- 1Luật Công đoàn 2012
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 4Luật Đầu tư 2014
- 5Luật Doanh nghiệp 2014
- 6Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Cao Bằng, ngày 16 tháng 04 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TRÍCH NỘP KINH PHÍ CÔNG ĐOÀN
Thời gian qua, các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đã thực hiện việc trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp công đoàn thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước chưa thực hiện nghiêm việc trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định; một số chủ sử dụng lao động chưa nhận thức đúng về trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi cho người lao động khi thực hiện đóng kinh phí công đoàn. Do đó, việc trích nộp kinh phí công đoàn tại một số đơn vị, doanh nghiệp còn chậm hoặc chưa nộp.
Để thực hiện Luật Công đoàn năm 2012; Nghị định số 191/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết về tài chính công đoàn và một số quy định liên quan, thể hiện trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, đoàn viên công đoàn các cấp trong việc xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh, Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu:
1. Đối tượng và thời điểm đóng kinh phí công đoàn
- Các cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn); tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập có trách nhiệm trích nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Nguồn đóng kinh phí công đoàn được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật về phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước.
- Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư; Hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã không phân biệt đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm trích nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
Khoản đóng kinh phí công đoàn được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ.
- Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên địa bàn tỉnh có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam và các tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động đóng trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm trích nộp kinh phí công đoàn mỗi tháng một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động. Khoản đóng kinh phí công đoàn được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật.
- Riêng đối với các tổ chức, doanh nghiệp nông nghiệp, lâm nghiệp trả tiền lương theo chu kỳ sản xuất, kinh doanh đóng kinh phí công đoàn theo tháng hoặc quý một lần cùng thời điểm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
2. Mức đóng và phương thức đóng kinh phí công đoàn
- Mức đóng: các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc các loại hình trên thực hiện mức đóng kinh phí công đoàn bằng 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
- Phương thức đóng: các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng đóng kinh phí công đoàn có trách nhiệm đóng kinh phí công đoàn vào tài khoản tiền gửi của tổ chức công đoàn tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng.
3. Tổ chức thực hiện
3.1. Các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thực hiện nghiêm túc việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
3.2. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thực hiện nghiêm túc việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn theo quy định của pháp luật.
3.3. Kho bạc Nhà nước các cấp có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện trích nộp kinh phí công đoàn của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp nhà nước.
3.4. Liên đoàn Lao động tỉnh, công đoàn cấp trên cơ sở hướng dẫn các đơn vị thực hiện trích nộp, quản lý và sử dụng kinh phí công đoàn theo quy định; cấp kinh phí công đoàn đầy đủ và kịp thời cho các Công đoàn cơ sở theo quy định; chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động, Tài chính, Thuế cùng cấp kiểm tra, thanh tra việc thực hiện đóng kinh phí công đoàn của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý vi phạm pháp luật về đóng kinh phí công đoàn theo Điều 24c của Nghị định số 88/2015/NĐ-CP ngày 07/10/2015 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị của tỉnh và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này. Quá trình thực hiện nếu có vướng mắc yêu cầu phản ánh về Liên đoàn Lao động tỉnh để tổng hợp gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, chỉ đạo, giải quyết./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 2Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2018 về trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Yên Bái ban hành
- 3Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Sơn La ban hành
- 4Hướng dẫn 05/HD-LĐLĐ năm 2020 về nội dung về đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 5Hướng dẫn 13/HD-LĐLĐ năm 2021 về nội dung liên quan đến đóng kinh phí công đoàn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 7Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình 10-CTr/TU triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Luật Công đoàn 2012
- 2Luật hợp tác xã 2012
- 3Nghị định 191/2013/NĐ-CP hướng dẫn về tài chính công đoàn
- 4Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2014 trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 5Luật Đầu tư 2014
- 6Luật Doanh nghiệp 2014
- 7Nghị định 88/2015/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 8Chỉ thị 14/CT-UBND năm 2018 về trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Yên Bái ban hành
- 9Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2019 về trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Sơn La ban hành
- 10Hướng dẫn 05/HD-LĐLĐ năm 2020 về nội dung về đóng kinh phí, đoàn phí công đoàn do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 11Hướng dẫn 13/HD-LĐLĐ năm 2021 về nội dung liên quan đến đóng kinh phí công đoàn do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 do Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 12Kế hoạch 113/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW về “Đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới” do tỉnh Đồng Nai ban hành
- 13Kế hoạch 104/KH-UBND năm 2022 triển khai thực hiện Chương trình 10-CTr/TU triển khai thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW về đổi mới tổ chức và hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới do thành phố Đà Nẵng ban hành
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về trích nộp kinh phí công đoàn do tỉnh Cao Bằng ban hành
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 16/04/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Cao Bằng
- Người ký: Hoàng Xuân Ánh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/04/2019
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết