Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/CT-UBND | Hòa Bình, ngày 30 tháng 3 năm 2016 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG VÀ PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
Trong thời gian qua, tình hình tai nạn lao động trên địa bàn tỉnh có nhiều diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng; các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra không chỉ trong các lĩnh vực khai thác khoáng sản, xây dựng mà còn xảy ra trong các lĩnh vực chế biến lâm sản, chế biến kim loại… gây thiệt hại không nhỏ về người, tài sản, gây tâm lý lo lắng cho người lao động và cho toàn xã hội; đặc biệt, vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra vào ngày 18/11/2015 tại mỏ than của Công ty TNHH Tân Sơn (xóm Đồi, xã Lỗ Sơn, huyện Tân Lạc) làm 03 người chết, thiệt hại hơn 1 tỷ đồng; đầu năm 2016 xảy ra vụ TNLĐ tại doanh nghiệp khai thác đá (Công ty TNHH BMC Hòa Bình) làm 01 người chết…đã thật sự báo động về công tác đảm bảo an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Để kịp thời ngăn ngừa các vụ tai nạn lao động xảy ra trên địa bàn tỉnh; Nhằm tăng cường hơn nữa công tác quản lý đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu các Sở, ban, ngành, đoàn thể và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Chủ trì, phối hợp với Ban quản lý các khu công nghiệp, Liên minh các Hợp tác xã tỉnh và các Sở, ngành liên quan:
a) Tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động và người lao động về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ; đặc biệt, là trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ cao xảy ra cháy nổ và tai nạn lao động;
b) Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành để thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động như: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, xây dựng, điện, chế biến, chế tạo…; kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, doanh nghiệp vi phạm về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ theo quy định pháp luật; Đồng thời, thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng danh sách các đơn vị, doanh nghiệp vi phạm quy định.
c) Tổ chức quản lý chặt chẽ công tác kiểm định kỹ thuật an toàn và khai báo sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động; công tác huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động và cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh;
2. Các Sở, ngành: Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài nguyên môi trường, Y tế, Công an tỉnh và các đơn vị liên quan
a) Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của ngành như an toàn trong quản lý, vận chuyển, sử dụng vật liệu nổ; An toàn trong xây dựng; trong sản xuất nông nghiệp...
b) Phối hợp trong việc thanh tra, kiểm tra công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh; kiên quyết xử lý nghiêm những đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý;
3. Sở Tài chính
Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan nghiên cứu đề xuất kinh phí đảm bảo công tác tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định; Báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Liên đoàn lao động tỉnh
a) Tổ chức thông tin, tuyên truyền, tập huấn về công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ tới các tổ chức công đoàn, nhất là các tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp; khu công nghiệp.
b) Phối hợp với các Sở, ngành trong việc kiểm tra, giám sát công tác ATVSLĐ-PCCN trong các doanh nghiệp, đơn vị sử dụng lao động;
5. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cho người sử dụng lao động và người lao động của các doanh nghiệp trên địa bàn, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động;
b) Chủ động hoặc phối kết hợp với các ngành liên quan tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn, vệ sinh lao động của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động kiên quyết xử lý nghiêm những cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vi phạm thuộc phạm vi quản lý;
6. Đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã
a) Tổ chức huấn luyện công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cho người lao động và cán bộ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã theo quy định; giáo dục nâng cao ý thức chấp hành kỷ luật lao động và thực hiện các quy định, chính sách, nội quy, quy trình về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ cho người lao động tại đơn vị; Chỉ thực hiện phân công nhiệm vụ đối với người lao động tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh sau khi được huấn luyện về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ.
b) Lựa chọn phân công người có chuyên môn, kinh nghiệm, được đào tạo phù hợp và am hiểu về công tác an toàn, vệ sinh lao động làm cán bộ chuyên trách hoặc bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ, nhất là trong lĩnh vực có nhiều nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
c) Thực hiện nghiêm việc kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, khai báo sử dụng và rà soát, bổ sung các quy trình, biện pháp làm việc an toàn đối với các máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động.
d) Xây dựng các nội quy, quy trình làm việc an toàn trong doanh nghiệp; thực hiện nghiêm túc việc khai báo, điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động và báo cáo tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ 6 tháng và 1 năm theo quy định.
đ) Thực hiện việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động như: đo kiểm tra môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp; bồi dưỡng độc hại bằng hiện vật cho người lao động; bồi thường, trợ cấp động viên người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và thân nhân gia đình nạn nhân bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
e) Tăng cường công tác tự kiểm tra trong doanh nghiệp, xây dựng và thực hành phương án xử lý sự cố; biện pháp đánh giá, quản lý nguy cơ rủi ro tại doanh nghiệp.
Yêu cầu các Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các chủ doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện nghiêm Chỉ thị này; Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp kết quả thực hiện báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 47/2003/QĐ-UB về kiện toàn Ban chỉ đạo tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020
- 3Quyết định 1068/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 1806/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 3780/2017/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 7Quyết định 21/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 16/2015/QĐ-UBND
- 8Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động do tỉnh Bình Dương ban hành
- 1Quyết định 47/2003/QĐ-UB về kiện toàn Ban chỉ đạo tuần lễ quốc gia về an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tỉnh Sơn La
- 2Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2016 Chương trình quốc gia về An toàn, vệ sinh lao động tỉnh An Giang giai đoạn 2016–2020
- 3Quyết định 1068/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Chương trình An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2020
- 4Kế hoạch 1806/KH-UBND năm 2016 triển khai thi hành Luật An toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 5Quyết định 125/QĐ-UBND năm 2016 về kiện toàn Ban chỉ đạo Tuần lễ Quốc gia về An toàn - Vệ sinh lao động - Phòng chống cháy nổ hàng năm tỉnh Thừa Thiên Huế
- 6Quyết định 3780/2017/QĐ-UBND về phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá
- 7Quyết định 21/2018/QĐ-UBND sửa đổi Quy chế phối hợp quản lý nhà nước đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động trong lĩnh vực xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 16/2015/QĐ-UBND
- 8Quyết định 30/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý an toàn, vệ sinh lao động trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Chỉ thị 23/CT-UBND năm 2017 về tăng cường công tác quản lý Nhà nước về an toàn, vệ sinh lao động do tỉnh Bình Dương ban hành
Chỉ thị 05/CT-UBND năm 2016 về tăng cường quản lý công tác an toàn, vệ sinh lao động và phòng chống cháy nổ trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Số hiệu: 05/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 30/03/2016
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Nguyễn Văn Quang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra