- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 52/2007/QĐ-TTg về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 05/2007/TT-BKH ban hành các biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn Quyết định 52/2007/QĐ-TTg về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2008/CT-UBND | Buôn Ma Thuột, ngày 03 tháng 04 năm 2008 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Ngay từ đầu năm 2007, để triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch vốn xây dựng cơ bản, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành kiểm tra, đôn đốc các đơn vị thi công đẩy nhanh tiến độ xây dựng, đảm bảo chất lượng công trình và thực hiện các thủ tục thanh toán vốn đầu tư, không để tồn ngân sang năm sau. Hàng quý, UBND tỉnh tổ chức giao ban xây dựng cơ bản để nắm tiến độ và xử lý những vướng mắc cho các đơn vị. Trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng, UBND tỉnh đã có Quyết định số 383/QĐ-UB ngày 22/3/2004 thành lập đoàn kiểm tra chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Đoàn kiểm tra đã hướng dẫn cho các chủ đầu tư và các nhà thầu từng bước thực hiện đúng các quy định về quản lý chất lượng các công trình, nhằm hạn chế tối đa những sai sót trong quá trình xây dựng. Tuy vậy, tiến độ xây dựng và giải ngân vốn xây dựng cơ bản còn rất chậm, một số công trình chất lượng kém, làm giảm hiệu quả đầu tư;
Để khắc phục tình trạng trên và thực hiện tốt kế hoạch đầu tư xây dựng năm 2008, UBND tỉnh yêu cầu các cấp, các ngành, địa phương và các chủ đầu tư tập trung thực hiện quyết liệt một số biện pháp sau đây:
1. Tổ chức quán triệt các văn bản pháp luật:
Các ngành, các cấp cần tổ chức, nghiên cứu, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng, sử dụng đa dạng các kênh thông tin và các phương tiện truyền thông; tổ chức các lớp tập huấn để phổ biến đến cán bộ, công chức, các doanh nghiệp và các tổ chức đoàn thể; nhằm hiểu rõ, thực hiện đúng các quy định của nhà nước trong quản lý đầu tư xây dựng và thực hiện tốt vai trò giám sát của nhân dân. Các sở, ngành khẩn trương tham mưu cho UBND tỉnh sớm triển khai thực hiện các văn bản của Trung ương mới ban hành.
2. Về tiến độ thi công, thanh toán và quyết toán vốn đầu tư:
- Đối với các công trình chuyển tiếp, mở mới trong năm 2008 phải bảo đảm thủ tục đầu tư theo quy định và được công bố công khai nội dung quyết định đầu tư, kế hoạch đầu tư (tên dự án, quy mô xây dựng, phạm vi chiếm đất, vốn đầu tư, nguồn vốn, chủ đầu tư, thời gian thực hiện …) tại địa điểm thực hiện dự án đầu tư và tại trụ sở HĐND, UBND huyện, xã, phường, thị trấn nơi có dự án để nhân dân biết, tham gia giám sát, kiểm tra;
- Lập phương án giải tỏa, đền bù, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt (đối với những công trình có giải tỏa, đền bù) và khẩn trương tiến hành đền bù xong trước khi tổ chức lựa chọn nhà thầu, các công trình chưa giải phóng xong mặt bằng nhất thiết không được triển khai khởi công;
- Đối với những dự án, công trình có sử dụng nguồn vốn huy động, vốn đối ứng của địa phương, phải đảm bảo huy động đủ vốn trước khi khởi công. Trong trường hợp khó khăn không huy động được, Chủ đầu tư phải báo cáo ngay cho UBND tỉnh biết để có ý kiến chỉ đạo hoặc xem xét giải quyết.
- Các công trình đủ điều kiện thi công phải đẩy nhanh tiến độ, không chờ điều chỉnh đơn giá mới, theo phương châm vừa thi công, vừa điều chỉnh đơn giá khi có hướng dẫn;
- Các cơ quan được phân cấp, ủy quyền quản lý đầu tư xây dựng có chức năng thẩm định, phê duyệt dự án phải đảm bảo thời gian theo quy định và từng bước rút ngắn thời gian thẩm định để đẩy nhanh tiến độ xây dựng.
- Công tác thanh toán, quyết toán: Chủ đầu tư thực hiện nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành và khẩn trương tổng hợp hồ sơ thanh toán đúng thời gian quy định; lập hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư công trình hoàn thành, trình cấp có thẩm quyền thẩm tra và phê duyệt quyết toán theo đúng thời gian quy định. Các cơ quan cấp phát thực hiện kiểm soát, thanh toán vốn đầu tư cho các dự án, công trình theo đúng quy định hiện hành; tập trung giải quyết hồ sơ thanh toán vốn đầu tư, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ so với quy định, tạo thuận lợi để sử dụng hết kế hoạch vốn đầu tư được giao. Cơ quan tài chính hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tư hạng mục công trình, công trình, dự án hoàn thành theo đúng thời gian quy định. Thực hiện tốt việc thẩm tra, phê duyệt quyết toán theo thẩm quyền;
- Tuyệt đối không cho phép kéo dài thời gian thi công theo hợp đồng đã ký;
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình. Thực hiện nghiệm thu khối lượng công trình hoàn thành và tổng hợp hồ sơ thanh toán đúng thời gian quy định. Đối với những công trình, dự án đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, lập thủ tục tạm ứng theo quy định tại Công văn số 15073/BTC-ĐT ngày 07/11/2007 của Bộ Tài chính;
- Tổ chức quản lý, sử dụng công trình ngay khi bàn giao đưa vào sử dụng. Các sở, ngành giám sát hiệu quả của dự án thường xuyên báo cáo trong giao ban xây dựng cơ bản.
3. Về quản lý chất lượng công trình xây dựng:
- Sở Xây dựng: Chủ trì cùng các ngành thường xuyên tổ chức kiểm tra các công trình theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Phối hợp với các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành để xử lý đối với các vi phạm về chất lượng công trình và động viên khen thưởng kịp thời các đơn vị hoạt động xây dựng có các công trình đạt kỹ, mỹ thuật cao. Kịp thời có văn bản gửi các chủ đầu tư để rút kinh nghiệm và chấn chỉnh trong công tác đầu tư, xây dựng. Chủ trì phối hợp với các ngành kiểm tra năng lực hành nghề của các doanh nghiệp xây dựng, doanh nghiệp tư vấn trên địa bàn tỉnh. Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho UBND tỉnh về xử lý giá cả trong trường hợp giá vật tư, vật liệu xây dựng có biến động lớn làm ảnh hưởng đến chất lượng xây dựng;
- Các Sở quản lý xây dựng chuyên ngành, theo chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được phân công, chủ động tiến hành kiểm tra đột xuất các công trình để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm về chất lượng công trình; phòng ngừa các sai phạm có thể xảy ra;
- UBND các huyện, thành phố, sớm kiện toàn tổ chức và chấn chỉnh hoạt động của Ban quản lý các dự án theo quy định; Sở Xây dựng hướng dẫn và đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện của UBND các huyện, thành phố; tăng cường công tác giám sát, nhất là giám sát tại hiện trường, bám sát hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công đã được duyệt để kiểm tra công tác thi công và tổ chức nghiệm thu theo đúng quy định. Chỉ đạo các phòng chức năng, lập kế hoạch kiểm tra công tác quản lý chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn mình phụ trách.
- Các chủ đầu tư phải xem xét, lựa chọn các đơn vị tư vấn và các nhà thầu thi công có đủ năng lực và điều kiện để triển khai thực hiện các dự án theo quy định của pháp luật. Tổ chức nghiệm thu, tiếp nhận công trình xây dựng theo quy định. Người tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình phải chịu trách nhiệm cá nhân về sản phẩm do mình xác nhận trong quá trình thi công xây dựng công trình và bàn giao công trình xây dựng;
- Các nhà thầu xây dựng cần thực hiện nghiêm túc việc quản lý chất lượng công trình xây dựng theo quy định, thiết lập hệ thống quản lý chất lượng công trình khi triển khai thi công xây dựng công trình, quy định rõ trách nhiệm cho từng cá nhân, bộ phận thi công trong việc quản lý chất lượng công trình xây dựng. Bố trí cán bộ chuyên trách về quản lý chất lượng công trình phải là cán bộ kỹ thuật chuyên ngành, phù hợp với cấp công trình, đủ thời gian và kinh nghiệm công tác, nắm vững các tiêu chuẩn quy phạm về xây dựng liên quan đến công trình. Thường xuyên tổ chức kiểm tra thực hiện các biện pháp thi công, tiến độ thi công, để có biện pháp khắc phục, đảm bảo công trình thi công theo đúng quy trình quản lý chất lượng như đã cam kết với chủ đầu tư.
- Các tổ chức tư vấn giám sát phải cử cán bộ có năng lực, nắm vững các tiêu chuẩn Việt Nam có liên quan đến các phần việc thực hiện để giám sát đạt hiệu quả cao. Cán bộ giám sát phải thường xuyên có mặt tại hiện trường để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình thi công, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các công tác xây lắp của nhà thầu theo quy định. Tham mưu, đề xuất cho chủ đầu tư đưa ra các quy trình kiểm tra, giám sát chất lượng của các nhà thầu nhằm đảm bảo được chất lượng thi công công trình;
- Các tổ chức tư vấn kiểm định phải thực hiện tổ chức kiểm định chất lượng theo đúng quy trình, tiêu chuẩn Việt Nam và chịu trách nhiệm về số liệu kiểm định do mình thực hiện. Những trường hợp kết quả kiểm định không trung thực gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình phải được xử lý theo quy định của pháp luật.
4. Công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch:
- UBND các huyện, thành phố, các Sở, ngành có liên quan, tập trung hoàn thành trình UBND tỉnh phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của các huyện, thành phố đến năm 2020. Riêng quy hoạch của huyện Krông Ana và huyện Cư Kuin, phê duyệt chậm nhất vào quý I/2009.
- Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện và thành phố, tổ chức rà soát danh mục các quy hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm đã phê duyệt để lập kế hoạch lập mới, rà soát, điều chỉnh bổ sung đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, đảm bảo các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu theo quy định tại Điều 25, Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, đều phải được lập quy hoạch, trình UBND tỉnh phê duyệt danh mục lập, rà soát quy hoạch năm 2009, 2010 trong quý III/2008;
- Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, tổ chức, rà soát danh mục quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn; tham mưu UBND tỉnh ban hành danh mục kế hoạch lập quy hoạch xây dựng trong năm 2009; hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố thực hiện lập, điều chỉnh quy hoạch theo quy định;
- Sau khi quy hoạch được duyệt phải triển khai công bố, quản lý quy hoạch, tổ chức cắm mốc các quy hoạch, xác định rõ vị trí công trình.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra:
Các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra về đầu tư xây dựng cơ bản theo chức năng nhiệm vụ của mình, xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay từ đầu năm để đưa công tác xây dựng cơ bản đi nào nề nếp, đảm bảo tiến độ, chất lượng công trình xây dựng; đồng thời, thanh tra đột xuất theo quy định đối với những công trình có dấu hiệu vi phạm pháp luật để phát hiện và ngăn chặn kịp thời tình trạng tham nhũng, gây thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản. Mở rộng hình thức quản lý, giám sát của nhân dân theo quy chế dân chủ ở cơ sở đối với các loại công trình xây dựng cơ bản đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước, công tác quy hoạch, nhất là đối với việc công khai thực hiện các dự án quy hoạch. Tăng cường giám sát thực hiện các dự án quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, xử lý nghiêm các vi phạm trong quản lý quy hoạch, quản lý đất đai.
6. Chế độ báo cáo:
Chủ đầu tư phải chấp hành đúng quy định về báo cáo tiến độ thực hiện kế hoạch đầu tư tất cả các nguồn vốn kể cả vốn vượt thu, tạo vốn từ quỹ đất của các huyện, thành phố; nội dung báo cáo về huy động các nguồn vốn, khối lượng xây dựng, sự cố phát sinh, cấp phát thanh toán, dự án hoàn thành; thời giao báo cáo hàng tháng, quý, 6 tháng và cả năm theo Công văn số 3925/UBND-TH ngày 15/10/2007 của UBND tỉnh về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư nhà nước, Thông tư số 05/2007/TT-BKH ngày 09/8/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, về việc ban hành các biểu mẫu và hướng dẫn thực hiện Quyết định số 52/2007/QĐ-TTg ngày 16/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Báo cáo gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh; Hàng quý, Sở Xây dựng tổng hợp báo cáo về tình hình chất lượng các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh cho UBND tỉnh xử lý theo thẩm quyền;
UBND tỉnh yêu cầu Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các sở, ban, ngành và các doanh nghiệp sử dụng vốn từ ngân sách nhà nước, nghiêm túc triển khai thực hiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về UBND tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng để chỉ đạo và hướng dẫn thực hiện.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
- 1Quyết định 231/QĐ-UBND năm 2015 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2014
- 2Quyết định 2662/QĐ-UBND công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk được rà soát, hệ thống hóa năm 2013
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Quyết định 52/2007/QĐ-TTg về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch vốn đầu tư Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Thông tư 05/2007/TT-BKH ban hành các biểu mẫu báo cáo và hướng dẫn Quyết định 52/2007/QĐ-TTg về chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
Chỉ thị 03/2008/CT-UBND về việc tăng cường quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 03/2008/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/04/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Lữ Ngọc Cư
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/04/2008
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực