ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/2010/CT-UBND | Hải Dương, ngày 05 tháng 01 năm 2010 |
CHỈ THỊ
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ VÀ QUẢN LÝ HỘ TỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
Thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ, trong những năm qua, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, từng bước đi vào nề nếp. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về hộ tịch được chú trọng triển khai đến tận cơ sở. Nhận thức của các cấp, các ngành cũng như ý thức chấp hành pháp luật về hộ tịch của cán bộ và nhân dân được nâng lên một bước. Đội ngũ cán bộ làm công tác Tư pháp – Hộ tịch từ tỉnh đến cơ sở được quan tâm củng cố cả về số lượng và chất lượng. Các yêu cầu hợp pháp của công dân về hộ tịch được giải quyết kịp thời, nhanh chóng, đúng pháp luật.
Tuy nhiên, công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều sai sót, hạn chế, tình trạng các cơ quan, tổ chức, đoàn thể chưa xác định đúng giá trị pháp lý của giấy tờ hộ tịch, còn gây nhiều khó khăn cho công dân. Thực trạng trên có nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chưa đầy đủ quy định của pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch của một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân; sự phối hợp thiếu nhịp nhàng giữa các cơ quan hữu quan trong việc giải quyết những sai sót trong hồ sơ; giấy tờ cá nhân; công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, trợ giúp pháp lý về đăng ký và quản lý hộ tịch chưa thực sự sâu rộng; trình độ của một số cán bộ Tư pháp – Hộ tịch còn hạn chế...
Để khắc phục những hạn chế, sai sót, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương, Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ thị:
1. Các cấp, các ngành, tổ chức, đoàn thể tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến rộng rãi, thường xuyên Nghị định số 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành để không ngừng nâng cao nhận thức và ý thức tự chấp hành pháp luật về đăng ký và quản lý hộ tịch cho cán bộ, nhân dân.
Cơ quan tư pháp các cấp tỉnh, huyện và đặc biệt là cấp xã cần tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, áp dụng các quy định pháp luật hiện hành và ứng dụng tin học trong việc tham mưu cho Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện tốt công tác đăng ký và quản lý hộ tịch đảm bảo việc đăng ký các sự kiện hộ tịch, cấp giấy tờ hộ tịch (bản chính và bản sao), cải chính hộ tịch phải được thực hiện đúng trình tự, thủ tục theo quy định tại Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về đăng ký và quản lý hộ tịch, Thông tư số 01/2008/TT-BTP ngày 02 tháng 6 năm 2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định 158/2005/NĐ-CP ; Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy định về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác hộ tịch từ cấp tỉnh tới cơ sở đảm bảo trình độ, kiến thức, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tăng cường thanh tra, kiểm tra về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch của chính quyền cấp xã, kịp thời phát hiện, khắc phục các sai sót, thu hồi và hủy bỏ những giấy tờ hộ tịch cấp trái quy định pháp luật đồng thời kiên quyết xử lý mọi trường hợp làm trái quy định của nhà nước trong việc cấp, sao giấy tờ hộ tịch; phối hợp với các sở, ngành hữu quan tháo gỡ các vướng mắc về công tác hộ tịch đảm bảo đúng pháp luật, tạo điều kiện giải quyết nhanh chóng, thuận lợi các công việc, yêu cầu của công dân. Phối hợp với Sở Nội vụ và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố rà soát, đánh giá, kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
3. Các Sở, ban, ngành của tỉnh, đặc biệt là các ngành có các quy trình giải quyết công việc liên quan đến hồ sơ, giấy tờ của cá nhân như Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội tỉnh … có trách nhiệm: Quán triệt, nghiên cứu kỹ Nghị định 158/2005/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch và các văn bản hướng dẫn thi hành; Không tự đặt ra quy định yêu cầu cá nhân phải cung cấp bản chính giấy tờ hộ tịch trong các giao dịch hoặc yêu cầu cá nhân phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch trong trường hợp có sự khác biệt giữa giấy tờ, hồ sơ của cá nhân với Giấy khai sinh.
Trong giải quyết công việc, mọi cơ quan, tổ chức cần xác minh, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân được điều chỉnh các giấy tờ, hồ sơ cá nhân theo đúng nội dung của Giấy khai sinh đảm bảo quy định; Giấy khai sinh là giấy tờ gốc của mỗi cá nhân; Các thông tin trong mọi hồ sơ, giấy tờ của cá nhân phải phù hợp với Giấy khai sinh của cá nhân; Mọi quy trình giải quyết công việc liên quan đến giấy tờ, hồ sơ cá nhân đều phải dựa trên cơ sở Giấy khai sinh của cá nhân.
4. Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp rà soát nhu cầu, cân đối ngân sách cho việc cung cấp sổ sách, mẫu biểu hộ tịch và bổ sung phương tiện làm việc theo các quy định hiện hành để góp phần đảm bảo phục vụ tốt yêu cầu của công tác đăng ký và quản lý hộ tịch từ tỉnh tới cơ sở.
5. Giao Sở Nội vụ chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố tiến hành rà soát thực trạng đội ngũ cán bộ tư pháp, tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh phương án kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp cấp huyện, cấp xã theo hướng kiên quyết thay thế những cán bộ tư pháp không đủ tiêu chuẩn hoặc không hoàn thành nhiệm vụ và chỉ bố trí người có trình độ từ trung cấp luật trở lên đảm nhiệm công tác tư pháp – hộ tịch.
6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm tăng cường chỉ đạo chính quyền cấp xã trong việc tổ chức, thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch; phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ hộ tịch cho đội ngũ cán bộ Tư pháp – Hộ tịch cấp xã; kiện toàn Phòng Tư pháp đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra về nghiệp vụ đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý nghiêm các vi phạm về hộ tịch theo thẩm quyền.
Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn có trách nhiệm: Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục, thời hạn, lệ phí đăng ký hộ tịch; xử lý kịp thời, nghiêm minh các vi phạm về đăng ký và quản lý hộ tịch; thực hiện việc lưu trữ sổ sách, giấy tờ hộ tịch theo quy định.
Yêu cầu Giám đốc các sở, ngành, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp huyện, xã tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị này.
Giao Sở Tư pháp chủ trì phối hợp với cơ quan liên quan theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị, báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Công văn 3291/UBND-NC năm 2011 về tăng cường công tác quản lý và đăng ký hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 2Chỉ thị 03/2006/CT-UBND tổ chức thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 3Chỉ thị 17/2009/CT-UBND tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 4Chỉ thị 29/2006/CT-UBND tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 5Chỉ thị 17/CT-UB năm 1998 về tăng cường quản lý công tác đăng ký hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 04/1999/CT.UBT về việc tổ chức, thực hiện Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Chỉ thị 15/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 8Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2006 về tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 9Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 1Nghị định 158/2005/NĐ-CP về việc đăng ký và quản lý hộ tịch
- 2Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 3Thông tư 01/2008/TT-BTP hướng dẫn thực hiện Nghị định 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do Bộ Tư pháp ban hành
- 4Công văn 3291/UBND-NC năm 2011 về tăng cường công tác quản lý và đăng ký hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 5Chỉ thị 03/2006/CT-UBND tổ chức thực hiện Nghị định số 158/2005/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 6Chỉ thị 17/2009/CT-UBND tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 7Chỉ thị 29/2006/CT-UBND tăng cường quản lý nhà nước trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch do tỉnh Quảng Bình ban hành
- 8Chỉ thị 17/CT-UB năm 1998 về tăng cường quản lý công tác đăng ký hộ tịch do tỉnh Bến Tre ban hành
- 9Chỉ thị 04/1999/CT.UBT về việc tổ chức, thực hiện Nghị định 83/1998/NĐ-CP về đăng ký hộ tịch do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 10Chỉ thị 15/2014/CT-UBND tăng cường thực hiện công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Cao Bằng
- 11Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2006 về tăng cường công tác đăng ký, quản lý hộ tịch do tỉnh Bắc Giang ban hành
- 12Chỉ thị 07/CT-UBND năm 2021 về tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Chỉ thị 01/2010/CT-UBND về tăng cường công tác đăng ký và quản lý hộ tịch trên địa bàn tỉnh Hải Dương do Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương ban hành
- Số hiệu: 01/2010/CT-UBND
- Loại văn bản: Chỉ thị
- Ngày ban hành: 05/01/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Thị Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/01/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực