Hệ thống pháp luật

Điều 108 Bộ luật tố tụng hình sự 1988

Điều 108. Biên bản hỏi cung bị can.

1- Biên bản hỏi cung bị can phải lập theo quy định của Điều 78 Bộ luật này.

Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời.

2- Sau khi hỏi cung, điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản, thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó.

Nếu việc hỏi cung được ghi âm thì sau khi hỏi cung, phải phát lại để bị can và điều tra viên cùng nghe. Biên bản phải ghi lại nội dung việc hỏi cung, bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận.

Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết được quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

3- Khi hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp cùng ký vào biên bản hỏi cung.

Bộ luật tố tụng hình sự 1988

  • Số hiệu: 7-LCT/HĐNN8
  • Loại văn bản: Luật
  • Ngày ban hành: 28/06/1988
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Võ Chí Công
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 21
  • Ngày hiệu lực: 09/07/1988
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH