Phần 6 Bộ luật tố tụng hình sự 2015
XÉT LẠI BẢN ÁN VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐÃ CÓ HIỆU LỰC PHÁP LUẬT
Điều 370. Tính chất của giám đốc thẩm
Giám đốc thẩm là xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án.
Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Kết luận trong bản án, quyết định của Tòa án không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;
2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng trong điều tra, truy tố, xét xử dẫn đến sai lầm nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án;
3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và thông báo cho người có thẩm quyền kháng nghị.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị.
Tòa án quân sự cấp quân khu thực hiện việc kiểm tra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự khu vực để phát hiện vi phạm pháp luật và kiến nghị Chánh án Tòa án quân sự trung ương xem xét kháng nghị.
3. Khi thực hiện công tác giám đốc việc xét xử, kiểm sát việc xét xử hoặc qua các nguồn thông tin khác mà Tòa án, Viện kiểm sát phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì thông báo ngay bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị.
Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án quân sự trung ương, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Khi phát hiện vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo bằng văn bản hoặc trình bày trực tiếp với người có thẩm quyền kháng nghị hoặc với Tòa án, Viện kiểm sát nơi gần nhất kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có).
2. Văn bản thông báo có các nội dung chính:
a) Ngày, tháng, năm;
b) Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo;
c) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị phát hiện có vi phạm pháp luật;
d) Nội dung vi phạm pháp luật được phát hiện;
đ) Kiến nghị người có thẩm quyền xem xét kháng nghị.
3. Người thông báo là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp cơ quan, tổ chức thông báo thì người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu.
1. Khi nhận được thông báo bằng văn bản thì Tòa án, Viện kiểm sát phải vào sổ nhận thông báo.
2. Khi người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân trình bày trực tiếp về vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản; nếu người thông báo cung cấp chứng cứ, tài liệu, đồ vật thì Tòa án, Viện kiểm sát phải lập biên bản thu giữ. Biên bản được lập theo quy định tại
3. Tòa án, Viện kiểm sát đã nhận thông báo, lập biên bản phải gửi ngay thông báo, biên bản kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) cho người có thẩm quyền kháng nghị và thông báo bằng văn bản cho người bị kết án, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị, đề nghị biết.
Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Trường hợp cần thiết phải nghiên cứu hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì Tòa án, Viện kiểm sát có thẩm quyền yêu cầu bằng văn bản để Tòa án đang quản lý hồ sơ chuyển hồ sơ vụ án.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án, Viện kiểm sát đã yêu cầu.
2. Trường hợp Tòa án và Viện kiểm sát cùng có văn bản yêu cầu thì Tòa án đang quản lý hồ sơ vụ án chuyển hồ sơ cho cơ quan yêu cầu trước và thông báo cho cơ quan yêu cầu sau biết.
Điều 377. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
Người ra quyết định kháng nghị giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó.
Quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi cho Tòa án, Viện kiểm sát nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm và cơ quan thi hành án có thẩm quyền.
Điều 378. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm có các nội dung chính:
1. Số, ngày, tháng, năm của quyết định;
2. Người có thẩm quyền ra quyết định;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
4. Nhận xét, phân tích những vi phạm pháp luật, sai lầm của bản án, quyết định bị kháng nghị;
5. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
6. Quyết định kháng nghị toàn bộ hay một phần bản án, quyết định;
7. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
8. Yêu cầu của người kháng nghị.
Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
1. Việc kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hạn 01 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
2. Việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án có thể được tiến hành bất cứ lúc nào, cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
4. Nếu không có căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thì người có quyền kháng nghị phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kiến nghị biết rõ lý do của việc không kháng nghị.
Điều 380. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải gửi ngay cho Tòa án đã ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, người bị kết án, cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát có thẩm quyền.
Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải gửi lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương kháng nghị thì quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án phải gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền bổ sung, thay đổi kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị. Việc bổ sung, thay đổi kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định và được gửi theo quy định tại
2. Trước khi bắt đầu hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm, người kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị. Việc rút kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải bằng quyết định; việc rút kháng nghị tại phiên tòa được ghi vào biên bản phiên tòa.
3. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa thì Chánh án Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp rút toàn bộ kháng nghị tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định, Tòa án gửi quyết định đình chỉ xét xử giám đốc thẩm cho những người quy định tại
Điều 382. Thẩm quyền giám đốc thẩm
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị.
2. Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
3. Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực bị kháng nghị. Khi xét xử giám đốc thẩm thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên của Ủy ban Thẩm phán Tòa án quân sự trung ương tham gia, do Chánh án Tòa án quân sự trung ương làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Ủy ban Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Ủy ban Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bị kháng nghị.
5. Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm đối với bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại khoản 4 Điều này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Khi xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia, do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao làm chủ tọa phiên tòa. Quyết định của Hội đồng toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; nếu không được quá nửa số thành viên của Hội đồng toàn thể Thẩm phán tán thành thì phải hoãn phiên tòa. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa thì Hội đồng toàn thể Thẩm phán phải mở phiên tòa xét xử lại vụ án.
6. Bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của các cấp khác nhau thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết hoặc có căn cứ sửa một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, Tòa án phải triệu tập người bị kết án, người bào chữa và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt thì phiên tòa giám đốc thẩm vẫn được tiến hành.
Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán là thành viên Hội đồng giám đốc thẩm làm bản thuyết trình về vụ án. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị.
Bản thuyết trình và các tài liệu có liên quan phải gửi cho các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được quyết định kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa.
Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm
1. Sau khi chủ tọa phiên tòa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng giám đốc thẩm trình bày bản thuyết trình về vụ án. Các thành viên khác của Hội đồng giám đốc thẩm hỏi thêm Thẩm phán thuyết trình về những điểm chưa rõ trước khi thảo luận và phát biểu ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp người bị kết án, người bào chữa, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị có mặt tại phiên tòa thì những người này được trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu.
Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng tại phiên tòa giám đốc thẩm tranh tụng về những vấn đề liên quan đến việc giải quyết vụ án. Chủ tọa phiên tòa phải tạo điều kiện cho Kiểm sát viên, người tham gia tố tụng trình bày hết ý kiến, tranh luận dân chủ, bình đẳng trước Tòa án.
3. Các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm phát biểu ý kiến của mình và thảo luận. Hội đồng giám đốc thẩm biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố quyết định về việc giải quyết vụ án.
Điều 387. Phạm vi giám đốc thẩm
Hội đồng giám đốc thẩm phải xem xét toàn bộ vụ án mà không chỉ hạn chế trong nội dung của kháng nghị.
Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
3. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
5. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
6. Đình chỉ xét xử giám đốc thẩm.
Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị khi xét thấy bản án, quyết định đó có căn cứ và đúng pháp luật.
Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm nhưng bị hủy, sửa không đúng pháp luật.
Điều 391. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại
Hội đồng giám đốc thẩm hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại nếu có một trong các căn cứ quy định tại
Trường hợp xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị cáo thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định tạm giam cho đến khi Viện kiểm sát hoặc Tòa án thụ lý lại vụ án.
Điều 392. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án
Hội đồng giám đốc thẩm hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án nếu có một trong các căn cứ quy định tại
Điều 393. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
Hội đồng giám đốc thẩm sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện:
1. Các tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã rõ ràng, đầy đủ;
2. Việc sửa bản án, quyết định không làm thay đổi bản chất của vụ án, không làm xấu đi tình trạng của người bị kết án, không gây bất lợi cho bị hại, đương sự.
Điều 394. Quyết định giám đốc thẩm
1. Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định giám đốc thẩm nhân danh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm có các nội dung:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa;
b) Họ tên các thành viên Hội đồng giám đốc thẩm;
c) Họ tên Kiểm sát viên thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử phiên tòa;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, tuổi, địa chỉ của người bị kết án và những người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, căn cứ kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật Hình sự mà Hội đồng giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm.
Điều 395. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm
1. Quyết định của Hội đồng giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho người bị kết án, người đã kháng nghị; Viện kiểm sát cùng cấp; Viện kiểm sát, Tòa án nơi đã xét xử sơ thẩm, phúc thẩm; cơ quan thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng nghị hoặc người đại diện của họ; thông báo bằng văn bản cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người bị kết án cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án làm việc, học tập.
Điều 396. Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Viện kiểm sát cùng cấp để điều tra lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Nếu Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại vụ án ở cấp sơ thẩm hoặc ở cấp phúc thẩm thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày ra quyết định, hồ sơ vụ án phải được chuyển cho Tòa án có thẩm quyền để xét xử lại theo thủ tục chung quy định tại Bộ luật này.
Điều 397. Tính chất của tái thẩm
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.
Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.
Điều 399. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
1. Người bị kết án, cơ quan, tổ chức và mọi cá nhân có quyền phát hiện tình tiết mới của vụ án và thông báo kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát hoặc Tòa án. Trường hợp Tòa án nhận được thông báo hoặc tự mình phát hiện tình tiết mới của vụ án thì phải thông báo ngay bằng văn bản kèm theo các tài liệu liên quan cho Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm. Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm ra quyết định xác minh những tình tiết đó.
2. Viện kiểm sát phải xác minh những tình tiết mới; khi xét thấy cần thiết, Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị tái thẩm yêu cầu Cơ quan điều tra có thẩm quyền xác minh tình tiết mới của vụ án và chuyển kết quả xác minh cho Viện kiểm sát.
3. Khi tiến hành xác minh tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Cơ quan điều tra có quyền áp dụng các biện pháp điều tra tố tụng theo quy định của Bộ luật này.
Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
3. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
1. Tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được thực hiện trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 27 của Bộ luật Hình sự và thời hạn kháng nghị không được quá 01 năm kể từ ngày Viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới được phát hiện.
2. Tái thẩm theo hướng có lợi cho người bị kết án thì không hạn chế về thời gian và được thực hiện cả trong trường hợp người bị kết án đã chết mà cần minh oan cho họ.
3. Việc kháng nghị về dân sự trong vụ án hình sự đối với đương sự được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
4. Đình chỉ việc xét xử tái thẩm.
Điều 403. Các thủ tục khác về tái thẩm
Các thủ tục khác về tái thẩm được thực hiện theo các quy định về thủ tục giám đốc thẩm quy định tại Bộ luật này.
THỦ TỤC XEM XÉT LẠI QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
1. Khi có căn cứ xác định quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không biết được khi ra quyết định đó, nếu Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối phải mở phiên họp để xem xét lại quyết định đó.
2. Trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội yêu cầu thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao kiến nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét kiến nghị đó.
Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đề nghị thì báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mở phiên họp xem xét đề nghị đó.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.
3. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án nhân dân tối cao có thể mời cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.
Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Sau khi nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức thẩm định hồ sơ để báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp.
2. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị đó và thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị.
Điều 407. Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án.
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau:
a) Nội dung kiến nghị, đề nghị;
b) Căn cứ kiến nghị, đề nghị;
c) Phân tích chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc những tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu ý kiến về tính có căn cứ và hợp pháp của kiến nghị, đề nghị; nêu rõ quan điểm và lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định về việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của mình.
6. Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.
Điều 408. Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
Sau khi kết thúc phiên họp, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi văn bản thông báo kết quả phiên họp về việc nhất trí hoặc không nhất trí kiến nghị, đề nghị cho Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Văn bản thông báo phải nêu rõ lý do của việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
Trường hợp không nhất trí kết quả xem xét kiến nghị, đề nghị của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có quyền báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Điều 409. Thẩm định hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật
1. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức việc thẩm định hồ sơ vụ án và tổ chức việc xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật trong trường hợp cần thiết.
2. Việc thẩm định hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật phải làm rõ có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí xem xét lại quyết định của mình, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp.
2. Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian, địa điểm mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theo hồ sơ vụ án trong trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có hay không có tình tiết mới quan trọng làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.
2. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định:
a) Không chấp nhận yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và giữ nguyên quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật và quyết định về nội dung vụ án;
c) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
d) Hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại.
3. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
Sau khi Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra một trong các quyết định quy định tại
Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- Số hiệu: 101/2015/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 27/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1271 đến số 1272
- Ngày hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Nhiệm vụ của Bộ luật tố tụng hình sự
- Điều 3. Hiệu lực của Bộ luật tố tụng hình sự
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân trong đấu tranh phòng, chống tội phạm
- Điều 6. Phát hiện và khắc phục nguyên nhân, điều kiện phạm tội
- Điều 7. Bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tố tụng hình sự
- Điều 8. Tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân
- Điều 9. Bảo đảm quyền bình đẳng trước pháp luật
- Điều 10. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- Điều 11. Bảo hộ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân
- Điều 12. Bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân
- Điều 13. Suy đoán vô tội
- Điều 14. Không ai bị kết án hai lần vì một tội phạm
- Điều 15. Xác định sự thật của vụ án
- Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Điều 17. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 18. Trách nhiệm khởi tố và xử lý vụ án hình sự
- Điều 19. Tuân thủ pháp luật trong hoạt động điều tra
- Điều 20. Trách nhiệm thực hành quyền công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự
- Điều 21. Bảo đảm sự vô tư của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng
- Điều 22. Thực hiện chế độ xét xử có Hội thẩm tham gia
- Điều 23. Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
- Điều 24. Tòa án xét xử tập thể
- Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
- Điều 26. Tranh tụng trong xét xử được bảo đảm
- Điều 27. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm
- Điều 28. Bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 29. Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự
- Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự
- Điều 31. Bảo đảm quyền được bồi thường của người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự
- Điều 32. Bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hình sự
- Điều 33. Kiểm tra, giám sát trong tố tụng hình sự
- Điều 34. Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng
- Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 36. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra
- Điều 37. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Điều tra viên
- Điều 38. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Cán bộ điều tra của Cơ quan điều tra
- Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 40. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 42. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên
- Điều 43. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm tra viên
- Điều 44. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án
- Điều 45. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
- Điều 46. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội thẩm
- Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án
- Điều 48. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm tra viên
- Điều 49. Các trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 50. Người có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 51. Thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra
- Điều 52. Thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên
- Điều 53. Thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm
- Điều 54. Thay đổi Thư ký Tòa án
- Điều 55. Người tham gia tố tụng
- Điều 56. Người tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 57. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
- Điều 58. Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt
- Điều 59. Người bị tạm giữ
- Điều 60. Bị can
- Điều 61. Bị cáo
- Điều 62. Bị hại
- Điều 63. Nguyên đơn dân sự
- Điều 64. Bị đơn dân sự
- Điều 65. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
- Điều 66. Người làm chứng
- Điều 67. Người chứng kiến
- Điều 68. Người giám định
- Điều 69. Người định giá tài sản
- Điều 70. Người phiên dịch, người dịch thuật
- Điều 71. Trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Điều 72. Người bào chữa
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của người bào chữa
- Điều 74. Thời điểm người bào chữa tham gia tố tụng
- Điều 75. Lựa chọn người bào chữa
- Điều 76. Chỉ định người bào chữa
- Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa
- Điều 78. Thủ tục đăng ký bào chữa
- Điều 79. Trách nhiệm thông báo cho người bào chữa
- Điều 80. Gặp người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo đang bị tạm giam
- Điều 81. Thu thập, giao chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến việc bào chữa
- Điều 82. Đọc, ghi chép, sao chụp tài liệu trong hồ sơ vụ án
- Điều 83. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố
- Điều 84. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự
- Điều 85. Những vấn đề phải chứng minh trong vụ án hình sự
- Điều 86. Chứng cứ
- Điều 87. Nguồn chứng cứ
- Điều 88. Thu thập chứng cứ
- Điều 89. Vật chứng
- Điều 90. Bảo quản vật chứng
- Điều 91. Lời khai của người làm chứng
- Điều 92. Lời khai của bị hại
- Điều 93. Lời khai của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự
- Điều 94. Lời khai của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án
- Điều 95. Lời khai của người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người phạm tội tự thú, đầu thú, người bị bắt, bị tạm giữ
- Điều 96. Lời khai của người tố giác, báo tin về tội phạm
- Điều 97. Lời khai của người chứng kiến
- Điều 98. Lời khai của bị can, bị cáo
- Điều 99. Dữ liệu điện tử
- Điều 100. Kết luận giám định
- Điều 101. Kết luận định giá tài sản
- Điều 102. Biên bản về hoạt động kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử
- Điều 103. Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác
- Điều 104. Các tài liệu, đồ vật khác trong vụ án
- Điều 105. Thu thập vật chứng
- Điều 106. Xử lý vật chứng
- Điều 107. Thu thập phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
- Điều 108. Kiểm tra, đánh giá chứng cứ
- Điều 109. Các biện pháp ngăn chặn
- Điều 110. Giữ người trong trường hợp khẩn cấp
- Điều 111. Bắt người phạm tội quả tang
- Điều 112. Bắt người đang bị truy nã
- Điều 113. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam
- Điều 114. Những việc cần làm ngay sau khi giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người hoặc nhận người bị giữ, bị bắt
- Điều 115. Biên bản về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, biên bản bắt người
- Điều 116. Thông báo về việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt người
- Điều 117. Tạm giữ
- Điều 118. Thời hạn tạm giữ
- Điều 119. Tạm giam
- Điều 120. Việc chăm nom người thân thích và bảo quản tài sản của người bị tạm giữ, tạm giam
- Điều 121. Bảo lĩnh
- Điều 122. Đặt tiền để bảo đảm
- Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú
- Điều 124. Tạm hoãn xuất cảnh
- Điều 125. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
- Điều 126. Các biện pháp cưỡng chế
- Điều 127. Áp giải, dẫn giải
- Điều 128. Kê biên tài sản
- Điều 129. Phong tỏa tài khoản
- Điều 130. Hủy bỏ biện pháp kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản
- Điều 131. Hồ sơ vụ án
- Điều 132. Văn bản tố tụng
- Điều 133. Biên bản
- Điều 134. Tính thời hạn
- Điều 135. Chi phí tố tụng
- Điều 136. Trách nhiệm chi trả chi phí tố tụng, lệ phí
- Điều 137. Việc cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Điều 138. Thủ tục cấp, giao, chuyển trực tiếp văn bản tố tụng
- Điều 139. Thủ tục gửi văn bản tố tụng qua dịch vụ bưu chính
- Điều 140. Thủ tục niêm yết công khai văn bản tố tụng
- Điều 141. Thủ tục thông báo văn bản tố tụng trên phương tiện thông tin đại chúng
- Điều 142. Trách nhiệm cấp, giao, chuyển, gửi, niêm yết, thông báo văn bản tố tụng
- Điều 143. Căn cứ khởi tố vụ án hình sự
- Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 145. Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 146. Thủ tục tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 147. Thời hạn, thủ tục giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 148. Tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 149. Phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 150. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố
- Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện
- Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú
- Điều 153. Thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự
- Điều 154. Quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại
- Điều 156. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Điều 157. Căn cứ không khởi tố vụ án hình sự
- Điều 158. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Điều 159. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
- Điều 160. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát trong việc tiếp nhận và kiểm sát việc giải quyết nguồn tin về tội phạm
- Điều 161. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố và kiểm sát việc khởi tố vụ án hình sự
- Điều 162. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong việc khởi tố
- Điều 163. Thẩm quyền điều tra
- Điều 164. Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư và cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 165. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
- Điều 166. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự
- Điều 167. Trách nhiệm của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra trong việc thực hiện yêu cầu, quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra
- Điều 168. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát
- Điều 169. Chuyển vụ án để điều tra
- Điều 170. Nhập hoặc tách vụ án hình sự để tiến hành điều tra
- Điều 171. Ủy thác điều tra
- Điều 172. Thời hạn điều tra
- Điều 173. Thời hạn tạm giam để điều tra
- Điều 174. Thời hạn phục hồi điều tra, điều tra bổ sung, điều tra lại
- Điều 175. Giải quyết yêu cầu, đề nghị của người tham gia tố tụng
- Điều 176. Sự tham dự của người chứng kiến
- Điều 177. Không được tiết lộ bí mật điều tra
- Điều 178. Biên bản điều tra
- Điều 179. Khởi tố bị can
- Điều 180. Thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can
- Điều 181. Tạm đình chỉ chức vụ bị can đang đảm nhiệm
- Điều 182. Triệu tập bị can
- Điều 183. Hỏi cung bị can
- Điều 184. Biên bản hỏi cung bị can
- Điều 185. Triệu tập người làm chứng
- Điều 186. Lấy lời khai người làm chứng
- Điều 187. Biên bản ghi lời khai của người làm chứng
- Điều 188. Triệu tập, lấy lời khai của bị hại, đương sự
- Điều 189. Đối chất
- Điều 190. Nhận dạng
- Điều 191. Nhận biết giọng nói
- Điều 192. Căn cứ khám xét người, chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, tài liệu, đồ vật, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm, dữ liệu điện tử
- Điều 193. Thẩm quyền ra lệnh khám xét
- Điều 194. Khám xét người
- Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện
- Điều 196. Thu giữ phương tiện điện tử, dữ liệu điện tử
- Điều 197. Thu giữ thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm tại cơ quan, tổ chức bưu chính, viễn thông
- Điều 198. Tạm giữ tài liệu, đồ vật khi khám xét
- Điều 199. Trách nhiệm bảo quản phương tiện, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử, thư tín, điện tín, bưu kiện, bưu phẩm bị thu giữ, tạm giữ hoặc bị niêm phong
- Điều 200. Trách nhiệm của người ra lệnh, người thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ
- Điều 201. Khám nghiệm hiện trường
- Điều 202. Khám nghiệm tử thi
- Điều 203. Xem xét dấu vết trên thân thể
- Điều 204. Thực nghiệm điều tra
- Điều 205. Trưng cầu giám định
- Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
- Điều 207. Yêu cầu giám định
- Điều 208. Thời hạn giám định
- Điều 209. Tiến hành giám định
- Điều 210. Giám định bổ sung
- Điều 211. Giám định lại
- Điều 212. Giám định lại trong trường hợp đặc biệt
- Điều 213. Kết luận giám định
- Điều 214. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận giám định
- Điều 215. Yêu cầu định giá tài sản
- Điều 216. Thời hạn định giá tài sản
- Điều 217. Tiến hành định giá tài sản
- Điều 218. Định giá lại tài sản
- Điều 219. Định giá tài sản trong trường hợp tài sản bị thất lạc hoặc không còn
- Điều 220. Định giá lại tài sản trong trường hợp đặc biệt
- Điều 221. Kết luận định giá tài sản
- Điều 222. Quyền của bị can, bị cáo, bị hại, người tham gia tố tụng khác đối với kết luận định giá tài sản
- Điều 223. Các biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 224. Trường hợp áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 225. Thẩm quyền, trách nhiệm quyết định và thi hành quyết định áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 226. Thời hạn áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 227. Sử dụng thông tin, tài liệu thu thập được bằng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 228. Hủy bỏ việc áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt
- Điều 229. Tạm đình chỉ điều tra
- Điều 230. Đình chỉ điều tra
- Điều 231. Truy nã bị can
- Điều 232. Kết thúc điều tra
- Điều 233. Kết luận điều tra trong trường hợp đề nghị truy tố
- Điều 234. Kết luận điều tra trong trường hợp đình chỉ điều tra
- Điều 235. Phục hồi điều tra
- Điều 236. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn truy tố
- Điều 237. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát trong giai đoạn truy tố
- Điều 238. Giao, nhận hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra
- Điều 239. Thẩm quyền truy tố
- Điều 240. Thời hạn quyết định việc truy tố
- Điều 241. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 242. Nhập hoặc tách vụ án trong giai đoạn truy tố
- Điều 243. Quyết định truy tố bị can
- Điều 244. Chuyển hồ sơ vụ án và bản cáo trạng đến Tòa án
- Điều 245. Trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung
- Điều 246. Giải quyết yêu cầu điều tra bổ sung của Tòa án
- Điều 247. Tạm đình chỉ vụ án
- Điều 248. Đình chỉ vụ án
- Điều 249. Phục hồi vụ án
- Điều 250. Xét xử trực tiếp, bằng lời nói và liên tục
- Điều 251. Tạm ngừng phiên tòa
- Điều 252. Tòa án xác minh, thu thập, bổ sung chứng cứ
- Điều 253. Tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án
- Điều 254. Thành phần Hội đồng xét xử
- Điều 255. Quyết định đưa vụ án ra xét xử
- Điều 256. Nội quy phiên tòa
- Điều 257. Phòng xử án
- Điều 258. Biên bản phiên tòa
- Điều 259. Biên bản nghị án
- Điều 260. Bản án
- Điều 261. Sửa chữa, bổ sung bản án
- Điều 262. Giao, gửi bản án
- Điều 263. Phiên dịch tại phiên tòa
- Điều 264. Kiến nghị sửa chữa thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý
- Điều 265. Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản pháp luật
- Điều 266. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi thực hành quyền công tố trong giai đoạn xét xử
- Điều 267. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát xét xử
- Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
- Điều 269. Thẩm quyền theo lãnh thổ
- Điều 270. Thẩm quyền xét xử tội phạm xảy ra trên tàu bay, tàu biển của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đang hoạt động ngoài không phận hoặc ngoài lãnh hải của Việt Nam
- Điều 271. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của các Tòa án khác cấp
- Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
- Điều 273. Việc xét xử bị cáo phạm nhiều tội thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự
- Điều 274. Chuyển vụ án trong giai đoạn xét xử
- Điều 275. Giải quyết việc tranh chấp về thẩm quyền xét xử
- Điều 276. Nhận hồ sơ vụ án, bản cáo trạng và thụ lý vụ án
- Điều 277. Thời hạn chuẩn bị xét xử
- Điều 278. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 279. Giải quyết yêu cầu, đề nghị trước khi mở phiên tòa
- Điều 280. Trả hồ sơ để điều tra bổ sung
- Điều 281. Tạm đình chỉ vụ án
- Điều 282. Đình chỉ vụ án
- Điều 283. Phục hồi vụ án
- Điều 284. Yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ
- Điều 285. Viện kiểm sát rút quyết định truy tố
- Điều 286. Việc giao, gửi quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm
- Điều 287. Triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa
- Điều 288. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký Tòa án
- Điều 289. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 290. Sự có mặt của bị cáo tại phiên tòa
- Điều 291. Sự có mặt của người bào chữa
- Điều 292. Sự có mặt của bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
- Điều 293. Sự có mặt của người làm chứng
- Điều 294. Sự có mặt của người giám định, người định giá tài sản
- Điều 295. Sự có mặt của người phiên dịch, người dịch thuật
- Điều 296. Sự có mặt của Điều tra viên và những người khác
- Điều 297. Hoãn phiên tòa
- Điều 298. Giới hạn của việc xét xử
- Điều 299. Việc ra bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 300. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa
- Điều 301. Khai mạc phiên tòa
- Điều 302. Giải quyết việc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm, Kiểm sát viên, Thư ký Tòa án, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật
- Điều 303. Cam đoan của người phiên dịch, người dịch thuật, người giám định, người định giá tài sản
- Điều 304. Cam đoan của người làm chứng, cách ly người làm chứng
- Điều 305. Giải quyết yêu cầu về xem xét chứng cứ và hoãn phiên tòa khi có người vắng mặt
- Điều 306. Công bố bản cáo trạng
- Điều 307. Trình tự xét hỏi
- Điều 308. Công bố lời khai trong giai đoạn điều tra, truy tố
- Điều 309. Hỏi bị cáo
- Điều 310. Hỏi bị hại, đương sự hoặc người đại diện của họ
- Điều 311. Hỏi người làm chứng
- Điều 312. Xem xét vật chứng
- Điều 313. Nghe, xem nội dung được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh
- Điều 314. Xem xét tại chỗ
- Điều 315. Trình bày, công bố báo cáo, tài liệu của cơ quan, tổ chức
- Điều 316. Hỏi người giám định, người định giá tài sản
- Điều 317. Điều tra viên, Kiểm sát viên, người khác có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trình bày ý kiến
- Điều 318. Kết thúc việc xét hỏi
- Điều 319. Kiểm sát viên rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
- Điều 320. Trình tự phát biểu khi tranh luận
- Điều 321. Luận tội của Kiểm sát viên
- Điều 322. Tranh luận tại phiên tòa
- Điều 323. Trở lại việc xét hỏi
- Điều 324. Bị cáo nói lời sau cùng
- Điều 325. Xem xét việc rút quyết định truy tố hoặc kết luận về tội nhẹ hơn tại phiên tòa
- Điều 326. Nghị án
- Điều 327. Tuyên án
- Điều 328. Trả tự do cho bị cáo
- Điều 329. Bắt tạm giam bị cáo sau khi tuyên án
- Điều 330. Tính chất của xét xử phúc thẩm
- Điều 331. Người có quyền kháng cáo
- Điều 332. Thủ tục kháng cáo
- Điều 333. Thời hạn kháng cáo
- Điều 334. Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo
- Điều 335. Kháng cáo quá hạn
- Điều 336. Kháng nghị của Viện kiểm sát
- Điều 337. Thời hạn kháng nghị
- Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị
- Điều 339. Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị
- Điều 340. Thụ lý vụ án
- Điều 341. Chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát
- Điều 342. Thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị
- Điều 343. Hiệu lực của bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không có kháng cáo, kháng nghị
- Điều 344. Tòa án có thẩm quyền xét xử phúc thẩm
- Điều 345. Phạm vi xét xử phúc thẩm
- Điều 346. Thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 347. Áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 348. Đình chỉ xét xử phúc thẩm
- Điều 349. Sự có mặt của thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm, Thư ký Tòa án
- Điều 350. Sự có mặt của Kiểm sát viên
- Điều 351. Sự có mặt của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
- Điều 352. Hoãn phiên tòa phúc thẩm
- Điều 353. Bổ sung, xem xét chứng cứ, tài liệu, đồ vật
- Điều 354. Thủ tục phiên tòa phúc thẩm
- Điều 355. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử phúc thẩm đối với bản án sơ thẩm
- Điều 356. Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm
- Điều 357. Sửa bản án sơ thẩm
- Điều 358. Hủy bản án sơ thẩm để điều tra lại hoặc xét xử lại
- Điều 359. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án
- Điều 360. Điều tra lại hoặc xét xử lại vụ án hình sự
- Điều 361. Thẩm quyền của Hội đồng phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm
- Điều 362. Thủ tục phúc thẩm đối với quyết định sơ thẩm
- Điều 363. Bản án, quyết định của Tòa án được thi hành ngay
- Điều 364. Thẩm quyền và thủ tục ra quyết định thi hành án
- Điều 365. Giải thích, sửa chữa bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 366. Giải quyết kiến nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án
- Điều 367. Thủ tục xem xét bản án tử hình trước khi thi hành
- Điều 368. Thủ tục xét tha tù trước thời hạn có điều kiện
- Điều 369. Thủ tục xóa án tích
- Điều 370. Tính chất của giám đốc thẩm
- Điều 371. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 372. Phát hiện bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 373. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 374. Thủ tục thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 375. Thủ tục tiếp nhận thông báo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 376. Chuyển hồ sơ vụ án để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 377. Tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định bị kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 378. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 379. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
- Điều 380. Gửi quyết định kháng nghị giám đốc thẩm
- Điều 381. Thay đổi, bổ sung, rút kháng nghị
- Điều 382. Thẩm quyền giám đốc thẩm
- Điều 383. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 384. Chuẩn bị phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 385. Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 386. Thủ tục phiên tòa giám đốc thẩm
- Điều 387. Phạm vi giám đốc thẩm
- Điều 388. Thẩm quyền của Hội đồng giám đốc thẩm
- Điều 389. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị
- Điều 390. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm bị hủy, sửa không đúng pháp luật
- Điều 391. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để điều tra lại hoặc xét xử lại
- Điều 392. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án
- Điều 393. Sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Điều 394. Quyết định giám đốc thẩm
- Điều 395. Hiệu lực của quyết định giám đốc thẩm và việc gửi quyết định giám đốc thẩm
- Điều 396. Thời hạn chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại
- Điều 397. Tính chất của tái thẩm
- Điều 398. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 399. Thông báo và xác minh những tình tiết mới được phát hiện
- Điều 400. Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 401. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
- Điều 402. Thẩm quyền của Hội đồng tái thẩm
- Điều 403. Các thủ tục khác về tái thẩm
- Điều 404. Yêu cầu, kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 405. Thành phần tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị, đề nghị
- Điều 406. Chuẩn bị mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
- Điều 407. Thủ tục mở phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
- Điều 408. Thông báo kết quả phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị
- Điều 409. Thẩm định hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật
- Điều 410. Thời hạn mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 411. Thủ tục và thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 412. Gửi quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao về việc xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Điều 413. Phạm vi áp dụng
- Điều 414. Nguyên tắc tiến hành tố tụng
- Điều 415. Người tiến hành tố tụng
- Điều 416. Những vấn đề cần xác định khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
- Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi
- Điều 418. Giám sát đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi
- Điều 419. Áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế
- Điều 420. Việc tham gia tố tụng của người đại diện, nhà trường, tổ chức
- Điều 421. Lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất
- Điều 422. Bào chữa
- Điều 423. Xét xử
- Điều 424. Chấm dứt việc chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt
- Điều 425. Xóa án tích
- Điều 426. Thẩm quyền áp dụng các biện pháp giám sát, giáo dục đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự
- Điều 427. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp khiển trách
- Điều 428. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp hòa giải tại cộng đồng
- Điều 429. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- Điều 430. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng
- Điều 431. Phạm vi áp dụng
- Điều 432. Khởi tố vụ án, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự
- Điều 433. Khởi tố bị can, thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can đối với pháp nhân
- Điều 434. Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân tham gia tố tụng
- Điều 435. Quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
- Điều 436. Biện pháp cưỡng chế đối với pháp nhân
- Điều 437. Kê biên tài sản
- Điều 438. Phong tỏa tài khoản
- Điều 439. Tạm đình chỉ có thời hạn hoạt động của pháp nhân liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân; buộc nộp một khoản tiền để bảo đảm thi hành án
- Điều 440. Triệu tập người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
- Điều 441. Những vấn đề cần phải chứng minh khi tiến hành tố tụng đối với pháp nhân bị buộc tội
- Điều 442. Lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân
- Điều 443. Tạm đình chỉ điều tra, đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án, đình chỉ bị can, bị cáo
- Điều 444. Thẩm quyền và thủ tục xét xử đối với pháp nhân
- Điều 445. Thẩm quyền, thủ tục thi hành án đối với pháp nhân
- Điều 446. Thủ tục đương nhiên xóa án tích đối với pháp nhân
- Điều 447. Điều kiện và thẩm quyền áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Điều 448. Điều tra đối với người bị nghi về năng lực trách nhiệm hình sự
- Điều 449. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh trong giai đoạn điều tra
- Điều 450. Quyết định của Viện kiểm sát trong giai đoạn truy tố
- Điều 451. Quyết định của Tòa án trong giai đoạn xét xử
- Điều 452. Áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh đối với người đang chấp hành án phạt tù
- Điều 453. Khiếu nại, kháng cáo, kháng nghị
- Điều 454. Đình chỉ thi hành biện pháp bắt buộc chữa bệnh
- Điều 455. Phạm vi áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 456. Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 457. Quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 458. Hủy bỏ quyết định áp dụng thủ tục rút gọn
- Điều 459. Tạm giữ, tạm giam để điều tra, truy tố, xét xử
- Điều 460. Điều tra
- Điều 461. Quyết định truy tố
- Điều 462. Chuẩn bị xét xử sơ thẩm
- Điều 463. Phiên tòa xét xử sơ thẩm
- Điều 464. Chuẩn bị xét xử phúc thẩm
- Điều 465. Phiên tòa xét xử phúc thẩm
- Điều 466. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động tố tụng của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng
- Điều 467. Xử lý người vi phạm nội quy phiên tòa
- Điều 468. Hình thức xử phạt, thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử phạt
- Điều 469. Người có quyền khiếu nại
- Điều 470. Các quyết định, hành vi tố tụng có thể bị khiếu nại
- Điều 471. Thời hiệu khiếu nại
- Điều 472. Quyền và nghĩa vụ của người khiếu nại
- Điều 473. Quyền và nghĩa vụ của người bị khiếu nại
- Điều 474. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trong việc giữ người trong trường hợp khẩn cấp, bắt, tạm giữ, tạm giam
- Điều 475. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Phó Thủ trưởng và Thủ trưởng Cơ quan điều tra, người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra
- Điều 476. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Phó Viện trưởng và Viện trưởng Viện kiểm sát
- Điều 477. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết khiếu nại đối với Thẩm phán, Thẩm tra viên, Phó Chánh án và Chánh án Tòa án
- Điều 478. Người có quyền tố cáo
- Điều 479. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo
- Điều 480. Quyền và nghĩa vụ của người bị tố cáo
- Điều 481. Thẩm quyền và thời hạn giải quyết tố cáo
- Điều 482. Trách nhiệm của cơ quan, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 483. Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
- Điều 484. Người được bảo vệ
- Điều 485. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 486. Các biện pháp bảo vệ
- Điều 487. Đề nghị, yêu cầu áp dụng các biện pháp bảo vệ
- Điều 488. Quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ
- Điều 489. Chấm dứt việc bảo vệ
- Điều 490. Hồ sơ bảo vệ
- Điều 491. Phạm vi hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
- Điều 492. Nguyên tắc hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
- Điều 493. Cơ quan trung ương trong hợp tác quốc tế về tố tụng hình sự
- Điều 494. Giá trị pháp lý của tài liệu, đồ vật thu thập được qua hợp tác quốc tế trong tố tụng hình sự
- Điều 495. Việc tiến hành tố tụng của người có thẩm quyền của Việt Nam ở nước ngoài và người có thẩm quyền của nước ngoài ở Việt Nam
- Điều 496. Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại Việt Nam ở nước ngoài; người làm chứng, người giám định, người đang chấp hành án phạt tù tại nước ngoài ở Việt Nam
- Điều 497. Việc tiếp nhận, chuyển giao tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án
- Điều 498. Xử lý trường hợp từ chối dẫn độ công dân Việt Nam
- Điều 499. Trình tự, thủ tục xem xét, xử lý yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ
- Điều 500. Điều kiện cho thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ
- Điều 501. Trình tự, thủ tục xem xét yêu cầu thi hành bản án, quyết định hình sự của Tòa án nước ngoài đối với công dân Việt Nam bị từ chối dẫn độ
- Điều 502. Các biện pháp ngăn chặn, căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn
- Điều 503. Bắt tạm giam người bị yêu cầu dẫn độ
- Điều 504. Cấm đi khỏi nơi cư trú, tạm hoãn xuất cảnh
- Điều 505. Đặt tiền để bảo đảm
- Điều 506. Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp ngăn chặn
- Điều 507. Xử lý tài sản do phạm tội mà có
- Điều 508. Phối hợp điều tra, áp dụng biện pháp điều tra tố tụng đặc biệt