Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI BÌNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 06/2005/CT-UB

Thái Bình, ngày 10 tháng 3 năm 2005

 

CHỈ THỊ

V/V TẬP TRUNG CHỈ ĐẠO CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ DỊCH CÚM A (H5N1) Ở NGƯỜI

Từ ngày 25/1 đến 10/3/2005 trên địa bàn tỉnh Thái Bình dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 10 điểm tại 9 xã thuộc 5 huyện, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh và xử lý là 10.194 con, trong đó 3.874 gà, 6.330 vịt, ngan, 5.200 quả trứng. Nhìn chung các cấp, các ngành, các địa phương đã chủ động triển khai tích cực, góp phần ngăn chặn dịch lây lan phát sinh.

Dịch cúm gia cầm xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất chăn nuôi, nhiều cơ sở chăn nuôi quy mô lớn, trang trại, hô gia đình lâm vào cảnh mất trắng. Nguy hiểm hơn, dịch cúm gia cầm đã và đang là mối đe doạ đối với môi trường sống, sức khoẻ, tính mạng của con người. Dịch cúm A (H5N1) tỷ lệ tử vong cao ở những người bệnh bị nhiễm vi rút. Trước tình hình trên, UBND tỉnh chỉ thị :

1. Tập trung chỉ đạo công tác thông tin tuyên truyền đến từng khu dân cư, từng cán bộ đảng viên và nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch cúm gia cầm, dịch cúm A (H5N1) đang xẩy ra đối với các hoạt động kinh tế và đời sống của nhân dân. Từ đó động viên toàn dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống dịch và bảo vệ sức khoẻ cộng đổng.

2. Đồng chí Giám đốc, Thủ trưởng sở, ngành liên quan phối hợp với Chủ tịch UBND huyện, Thành phố trực tiếp tổ chức thực hiện một cách khẩn trương, kiên quyết và đồng bộ các biện pháp do Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh đã chỉ đạo, hướng dẫn về phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế cử cán bộ xuống cơ sở phối hợp với địa phương để chống dịch, kiểm tra phát hiện và xử lý dịch bệnh tại chỗ. Phun tẩy khử trùng môi trường các cơ sở chăn nuôi gia cầm, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm chủ động bảo vệ đàn gia cầm. Nếu địa phương nào để xảy ra dịch thì đổng chí Chủ tịch UBND các cấp đó chịu trách nhiệm trước tỉnh.

- Kiên quyết hướng dẫn người chăn nuôi nhốt thủy cầm không để nuôi thả tự do, khó cho việc kiểm tra phát hiện dịch bệnh. UBND huyện, Thành phố chỉ đạo các xã, phường, thị trấn và nhân dân thực hiện nghiêm túc quy định này. Nếu cố tình vi phạm phải lập biên bản xử phạt hành chính.

3. Các sở, ngành chức năng của tỉnh, các đoàn thể chính trị xã hội khẩn trương phối hợp với UBND huyện Kiến Xương và UBND huyện Thái Thụy (hai huyện trọng điểm) tổ chức phổ

biến, vận động tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân về dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện ở cơ sở.

4. Sở Tài chính chủ trì phối hợp vói Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Y tế căn cứ vào chủ trương chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính đề xuất chính sách hỗ trợ cụ thể cho người chăn nuôi bị thiệt hại do dịch bệnh phải tiêu hủy và người tử vong bị nhiễm dịch, bố trí, cấp phát kinh phí phục vụ kịp thời cho công tác chống dịch.

5. Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở y tế trong tỉnh chuẩn bị đủ các điều kiện và vật tư, cơ số thuốc, lực lượng cán bộ để chủ động tiếp nhận bệnh nhân kịp thời trong việc sơ cứu và chữa bệnh.

Nhận chỉ thị này, yêu cầu các cấp, các ngành, các địa phương khẩn trương triển khai thực hiện./.

 

 

Nơi nhận:
- VP Chính phủ
- Bộ ngành TW
- TT Tinh ủy
- Sở, ngành liên quan
- UBND huyện, thành phố
- Lưu VT, NN.

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
K/T CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Quốc Khoa

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 06/2005/CT-UB về tập trung chỉ đạo biện pháp cấp bách phòng chống dịch cúm gia cầm và dịch cúm A (H5N1) ở người do tỉnh Thái Bình ban hành

  • Số hiệu: 06/2005/CT-UB
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 10/03/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thái Bình
  • Người ký: Trần Quốc Khoa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản