Hệ thống pháp luật

Cấu thành tội vu khống? Xử lý hành vi vu khống người khác?

Ngày gửi: 09/05/2020 lúc 11:31:12

Mã số: HTPL42052

Câu hỏi:

A nói chuyện với B qua facebook và C vô tình đọc được và dựa vào những đoạn chat đó để uy hiếp A và B. Không uy hiếp được, C còn đến cơ quan của B để nói chuyện với lãnh đạo công ty của B. Sau đó, C cũng lại báo công an để điều tra A và B. Thực tế là A và B chỉ nói chuyện phiếm, không làm lộ bí mật công ty hay bất cứ điều gì. A làm tại công ty khoảng 10 tháng nhưng không có hợp đồng lao động, còn B làm việc khoảng 2 tháng. Vậy Luật sư cho em hỏi: C khi không có chứng cứ gì mà đến cơ quan B để nói xấu thì có phạm tội vu khống hay xâm phạm làm nhục cá nhân không? Cơ quan công an có đủ cơ sở để triệu tập người A và B đến để làm việc không? Nếu có, Công an sẽ gửi giấy triệu tập đến nơi cư trú hay đến công ty của A và B? A và B có quyền kiện C tội vu khống không?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Thứ nhất, nếu xét thấy hành vi của C lăng mạ, làm xấu danh dự nhân phẩm hay đưa chuyện, dựng chuyện trái với sự thật, có ảnh hưởng nghiêm trọng đến người khác thì, căn cứ theo Bộ luật Hình sự.

Điều 121. Tội làm nhục người khác 

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Điều 122. Tội vu khống 

1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Đối với nhiều người;

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;

đ) Đối với người thi hành công vụ;

e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Thứ hai, theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự thì:

Điều 126. Khởi tố bị can

1. Khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can.

2. Quyết định khởi tố bị can ghi rõ: thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của Bộ luật hình sự; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.

Nếu bị can bị khởi tố về nhiều tội khác nhau thì trong quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của Bộ luật hình sự được áp dụng.

3. Sau khi khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải chụp ảnh, lập danh chỉ bản của bị can và đưa vào hồ sơ vụ án.

….

Như vậy, theo quy định này, khi có đủ căn cứ để xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội  thì cơ quan điều tra mới ra quyết định khởi tố bị can.

Mặt khác, theo quy định tại luật này thì:

Điều 129. Triệu tập bị can

1. Khi triệu tập bị can, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập. Giấy triệu tập bị can ghi rõ họ tên, chỗ ở của bị can; ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng.

2. Giấy triệu tập bị can được gửi cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can cư trú hoặc cho cơ quan, tổ chức nơi bị can làm việc. Cơ quan, tổ chức nhận được giấy triệu tập có trách nhiệm chuyển ngay giấy triệu tập cho bị can.

Khi nhận giấy triệu tập, bị can phải ký nhận, có ghi rõ ngày, giờ nhận. Người chuyển giấy triệu tập phải chuyển phần giấy triệu tập có ký nhận của bị can cho cơ quan đã triệu tập bị can; nếu bị can không ký nhận thì phải lập biên bản về việc đó và gửi cho cơ quan triệu tập bị can; nếu bị can vắng mặt thì có thể giao giấy triệu tập cho một người đã thành niên trong gia đình để ký xác nhận và chuyển cho bị can. Bị can đang bị tạm giam được triệu tập thông qua Ban giám thị trại tạm giam.

3. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập. Trong trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc có biểu hiện trốn tránh thì Điều tra viên có thể ra quyết định áp giải.

4. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập bị can. Việc triệu tập bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.

Vì vây, theo quy định giấy triệu tập có thể gửi đến nới cư trú của bị can hoặc nơi bị can làm việc.

2. Xử lý thế nào khi gia đình chồng vu khống

Tóm tắt câu hỏi

Chào luật sư, cháu tên là Hà cháu năm nay 28 tuổi ở Phúc Thọ Hà Nội. Cháu lấy chồng đã được 5 năm rồi ah?Vì khi lấy chồng cả hai bên phản đối nhưng chúng cháu vẫn quyết tâm cưới. Nhưng vì không hợp nhau và thường xuyên bất đồng quan điểm nên gia đình nhà cháu luôn trong tình trang mất hòa khí. Nhưng đã 5 năm qua cháu chịu đựng tổn thương va áp lực do nhà chồng cháu gây ra cho cháu, và không những thế họ con bịa đặt, vu khống cháu nữa. Họ đặt điều cho cháu là thế này thế nọ, và còn đổ oan cho cháu những câu cháu không được nói ra. Giờ thì cháu không thể chịu đựng được nữa. Cháu muốn ly hôn, nhưng trước khi ly hôn cháu muốn những người ăn không nói có cho cháu phải chịu hình phạt trước pháp luật thì cháu phải làm như thế nào ạ?

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM