BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 03/2000/CT-BYT | Hà Nội, ngày 01 tháng 2 năm 2000 |
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC CẤP CỨU TAI NẠN GIAO THÔNG
Để thực hiện quy định tại điểm 5. Chỉ thị số 33/1999/CT-TTg ngày 27/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Bộ trưởng Bộ Y tế chỉ thị Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh (gọi chung là bệnh viện), bao gồm các Bênh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ, Bệnh viện đa khoa trung tâm và khu vực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; Phòng khám đa khoa khu vực; Bệnh viện các ngành; Bệnh viện tư nhân và Bệnh viện có vốn đầu tư của nước ngoài phải tổ chức thực hiện ngay những công việc sau đây:
1. Các Bệnh viện phải tổ chức sẵn sàng cấp cứu tai nạn giao thông:
1.1. Tiếp nhận và xử trí cấp cứu kịp thời người bị tai nạn giao thông. Nếu vượt khả năng, sau khi sơ cứu, bệnh viện phải chuyển ngay người bị tai nạn giao thông lên tuyến trên. Nghiêm cấm việc chuyển người bị tai nạn trong tình trạng chưa được sơ cứu.
1.2. Phải tổ chức sắp xếp, giành sự ưu tiên về giường bệnh, thuốc, thiết bị y tế và phương tiện vận chuyển cấp cứu để đảm bảo việc cấp cứu người bị tai nạn giao thông kịp htời và hiệu quả.
1.3. Tổ chức đội cấp cứu lưu động và phương tiện vận chuyển sẵn sàng đi cấp cứu ngoài viện khi có yêu cầu. Các bệnh viện có địa điểm trên trục đường quốc lộ hoặc gần trục đường quốc lộ, khi nhận được thông tin yêu cầu cấp cứu, đội cấp cứu lưu động phải lên đường thực hiện nhiệm vụ ngay.
1.4. Trường hợp xảy ra vụ tai nạn giao thông lớn, nhiều người bị tai nạn phải cấp cứu, bênh viện phải tìm mọi cách báo cáo khẩn cấp lên cấp có thẩm quyền để chỉ đạo và chi viện kịp thời.
2. Để phòng ngừa và hạn chế hậu quả của tai nạn giao thông, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ và Báo Sức khoẻ và Đời sống phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng để tuyên truyền vận động toàn dân đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, thắt dây an toàn khi đi ô tô con.
Nhận được chỉ thị này, giám đốc Sở y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ sở khám chữa bệnh phải tổ chức triển khai thực hiện ngay, đặc biệt phải tập trung tổ chức tốt việc cấp cứu người bị tai nạn giao thông trong dịp Tết nguyên đán Canh Thìn sắp tới.
Định kỳ 3 tháng, các đơn vị, địa phương phải báo cáo kết quả thực hiện và những vướng mắc phát sinh về Bộ Y tế (Vụ Điều trị) để nghiên cứu và giải quyết.
| Đỗ Nguyên Phương (Đã ký)
|
- 1Chỉ thị 116-TTg năm 1978 về công tác cấp cứu người bệnh và người bị tai nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1203/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 3005/QĐ-BYT năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật về y tế tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 1Chỉ thị 116-TTg năm 1978 về công tác cấp cứu người bệnh và người bị tai nạn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 33/1999/CT-TTg về việc tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1203/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông trên mạng đường bộ cao tốc đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Chỉ thị 03/2000/CT-BYT về việc tăng cường công tác cấp cứu tai nạn giao thông do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Số hiệu: 03/2000/CT-BYT
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 01/02/2000
- Nơi ban hành: Bộ Y tế
- Người ký: Đỗ Nguyên Phương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/02/2000
- Ngày hết hiệu lực: 13/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực