Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 02/CT-BTP | Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2010 |
VỀ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TRONG NGÀNH TƯ PHÁP
Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây gọi chung là Luật) được Quốc hội thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2009, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010. Đây đạo luật đầu tiên ở nước ta quy định đầy đủ, đồng bộ tất cả các vấn đề liên quan đến chế độ trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong khi thi hành công vụ như đối tượng được bồi thường; cơ quan có trách nhiệm giải quyết bồi thường; phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường; các loại thiệt hại và mức thiệt hại được bồi thường; thủ tục giải quyết bồi thường; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã gây ra thiệt hại.
Luật đã quy định rõ Nhà nước có trách nhiệm bồi thường đối với các thiệt hại do cán bộ, công chức gây ra trong ba lĩnh vực hoạt động là quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án. Trong đó, bồi thường nhà nước trong lĩnh vực hoạt động quản lý hành chính và thi hành án có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lý nhà nước của các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các cấp. Cũng theo quy định của Luật, Nhà nước không chỉ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do các hành vi chủ động của cán bộ, công chức gây ra mà còn phải bồi thường đối với cả các thiệt hại do việc cán bộ, công chức không thực hiện công vụ mà theo quy định của pháp luật, cán bộ, công chức phải làm. Việc thực thi Luật không chỉ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân bị cán bộ, công chức nhà nước có hành vi trái pháp luật, gây ra thiệt hại trong khi thi hành công vụ mà còn góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Để thi hành Luật này và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án; phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhân dân tối cao quản lý nhà nước đối với công tác bồi thường thiệt hại trong hoạt động tố tụng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp chỉ thị:
a) Quán triệt tinh thần và nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật này và các văn bản hướng dẫn thi hành đến cán bộ, công chức của đơn vị bằng các hình thức và biện pháp thích hợp để cán bộ, công chức nhận thức được ý nghĩa, vai trò, tác dụng của Luật, nắm rõ các hành vi mà nếu cán bộ, công chức vi phạm gây ra thiệt hại thì Nhà nước sẽ phải bồi thường và cá nhân phải bồi hoàn cho Nhà nước;
b) Phân công cán bộ theo dõi công tác giải quyết bồi thường để kịp thời thực hiện thủ tục giải quyết bồi thường khi người bị thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường;
c) Đôn đốc, chỉ đạo việc giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của đơn vị mình, bảo đảm thực hiện bồi thường công bằng, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất;
d) Phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường và quản lý nhà nước về công tác bồi thường.
2. Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế
Đôn đốc các đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 3193/QĐ-BTP ngày 09 tháng 11 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và có trách nhiệm sau đây:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn thi hành pháp luật về bồi thường nhà nước, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
b) Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục Thi hành án dân sự và các đơn vị liên quan tham mưu, đề xuất đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường theo quy định của pháp luật;
c) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng tài liệu, chương trình tập huấn, định kỳ tổ chức bồi dưỡng kiến thức về pháp luật bồi thường nhà nước, kỹ năng giải quyết bồi thường cho các cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường, bảo đảm việc giải quyết bồi thường được thực hiện đúng pháp luật, thống nhất trong phạm vi cả nước;
d) Trước mắt, trong khi chưa xác định đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác bồi thường, chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuộc phạm vi quản lý của Ngành Tư pháp; nắm bắt những khiếm khuyết, hạn chế của hệ thống pháp luật, phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị với Bộ trưởng về các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan do Bộ quản lý;
đ) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ xác định nhu cầu kinh phí hàng năm để bảo đảm công tác bồi thường.
3. Tổng cục Thi hành án dân sự
a) Căn cứ vào Luật Thi hành án dân sự và các văn bản liên quan, rà soát các quyết định, hành vi công vụ trong hoạt động thi hành án dân sự thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của Nhà nước để kịp thời hướng dẫn, đôn đốc công chức làm công tác thi hành án dân sự thực thi công vụ đúng pháp luật, phòng tránh các hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại.
b) Hướng dẫn việc phân công, bố trí công chức trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường ở các cơ quan, đơn vị thi hành án dân sự. Phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự, kinh tế tổ chức bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho công chức trực tiếp làm công tác bồi thường.
c) Theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo việc giải quyết bồi thường, bảo đảm thực hiện bồi thường công bằng, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất tại các cơ quan thi hành án dân sự.
d) Xác định nhu cầu kinh phí hàng năm để lập dự toán ngân sách cho công tác giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của Tổng cục và các đơn vị trực thuộc.
đ) Trước mắt, trong khi chưa xác định đầu mối giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp quản lý nhà nước về công tác bồi thường, phối hợp với Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường trong hoạt động thi hành án dân sự.
4. Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, các Sở Tư pháp và tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện tuyên truyền, phổ biến nội dung của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành trong toàn Ngành Tư pháp.
b) Chủ trì, phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên phạm vi toàn quốc.
Chủ trì, phối hợp với Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật, Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế và các đơn vị liên quan chủ động thực hiện việc đưa tin, tuyên truyền việc thực hiện Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành trên các ấn phẩm của Báo Pháp luật Việt Nam.
a) Chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thi hành án dân sự, các đơn vị có liên quan lập dự toán kinh phí cho công tác giải quyết bồi thường thuộc trách nhiệm của Bộ Tư pháp, báo cáo Bộ Tài chính để đưa vào cân đối chung.
b) Bố trí kinh phí cho công tác xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo hoặc phối hợp soạn thảo; công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về bồi thường.
a) Tham mưu, đề xuất với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tổ chức thi hành Luật theo Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường tại địa phương.
b) Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, cơ quan báo chí ở địa phương tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến về các nội dung cơ bản của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn tại địa phương.
c) Phối hợp với Bộ Tư pháp và các cơ quan hữu quan tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho các cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ này để bảo đảm thực hiện việc giải quyết bồi thường công bằng, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất.
d) Theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuộc phạm vi do địa phương quản lý; nắm bắt những khiếm khuyết, hạn chế của hệ thống pháp luật, phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương.
đ) Phối hợp với Sở Tài chính xác định nhu cầu sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác bồi thường tại địa phương.
8. Tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ
a) Tham mưu, đề xuất với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc tổ chức thi hành Luật theo Chỉ thị số 1565/CT-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về triển khai thi hành Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường thuộc lĩnh vực do Bộ, ngành mình quản lý.
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức trong Bộ, ngành để cán bộ, công chức nắm bắt được những nội dung cơ bản của Luật, nhất là những hành vi cần phải tránh để hạn chế đến mức thấp nhất khả năng phải bồi thường của Nhà nước.
c) Phối hợp với Bộ Tư pháp tổ chức tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ giải quyết bồi thường cho cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác giải quyết bồi thường tại Bộ, ngành để bảo đảm thực hiện việc giải quyết bồi thường tại Bộ, ngành mình công bằng, khách quan, đúng pháp luật và thống nhất.
d) Theo dõi, thống kê các hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức gây ra thiệt hại thuộc phạm vi do Bộ, ngành quản lý; nắm bắt những khiếm khuyết, hạn chế của hệ thống pháp luật, phát hiện những vướng mắc, khó khăn trong hoạt động thi hành công vụ để kiến nghị với Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các giải pháp cải cách hành chính, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức trong khi thi hành công vụ, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các cơ quan nhà nước do Bộ, ngành mình quản lý.
đ) Phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xác định nhu cầu sử dụng ngân sách nhà nước cho công tác bồi thường tại Bộ, ngành mình.
Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng tổ chức pháp chế thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan thuộc Chính phủ, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi Cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự có trách nhiệm thực hiện Chỉ thị này.
Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị và định kỳ 6 tháng báo cáo Lãnh đạo Bộ; hết năm 2010, tổ chức tổng kết, đánh giá việc thực hiện Chỉ thị và đề xuất giải pháp cho các năm tiếp theo.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Luật thi hành án dân sự 2008
- 2Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2009
- 3Chỉ thị 1565/CT-TTg năm 2009 thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 3193/QĐ-BTP năm 2009 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 1565/CT-TTg triển khai thi hành Luật trách nhiệm bồi thường của nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Chỉ thị 02/CT-BTP năm 2010 thực hiện Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong ngành tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 02/CT-BTP
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 24/02/2010
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra