TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/CT-TLĐ | Hà Nội, ngày 06 tháng 1 năm 2014 |
CHỈ THỊ
CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM KHÓA XI
VỀ “NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ, XUẤT BẢN CỦA TỔ CHỨC CÔNG ĐOÀN TRONG TÌNH HÌNH MỚI”
Báo chí, xuất bản Công đoàn là cơ quan ngôn luận của tổ chức Công đoàn, là diễn đàn dân chủ của cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) cả nước, là công cụ sắc bén, quan trọng trong công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ của tổ chức Công đoàn. Cùng với sự lớn mạnh của phong trào công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam và sự phát triển chung của nền báo chí, xuất bản cách mạng Việt Nam, hệ thống báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn cũng có những bước phát triển mạnh mẽ, là bộ phận quan trọng của nền báo chí, xuất bản cách mạng Việt Nam. Kể từ khi Báo Lao động và Tạp chí Công hội đỏ ra đời năm 1929 do lãnh tụ Nguyễn Đức Cảnh sáng lập và trực tiếp làm chủ bút, tính đến nay, hệ thống báo chí, xuất bản Công đoàn có 01 nhà xuất bản, 05 báo in, hơn 70 tạp chí và bản tin, hơn 40 báo điện tử và trang thông tin điện tử công đoàn các cấp.
Những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cấp Công đoàn, hệ thống báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn luôn giữ vững tôn chỉ, mục đích, thường xuyên đổi mới nội dung và hình thức, nâng cao chất lượng thông tin, phản ánh, tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn, được đông đảo cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ và các tầng lớp nhân dân mến mộ. Đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm báo chí, xuất bản Công đoàn đã phát triển về nhiều mặt. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, định hướng hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn được tăng cường.
Tuy nhiên, hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn thời gian qua cũng còn một số khó khăn, hạn chế. Chất lượng, hiệu quả hoạt động, việc đổi mới nội dung, hình thức các sản phẩm báo chí, xuất bản trong hệ thống Công đoàn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác tuyên truyền, giáo dục CNVCLĐ trong tình hình mới; sản phẩm báo chí, xuất bản Công đoàn chưa đến được với đại bộ phận người lao động, nhất là người lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, hiểu biết về tổ chức Công đoàn của đội ngũ cán bộ quản lý, phóng viên, biên tập viên, người làm báo chí, xuất bản Công đoàn không đồng đều. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản còn thiếu đồng bộ, kinh phí dành cho các hoạt động liên quan đến công tác báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn còn hạn hẹp. Công tác chỉ đạo, quản lý, định hướng hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn có mặt còn hạn chế, chưa xây dựng được quy hoạch tổng thể có tính chiến lược về phát triển báo chí, xuất bản.
Nhằm tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về “Công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, để nâng cao hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn, góp phần tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 03-NQ/ĐCT ngày 03/4/2006 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về “Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới”, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp Công đoàn, các cơ quan báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn tập trung triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ sau đây:
I. Các cơ quan báo chí, xuất bản Công đoàn:
1. Bám sát sự chỉ đạo, định hướng của cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản các cấp, của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan chủ quản, hoạt động đúng tôn chỉ, mục đích, giữ vững và phát huy truyền thống và nâng cao vị thế của cơ quan báo chí, xuất bản của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong hệ thống báo chí cách mạng Việt Nam.
2. Chủ động phối hợp với các cấp Công đoàn trong công tác thông tin, phản ánh, tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn; thường xuyên nghiên cứu cải tiến hình thức thể hiện, nâng cao chất lượng nội dung thông tin, phát huy tính chuyên biệt, chú trọng đi sâu phản ánh tình hình đời sống, việc làm, thu nhập, tâm tư, nguyện vọng của CNVCLĐ, nhất là công nhân, lao động trong khu công nghiệp, khu chế xuất, trong các doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
Dành ít nhất 20% nội dung tin, bài trên mỗi ấn phẩm chính để tuyên truyền, phản ánh về tình hình đoàn viên, người lao động, phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn. Các báo in ra hàng ngày và báo điện tử dành vị trí trang trọng, dung lượng thích hợp để phản ánh kịp thời hoạt động của cán bộ, đoàn viên công đoàn, Ban Chấp hành, Đoàn Chủ tịch, các đồng chí Thường trực Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn, chậm nhất 24 giờ sau khi các hoạt động đó diễn ra.
3. Tích cực tuyên truyền về các mô hình mới, cách làm hay, các điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trong cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ đi đôi với tăng cường phát hiện, phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về lao động và Công đoàn, xâm hại quyền lợi cán bộ, đoàn viên và người lao động; đấu tranh với âm mưu “diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điểm sai trái, thù địch đối với phong trào CNVCLĐ và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
4. Thường xuyên phối hợp tổ chức giao ban, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, tăng tính kết nối thông tin giữa các cơ quan báo chí, xuất bản trong và ngoài hệ thống Công đoàn; kiện toàn tổ chức, bộ máy; tăng cường giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý luận chính trị, nghiệp vụ và nhận thức về công đoàn, trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp, đề cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cải thiện và nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, phóng viên, biên tập viên và những người làm báo chí, xuất bản của Công đoàn.
5. Tích cực nghiên cứu, xây dựng kế hoạch đẩy mạnh công tác phát hành và các hoạt động kinh tế báo chí, xuất bản, đồng thời hết sức lưu ý giữ vững tính tư tưởng, chính trị, phòng ngừa những biểu hiện dễ dãi, xa rời mục đích, tôn chỉ; phát huy vai trò của cơ quan truyền thông trong việc cùng tham gia đẩy mạnh các hoạt động xã hội của tổ chức Công đoàn. Nghiên cứu, xuất bản và phát hành các sản phẩm phù hợp đến với công đoàn cơ sở và công nhân, lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Từ năm 2014, mỗi Công đoàn cơ sở có ít nhất 01 tờ Báo Lao động và 01 ấn phẩm của Liên đoàn Lao động địa phương.
6. Tranh thủ các nguồn lực, kinh phí công đoàn các cấp, hàng năm trích kinh phí dành cho công tác tuyên truyền để cấp Báo Lao động cho các đơn vị khó khăn, đầu tư trang thiết bị, hiện đại hóa công nghệ, nâng cao chất lượng các ấn phẩm.
II. Các Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố; Công đoàn ngành Trung ương và tương đương:
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trực tiếp quản lý để đẩy mạnh tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn ở ngành, địa phương, đơn vị.
Cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản của Tổng Liên đoàn, cơ quan báo chí thuộc quyền quản lý tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn của địa phương, ngành, đơn vị.
2. Đề cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan chủ quản, tăng cường theo dõi, chỉ đạo, định hướng, kiểm tra mọi mặt hoạt động, nhất là về tư tưởng, nội dung thông tin của cơ quan báo chí thuộc quyền quản lý theo quy định của Đảng, Nhà nước và phân cấp của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
3. Phối hợp với cơ quan báo chí, xuất bản của Tổng Liên đoàn, chỉ đạo cơ quan báo chí thuộc quyền quản lý đầu tư nghiên cứu hoặc phối hợp nghiên cứu, xuất bản, phát hành sản phẩm phù hợp đến công đoàn cơ sở, công nhân, lao động trong doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài Nhà nước.
4. Căn cứ quy định của Nhà nước và hướng dẫn của Tổng Liên đoàn, chỉ đạo, hướng dẫn việc sử dụng tài chính công đoàn theo quy định tại Khoản 2, Điều 27, Luật Công đoàn 2012 để tổ chức cho đoàn viên, CNVCLĐ được nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm báo chí, xuất bản Công đoàn, mỗi công đoàn cơ sở có ít nhất 01 tờ Báo Lao động và 01 ấn phẩm của Liên đoàn Lao động địa phương; tích cực hỗ trợ, phối hợp tìm kiếm, huy động nguồn lực phục vụ cho việc đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, hiện đại hóa trang thiết bị, công nghệ, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan báo chí, xuất bản thuộc quyền quản lý.
III. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và công đoàn cơ sở:
1. Tích cực, chủ động cung cấp thông tin, phối hợp với các cơ quan báo chí, xuất bản Công đoàn tuyên truyền về phong trào CNVCLĐ, hoạt động công đoàn tại đơn vị, cơ sở.
2. Căn cứ hướng dẫn của Tổng Liên đoàn và Công đoàn cấp trên, sử dụng tài chính công đoàn theo phân cấp, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của chính quyền, chuyên môn để trang bị, tổ chức cho đoàn viên, CNVCLĐ nghiên cứu, sử dụng các sản phẩm báo chí, xuất bản Công đoàn.
Phấn đấu 70% công đoàn cơ sở được trang bị các báo in phù hợp, trong đó từ năm 2014, mỗi công đoàn cơ sở có ít nhất 01 tờ Báo Lao động và 01 ấn phẩm của Liên đoàn Lao động địa phương, 100% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được trang bị tạp chí, bản tin Công đoàn, 50% công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở được trang bị tủ sách theo Đề án đã được Tổng Liên đoàn phê duyệt.
3. Tham gia góp ý xây dựng, nâng cao chất lượng các sản phẩm báo chí, xuất bản Công đoàn, nhất là sản phẩm chuyên biệt phục vụ trực tiếp cho đoàn viên, công nhân, lao động tại cơ sở.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam giao cho Ban Tuyên giáo chủ trì, phối hợp cùng Ban Tài chính và các Ban, đơn vị trực thuộc Tổng Liên đoàn theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai Chỉ thị, định kỳ hàng năm tổ chức giao ban với các cơ quan báo chí, xuất bản Công đoàn; các cấp Công đoàn, các cơ quan báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn nghiêm túc tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị này, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện với Tổng Liên đoàn.
Chỉ thị này được phổ biến, quán triệt đến công đoàn cơ sở.
Nơi nhận: | TM. ĐOÀN CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1000/QĐ-TTg năm 2007 Về việc chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản và chuyển tổ chức biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sang Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 42-CT/TW năm 2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản do Ban Bí thư ban hành
- 3Thông tư liên tịch 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT hướng dẫn cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 16/2010/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Chỉ thị 08-CT/TW năm 1992 về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 6Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản
- 7Hướng dẫn 1294/HD-TLĐ năm 2019 về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 8Nghị quyết 04a/NQ-TLĐ năm 2014 về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 1Quyết định 1000/QĐ-TTg năm 2007 Về việc chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản và chuyển tổ chức biên chế cán bộ, công chức, viên chức làm công tác báo chí, xuất bản từ Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch sang Bộ Thông tin và Truyền thông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Chỉ thị 42-CT/TW năm 2004 về nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản do Ban Bí thư ban hành
- 3Thông tư liên tịch 85/2008/TTLT-BVHTTDL-BTTTT hướng dẫn cấp phép, đăng ký, thực hiện quảng cáo trên báo chí, mạng thông tin máy tính, xuất bản phẩm và công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 16/2010/TT-BTTTT quy định chi tiết và hướng dẫn việc cấp giấy phép hoạt động báo chí in, xuất bản số phụ, xuất bản phụ trương, xuất bản đặc san do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Luật Công đoàn 2012
- 6Chỉ thị 08-CT/TW năm 1992 về tăng cường sự lãnh đạo và quản lý nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác báo chí, xuất bản do Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành
- 7Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm trong hoạt động báo chí, xuất bản
- 8Hướng dẫn 1294/HD-TLĐ năm 2019 về đánh giá, xếp loại chất lượng hoạt động công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- 9Nghị quyết 04a/NQ-TLĐ năm 2014 về nâng cao hiệu quả hoạt động của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đáp ứng yêu cầu phong trào công nhân và hoạt động công đoàn trong tình hình mới do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
Chỉ thị 01/CT-TLĐ năm 2014 về “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, xuất bản của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới” do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành
- Số hiệu: 01/CT-TLĐ
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 06/01/2014
- Nơi ban hành: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam
- Người ký: Đặng Ngọc Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực