Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 06/2011/CT-UBND | Quận 4, ngày 12 tháng 5 năm 2011 |
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, NHÂN DÂN
Trong những năm qua, với tinh thần quán triệt thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được xem là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng và được tiến hành một cách thường xuyên, liên tục.
Thực hiện đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật của Trung ương và của Thành phố, những năm gần đây, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận 4 đã đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận; Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật quận và phường thường xuyên được củng cố và từng bước đi vào nề nếp, với nhiều hình thức tuyên truyền như thông qua bản tin quận, các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, tủ sách pháp luật, hoạt động trợ giúp pháp lý, hòa giải cơ sở… góp phần quan trọng nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và nhân dân tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định chính trị, trật tự xã hội trên địa bàn quận.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, đơn vị chưa quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác này, thiếu kiểm tra, giám sát hoặc khoán trắng cho Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tuy có nhiều cố gắng đổi mới, nhưng chưa theo kịp thực tiễn, chưa phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến nhân dân, nhất là ở những lĩnh vực, địa bàn mà nhận thức và chấp hành pháp luật của công dân chưa tốt; đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật chưa đáp ứng yêu cầu đổi mới… Từ đó, đã phần nào ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên toàn quận.
Để khắc phục những hạn chế nêu trên, góp phần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian tới, Ủy ban nhân dân quận 4 yêu cầu các cơ quan, đơn vị trực thuộc, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể quận và Ủy ban nhân dân 15 phường thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Đề nghị Phòng, ban, ngành quận, Ủy ban nhân dân 15 phường tiếp tục quán triệt thực hiện tốt Chỉ thị 32-CT/TW ngày 09 tháng 12 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 25 tháng 7 năm 2008 của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh về tăng cường lãnh đạo phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật phải gắn với Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, việc thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần IX, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần X, các Nghị quyết của Bộ Chính trị khóa IX về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020 và Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đổi mới, đa dạng hóa phương thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao sức thuyết phục, tác dụng thiết thực và đưa công tác này hướng về cơ sở, diễn ra chủ yếu ở cơ sở, đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhất là những bộ phận dân cư hoặc ở những địa bàn còn hạn chế về nhận thức và chấp hành pháp luật; có phương pháp, hình thức khuyến khích các cá nhân trong các tầng lớp nhân dân phát huy tính tự giác chấp hành pháp luật.
Các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quận luôn xác định tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị. Việc nghiên cứu, học tập pháp luật, đặc biệt đối với cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động phải được xem là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, là tiêu chuẩn để xét thi đua hàng năm.
2. Phòng Tư pháp tham mưu cho Ủy ban nhân dân quận tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động thiết thực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật quận, phường; kiện toàn và phát huy vai trò chủ động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, lực lượng hòa giải viên cơ sở; tăng cường công tác trợ giúp pháp lý miễn phí… để góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của nhân dân. Xây dựng kế hoạch định kỳ tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật và kỹ năng tuyên truyền cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật, cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan đến công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Đối với báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật từng bước tự nâng cao trình độ, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật. Đội ngũ này đảm bảo tham dự đầy đủ các buổi triển khai văn bản pháp luật mới bàn hành, các đợt tập huấn về kỹ năng tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
3. Phát huy vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể các cấp và Ủy ban nhân dân 15 phường chủ động phối hợp, sáng tạo các phương thức tuyên truyền phong phú, có sức lôi cuốn và vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân tự giác tìm hiểu, chấp hành pháp luật; tạo thói quen chấp hành pháp luật; tăng cường giám sát hoạt động thi hành pháp luật, thực thi công vụ của các cơ quan Nhà nước và cán bộ, đảng viên; kiến nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật; tham gia góp ý xây dựng, hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật. Đặc biệt, quan tâm việc biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể có thành tích trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
4. Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn quận đạt
kết quả tốt, yêu cầu Thủ trưởng các Phòng, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường, Hiệu trưởng các trường phổ thông trung học, trung học cơ sở quan tâm đến việc xây dựng, củng cố và khai thác hiệu quả tủ sách pháp luật, chú trọng việc đa dạng hóa các hình thức đưa sách pháp luật đến nhân dân, kệ sách pháp luật ở khu vực, trường học. Tủ sách, kệ sách pháp luật phải đặt ở nơi hợp lý, thuận tiện cho cán bộ, đảng viên, viên chức và nhân dân tham gia đọc và mượn sách, đảm bảo nguồn kinh phí bổ sung cho tủ sách pháp luật theo quy định.
Tiếp tục lồng ghép và đẩy mạnh phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động khác như hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý, thông qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật, các hoạt động văn hóa, văn nghệ… Đặc biệt tăng cường lồng ghép tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở.
5. Phòng Giáo dục và Đào tạo quận chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp với Phòng Tư pháp quận và các cơ quan chức năng nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục pháp luật trong trường học. Hàng năm, tổ chức các chương trình sinh hoạt hè lồng ghép với nội dung tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho học sinh, các cuộc thi tìm hiểu về pháp luật… xem đây là nhiệm vụ thường xuyên trong dịp hè.
6. Phòng Văn hóa và Thông tin quận chủ trì phối hợp với Phòng Tư pháp, Trung tâm Văn hóa quận xây dựng các chương trình phổ biến pháp luật trên các phương tiện thông tin đại chúng, sử dụng có hiệu quả các phương tiện truyền thông để phục vụ công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, góp phần đẩy nhanh sự chuyển biến trong nhận thức cán bộ, đảng viên, công chức và người dân về tinh thần “Sống, làm việc theo pháp luật”.
7. Phòng Tài chính - Kế hoạch quận chịu trách nhiệm trong việc cân đối ngân sách quận, nhằm dành khoản kinh phí thích hợp để các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể quận thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; đồng thời, lập dự trù kinh phí báo cáo Ủy ban nhân dân quận xem xét duyệt thông qua.
8. Đối với phường, đề nghị Ủy ban nhân dân 15 phường trên cơ sở kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hàng năm lập dự trù kinh phí để thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương.
Chỉ thị này có hiệu lực sau 7 ngày, kể từ ngày ký.
Giao Trưởng Phòng Tư pháp quận theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị này; định kỳ sáu tháng tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân quận cùng các báo cáo sơ, tổng kết công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật.
Ủy ban nhân dân quận yêu cầu Thủ trưởng cơ quan, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân 15 phường, các tổ chức, cá nhân, có liên quan nghiêm túc thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2010 tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 2Chỉ thị 20/2009/CT-UBND tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về thực hiện một số nội dung trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 4Quyết định 2054/QĐ-UBND năm 2012 thực hiện Kết luận 04-KL/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 - 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 5Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực năm 2015
- 6Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau giai đoạn 2013-2016
- 7Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Quyết định 59/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh hết hiệu lực năm 2015
- 2Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2019 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ 2014 - 2018 trên địa bàn Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh
- 1Chỉ thị 32-CT/TW năm 2003 về tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Bí thư ban hành
- 2Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2010 tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 3Chỉ thị 20/2009/CT-UBND tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Chỉ thị 14/2007/CT-UBND về thực hiện một số nội dung trọng tâm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An
- 5Quyết định 2054/QĐ-UBND năm 2012 thực hiện Kết luận 04-KL/TW tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 - 2016 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 6Quyết định 1802/QĐ-UBND năm 2014 Kế hoạch thực hiện Đề án Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh - Truyền hình Cà Mau giai đoạn 2013-2016
Chỉ thị 06/2011/CT-UBND về tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ủy ban nhân dân quận 4 ban hành
- Số hiệu: 06/2011/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 12/05/2011
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Tiến Đạt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 33
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra