Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 02/2005/CT-UBND

Điện Biên, ngày 20 tháng 01 năm 2005

 

CHỈ THỊ

V/V ĐẨY MẠNH CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG, CHỐNG DỊCH CÚM GIA CẦM VÀ BỆNH CÚM A Ở NGƯỜI

Theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Cúm gia cầm, hiện nay dịch Cúm gia cầm và bệnh Cúm A (H5N1) Ở người đang tái phát tại các tỉnh miền Nam và một số tỉnh miền Bắc, có nguy cơ bùng phát ra diện rộng như cuối năm 2003 và đầu năm 2004. Tuy nhiên tại thời điểm này ở tỉnh ta chưa tái xuất hiện dịch, bệnh.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm về việc triển khai cấp bách công tác phòng, chống địch Cúm gia cầm và bệnh Cúm A ở người; để chủ động phòng, chống dịch, bệnh; UBND tỉnh Chỉ thị UBND các huyện, thị, thành phố thuộc tỉnh và các ngành triển khai ngay một số việc như sau:

1. Sở Nông nghiệp & PTNT chỉ đạo Chi cục Thú y tăng cường kiểm soát dịch bệnh trên phạm vi toàn tỉnh; kiểm tra dịch bệnh gia cầm các cơ sở chăn nuôi tập trung, trang trại chăn nuôi quy mô vừa và lớn tại địa bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên, Thị xã Lai châu, huyện Mường Lay, huyện Tuần Giáo, nhất là tại các ổ dịch đã xuất hiện trước đây; tăng cường kiểm soát các cơ sở giết mổ gia cầm, các chợ đầu mối buôn bán tiêu thụ gia cầm, nếu phát hiện thấy dịch bệnh phải tiến hành tiêu huỷ ngay số gia cầm, phân gia cầm và các chất thải có chứa mầm bệnh theo hướng dẫn của cơ quan thú y, tiến hành vệ sinh tiêu độc khử trùng toàn bộ khu vực có dịch đảm bảo tiêu diệt nguồn vi rút gây bệnh; khoanh vùng, cấm xuất, nhập gia cầm, các sản phẩm gia cầm tại nơi có dịch.

- Xây dựng phương án trình UBND tỉnh xem xét, quyết định: Thành lập chốt kiểm dịch cố định trên quốc lộ 6 nơi giáp với tỉnh Sơn La, trên quốc lộ 12 nơi giáp với tỉnh Lai Châu; thành lập đội kiểm dịch lưu động có sự tham gia của cơ quan thú y, công an, quản lý thị trường kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm từ ngoài tỉnh vào và tình hình dịch bệnh trên địa bàn nội tỉnh. Mọi trường hợp vận chuyển không có giấy kiểm dịch thú y phải được xử lý triệt đế.

Nghiêm cấm vận chuyển gia cầm sống trên các phương tiện vận chuyển hành khách, việc vận chuyển gia cầm phải thực hiện bằng phương tiện đảm bảo không để rơi vãi phân và các chất thải khác trên đường đi.

- Xây dựng kế hoạch chống dịch khi có dịch xảy ra, bao gồm: phun thuốc tiêu độc, khử trùng, lấy mẫu bệnh phẩm để xác định chính xác bệnh dịch; tiêu huỷ gia cầm mắc bệnh, hướng dẫn chi tiết các biện pháp phòng chống dịch theo quy định của chuyên ngành thú y. Xây dựng dự toán kinh phí phòng chống dịch trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt. Khi có dịch bệnh xuất hiện Chi cục Thú y - Sở Nông nghiệp & PTNT phải báo cáo tình hình dịch bệnh mỗi ngày một lần theo hướng dẫn của chuyên ngành Thú y.

2. Sở Y tế thực hiện tốt công tác tuyên truyền và triển khai ngay các biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm lây sang người theo Thông báo số 307/TB-BYT ngày 14/01/2005 của Bộ Y tế về tình hình bệnh viêm phổi do vi rút Cúm A ( H5N1) và các biện pháp phòng, chống dịch. Khi phát hiện có dịch bệnh phải tập trung mọi nguồn lực, áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp dập dịch, không để dịch bệnh lây lan; chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, thuốc men, lực lượng cán bộ để phòng, chống dịch khi dịch bệnh xảy ra.

Phối hợp với Sở Nông nghiệp & TNT, Sở Thương Mại tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là dịp Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005.

3. Sở Văn hóa thông tin, Đài phát thanh truyền hình tỉnh, Báo Điện Biên phủ phối hợp với Sở Nông nghiệp & RNT, Sở Ytế tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng về dịch Cúm gia cầm và bệnh Cúm A ở người để mọi người dân được thông tin kịp thời đầy đủ và chính xác, tránh gây hoang mang cho nhân dân; đồng thời, nâng cao ý thức cộng đồng, vận động nhân dân tham gia tích cực các biện pháp phòng chống dịch, bệnh trong các hoạt động chăn nuôi, vận chuyển, buôn bán, giết mổ và tiêu thụ sản phẩm gia cầm.

4. Chủ tịch UBND các Huyện, Thị, Thành phố thuộc tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với các lực lượng chuyên ngành thú y và y tế tiến hành công tác kiểm tra dịch bệnh đến các hộ và cơ sở chăn nuôi tại các thôn, bản; phát hiện và xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật về thú y các trường hợp cố tình bán chạy gia cầm bị nhiễm bệnh, vứt gia cầm chết vì bệnh bừa bãi làm phát tán dịch bệnh. Có biện pháp vận động nhân dân nuôi nhốt gia cầm, không chăn thả gia cầm trên tường, đồng, kênh mương, ao, hồ.

5. Tạm dừng việc xuất, nhập gia cầm sống và sản phẩm gia cầm tại cửa khẩu Tây Trang, cửa khẩu Huổi Puốc huyện Điện Biên và các cửa khẩu tiểu ngạch trên địa bàn tỉnh từ nay đến hết tháng 3 năm 2005. Các đơn vị chức năng: Hải quan, Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường kiểm soát vận chuyển nhập lậu gia cầm qua biên giới để ngăn chặn nguồn lây bệnh từ Lào và Trung quốc vào nội địa và từ nội địa sang nước bạn.

6. Để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch cúm gia cầm và bệnh Cúm A ở người trong năm 2005, tiếp tục củng cố và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch cúm gia cầm được thành lập theo Quyết định số: 18/QĐ-UB ngày 07/02/2004 của UBND lâm thời tỉnh Điện Biên và Ban chỉ đạo Phòng chống viêm đường hô hấp cấp được thành lập theo Quyết định số: 394/QĐ- UB ngày 07/4/2003 của UBND tỉnh Lai Châu (cũ).

Đây là nhiệm vụ cấp bách góp phần bảo vệ ngành chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và sức khỏe người dân, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Dậu 2005; UBND tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị, thành phố có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Hoàng Be

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Chỉ thị 02/2005/CT-UBND về đẩy mạnh biện pháp phòng, chống dịch Cúm gia cầm và bệnh Cúm A ở người do tỉnh Điện Biên ban hành

  • Số hiệu: 02/2005/CT-UBND
  • Loại văn bản: Chỉ thị
  • Ngày ban hành: 20/01/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
  • Người ký: Phạm Hoàng Be
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 20/01/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 16/09/2011
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản