ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/CT-UBND | Cà Mau, ngày 25 tháng 10 năm 2019 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG CÔNG CHỨNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
Qua 5 năm thực hiện Luật Công chứng 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã đạt được những kết quả tích cực. Tổ chức và hoạt động công chứng có bước phát triển ổn định, đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu về công chứng của các cơ quan, tổ chức và cá nhân ở địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh đó công tác này còn một số hạn chế như: Vẫn còn tình trạng Văn phòng công chứng thực hiện chưa đúng quy định về thay đổi nội dung đăng ký hoạt động; nhiều việc thực hiện công chứng chưa đúng quy định; một số loại tài sản không được phép giao dịch trên địa bàn tỉnh chưa được quản lý chặt chẽ; một số cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận thức chưa đầy đủ về tổ chức và hoạt động công chứng.
Để khắc phục tình trạng nêu trên, nhằm tạo sự chuyển biến tích cực hơn nữa về tổ chức và hoạt động công chứng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Hội Công chứng viên tỉnh và các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh thực hiện nghiêm các nội dung sau:
1. Sở Tư pháp
a) Tiếp tục tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện có hiệu quả Luật Công chứng năm 2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tổ chức và nhân dân về vị trí, vai trò và ý nghĩa của hoạt động công chứng đối với cải cách tư pháp, sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
b) Triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu công chứng nhằm bảo đảm an toàn pháp lý, hạn chế rủi ro cho việc công chứng các hợp đồng, giao dịch, phòng ngừa tranh chấp, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi thực hiện hoạt động công chứng.
c) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kịp thời xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của các công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh. Kịp thời hướng dẫn cho các tổ chức hành nghề công chứng tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm đáp ứng nhu cầu công chứng ở địa phương.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
Phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, tham mưu việc tích hợp cơ sở dữ liệu về đất đai với Phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu công chứng trên địa bàn tỉnh nhằm cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu của tổ chức hành nghề công chứng, chứng thực và tổ chức, cá nhân theo đúng quy định pháp luật, phục vụ kịp thời việc công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản.
3. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn các cơ quan báo, đài và Cổng thông tin điện tử tỉnh, trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố thực hiện việc tuyên truyền pháp luật về hoạt động công chứng.
4. Cục Thuế tỉnh
Chủ trì, phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn, kiểm tra các tổ chức hành nghề công chứng trong việc thực hiện chế độ thu, nộp và quản lý phí công chứng, phí chứng thực; chế độ quản lý sử dụng biên lai, hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo tài chính theo đúng quy định hiện hành.
5. Công an tỉnh
Phối hợp với Sở Tư pháp trong thực hiện công tác quản lý nhà nước về phòng chống vi phạm pháp luật và tội phạm trong lĩnh vực công chứng; tuyên truyền phổ biến pháp luật về công chứng và pháp luật có liên quan cho cán bộ và chiến sỹ trong lực lượng công an nhân dân ở địa phương.
7. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, đơn vị chức năng, Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến việc thực hiện công chứng theo đề nghị của các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên theo đúng quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.
8. Hội Công chứng viên tỉnh
Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luậ t về Hội và pháp luật về công chứng. Giám sát hội viên trong việc tuân thủ quy định của pháp luật về công chứng, Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng và Điều lệ của Hiệp hội Công chứng viên Việt Nam đã được Đại hội đại biểu Công chứng viên toàn quốc lần thứ nhất thông qua.
9. Các tổ chức hành nghề công chứng và công chứng viên
Thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 và các quy định pháp luật liên quan đến tổ chức, hành nghề công chứng. Thực hiện nghiêm nghĩa vụ cập nhật thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản, biện pháp ngăn chặn được áp dụng và các thông tin khác đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng lên phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu công chứng.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện Chỉ thị này. Giao Giám đốc Sở Tư pháp theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Tư pháp) để xem xét, chỉ đạo./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 16/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 2Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý hoạt động công chứng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Công văn 1582/UBND-NCPC năm 2021 về tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống giả mạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 5Quyết định 02/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 7Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030
- 1Luật Công chứng 2014
- 2Chỉ thị 16/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc
- 3Quyết định 1312/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính lĩnh vực quản lý hoạt động công chứng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa
- 4Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2018 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 5Công văn 1582/UBND-NCPC năm 2021 về tăng cường thực hiện giải pháp phòng, chống giả mạo giấy tờ, chủ thể trong hoạt động công chứng, chứng thực trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 6Quyết định 02/2021/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 2139/QĐ-UBND năm 2021 về Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Quyết định 2108/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Đề án tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021-2030
Chỉ thị 06/CT-UBND năm 2019 về tăng cường công tác quản lý nhà nước về hoạt động công chứng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 06/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 25/10/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực