- 1Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 3Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 4Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-UBND | Nam Định, ngày 03 tháng 01 năm 2023 |
CHỈ THỊ
VỀ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ QUỐC PHÒNG, QUÂN SỰ ĐỊA PHƯƠNG NĂM 2023
Năm 2022, cấp ủy, chính quyền các cấp đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện toàn diện nhiệm vụ Quốc phòng, Quân sự địa phương, có nhiều nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc, nổi bật là: tiếp tục triển khai thực hiện các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên về xây dựng các tỉnh, thành phố thành khu vực phòng thủ vững chắc. Nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về Quốc phòng; công tác giáo dục, bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh hoạt động có nền nếp, hiệu quả; hoàn thành tích hợp các khu quân sự và địa hình ưu tiên cho nhiệm vụ quốc phòng vào quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai thi công, xây dựng công trình quân sự trong khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thành phố. Chỉ đạo làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức thành công diễn tập khu vực phòng thủ huyện Xuân Trường, Giao Thủy; diễn tập bảo đảm tác chiến phòng thủ Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường; diễn tập chiến đấu xã, phường, thị trấn trong khu vực phòng thủ; diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các trọng điểm bảo đảm an toàn tuyệt đối. Hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ.
Hoàn thành điều chỉnh hệ thống văn kiện tác chiến phòng thủ (kế hoạch A4); văn kiện bảo đảm cho tác chiến phòng thủ (kế hoạch khối B); kế hoạch huy động lực lượng dự bị động viên khi chưa đến mức tổng động viên hoặc động viên cục bộ, văn kiện tác chiến ngắn hạn; duy trì nghiêm chế độ trực sẵn sàng chiến đấu, bảo đảm an toàn SeaGame31, các kỳ họp của Hội nghị Trung ương khóa XIII và Quốc hội khóa XV...; thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; hoàn thành nội dung, chương trình huấn luyện cho các đối tượng, triển khai đồng bộ các biện pháp xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”; tham gia hội thao, hội thi do cấp trên tổ chức đạt kết quả tốt.
Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 75 năm ngày truyền thống lực lượng vũ trang tỉnh, huyện, thành phố; 75 năm ngày Thương binh - Liệt sĩ... gắn với phong trào thi đua của tỉnh “Đoàn kết, kỷ cương, chủ động thích ứng, an toàn, hiệu quả, phát triển kinh tế, xã hội”. Thực hiện tốt các hoạt động “Đền ơn, đáp nghĩa” và các chế độ, chính sách theo đúng quy định của pháp luật. Tổng kết thực hiện các Nghị quyết về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự; thanh tra, kiểm ưa, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương hoạt động có nền nếp hiệu quả.
Tuy nhiên, trong thực hiện nhiệm vụ năm 2022 vẫn còn hạn chế đó là: Việc triển khai thực hiện Kế hoạch xây dựng các công trình quân sự trong khu vực phòng thủ huyện, thành phố còn chậm; công dân có trình độ cao đẳng, đại học nhập ngũ vào Quân đội tỷ lệ còn thấp.
Năm 2023, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân, lực lượng vũ trang tỉnh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2020 - 2025...; trong điều kiện tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến nhanh, khó dự báo; xung đột quân sự Nga - Ukraina tác động mạnh, sâu rộng đến mọi lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu; Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều yếu tố gây mất ổn định. Trong nước, các thế lực thù địch đẩy mạnh hoạt động chống phá; các vấn đề về an ninh nông thôn, an ninh khu công nghiệp, an ninh kinh tế, an ninh mạng,... cùng các thách thức an ninh phi truyền thống. Lực lượng vũ trang tỉnh thực hiện sáp nhập một số cơ quan theo Đề án tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và những năm tiếp theo... sẽ tác động đến tư tưởng cán bộ, chiến sỹ lực lượng vũ trang và kết quả triển khai thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương.
Thực hiện Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 22/12/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023. UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Tiếp tục quán triệt, thực hiện các văn bản của cấp trên về khu vực phòng thủ; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện, thành phố ngày càng vững chắc. Xây dựng lực lượng vũ trang tỉnh vững mạnh về mọi mặt, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023; chỉ đạo huyện Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực, Ý Yên diễn tập khu vực phòng thủ; Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn diễn tập bảo đảm tác chiến phòng thủ; diễn tập Chỉ huy - Cơ quan 1 bên, 2 cấp trên bản đồ và ngoài thực địa có một phần thực binh của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Ban Chỉ huy quân sự các huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Trung đoàn Bộ binh 180 khung thường trực; hoàn thành diễn tập chiến đấu xã, phường, thị trấn trong khu vực phòng thủ giai đoạn 2020 - 2025; diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các trọng điểm; huyện Trực Ninh diễn tập động viên; hoàn chỉnh hệ thống kế hoạch ứng phó với các thảm họa theo Nghị định số 02/NĐ-CP ngày 02/01/2019 của Chính phủ về Phòng thủ dân sự. Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 8 khóa XI về “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.
2. Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng. Tỉnh mở 03 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho cán bộ diện đối tượng 3; chỉ đạo Hội đồng giáo dục quốc phòng, an ninh các huyện, thành phố mở các lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng theo phân cấp; mở lớp đào tạo cho 50 đồng chí sỹ quan dự bị bằng nguồn ngân sách địa phương.
3. Quán triệt, tuyên truyền và thực hiện nghiêm Nghị quyết, Chỉ thị của cấp ủy các cấp về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh; các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực quốc phòng, an ninh mới được sửa đổi, bổ sung. Làm tốt công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, lực lượng Dân quân tự vệ, Dự bị động viên. Thực hiện chặt chẽ các khâu, các bước trong tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ; hoàn thành 100% chỉ tiêu giao quân bảo đảm công khai, dân chủ, công bằng, đúng luật. Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Luật Nghĩa vụ quân sự theo Kết luận số 22-KL/TU ngày 16/4/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về các giải pháp thực hiện nghiêm Luật Nghĩa vụ quân sự; Nghị định số 37/2022/NĐ-CP ngày 06/6/2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
4. Lực lượng vũ trang tỉnh duy trì nghiêm chế độ thường trực sẵn sàng chiến đấu, phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phòng chống cháy nổ...; phối hợp bảo đảm an ninh, an toàn các dịp Lễ, Tết, sự kiện chính trị quan trọng của Đảng, Nhà nước, Quân đội, địa phương. Rà soát, quản lý chặt chẽ nhân lực, phương tiện tàu thuyền theo chỉ tiêu sẵn sàng huy động bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo; điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ở các cấp. Quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả đất quốc phòng, công trình quốc phòng trên địa bàn; xây dựng các công trình quân sự trên địa bàn các huyện Nam Trực, Hải Hậu, Ý Yên và thành phố Nam Định; triển khai các thủ tục xây dựng phân căn cứ hậu cần - kỹ thuật của tỉnh tại huyện Trực Ninh và các công trình quân sự trên địa bàn huyện Giao Thủy, Vụ Bản, Nghĩa Hưng; xây mới, nâng cấp doanh trại của một số cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; thẩm định và giám sát các dự án phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Tổ chức sáp nhập Phòng Hậu cần và Phòng Kỹ thuật, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh; Ban Hậu cần và Ban Kỹ thuật, Trung đoàn bộ binh 180 khung thường trực, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh.
5. Duy trì hoạt động của Ban Chỉ đạo khu vực phòng thủ, Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự, Hội đồng cung cấp, Ban Chỉ đạo Phòng không nhân dân các cấp... có nền nếp, hiệu quả. Hoàn thành nội dung huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, phổ biến giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Tham gia các cuộc Hội thi, Hội thao do Bộ, Quân khu tổ chức phấn đấu đạt thành tích cao.
6. Nâng cao chất lượng hoạt động công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng truyền thống trong các nhiệm vụ chính trị, sự kiện lịch sử văn hóa, thể thao kỷ niệm các ngày lễ của Nhà nước, Quân đội và địa phương. Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh, Tỉnh Đoàn Nam Định, UBND huyện Hải Hậu phối hợp tổ chức phát động phong trào “Thanh niên với biển đảo quê hương”. Đẩy mạnh phong trào thi đua Quyết thắng gắn với phong trào thi đua yêu nước của địa phương. Phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, tích cực tuyên truyền học tập gương người tốt, việc tốt trong thực hiện nhiệm vụ, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện “Mẫu mực, tiêu biểu”. Thực hiện tốt công tác chính sách hậu phương Quân đội và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”; giải quyết các chế độ còn tồn sót theo quy định của pháp luật. Quan tâm đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương.
7. Thanh tra công tác quản lý Nhà nước về quốc phòng đối với UBND huyện Trực Ninh, Vụ Bản; việc thực hiện công tác quốc phòng đối với trường Cao đẳng Kinh tế và Công nghệ tỉnh Nam Định, Kho bạc Nhà nước tỉnh Nam Định, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tỉnh chi nhánh Nam Định, Tổng Công ty Cổ phần dệt may Nam Định; thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với Ban Chỉ huy quân sự các huyện Mỹ Lộc, Nam Trực, Nghĩa Hưng, Trực Ninh và thành phố Nam Định.
8. Giao Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh chủ trì phối hợp với các địa phương, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Chỉ thị này; tổng hợp báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tư lệnh Quân khu 3 theo quy định./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2021 do tỉnh Nam Định ban hành
- 2Chỉ thị 02/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2022 do tỉnh Nam Định ban hành
- 3Kế hoạch 5238/KH-UBND năm 2022 về phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 4Kế hoạch 574/KH-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm 2023 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 5Chỉ thị 01/CT-UBND về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu
- 2Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 3Nghị định 02/2019/NĐ-CP về phòng thủ dân sự
- 4Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2020 về nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2021 do tỉnh Nam Định ban hành
- 5Chỉ thị 02/CT-UBND thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2022 do tỉnh Nam Định ban hành
- 6Nghị định 37/2022/NĐ-CP sửa đổi Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu; quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia; trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam
- 7Kế hoạch 5238/KH-UBND năm 2022 về phát động thi đua thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023 do tỉnh Ninh Thuận ban hành
- 8Kế hoạch 574/KH-UBND năm 2022 thực hiện nhiệm vụ quốc phòng địa phương năm 2023 do tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 9Chỉ thị 01/CT-UBND về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2023 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Chỉ thị 01/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương năm 2023 do tỉnh Nam Định ban hành
- Số hiệu: 01/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 03/01/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Nam Định
- Người ký: Phạm Đình Nghị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 03/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực