kế hoạch 1962/KH-UBND năm 2022 triển khai Chỉ thị 05/CT-TTg về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng, xử lý tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 10Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2022 về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022-2023 do tỉnh Lai Châu ban hành
- 11Kế hoạch 168/KH-UBND năm 2023 triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô 2023-2024 do tỉnh Bắc Giang ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2022 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 13/04/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Nai
- Người ký: Võ Văn Phi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 13/04/2022
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết