Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/CT-UBND | Bà Rịa - Vũng Tàu, ngày 24 tháng 3 năm 2020 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM CÂN ĐỐI CUNG CẦU, BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG ỨNG PHÓ VỚI DỊCH COVID-19 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Thực hiện Chỉ thị số 04/CT-BCT ngày 31 tháng 01 năm 2020 của Bộ Công Thương về việc tăng cường các giải pháp ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra của ngành Công Thương;
Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra trên cả nước nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng. Nhằm đảm bảo cung cầu hàng hóa, ổn định thị trường góp phần trong công tác phòng, chống dịch Covid-19, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tiếp tục tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh; hỗ trợ thị trường, đảm bảo cung ứng đủ và ổn định hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu thị trường.
2. Sở Công Thương
- Chủ trì, thường xuyên theo dõi, đánh giá nguồn cung, nhu cầu hàng hoá, nhất là các mặt hàng thiết yếu, những mặt hàng có biến động tăng giá cao trên địa bàn để chủ động có phương án bảo đảm cân đối cung cầu, ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, gián đoạn nguồn hàng gây tăng giá đột biến trong giai đoạn Việt Nam công bố dịch bệnh.
- Phối hợp với Sở Y tế và các đơn vị chức năng theo dõi sát tình hình diễn biến của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virut corona (Covid 19) gây ra trên cả nước nói chung và trên địa bàn tỉnh nói riêng để có biện pháp chủ động ứng phó.
- Rà soát, đánh giá chính xác nhu cầu của người dân và khả năng cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhu yếu phẩm khác của các siêu thị, trung tâm thương mại và các chợ hạng 1 trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, chỉ đạo cho các cơ sở kinh doanh huy động nguồn hàng từ Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận.
- Chủ trì, tham mưu cho UBND tỉnh có công văn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai đề nghị hỗ trợ nguồn hàng thiết yếu khi cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị phân phối tổ chức đưa hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân trong trường hợp UBND tỉnh ban hành Quyết định cách ly tuyến đường, khu phố, phường/xã/thị trấn...
- Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tỉnh, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các vấn đề về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Bà Rịa - Vũng Tàu, Đài phát thanh Truyền hình tỉnh, thông tin đầy đủ và kịp thời về thị trường, giá cả, các chính sách bình ổn thị trường của Nhà nước cho nhân dân biết nhằm kiểm soát các thông tin thất thiệt gây bất ổn thị trường.
3. Cục Quản lý thị trường tỉnh
Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát thị trường, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật (chú ý kiểm tra xử lý việc đầu cơ, tích trữ các mặt hàng khẩu trang y tế, nước rửa tay sát khuẩn, gạo, mỳ tôm...); phối hợp với các ngành chức năng tăng cường kiểm tra chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh; tăng cường đôn đốc các huyện, thị xã, thành phố vận động các hộ kinh doanh ký cam kết không tham gia và việc tiếp tay trong việc tiêu thụ hàng lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng kém chất lượng...
4. Sở Y tế: Chủ trì, thường xuyên nắm bắt và thông tin kịp thời về diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 trên địa bàn tỉnh và các biện pháp ứng phó theo hướng dẫn của Bộ Y tế cho các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan để các đơn vị chủ động có kế hoạch thực hiện.
5. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì, đôn đốc các doanh nghiệp, cơ sở, nông trại, hộ gia đình chăn nuôi, trồng trọt, kinh doanh các sản phẩm ngành nông nghiệp như lúa, gạo; rau, củ, quả; thịt gia súc, gia cầm (đặc biệt là mặt hàng thịt heo); tôm, cá... tăng số lượng, sản lượng và chất lượng sản phẩm nhằm cung ứng cho thị trường trong tỉnh, giảm việc phụ thuộc vào các đơn vị cung cấp ngoài tỉnh.
6. Sở Tài chính
- Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Cục Thuế tỉnh và các Sở, ngành liên quan trong việc kiểm tra chấp hành pháp luật về giá; thực hiện nghiêm các quy định về điều chỉnh giá, đăng ký, kê khai, niêm yết giá, trợ cước, trợ giá, công khai thông tin về giá. Tham mưu đề xuất các biện pháp kiểm soát chặt chẽ và ngăn chặn có hiệu quả các hiện tượng tiêu cực gây thiệt hại đến quyền lợi người tiêu dùng.
- Chủ trì, tham mưu UBND tỉnh phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường ứng phó với dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
7. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Báo Bà Rịa - Vũng Tàu và Đài phát thanh - Truyền hình Tỉnh, Sở Công Thương để đưa tin, tuyên truyền đúng theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, chỉ đạo của Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, phản ánh sát thực tế cung cầu, giá cả hàng hóa thị trường; đồng thời, tuyên truyền để người dân không tích trữ hàng hóa gây bất ổn thị trường, tạo tâm lý bất an trong nhân dân.
8. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Phối hợp với Sở Công Thương và Sở Y tế theo dõi sát tình hình dịch bệnh Covid-19; chủ động có phương án đảm bảo nguồn cung, ổn định thị trường, tránh xảy ra tình trạng tăng giá đột biến, mất kiểm soát.
- Rà soát, tổng hợp, báo cáo Sở Công Thương về số liệu nhu cầu của người dân và khả năng cung ứng các mặt hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu, nhu yếu phẩm khác của các chợ hạng 2, hạng 3 và các cửa hàng, đại lý phân phối lớn trên địa bàn.
- Chỉ đạo các Phòng chức năng, các Ban quản lý chợ thực hiện tăng cường thông báo, hướng dẫn các hộ kinh doanh và các chợ trên địa bàn, thực hiện việc niêm yết giá và bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo giá niêm yết, chấp hành đúng quy định của Nhà nước về quản lý giá.
- Chỉ đạo các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến đến người dân để người dân yên tâm, không tích trữ lương thực, thực phẩm trong giai đoạn này, tránh gây hoang mang trong cộng đồng, dẫn đến thị trường bất ổn.
9. Các đơn vị phân phối hàng hóa thiết yếu
- Phối hợp với Sở Công Thương trong công tác rà soát, thống kê lượng hàng tồn kho, khả năng cung ứng hàng hóa để có phương án bù đắp lượng hàng hóa thiếu hụt; tăng cường thu mua hàng hóa, mở cửa phục vụ người dân. Xây dựng phương án đối phó với tình trạng gom hàng, tạo sự thiếu hụt hàng hóa cục bộ.
- Báo cáo Sở Công Thương định kỳ 1 tuần/lần về sức mua, giá cả, khả năng cung ứng các mặt hàng thiết yếu, nhu yếu phẩm phục vụ người tiêu dùng như: gạo, thịt tươi, sống; rau, củ, quả; mỳ tôm, đồ hộp, nước rửa tay, giấy vệ sinh...
- Tăng cường thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống bệnh Covid- 19 theo khuyến cáo của Bộ Y tế.
Yêu cầu Giám đốc các Sở, Ban, ngành và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan phối hợp thực hiện nghiêm túc nội dung Chỉ thị này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 và nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và điều hành thu chi ngân sách địa phương trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Bình Định ban hành
- 3Kế hoạch 4262/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 4Quyết định 127/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2023 về chủ động giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025
- 6Kế hoạch 560/KH-UBND thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 1Chỉ thị 04/CT-BCT năm 2020 về tăng cường giải pháp ứng phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút Corona gây ra của ngành Công Thương do Bộ Công thương ban hành
- 2Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về tiếp tục đẩy mạnh phòng, chống dịch Covid-19 và nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và điều hành thu chi ngân sách địa phương trong điều kiện chịu ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 do tỉnh Bình Định ban hành
- 4Kế hoạch 4262/KH-UBND năm 2020 về thực hiện nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- 5Quyết định 127/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường năm 2021 của tỉnh Vĩnh Long
- 6Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2023 về chủ động giải pháp ứng phó với nguy cơ nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn do tác động của El Nino trên địa bàn tỉnh Cà Mau giai đoạn 2023-2025
- 7Kế hoạch 560/KH-UBND thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2020 về thực hiện giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường ứng phó với dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 03/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/03/2020
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Nguyễn Thành Long
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra