Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ YÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/CT-UBND

Phú Yên, ngày 15 tháng 03 năm 2016

 

CHỈ THỊ

V/V TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên cái chết với những triệu chứng thảm khốc. Nguồn mang bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Trong thời gian vừa qua, bệnh dại của chó, mèo đã xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên…).

Tại Phú Yên, thời gian qua việc tổ chức phòng chống bệnh dại chưa được quan tâm đúng mức, nhận thức của chủ vật nuôi còn nhiều hạn chế; chó, mèo nuôi chưa được quản lý, tiêm phòng dại triệt để, tỉ lệ tiêm phòng trong tỉnh đạt tỉ lệ còn thấp (khoảng 15%), do đó dễ phát sinh bệnh dại trên chó, mèo. Ngày 26/02/2016, tại thôn Tân Long, xã An Cư, huyện Tuy An, , một con chó phát dại (theo Thông báo kết quả xét nghiệm số 182/TB-CCTY-CĐXN, ngày 29/02/2016 của Chi cục Thú y thành phố Hồ Chí Minh) cắn 06 người và nhiều con chó khác; tại thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, ngày 28/02/2016 một con mèo hoang cắn 02 người, gây tâm lý hoang mang trong nhân dân ở các khu vực trên.

Để phòng, chống bệnh dại có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát sinh, lây lan bệnh dại và thực hiện tốt Chỉ thị 685/CT-BNN-TY, ngày 25/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bính Thân 2016,

UBND tỉnh chỉ thị:

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì:

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố thực hiện nghiêm túc Nghị định số 05/2007/NĐ-CP ngày 09/01/2007 của Chính phủ về phòng, chống bệnh dại ở động vật, Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật và Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BYT-BNNPTNT ngày 27/5/2013 của liên Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người.

- Chỉ đạo Chi cục Thú y:

+ Phối hợp với chính quyền cấp xã rà soát số lượng chó, mèo nuôi, tổ chức tiêm phòng triệt để đàn chó, mèo đảm bảo tỷ lệ tiêm phòng trên 80% so với tổng đàn; tăng cường kiểm tra, giám sát, phát hiện sớm bệnh dại và xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh dại. Có các biện pháp hiệu quả để quản lý đàn chó, mèo nhằm giảm thiểu số người bị chó, mèo dại cắn.

+ Phối hợp với các đoàn thể, cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền sâu rộng đến cộng đồng dân cư về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các dấu hiệu nhận biết chó nghi mắc bệnh dại, các biện pháp phòng chống bệnh dại. Tuyên truyền nhân dân giám sát, phát hiện và báo cho chính quyền, cơ quan thú y các trường hợp chó, mèo, động vật khác nghi mắc bệnh dại để xử lý; đồng thời yêu cầu chủ vật nuôi phải tổ chức quản lý chó không thả rông; khi đưa chó ra nơi công cộng phải có dây xích, đeo rọ mõm và người dắt. Tiêm vắc xin dại cho chó, mèo, hướng dẫn người bị chó, mèo cắn đến cơ sở y tế để xử lý vết thương, tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại cho người, ngăn ngừa tử vong do chó, mèo dại cắn.

+ Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển chó, mèo và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định.

2. Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Thú y triển khai tổ chức thực hiện tốt việc phối hợp phòng, chống bệnh dại lây truyền từ động vật sang người theo hướng dẫn phối hợp phòng, chống bệnh lây truyền từ động vật sang người tại Thông tư liên tịch số 16/2013/TTLT-BTY-BNNPTNT.

3. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

- Kiện toàn ban chỉ đạo phòng chống dịch động vật cấp huyện, cấp xã.

- Chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn rà soát, thống kê số lượng chó mèo nuôi trên địa bàn, tổ chức thực hiện nghiêm túc việc tiêm phòng đảm bảo tỷ lệ đạt từ 80% so với tổng đàn.

- Tăng cường giám sát để phát hiện sớm bệnh dại trên động vật; củng cố hệ thống báo cáo dịch, nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp không chấp hành việc tiêm phòng; buộc các chủ có nuôi chó, mèo chịu hoàn toàn chi phí do chó, mèo của mình mắc bệnh dại cắn người và động vật.

4. Đối với chủ vật nuôi:

- Chấp hành đầy đủ tiêm phòng vắc xin dại cho đàn chó, mèo theo quy định. Trường hợp chó, mèo nuôi không được tiêm phòng sẽ bị xử lý, tiêu diệt, đồng thời chủ nuôi chó mèo sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y. Khi để chó, mèo thả rông, cắn người chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất về sức khỏe, tinh thần, vật chất cho người bị hại theo quy định của pháp luật.

- Đảm bảo điều kiện chăn nuôi đối với vật nuôi hợp vệ sinh, thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh dại và các biện pháp đảm bảo an toàn cho người.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Phú Yên, Đài Phát thanh và Truyền hình Phú Yên, Thông tấn xã Việt Nam tại Phú Yên, Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Phú Yên và các phương tiện thông tin đại chúng phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Thú y), Sở Y tế (Trung tâm Y tế dự phòng):

- Tăng cường công tác thông tin về sự nguy hiểm của bệnh dại, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của cán bộ, nhân dân trong công tác phòng, chống bệnh dại động vật.

- Giành thời lượng thích hợp để tuyên truyền, đưa tin về tình hình dịch bệnh và các biện pháp phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

Yêu cầu các đơn vị, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan phối hợp thực hiện nghiêm các nội dung trên và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; để b/c
- TT. Tỉnh ủy, TT. HĐND tỉnh; để b/c
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- CVP và các PVP UBND Tỉnh;
- Các Sở: NN và PTNT, YT, TC, KH và ĐT CT, TT và TT;
- UBND các huyện, Tx, Tp;
- Chi cục Thú y;
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh;
- Báo PY, Đài PT và TH PY, TT xã VN tại PY, TT Truyền hình VN tại PT;
- Lưu: VT, Hg, T0

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Văn Trúc

 

UBND TỈNH PHÚ YÊN
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /TTr-SNN-CCTY

Phú Yên, ngày   tháng 03 năm 2016

 

TỜ TRÌNH

V/V ĐỀ NGHỊ UBND TỈNH BAN HÀNH CHỈ THỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên những cái chết với những triệu chứng thảm khốc. Nguồn mang bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí của vết cắn. Thời gian ủ bệnh của con vật có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10-15 ngày phát bệnh thường thải vi rút qua nước bọt gây nhiễm cho người, gia súc khác qua cào, cắn, liếm. Trong thời gian vừa qua, bệnh dại của chó, mèo đã xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên…).Tuy nhiên tại Phú Yên, việc tổ chức phòng chống bệnh dại chưa được quan tâm, chó, mèo nuôi chưa được quản lý và tiêm phòng dại chưa triệt để, tỉ lệ tiêm phòng trong tỉnh đạt tỉ lệ còn thấp (khoảng 15%), do đó dễ phát sinh bệnh dại trên chó, mèo. Cụ thể, ngày 26/02/2016, một con chó phát dại (theo Thông báo kết quả xét nghiệm số 182/TB-CCTY-CĐXN, ngày 29/02/2016 của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh) cắn 06 người và nhiều con chó khác tại thôn Tân Long, xã An Cư; ngày 28/02/2016 một con mèo hoang cắn 02 người tại thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, gây tổn thất kinh tế cho người bị chó, mèo dại cắn phải đi điều trị dự phòng.

Để phòng, chống bệnh dại có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát sinh, lây lan bệnh dại, thực hiện tốt Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNN ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật; Chỉ thị 685/CT-BNN-TY, ngày 25/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bình Thân 2016. Xét đề nghị của Chi cục Thú y tại tờ trình số 82/TTr-CCTY, ngày 04/3/2016 về việc Ban hành chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật. Sở Nông nghiệp và PTNT thống nhất trình UBND tỉnh xem xét ban hành Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật (kèm theo dự thảo chỉ thị).

Sở Nông nghiệp & PTNT kính trình UBND tỉnh xem xét giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- UBND tỉnh;
- Lãnh đạo Sở;
- Phòng Nông nghiệp;
- Lưu: Chi cục Thú y, VT.

GIÁM ĐỐC




Lê Văn Trúc

 

SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ
PTNT PHÚ YÊN
CHI CỤC THÚ Y
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:    /TTr-CCTY

Phú Yên, ngày    tháng 03 năm 2016

 

TỜ TRÌNH

V/V ĐỀ NGHỊ UBND TỈNH BAN HÀNH CHỈ THỊ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN ĐỘNG VẬT

Bệnh dại là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây bệnh ở động vật và người, gây nên những cái chết với những triệu chứng thảm khốc. Nguồn mang bệnh chủ yếu là chó (90%), mèo nuôi (5%) và động vật hoang dã. Khi động vật mắc bệnh dại cào, cắn, liếm vào người, vi rút từ nước bọt sẽ lây truyền qua da và niêm mạc bị tổn thương. Vi rút xâm nhập vào cơ thể được nhân lên và hướng tới hệ thần kinh, phá hủy mô thần kinh, gây nên những kích động điên dại và kết thúc bằng cái chết. Động vật sau khi nhiễm vi rút dại có thời gian ủ bệnh khác nhau tùy thuộc loài, độc lực của vi rút và vị trí của vết cắn. Thời gian ủ bệnh của con vật có thể kéo dài vài tuần đến vài tháng, có thể lâu hơn, nhưng trước 10-15 ngày phát bệnh thường thải vi rút qua nước bọt gây nhiễm cho người, gia súc khác qua cào, cắn, liếm. Trong thời gian vừa qua, bệnh dại của chó, mèo đã xuất hiện nhiều ở các tỉnh phía Bắc (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Tuyên Quang, Lào Cai, Thái Nguyên…).Tuy nhiên tại Phú Yên, việc tổ chức phòng chống bệnh dại chưa được quan tâm, chó, mèo nuôi chưa được quản lý và tiêm phòng dại chưa triệt để, tỉ lệ tiêm phòng trong tỉnh đạt tỉ lệ còn thấp (khoảng 15%), do đó dễ phát sinh bệnh dại trên chó, mèo. Cụ thể, ngày 26/02/2016, một con chó phát dại (theo Thông báo kết quả xét nghiệm số 182/TB-CCTY-CĐXN, ngày 29/02/2016 của Chi cục Thú y Thành phố Hồ Chí Minh) cắn 06 người và nhiều con chó khác tại thôn Tân Long, xã An Cư; ngày 28/02/2016 một con mèo hoang cắn 02 người tại thôn Bình Thạnh, xã An Ninh Tây, huyện Tuy An, gây tâm lý hoang mang trong xã hội, gây tổn thất kinh tế cho người bị chó, mèo dại cắn phải đi điều trị dự phòng.

Để phòng, chống bệnh dại có hiệu quả nhằm ngăn chặn sự phát sinh, lây lan bệnh dại, thực hiện tốt Thông tư số 48/2009/TT-BNNPTNN, ngày 04/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn các biện pháp phòng, chống bệnh dại ở động vật; Chỉ thị 685/CT-BNN-TY, ngày 25/01/2016 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm dịp trước và sau Tết Bình Thân 2016.

Chi cục Thú y đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét trình UBND tỉnh ban hành Chỉ thị tăng cường công tác phòng, chống bệnh dại trên động vật (kèm theo dự thảo chỉ thị).

Chi cục Thú y kính trình Sở Nông nghiệp và PTNT xem xét giải quyết.

 

 

Nơi nhận:
- Sở Nông nghiệp và PTNT;
- Lưu:VT.

CHI CỤC TRƯỞNG

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2016 về tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh dại do tỉnh Phú Yên ban hành

  • Số hiệu: 04/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 15/03/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Phú Yên
  • Người ký: Lê Văn Trúc
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản