Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/CT-UBND | Vinh, ngày 20 tháng 01 năm 2010 |
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC, CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
Thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, việc khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng chưa được chính quyền các cấp quan tâm đúng mức. Vẫn còn tình trạng khai thác, chế biến trái phép đất san lấp, đá xây dựng, cát một cách trái phép. Tình trạng trên ảnh hưởng đến môi trường, sinh thái, làm sạt lở và biến đổi dòng chảy...
Nguyên nhân của tình trạng trên một phần do việc xây dựng quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh tiến hành còn chậm; công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng tại một số địa phương còn buông lỏng; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm chưa nghiêm và chưa thường xuyên.
Để khắc phục tình trạng trên, Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Sở Xây dựng:
a) Khẩn trương xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; quy hoạch cần định hướng nghiên cứu việc phát triển vật liệu xây dựng mới, dạng vật liệu xây dựng không nung để thay thế gạch ngói nung từ đất sét, có lộ trình xoá gạch ngói thủ công và các điểm mỏ được quy hoạch phù hợp với nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng.
b) Kiện toàn các phòng, ban chuyên môn để có đủ cán bộ có năng lực tham mưu cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Khẩn trương ban hành các quy định, đánh giá năng lực, điều kiện hoạt động khai thác mỏ vật liệu xây dựng, thiết kế cơ sở mỏ phù hợp với các quy định hiện hành của phát luật gắn với công tác cải cách hành chính.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương: Tổ chức thanh, kiểm tra hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh; đảm bảo các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng phải được kiểm tra định kỳ theo quy định. Kết thúc kiểm tra phải có đánh giá và kết luận về tình trạng an toàn trong khai thác và xử lý nghiêm các vi phạm quy định về điều kiện năng lực của các tổ chức, cá nhân; quy định về an toàn lao động.
d) Định kỳ báo cáo UBND tỉnh, các bộ, ngành liên quan về tình hình khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Phản ánh, đề xuất sửa đổi, điều chỉnh những vấn đề chưa phù hợp với thực tiễn của các văn bản quy phạm pháp luật hoặc các văn bản chỉ đạo, điều hành của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương:
+ Tham mưu UBND tỉnh thực hiện tốt quy hoạch về thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng;
+ Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng đúng theo quy định của pháp luật;
+ Tiếp tục hoàn thiện để công bố khu vực cấm, tạm cấm và hạn chế hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh;
+ Nghiên cứu đề xuất cơ chế chính sách trong việc gắn trách nhiệm các cấp quản lý về bảo vệ tài nguyên khoáng sản và môi trường tại khu vực khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng; triển khai thực hiện các nội dung kết luận của các đoàn thanh kiểm tra.
c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương tổ chức phổ biến các quy định của pháp luật về khoáng sản, môi trường, đất đai trong lĩnh vực thăm dò, khai thác và chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
3. Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với các ngành và chính quyền địa phương:
+ Tăng cường công tác quản lý và kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ trong khai thác vật liệu xây dựng, đảm bảo việc sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đúng theo thiết kế mỏ đã được phê duyệt.
+ Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, chất lượng các sản phẩm vật liệu xây dựng lưu hành trên thị trường đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng.
4. Sở Giao thông vận tải:
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và chính quyền địa phương: Xây dựng quy hoạch mạng lưới giao thông gắn với quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và quy hoạch khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Xây dựng để quản lý tốt việc khai thác cát sỏi, gắn khai thác cát sỏi với kế hoạch nạo vét lòng sông, cảng biển nhằm cải thiện và nâng cấp luồng lạch, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến công trình giao thông và cảnh quan môi trường.
5. Sở Tài chính:
a) Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo việc thu, quản lý và sử dụng tốt nguồn thuế, phí, lệ phí thu được từ hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
b) Chủ trì, phối hợp các ngành liên quan khảo sát tình hình về giá cả thị trường tài nguyên, khoáng sản vật liệu xây dựng tại địa phương và lập phương án điều chỉnh giá tính thuế trình UBND tỉnh quyết định để làm cơ sở cho việc tính thuế tài nguyên và phí bảo vệ môi trường.
6. Cục Thuế:
Tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 61/2009/QĐ- UB ngày 01/7/2009 của UBND tỉnh về quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác và thu mua tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục triển khai có hiệu quả các biện pháp chống thất thu các loại thuế, phí và lệ phí; xử lý nghiêm các hành vi gian lận, trốn tránh nghĩa vụ thuế, phí, lệ phí.
7. Công an tỉnh:
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và chính quyền địa phương:
+ Xây dựng phương án kế hoạch và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm trong hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến, vận chuyển và kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
+ Có phương án đảm bảo an ninh - trật tự cho các nhà đầu tư lớn, các dự án trọng điểm về xi măng, gốm sứ, đá ốp lát… trên địa bàn của tỉnh.
b) Phối hợp với Sở Công Thương quản lý vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng.
8. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội:
a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và chính quyền địa phương tăng cường thanh tra, kiểm tra việc tuân thủ các quy định về tuyển dụng lao động, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn lao động trong khai thác, chế biến vật liệu xây dựng.
b) Tổ chức các lớp huấn luyện và cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn cho người sử dụng lao động. Theo dõi, quản lý việc huấn luyện và cấp phát thẻ an toàn lao động cho người lao động tại các đơn vị khai thác, chế biến vật liệu xây dựng.
9. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành, thị:
a) Chỉ đạo các cơ quan chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên, khoáng sản, bảo vệ môi trường.
b) Tăng cường công tác quản lý nhà nước về quản lý khoáng sản tại địa phương; tổng hợp các vùng mỏ, các tổ chức, cá nhân, chủ tổ hợp khai thác trái phép các loại khoáng sản hoặc không chấp hành nghiêm túc các quy định trong quá trình hoạt động; xây dựng các biện pháp, kế hoạch để quản lý tốt hoạt động khoáng sản trên địa bàn; chủ động báo cáo đề xuất về UBND tỉnh để được chỉ đạo kịp thời.
c) Chủ động báo cáo kết quả tự kiểm tra về hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng về UBND tỉnh (qua Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng). Địa phương nào không chấp hành nghiêm việc kiểm tra và chế độ báo cáo thì Chủ tịch UBND huyện, thành, thị đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hoạt động khoáng sản tại địa phương.
d) Nghiêm cấm các hành vi buông lỏng quản lý, bảo kê, dung túng các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Địa phương nào để xẩy ra tình trạng trên thì cấp uỷ, chính quyền sẽ bị xử lý theo quy định.
e) Tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của UBND các xã, phường, thị trấn trong việc để xảy ra tình trạng khai thác, chế biến khoáng sản trái phép kéo dài; các trường hợp khai thác khoáng sản khi chưa hoàn tất các thủ tục pháp lý được quy định trong giấy phép.
10. Các đơn vị, cá nhân khai thác, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng:
a) Chỉ được tiến hành khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng sau khi đã thực hiện đầy đủ các nội dung đã được quy định trong giấy phép; bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường sinh thái nơi hoạt động và tuân thủ theo quy định về tuyển dụng, hợp đồng lao động, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động và các quy định về an toàn - vệ sinh lao động trong hoạt động khai thác, chế biến vật liệu xây dựng. Kê khai, nộp các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định.
b) Tổ chức khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo đúng thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt. Tích cực áp dụng các công nghệ khai thác, chế biến tiên tiến, tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường. Thực hiện nghiêm túc việc đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường khi mỏ hết hạn, mỏ bị thu hồi.
c) Báo cáo định kỳ theo quy định và đột xuất về hoạt động khoáng sản khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Uỷ ban nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị, Chủ tịch UBND các phường, xã, thị trấn và người đứng đầu các tổ chức khai thác, chế biến và kinh doanh vật liệu xây dựng trong phạm vi trách nhiệm của mình thực hiện tốt chỉ thị này. Giao cho Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh về tình hình thực hiện Chỉ thị này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2005 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng trên sông, suối do tỉnh Lào Cai ban hành
- 3Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 4Quyết định 360/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sử dụng bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 5Chỉ thị 10/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 6Quyết định 12/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 386/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 7Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý đối với hoạt động khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 8Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường biện pháp quản lý hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 1Quyết định 61/2009/QĐ-UBND về quản lý thu thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường đối với hoạt động khai thác và thu mua tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Chỉ thị 07/2011/CT-UBND tăng cường công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 3Chỉ thị 15/CT-UBND năm 2005 về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát, sỏi, vàng sa khoáng trên sông, suối do tỉnh Lào Cai ban hành
- 4Chỉ thị 15/2011/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, xử lý vi phạm trong hoạt động khai thác, kinh doanh, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản cát lòng sông trái quy định pháp luật trên địa bàn tỉnh An Giang
- 5Quyết định 360/2013/QĐ-UBND về quản lý hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường và sử dụng bãi tập kết vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 6Chỉ thị 10/2014/CT-UBND tăng cường công tác quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 12/2018/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 386/2012/QĐ-UBND quy định về quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
- 8Chỉ thị 04/CT-UBND năm 2018 về tăng cường quản lý đối với hoạt động khai thác đất làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng
- 9Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2020 về tăng cường biện pháp quản lý hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
Chỉ thị 01/2010/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến và kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 01/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 20/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Nguyễn Đình Chi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra