Hệ thống pháp luật

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 2821/TM-QLTT

Hà Nội, ngày 22 tháng 7 năm 2002

 

BÁO CÁO SƠ KẾT CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002

I. TÌNH HÌNH CHUNG

1. Tình hình thị trường hàng hoá, giá cả:

Nhìn chung, 6 tháng đầu năm 2002 thị trường hàng hoá có biến động, giá cả tăng không đều. Giá một số mặt hàng tăng đáng kể so với Quý 4/2001 như xăng dầu, xi măng, sắt thép. Trước và trong Tết Nhâm Ngọ, do sức mua tăng cao nên hoạt động vận chuyển, buôn bán nhập lậu, hàng cấm và 17 mặt hàng quy định phải dám tem cũng tăng mạnh. Sang tháng 6/2002, giá cả một số mặt hàng chủ yếu đã đứng ở mức cao; gạo tẻ thường phổ biến ở mức 2800 - 3000đ/kg, giá vàng 99,99% bán ra từ 580.000 - 590.000 đ/chỉ; giá đôla Mỹ bán ra từ 15.200 - 15.300 đ/USD, sắt thép xây dựng các loại tăng từ 150.000 - 200.000 đ/tấn... Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo chặt chẽ của Chính phủ, sự quan tâm của các Bộ, ngành nên 6 tháng qua không có "cơn sốt" nào đáng kể xảy ra. Thị trường hàng hoá phong phú, đa dạng, mẫu mã đẹp nhưng vẫn còn nhiều hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng trà trộn vào.

Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2002 tăng so với tháng 12/2001 khoảng 2,8%, trong đó giá lương thực 3,2%; thực phẩm 7,3%; vàng 11,6%; đôla Mỹ 1%.

2. Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại:

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn số 1254/VPCP-V1 ngày 14/3/2002 của Văn phòng Chính phủ và phương án số 0993/BCĐ 127 ngày 20/3/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc tập trung chỉ đạo và đẩy mạnh công tác chống buôn lậu, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đồng loạt ra quân, tích cực điều tra, trinh sát nắm tình hình, tăng cường kiểm tra kiểm soát và đã thu được một số kết quả nhưng nhìn chung tình hình chưa chuyển biến rõ rệt và không đồng đều ở các địa phương; thậm chí có mặt còn nghiêm trọng hơn: Buôn lậu vẫn gia tăng và diễn biến phức tạp trên tất cả các tuyến; hàng nhập lậu, hàng giả và gian lận thương mại đa dạng; phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu tinh vi hơn; sự chống trả người thi hành công vụ của chúng cũng quyết liệt và trắng trợn hơn.

Tình hình cụ thể trên một số tuyến như sau:

a. Tuyến biên giới Việt - Trung:

Tại Lạng Sơn: Tình hình buôn bán, vận chuyển hàng lậu và gian lận thương mại diễn ra trên cả đường bộ, đường sắt, các chợ và trung tâm thương mại. Trên đường bộ: Sau khi vận chuyển qua biên giới, hàng được tập kết ngay đường biên ở phía Việt Nam, sau đó được xé nhỏ, vận chuyển nhiều lần trên các loại xe con, xe khách, xe du lịch; cao điểm, có ngày tới 300 - 400 xe và hầu như xe nào cũng có hàng lậu. Trên tuyến đường sắt, ngoài các thủ đoạn thông thường, các đối tượng buôn lậu còn lợi dụng một số quy định bất hợp lý hoặc chủ trương khác nhau giữa các ngành để vận chuyển hàng lậu. Tại các chợ và trung tâm thương mại, hàng lậu bày bán công khai và không tuân thủ Quy chế ghi nhãn hàng hoá. Đặc biệt, việc không quan tâm đến xuất xứ hàng hoá, chi thu thuế trên khâu lưu thông đã tạo điều kiện cho các đối tượng làm ăn phi pháp dùng hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành để lưu thông hàng nhập lậu trong cả nước sau khi đã qua biên giới, làm thất thu thuế xuất nhập khẩu và hợp thức hóa cho hàng lậu.

Việc tổ chức, chỉ đạo chống buôn lậu và gian lận thương mại ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) chưa kiên quyết và triệt để dẫn đến tình trạng tồn tại đường dây buôn lậu lớn, phạm vi hoạt động rộng, nhiều năm mà chính quyền và các lực lượng liên quan ở địa phương không xử lý mà vụ Hang Dơi là một điển hình.

Tại Quảng Ninh: tình trạng buôn lậu vẫn diễn biến phức tạp và những tháng gần đây có xu hướng gia tăng. Ngoài các mặt hàng vải, quần áo may sẵn và các mặt hàng tiêu dùng khác, nổi lên việc nhập lậu xi măng Trung Quốc. Ngoài ra, đã phát hiện một số trường hợp đường, thuốc lá, dầu DO tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu qua Trung Quốc quay trở lại Việt Nam.

Việc vận chuyển hàng lậu trên biển vẫn tiếp diễn, kết quả ngăn chặn rất hạn chế.

b. Tuyến biên giới Việt - Lào:

Tại Quảng Trị: Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại diễn biến phức tạp hơn so với trước, nhất là từ khi khu vực khuyến khích phát triển kinh tế và thương mại Lao Bảo đi vào hoạt động. Trước đây, hàng hoá thẩm lậu trên phạm vi tương đối hẹp thì nay với diện tích gần 16.000 ha, dân số khoảng 25.000 người, đa số là nghèo và chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, vì thế hàng hoá thẩm lậu dễ dàng hơn. Điểm nóng về buôn lậu vẫn là khu vực cửa khẩu Lao Bảo. Lượng thuốc lá nhập lậu ở khu vực này khá lớn nhưng chưa phát hiện, triệt phá được các ổ nhóm và đường dây buôn lậu lớn, UBND tỉnh đang tìm các giải pháp để xử lý vấn đề này.

Tại Quảng Bình: Một số đối tượng buôn lậu trước đây đã bán tàu, thuyền, chuyển nghề khác, nay sắm lại phương tiện để hoạt động, nhưng tình hình buôn lậu được hạn chế nhiều do UBND tỉnh Quảng Bình sớm có kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Ban chỉ đạo 127 của tỉnh đã triển khai hoạt động ngay tại các địa bàn trọng điểm như Thanh Trạch, Đức Trạch, Hải Trạch... đồng thời, giao nhiệm vụ cụ thể cho các lực lượng chức năng tổ chức thực hiện tốt kế hoạch này.

Tại Hà Tĩnh: Tình hình buôn lậu vẫn diễn biến rất phức tạp, c ác đối tượng buôn lậu không chỉ hoạt động ban đêm mà ngay cả ban ngày, "cửu vạn" vẫn cõng hàng qua 2 bên cánh gà cửa khẩu Cầu Treo. Hàng lâu qua tuyến này nổi lên trong thời gian qua là nước giải khát "Bò húc", ti vi, tủ lạnh...

Tại Nghệ An: Nhiều đối tượng buôn lậu đã dùng tàu, thuyền tổ chức buôn bán,đưa hàng lậu có xuất xứ từ Trung Quốc, Nhật Bản vào thị xã Cửa Lò, huyện Quỳnh Lưu; ngoài ra, chúng còn tổ chức "đón" hàng lậu từ cửa khẩu Cầu Treo đưa qua các huyện Nam Đàn, Hưng Nguyên về T.P Vinh để tiêu thụ.

c. Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia:

Tại An Giang: Thực hiện kế hoạch số 06/KH-BCĐ ngày 04/4/2002 của Ban chỉ đạo 127/ĐP, các ngành, các cấp đã triển khai khẩn trương, có các biện pháp rất cụ thể cho từng địa bàn, điển hình là Kế hoạch số 17/KH-PC 15 về triển khai thực hiện kế hoạch của Ban chỉ đạo 127 tỉnh hay Phương án phối hợp số 84/PA.PC - 15 của Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh về tổng kiểm tra mặt hàng đường cát ở 4 địa bàn trọng điểm... Quá trình thực hiện bước đầu đã đem lại kết quả tốt, nhờ đó, tình hình buôn lậu và gian lậu thương mại đã được hạn chế đáng kể. Tuy nhiên, các đối tượng buôn lậu đang tìm cách thay đổi phương thức hoạt động để đưa hàng qua biên giới. Điểm nóng về buôn lậu trên địa bàn này vẫn là xã Vĩnh Xương, Vĩnh Ngươn và thị xã Châu Đốc.

Tại Tây Ninh: Nhìn chung buôn lậu giảm nhưng khu vực 3 xã phía Tây huyện Trảng Bàng, nhất là khu vực Y9 - Châu Ó - Phước Chỉ, buôn lậu vẫn không giảm, do khu vực này có nhiều đường mòn qua biên giới. Thủ đoạn hoạt động đáng lưu ý của các đối tượng buôn lậu nơi đây là tổ chức vận chuyển hàng lậu từng đoàn có xe mở đường, cản hậu để hộ tống.

Tại Long An: Tình hình buôn lậu giảm như ở An Giang do có sự chỉ đạo cương quyết của UBND và Ban chỉ đạo 127 tỉnh.

d. Tuyến biển: Hàng nhập lậu nổi lên trong thời gian qua là phụ tùng ô tô cũ, ngoài ra còn có hàng điện tử, điện lạnh đã qua sử dụng, gạch ốp lát... Phương thức và thủ đoạn chủ yếu vẫn là dùng tàu, thuyền mang hàng ra nước ngoài bán rồi vận chuyển hàng lậu về nước ta, khi cách bờ khoảng 100 - 140 hải lý chúng sang mạn các tàu nhỏ, lợi dụng đêm tối chuyển hàng vào bờ hoặc bằng nhiều hình thức khác để đưa hàng vào đất liền. Một số đối tượng lợi dụng việc tạm nhập, tái xuất xăng dầu để nhập lậu với số lượng lớn đã bị lực lượng Hải quan bắt giữ.

e. Tuyến hàng không - bưu điện: Hàng nhập lậu là các mặt hàng có thuế suất cao như điện thoại di động và linh kiện, hàng điện tử, tân dược, vải... Xuất lậu vẫn là cổ vật, ngoại tệ. Hàng ngàn kiện vải đã đi qua tuyến này. Phương thức hoạt động rất tinh vi và đối tượng vi phạm rất đa dạng, trong đó có cả các Tiếp viên Hàng không Việt Nam, điển hình là việc nhập lậu gần 400 điện thoạt di động cùng nhiều linh kiện, gần 7kg vàng giấu vào xe chứa suất ăn của hành khách trong tháng 5 vừa qua tại cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, đã bị các lực lượng chức năng bắt giữ.

f. Trên tuyến đường sắt: các mặt hàng tiêu dùng nhập lậu vẫn được vận chuyển bằng đường sắt từ biên giới vào trong nội địa, phức tạp nhất vẫn là tuyến Lạng Sơn - Hà Nội. Tuy nhiên, sau khi các lực lượng Công an, Quản lý thị trường cùng ngành đường sắt xử lý được một số vụ việc, tình hình đã dịu xuống.

g. Trên thị trường nội địa: nhiều mặt hàng nhập lậu vẫn được bày bán công khai, các đối tượng làm ăn phi pháp vẫn dùng mội phương thức và thủ đoạn để lưu thông và hợp thức hóa hàng lâụ. Từ khi triển khai phương án chống vải và thuốc lá ngoại nhập lậu, chúng rút vào hoạt động lén lút, bí mật hơn.

3. Tình hình sản xuất và buôn bán hàng giả:

Mặc dù các lực lượng chức năng rất tích cực và tăng cường kiểm tra, kiểm soát nhưng nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng vẫn chưa bị đẩy lùi. Hàng giả bao gồm nhiều loại như hàng tiêu dùng, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc chữa bệnh cho người và gia súc, phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc, thiết bị... hàng giả chủ yếu là giả về chất lượng, về nhãn hiệu, về kiểu dáng công nghiệp, sản xuất tại nước ngoài nhập khẩu hoặc nhập lậu vào nước ta. Việc kiểm tra, xử lý hàng giả còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng. Hàng giả khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ không có kinh phí cho lưu giữ, bảo quản và tổ chức tiêu huỷ, do đó một số Chi cục và nhiều địa phương chưa thật quan tâm đến công tác chống hàng giả. Nhận thức của nhiều hộ kinh doanh về ý thức tự giác, trách nhiệm, lương tâm của mình đối với người tiêu dùng chưa được nâng cao.

4. Tình hình đăng ký kinh doanh và kinh doanh trên thị trường:

Việc đăng ký kinh doanh đã đi vào nề nếp và tương đối ổn định vì thủ tục đơn giản và "thoáng" hơn trước đây nhiều. Tuy nhiên, cả nước hiện nay có hàng ngàn doanh nghiệp, công ty "ma". Số doanh nghiệp, công ty này sau khi đăng ký kinh doanh, mua được hóa đơn do Bộ Tài chính phát hành đã "biến mất" và mang số hóa đơn này bán cho các đối tượng làm ăn phi pháp. Số hóa đơn này tung ra thị trường đã gây rất nhiều khó khăn trong kiểm tra, kiểm soát hàng hoá lưu thông trên thị trường.

Những vi phạm trong kinh doanh chủ yếu vẫn là không đăng ký kinh doanh, kinh doanh không đúng nội dung đã đăng ký, kinh doanh không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh (đối với những mặt hàng kinh doanh có điều kiện), kinh doanh trốn lậu thuế, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, kinh doanh hàng cấm (thuốc lá ngoại, pháo, đồ chơi kích động bạo lực).

Từ tháng 4/2002, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã đồng loạt triển khai kt việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá theo Chỉ thị số 03/2002/CT-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại. Nội dung kiểm tra này được sự quan tâm chú ý của cơ quan ngôn luận: đài phát thanh, truyền hình, báo chí... đã góp phần nâng cao ý thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện đúng Quy chế. Kết quả kiểm tra đã cho thấy hầu hết các doanh nghiệp, các điểm kinh doanh đều có sai phạm trong việc thực hiện quy chế ghi nhãn hàng hoá, ngay cả trong các siêu thị cũng bày bán hàng hoá vi phạm Quy chế ghi nhãn. Nhiều doanh nghiệp chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của việc ghi nhãn hàng hoá, cá biệt có doanh nghiệp còn cố tình gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng giữa hàng hoá sản xuất trong nước và hàng nhập ngoại. Đối với các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, do thiếu hiểu biết, việc chấp hành Quy chế ghi nhãn còn sai sót nhiều.

Việc triển khai thí điểm tại T.P Hà Nội phương án kiểm tra kiểm soát thuốc lá điều nhập lậu bàn bán trên thị trường nội địa đã thu được kết quả nhất định tuy còn hạn chế nhưng tình trạng bày bán công khai, kể cả bày vỏ bao, vỏ tút thuốc lá ngoại nhập lậu trên địa bàn thủ đô đã giảm rõ rệt. Đã xoá bỏ được các tụ điểm buôn bán thuốc lá ngoại nhập lậu ở chợ Nguyễn Siêu, Nguyễn Khuyến, Hàng Hành, khu vực ga B, các tụ điểm xung quan hồ Hoàn Kiến, Lương Văn Can. Các nơi tiêu thụ nhiều thuốc lá ngoại nhập lậu như các nhà hàng, vũ trường đã được hạn chế. Các cơ quan thông tin đại chúng: đài phát thanh và truyền hình. Báo Hà Nội mới đã tổ chức, tuyên truyền về phương án kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điếu nhập lậu của Ban chỉ đạo 127-TW, Chỉ thị của UBND thành phố và các văn bản khác có liên quan. Các tổ chức chính trị - xã hội của thành phố theo chức năng nhiệm vụ của mình đã chủ động tham gia tích cực và tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành, các cấp làm tốt công tác đấu tranh chống buôn lán thuốc lá ngoại, tổ chức việc tuyên truyền giáo dục cho các cán bộ, công nhân viên trong đơn vị mình không kinh doanh, không sử dụng thuốc lá ngoại. Tình hình buôn bán thuốc lá ngoại đã có dấu hiện chững lại. Kết quả đã có 2.629 hộ ký cam kết không bán thuốc lá ngoại. Kết quả trên đây tuy chưa phải là cao nhưng là cơ sở để triển khai phương án này trong phạm vi cả nước vào Quý 3/2002.

Phương án kiểm tra mặt hàng vải ngoại tại một số chợ đầu mối được triển khai từ 01/4 đến 30/5/2002 ở các tỉnh: Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Ninh, T.P Hà Nội và T.P Hồ Chí Minh. Kết quả còn rất hạn chế, mới chỉ có 1.151 hộ kinh doanh vải ký cam kết không kinh doanh vải ngoại nhập lậu. Việc xác định vải nội hay vải ngoại rất khó khăn vì Bộ Công nghiệp và Tổng Công ty Dệt may Việt Nam chưa quy định cụ thể việc in tên cơ sở sản xuất lên biên vải, việc ghi chép sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ không đầy đủ và không đúng quy định. Khi kiểm tra, tạm giữ cũng chưa có cơ quan giám định nào có thể khẳng định được là vải nội hay vải ngoại. Nhìn chung việc kết quả vải ngoại trên thị trường vẫn diễn biến phức tạp, chưa có biểu hiện giảm rõ rệt như yêu cầu đặt ra.

II. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA LỰC LƯỢNG QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG:

1. Công tác tổ chức và chỉ đạo:

Từ cuối tháng 11/2001, Bộ Thương mại đã có Công văn số 4798/TM-QLTT gửi các Sở Thương mại, Chi cục Quản lý thị trường cả nước chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường trong dịp cuối năm và Tết nguyên đán Nhâm Ngọ. Ngày 14/12/2001. Ban chỉ đạo 127-TW đã có Công điện số 11/BCĐ 127 chỉ đạo việc kiểm tra pháo, đồ chơi kích động bạo lực. Cục Quản lý thị trường cũng đã có Công điện số 360/QLTT ngày 28/12/2001 chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát pháo và hàng giả.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn số 1254/VPCP-V1 ngày 14/3/2002 của Văn phòng Chính phủ và phương án số 0993/BCĐ 127 ngày 20/3/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW về việc tăng cường công tác chông buôn lậu, ngày 05/4/2002, Cục Quản lý thị trường đã có kế hoạch số 65/QLTT triển khai chỉ thị và phương án trên.

Ngày 08/3/2002, Bộ trưởng Bộ Thương mại đã có Chỉ thị số 03/2002/CT-BTM về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá.

Ngày 08/3/2002, Ban chỉ đạo 127-TW có công văn số 0785/BCĐ 127 chỉ đạo triển khai thực hiện phương án kiểm tra mặt hàng vải ngoại tại một số chợ đầu mối.

Chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm tại Hà Nội phương án kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điếu nhập lậu bày bán trên thị trường nội địa.

Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động như:

- Tổ chức Hội nghị chuyên đề về công tác quản lý thị trường năm 2002 tại T.P Hồ Chí Minh trong hai ngày 20 - 21/3/2002 nhằm tập trung tìm các giải pháp công tác cho toàn lực lượng.

- Tổ chức triển lãm Hàng thật - hàng giả tại Hội chợ Hàng tiêu dùng vì chất lượng cuộc sống năm 2002 từ ngày 26/4 đến ngày 02/5/2002.

- Tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 45 ngày truyền thống của lực lượng Quản lý thị trường ở các địa phương.

- Tổ chức các đoàn kiểm tra tiêu chuẩn được cấp thẻ kiểm tra thị trường ở các Chi cục.

- Hoàn thành việc cấp thẻ kiểm tra thị trường, cờ hiệu, phù hiệu, cấp hiệu Quản lý thị trường cho 61 Chi cục trong cả nước.

- Tham gia các đoàn công tác liên ngành đi khảo sát, nắm tình hình buôn lậu tại một số tuyến, địa bàn trọng điểm theo yêu cầu của Ban chỉ đạo 127-TW.

2. Một số kết quả cụ thể:

Sáu tháng đầu năm 2002, lực lượng Quản lý thị trường cả nước đã kiểm tra và xử lý 37.944 vụ vi phạm (tăng 19,7% so với cùng kỳ) với tổng số thu là 63.020 tỷ đồng (giảm 3,9% so với cùng kỳ), trong đó tiền phạt vi phạm hành chính là 17.791 tỷ đồng. Cụ thể trên các mặt công tác như sau:

a. Công tác đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu:

Đã kiểm tra, xử lý 8802 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng nhập lậu với số tiền bán hàng tịch thu là 42.290 tỷ đồng. Địa phương có số thu lớn về bán hàng tịch thu là Quảng Ninh, Hà Nội, T.P Hồ Chí Minh.

b. Công tác đấu tranh chống sản xuất, buôn bán hàng giả:

Đã xử lý 3175 vụ vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả. Những địa phương đã xử lý nhiều vụ sản xuất, buôn bán hàng giả là Nghệ An, Quảng Ngãi, Bạc Liêu, T.P Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa.

c. Công tác chông kinh doanh trái phép:

Đã xử lý 21.754 vụ kinh doanh trái phép. Quan kiểm tra, xử lý đã giúp ngành Thuế truy thu 2.938 tỷ đồng tiền thuế.

III. CHƯƠNG TRÌNH, NHIỆM VỤ CÔNG TÁC 6 THÁNG CUỐI NĂM:

Sáu tháng cuối năm, ngoài những công việc thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ, lực lượng Quản lý thị trường cần tập trung vào những vấn đề sau:

- Tiếp tục chỉ đạo và thực hiện tốt Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện khẩn số 1254/VPCP-V1 ngày 14/3/2002 của Văn phòng Chính phủ và phương án số 0993/BCĐ 127 ngày 20/3/2002 của Ban chỉ đạo 127-TW về đẩy mạnh công tác chống buôn lậu.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các phương án kiểm tra kiểm soát mặt hàng vải ngoại tại một số chợ đầu mối: kiểm tra, kiểm soát thuốc lá điếu nhập lậu bày bán trên thị trường nội địa (trong phạm vi cả nước) và Chỉ thị 30/2002/CT-BTM ngày 08/3/2002 của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc thực hiện Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trên thị trường.

- Hoàn chỉnh dự thảo Nghị định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại (thay cho Nghị định 01/CP ngày 03/01/1996) trình Chính phủ ban hành, sửa đổi bổ sung hệ thống ấn chỉ của Quản lý thị trường, hướng dẫn thực hiện Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.

- Tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban chỉ đạo 127 (trung ương và địa phương).

- Rà soát lại các văn bản quy phạm pháp luật để kiến nghị điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi cho phù hợp với thực tế hiện nay: làm tốt công tác hướng dẫn nghiệp vụ, quy trình, quy phạm trong kiểm tra, xử lý: cải tiến mẫu ấn chỉ cho phù hợp, thuận lợi và chặt chẽ hơn.

- Tổ chức các cuộc họp giao ban ở cụm, khu vực để trao đổi kinh nghiệm và bàn giải pháp trên từng mặt công tác.

- Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho công chức Quản lý thị trường.

- Tham gia các đoàn công tác liên ngành đi nắm tình hình và chỉ đạo công tác chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại ở một số địa bàn trọng điểm.

- Tiếp tục công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ; phát hiện và xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực; kiên quyết đưa ra khỏi lực lượng những phần tử thoái hóa biến chất; xây dựng lực lượng ngày càng chính quy, trong sạch, vững mạnh.

IV. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỂ ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính sớm có hướng dẫn cụ thể và chặt chẽ hơn một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng (VAT) nhằm khắc phục việc hoàn thuế VAT khống và ban hành các quy định về hóa đơn, chứng từ đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường theo hướng dẫn vừa thuận lợi cho thương nhân vừa phải gắn với cuộc đấu tranh chống buôn lậu, gắn trách nhiệm giữa người mua và người bán, không để tiếp tay cho buôn lậu, đặc biệt là hàng hoá ở các chợ thuộc các tỉnh biên giới; đồng thời triển khai sớm chủ trương dán tem đối với hàng nhập lậu bị tịch thu sau khi bán đấu giá nhằm chống "quay vòng" hóa đơn, chứng từ hàng đấu giá.

- Đề nghị Chính phủ chỉ đạo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường giáo dục, quản lý thương binh và có biện pháp cần thiết để ngăn chặn hiện tượng một số thương mại tiếp tay cho buôn lậu, tham gia vận chuyển hàng nhập lậu, hành hung chống người thi hành công vụ.

- Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chủ trì một cuộc họp giữa các Bộ, ngành với các địa phương nhằm triệt để hơn sự chỉ đạo của Chính phủ về chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại./.

 

 

KT/ BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Phan Thế Ruệ

 

SỐ VỤ KIỂM TRA, XỬ LÝ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002

STT

Địa phương

Số vụ xử lý

Trong đó

Buôn bán hàng cấm hàng nhập lậu

Sản xuất buôn bán hàng giả kém C.L

Kinh doanh trái phép

Vi phạm khác

A

B

1

2

3

4

5

 

Tổng số

37.944

8.802

3.175

21.754

4.213

1

Hà Nội

1672

833

116

330

393

2

TP Hồ Chí Minh

1294

685

145

464

 

3

Hải Phòng

628

74

34

520

 

4

Đà Nẵng

927

185

40

502

200

5

Quảng Ninh

673

553

7

113

 

6

Lạng Sơn

191

123

16

52

 

7

Cao Bằng

123

73

3

47

 

8

Hà Giang

477

42

15

144

276

9

Lào Cai

91

59

 

10

22

10

Lai Châu

292

33

90

169

 

11

Sơn La

374

18

9

151

196

12

Tuyên Quang

158

17

76

18

47

13

Yên Bái

499

90

36

265

108

14

Hoà Bình

809

33

65

384

327

15

Phú Thọ

406

123

21

262

 

16

Vĩnh Phúc

170

50

17

103

 

17

Thái Nguyên

430

128

65

119

118

18

Bắc Cạn

72

18

9

5

40

19

Hà Tây

1531

16

5

1510

 

20

Bắc Ninh

472

270

28

174

 

21

Hải Dương

334

98

33

129

74

22

Hưng Yên

175

159

6

9

1

23

Thái Bình

520

19

20

481

 

24

Nam Định

226

33

46

147

 

25

Bắc Giang

370

223

17

118

12

 

A

B

1

2

3

4

5

26

Hà Nam

553

27

6

54

466

27

Ninh Bình

349

70

65

116

98

28

Thanh Hóa

2215

136

25

1887

167

29

Nghệ An

741

177

469

95

 

30

Hà Tĩnh

323

120

52

151

 

31

Quảng Bình

175

12

163

 

 

32

Quảng Trị

1165

353

 

812

 

33

Thừa Thiên Huế

92

69

 

22

1

34

Quảng Nam

715

39

 

676

 

35

Quảng Ngãi

373

70

275

28

 

36

Bình Định

236

54

17

161

4

37

Phú Yên

383

63

39

92

189

38

Khánh Hoà

674

346

88

163

77

39

Bình Thuận

130

60

10

37

23

40

Ninh Thuận

56

14

3

39

 

42

Gia Lai

371

57

16

231

67

42

Đắc Lắc

336

55

110

171

 

43

Kon Tum

211

37

61

12

101

44

Lâm Đồng

504

46

33

401

24

45

Đồng Nai

1596

211

102

942

341

46

Bình Dương

390

97

44

138

111

47

Bình Phước

361

150

 

211

 

48

Bà Rịa - Vũng Tàu

274

74

32

86

82

49

Tây Ninh

298

231

30

17

20

50

Long An

428

156

70

110

92

51

Tiền Giang

842

254

55

463

70

52

Vĩnh Long

426

194

17

98

117

53

Trà Vinh

131

85

 

34

12

54

Cần Thơ

201

121

4

65

11

55

An Giang

818

678

56

74

10

56

Đồng Tháp

173

116

53

3

1

57

Bến Tre

335

169

62

104

 

58

Sóc Trăng

254

93

 

157

4

59

Bạc Liêu

515

22

242

251

 

60

Cà Mau

939

50

57

521

311

61

Kiên Giang

7447

341

 

7106

 

SỐ TIỀN THU PHẠT 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002

Đơn vị tính: 1000đ

STT

Địa phương

Tổng số thu

Tiền phạt hành chính

Tiền bán hàng tịch thu

Tiền truy thu thuế

A

B

1

2

3

4

 

Tổng số

63.020.874

17.791.732

42.290.606

2.938.536

1

Hà Nội

7.030.676

1.330.097

5.529.385

171.194

2

TP Hồ Chí Minh

5.736.282

1.120.350

3.489.283

1.126.649

3

Hải Phòng

738.603

248.665

279.193

210.745

4

Đà Nẵng

1.840.938

576.300

1.248.555

16.083

5

Quảng Ninh

7.214.792

643.130

6.571.662

 

6

Lạng Sơn

1.177.545

146.100

1.031.445

 

7

Cao Bằng

392.920

25.350

216.071

151.499

8

Hà Giang

261.391

186.590

74.801

 

9

Lào Cai

379.575

46.650

319.629

13.296

10

Lai Châu

185.790

121.470

64.320

 

11

Sơn La

128.834

107.310

21.524

 

12

Tuyên Quang

84.026

59.550

24.476

 

13

Yên Bái

993.403

266.300

727.103

 

14

Hoà Bình

173.595

156.116

17.479

 

15

Phú Thọ

656.078

182.817

473.261

 

16

Vĩnh Phúc

231.098

71.605

159.493

 

17

Thái Nguyên

984.473

363.156

620.571

746

18

Bắc Cạn

219.652

41.300

138.439

39.913

19

Hà Tây

498.414

477.770

20.644

 

20

Bắc Ninh

1.547.000

194.000

1.353.000

 

21

Hải Dương

617.312

136.400

475.396

5.516

22

Hưng Yên

685.495

17.100

664.795

3.600

23

Thái Bình

416.526

243.000

173.526

 

24

Nam Định

370.000

170.000

200.000

 

25

Bắc Giang

2.900.848

580.856

2.319.992

 

26

Hà Nam

255.088

127.520

127.568

 

 

A

B

1

2

3

4

27

Ninh Bình

488.653

184.850

303.803

 

28

Thanh Hóa

1.359.952

906.796

453.156

 

29

Nghệ An

1.148.100

324.100

824.000

 

30

Hà Tĩnh

595.576

268.550

283.594

443.432

31

Quảng Bình

1.192.196

164.050

998.900

29.246

32

Quảng Trị

1.821.412

144.500

1.676.912

 

33

Thừa Thiên Huế

562.868

77.500

463.821

21.547

34

Quảng Nam

674.575

301.450

 

 

35

Quảng Ngãi

152.276

127.800

 

 

36

Bình Định

986.611

86.400

 

 

37

Phú Yên

678.116

209.450

 

 

38

Khánh Hoà

737.727

246.600

 

 

39

Bình Thuận

590.545

262.950

 

 

40

Ninh Thuận

90.000

33.400

 

 

41

Gia Lai

760.528

688.530

 

 

42

Đắc Lắc

201.630

184.900

 

 

43

Kon Tum

206.118

148.734

 

 

44

Lâm Đồng

343.069

283.069

 

 

45

Đồng Nai

1.629.219

1.035.838

 

 

46

Bình Dương

506.767

347.890

 

 

47

Bình Phước

542.943

386.151

 

 

48

Bà Rịa - Vũng Tàu

536.313

310.335

 

 

49

Tây Ninh

261.699

162.150

 

 

50

Long An

765.000

305.000

 

 

51

Tiền Giang

1.546.230

448.118

 

 

52

Vĩnh Long

832.185

280.050

 

 

53

Trà Vinh

127.414

99.900

 

 

54

Cần Thơ

340.298

164.300

 

 

55

An Giang

2.845.900

360.100

 

 

56

Đồng Tháp

1.262.344

8.300

 

 

57

Bến Tre

441.519

286.194

 

 

58

Sóc Trăng

329.851

143.300

 

 

59

Bạc Liêu

401.549

360.300

 

 

60

Cà Mau

1.433.970

498.600

 

 

61

Kiên Giang

907.367

312.075

 

 

 

HÀNG CẤM, HÀNG NHẬP LẬU THU GIỮ 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002

STT

Mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

1

Rượu ngoại

Chai

11.643

2

Xe đạp ngoại

Chiếc

391

3

Khung xe đạp ngoại

Chiếc

354

4

Xe máy

Chiếc

109

5

Nồi cơm điện

Chiếc

8.012

6

Ti vi

Chiếc

1.819

7

Tủ lạnh

Chiếc

864

8

Đầu video

Chiếc

6.012

9

Điều hoà nhiệt độ

Chiếc

364

10

Điện tử khác

Chiếc

10.981

11

Máy bơm nước

Chiếc

2.779

12

Quạt điện

Chiếc

4.964

13

Gạch ốp lát

Thùng

35.268

14

Bệ xí, chậu rửa

Chiếc

63

15

Động cơ nổ các loại

Chiếc

224

16

Phích và ruột phích

Chiếc

1.285

17

Bếp ga

Chiếc

552

18

Vải và quần áo may sẵn

Mét

615.109

19

Thuốc lá ngoại

Bao

814.787

20

Đường kính

Kg

156.063

21

Gỗ các loại

m3

1.753,29

22

Trứng gia cầm

Quả

130.705

23

Băng, đĩa nhạc, hình

Chiếc

33.692

24

Súng, kiếm nhựa

Chiếc

21.436

 

 

Kg

1.400

25

Đạn súng nhựa

Băng

108

 

 

Viên

31.200

 

 

Gói

3.630

 

 

Kg

8,50

 

STT

Mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

26

Điện thoại các loại

Chiếc

1.772

27

Mũ xe máy

Chiếc

166

28

Pháo

Quả, viên

393.235

 

 

Cây, que

97.380

 

 

Kg

318

 

 

Hộp

4.259

 

 

Vòng

3.135

29

Linh kiện ô tô

Chiếc

572

30

Linh kiện xe máy

Chiếc

13.818

 

 

Bộ

10

 

HÀNG GIẢ, HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG THU GIỮ NĂM 2002

STT

Mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

TT Hàng hoá

1

Rượu

Chai

16.803

Giả, kém chất lượng

 

 

Lít

200

Giả, kém chất lượng

2

Bia

Chai, lon

12.127

Giả, kém chất lượng

3

Nước giải khát các loại

Chai, lon

157.147

Giả NH, quá hạn SD

4

Nước khoáng

Chai

5.390

Giả NH, quá hạn SD

5

Mì chính

Kg

4092,2

Giả nhãn hiệu

6

Bao bì

Kg

522,2

Giả nhãn hiệu

 

 

Cái

5.558

Giả nhãn hiệu

7

Nhãn mác

Kg

1188,8

Giả nhãn hiệu

 

 

Hộp

3510

Giả nhãn hiệu

 

 

Tờ

128

Giả nhãn hiệu

8

Dầu gội đầu các loại

Gói

182.981

Giả nhãn hiệu

 

 

Chai

486

Giả nhãn hiệu

 

 

Kg

76

Giả nhãn hiệu

9

Diêm

Bao

215814

Giả nhãn hiệu

10

Bánh kẹo các loại

Gói, hộp

12.041

Kém CL, quá hạn SD

 

 

Kg

2.772

Kém CL, quá hạn SD

11

Thuốc lá

Bao

110.272

Giả nhãn hiệu

12

Thuốc tân dược

Lọ

1292

Quá hạn sử dụng

 

 

Gói

1300

Quá hạn sử dụng

 

 

Viên

7198

Quá hạn sử dụng

13

Mỹ phẩm

Hộp

1899

Quá hạn sử dụng

14

Thuốc đánh răng

ống

38.411

Giả, kém chất lượng

 

 

Kg

40

Giả, kém chất lượng

15

Bột giặt

Kg

2842

Giả nhãn hiệu

16

Nước mắm

Chai

7.980

Giả nhãn hiệu

 

 

Lít

1.908

Giả nhãn hiệu

17

Sữa hộp

Hộp

864

Giả, quá hạn sử dụng

 

 

Kg

170

Giả, quá hạn sử dụng

18

Mỳ ăn liền

Gói

446

Quá hạn sử dụng

 

STT

Mặt hàng

Đơn vị tính

Số lượng

TT Hàng hoá

19

Thịt hộp, cá hộp

Hộp

458

Quá hạn sử dụng

20

Thuốc chuột

ống

121.307

Cấm sử dụng

 

 

Gói

496

Cấm sử dụng

 

 

Viên

216.000

Cấm sử dụng

21

Thuốc thú y

Lọ

5.746

Không có trong danh mục

 

 

ống

212

Không có trong danh mục

22

Thuốc bảo vệ thực vật

Thùng

32

Không có trong danh mục

 

 

Hộp

14.035

Không có trong danh mục

 

 

Chai

95.816

Không có trong danh mục

 

 

ống

1.293.447

Không có trong danh mục

 

 

Kg

2

Không có trong danh mục

 

 

MỘT SỐ VỤ VIỆC ĐIỂN HÌNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2002

I. BUÔN BÁN, VẬN CHUYỂN HÀNG CẤM, HÀNG NHẬP LẬU:

- Ngày 03/01/2002, Đội QLTT An Phú Chi cục QLTT An Giang phát hiện một ghe không số vận chuyển hàng lậu gồm: vải vụn các loại: 15.484 kg; vải thun các loại: 829 kg; 85 máy casseette xe ô tô; 12 phụ tùng ô tô. Đội đã xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hoá.

- Ngày 01/02/2002 đội QLTT số 12 Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra cửa hàng 38 Phan Đình Giót - Thanh Xuân phát hiện 372 bịch rượu vang Pháp không dán tem nhập khẩu, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp. Đội đã xử phạt hành chính và tịch thu toàn bộ số hàng trên.

- 10 giờ 00 ngày 10/02/2002 đội 4A Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh và phòng PC 13 Công an Thành phố tiến hành kiểm tra, thu giữ 14.212 cây pháp nổ có tên gọi "Hoa lễ hội tạo vui bằng giấy" chưa tại kho hàng số 1A đường Phổ Quang, phường 12, quận Tân Bình. Đến 21 giờ 00 cùng ngày, ông Nguyễn Phi Long là Phó giám đốc Công ty Vật liệu nhiệt - điện lạnh CSR tự thông báo, giao nộp tiếp cho phòng PC 13 và đội 4A QLTT 19.933 cây chở trên xe tải số 54N-9643 từ ngã tư ga Bình Triệu về.

- 11 giờ 00 ngày 10/02/2002 Đội 12B Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với công an phường kiểm tra, thu giữ 20.000 cây "Hoa lễ hội tạo vui bằng giấy" của chủ hàng là ông Nguyễn Phi Long, chứa tại kho hàng bãi xe số 208/1 quốc lộ 1A, phường Thới An.

- Ngày 13/3/2002, Đội QLTT 2A Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với công an phường 8 kiểm tra cửa hàng kinh doanh rượu Tài Nguyên số 153 đường Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 5 của ông Phùng A Dậu làm chủ kinh doanh. Đội đã lập biên bản tạm giữ 87 chai rượu ngoại các loại không dán tem nhập khẩu, 57 chai rượu ngoại có dán tem nhập khẩu giả (tem trùng số sê ri). Cùng ngày, đội 2A kiểm tra cửa hàng rượu Phước Vinh số 169 Nguyễn Tri Phương, phường 8, quận 5 của bà Lưu Thế Trân làm chủ kinh doanh. Đội đã lập biên bản tạm giữ 152 chai rượu ngoại các loại không dán tem nhập khẩu, 22 chai rượu ngoại dán tem nhập khẩu giả (tem trùng số sê ri).

- Ngày 19/3/2002 Đội QLTT số 5 Chi cục QLTT Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô 16K 81-83 mang biển hiệu thương binh do Trần Văn Bình trú tại 261 Lý Thường Kiệt - Hải Phòng điều khiển vận chuyển 449 kg quần áo, 61 đầu VCD do Trung Quốc sản xuất, 6 máy giặt cũ và một số hàng hóa khác không có hóa đơn chứng từ.

- Ngày 10/4/2002, Đội QLTT số 4 Chi cục QLTT Hà Nội kết hợp với Đội 6 Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Nội kiểm tra xe ô tô biển số 89K0666, tạm giữ 240 nồi cơm điện, 28 máy bơm, 30 quạt trần do nước ngoài sản xuất không dán tem nhập khẩu.

- Ngày 13/4/2002, Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra Kho A2 cảng Phà Đen - Hà Nội, phát hiện 49.586 mét vải, 35 nồi cơm điện, 5 tủ lạnh, 2 bộ điều hoà, 8 đầu VCD và nhiều loại hàng hoá khác do nước ngoài sản xuất không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc nhập khẩu hợp pháp.

- Ngày 09/4/2002, Đội QLTT số 3 Chi cục QLTT Quảng Ninh kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 16K 7983 mang biển thương binh của ông Vũ Văn Phương, An Thái, Tiên Lãng, Hải Phòng. Trên xe vận chuyển 2766 mét vải và một số hàng hoá khác trị giá 80 triệu đồng.

- Ngày 02/4/2002, Đội QLTT số 2 Chi cục QLTT Yên Bái kiểm tra xe vận tải biển kiểm soát 21H 1524 do ông Lưu Thanh Sơn điều khiển, vận chuyển 10,519 m3 gỗ tạp, không có đầy đủ giấy tờ hợp pháp. Đội đã báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu số gỗ trên.

- Ngày 16/4/2002, Phòng Nghiệp vụ - Tổng hợp, Đội QLTT số 2, Đội QLTT cơ động Chi cục QLTT Yên Bái phối hợp với Công an giao thông kiểm tra xe ô tô 89K 2116 và phát hiện 10 tấn lá thuốc lá Trung Quốc nhập lậu. Đội đã ra quyết định xử phạt hành chính và tịch thu hàng hoá.

- Ngày 07/5/2002, Đội QLTT Bình Thạch Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với Công an phường 17 kiểm tra điểm chứa hàng trong doanh nghiệp sửa chữa ô tô Hữu Nghị số 109/1A Điện Biên Phủ, Phường 17. Qua kiểm tra đã lập biên bản tạm giữ 194 đầu máy Video cũ do Nhật sản xuất không dán tem nhập khẩu, 5 cục lạnh máy lạnh cũ do Nhật sản xuất không dán tem nhập khẩu và 5 cục nóng máy lạnh cũ do Nhật sản xuất không chứng từ nguồn gốc.

- Ngày 15/5/2002, Đội QLTT số 4 Chi cục QLTT Quảng Ngãi kiểm tra phát hiện xe 37H 4678, chủ xe là bà Lê Thị Thu Ngọc, khu phố 5, phường 2 thị xã Đông Hà, Quảng Trị vận chuyển trên xe 2000 gói thuốc lá ngoại, 108 chai rượu ngoại, không xác định được chủ hàng. Đội xử phạt lái xe và tịch thu hàng hoá.

- Ngày 29/5/2002 Đội QLTT Tân Bình Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh kiểm tra Chi nhánh Công ty Thăng Long - Bộ Quốc phòng, trụ sở 237 Nguyễn Trãi, đường Nguyễn Cư Trinh, Quận I do ông Nguyễn Công Hoan đại diện thuê kho gửi hàng gồm:

Kho hàng số 65/13 đường Âu Cơ, phường 14 của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Tân Bình có chứa 8423,99 mét vải màu các loại do Đài Loan sản xuất.

Kho hàng số 353 đường Nguyễn Trọng Tuyển, phường 1 của Công ty cổ phần thương mại và khí tượng thủy văn HTS chứa 70.570 mét vải ngoại nhập các loại.

Đội QLTT Tân Bình lập biên bản ghi nhận, giao chủ hàng bảo quản và chuyển giao hồ sơ cho Đội QLTT 5A xử lý.

- Ngày 31/5/2002 Đội QLTT số 5 Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh kiểm tra xe 54N 3729 do ông Trần Văn Sơn ngụ tại Quận Tân Bình, T.P Hồ Chí Minh điều khiển vận chuyển 60 nồi cơm điện và 120 chai rượu BLACK LABEL không dán tem. Đội ra quyết định xử phạt hành chính và tịch thu hàng hoá.

- Ngày 06/6/2002, Đội QLTT số 2 Chi cục An Giang kiểm tra phương tiện vận tải số 54N 0334 do Nguyễn Viết Thọ điều khiển. Qua kiểm tra, phát hiện hàng hoá gồm 15.050 kg đường cát gói trong giấy dầu, 4 lốc máy lạnh và 10 vỏ máy lạnh cũ, 100 gói thuốc lá ngoại hiệu Scott, 2 xe đạp ngoại đã qua sử dụng và một số hàng hoá khác, trị giá khoảng 85 triệu đồng. Lái xe xuất trình hóa đơn số 014481 của DNTN Tân Thuận xuất bán cho doanh nghiệp thương mại Quốc Hưng 13.200 kg đường cát Bình Định, toàn bộ số hàng hoá còn lại không có hóa đơn chứng từ kèm theo.

- Ngày 13/6/2002, Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Ninh Bình phối hợp với Công an giao thông Ninh Bình kiểm tra xe 54N 8405 do ông Nguyễn Thanh Long điều khiển. Trên xe chở 180 chai rượu ngoại, không dán tem nhập khẩu, không hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc. Đội đã ra quyết định tịch thu hàng hoá và xử phạt hành chính chủ hàng.

- Ngày 22/6/2002, Đội 1 Chi cục QLTT An Giang kiểm tra 2 phương tiện gắn máy tại ấp Phú Hạ II, xã Kiến Thành, huyện Chợ Mới, An Giang, đang vận chuyển từ Châu Đốc đi Đồng Tháp, hàng hoá vận chuyển gồm: 98 ti vi cũ, 2 bộ máy điều hoà mới, 80 cục nóng, lạnh máy điều hoà cũ, 2700 vỉ thuốc tân dược (Australia sản xuất), trị giá hàng hoá khoảng 122 triệu đồng. Khi phát hiện lực lượng kiểm tra, người điều khiển phương tiện nhảy xuống sông bỏ trốn. Đội đang hoàn tất hồ sơ để xử lý.

II. SẢN XUẤT VÀ BUÔN BÁN HÀNG GIẢ:

- Vào lúc 09 giờ 40 phút ngày 28/01/2002, Đội QLTT Chợ Mới Chi cục QLTT An Giang phối hợp với Công an huyện kiểm tra cơ sở sản xuất thuốc đông dược tại ấp An Thạnh, xã Hoà Bình, chợ Mới do ông Nguyễn Văn Lữ làm chủ. Qua kiểm tra phát hiện thuốc đông dược sản xuất không có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền, không công bố chất lượng sản phẩm. Tạm giữ thuốc đông dược các loại và tang vật gồm: giải độc gan 19kg, tiêu viêm 8,5 kg, cảm sốt 13kg, thuốc đã thành phẩm 275 kg. Nội vụ đang tiếp tục được làm rõ để xử lý.

- Vào lúc 10 giờ ngày 06/02/2002, đội QLTT Tân Châu Chi cục QLTT An Giang phối hợp cùng công an huyện kiểm tra cơ sở gia công sản xuất can nhựa tại số 154/3A đường Nguyễn Thái Học, ấp Long Thị B, thị trấn Tân Châu, do ông Lê Sang Đông chủ cơ sở. Qua kiểm tra phát hiện cơ sở sản xuất nước giải khát nghi vấn giả, tang vật tam giữ gồm: nước tăng lực nai vàng loại 100ml; 29.200 chai; nước ngọt hiệu Nobita loại 200ml; 17.200 chai; dụng cụ đóng nắp chai: 01 bộ; nhãn hiệu các loại 09kg; bột màu: 0,7 kg; nắp chai nhựa: 2,5 kg; thuốc chống mốc: 02kg; đường kết tinh Trung Quốc: 13kg. Nội vụ đang được làm rõ để xử lý.

- Ngày 06/02/2002 Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Long An tổ chức kiểm tra DNTN Lê Thị Thanh Sang, địa chi ấp 1, xã Phước Lợi, huyện Bến Lức phát hiện tại cơ sở 34.500 gói thuốc lá HERES do nhà máy thuốc lá Đồng Tháp sản xuất vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá của Công ty thuốc lá XNK Bình Dương.

- Ngày 06/02/2002 Đội QLTT số 3 Chi cục QLTT Long An tổ chức kiểm tra DNTN Kiều Oanh, địa chỉ số 5B, đường Hùng Vương-P2-TXTA và kho hàng phát hiện 36.000 gói thuốc lá HERES do nhà máy thuốc là Đồng Tháp sản xuất vi phạm quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hoá của Công ty thuốc lá XNK Bình Dương.

- Ngày 03/02/2002 Phòng nghiệp vụ Chi cục QLTT Ninh Bình kết hợp với Đội QLTT số 1 tiến hành kiểm tra tại cơ sở kinh doanh của ông Nguyễn Công Trứ số 205 đường Vân Giang, phường Vân Giang, thị xã Ninh Bình. Tổ kiểm tra đã phát hiện tại cửa hàng nhà ông Trứ có 300 chai rượu mang nhãn hiệu "Nếp mới Vodka" của Công ty Goheceo, địa chỉ 420 Trần Quý Cáp - Hà Nội. Nhãn hiệu của số rượu trên trùng với nhãn hiệu của Công ty rượu Hà Nội đã được Nhà nước bảo hộ độc quyền, Chi cục QLTT ra quyết định tịch thu toàn bố số rượu và xử phạt cảnh cáo ông Nguyễn Công Trứ.

- Ngày 30/01/2002 Đội QLTT số 14 Chi cục QLTT Hà Nội đã xử lý Công ty TNHH Hoàng Phương - Đông Anh - Hà Nội về hành vi vi phạm sản xuất nước tăng lực vi phạm sở hữu công nghiệp và kém chất lượng. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu tiêu huỷ 2.382 lon nước uống tăng lực.

- Ngày 29/01/2002 Đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Thanh Hóa kiểm tra xe 99K-1116 của ông Trịnh Hữu Chiến, xử lý tịch thu 80.000 bao diêm mang nhãn hiệu Thống Nhất giả.

- Ngày 07/4/2002, Đội QLTT số 14 Chi cục QLTT Hà Nội kiểm tra cơ sở nước giải khát thuộc Công ty cổ phần VIAN - Uy Nỗ, Đông Anh, phát hiện 2485 hộp nước xoài kém chất lượng.

- Ngày 15/4/2002, theo đơn khiếu nại của cơ sở Tuyết Mai, Đội QLTT 6B Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra điểm kinh doanh bánh kẹo số 96B đường Phan Văn Khoẻ, phường 2 do ông Thái Vĩ Dân làm chủ, đóng gói và sử dụng bao bì bánh men có nhãn hiệu Menbi tương tự nhãn hiệu của cơ sở Tuyết Mai đã đăng ký. Qua kiểm tra phát hiện tại đây có bày bán 98 gói bánh menbi, trên nhãn ghi "SX theo QĐTT9-84, SĐKCL: YTHCM 1340/00" là số hiệu sản xuất và số đăng ký chất lượng của cơ sở Tuyết Mai; 8,5 kg bánh menbi hiệu Long Thành chưa đóng gói; 8,5 bao nylon có in nhãn hiệu bánh Menbi và số hiệu sản xuất, số đăng ký chất lượng của cơ sở Tuyết Mai cùng 01 máy ép bao nhựa. Đội đã lập biên bản tạm giữ 01 máy ép bao nhựa, 8,5 kg bao nylon vi phạm vùng 12kg bánh men các loại.

- Ngày 25/4/2002, Đội QLTT 3A Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với Công an phường 6 kiểm tra số 176/5 đường Hậu Giang, phường 6, Quận 6 của bà Nguyễn Thị Kim Dung làm chủ, đang dùng bột ngọt xá đóng gói bột ngọt giả hiệu Ajinomoto do Indonesia sản xuất và dán trên bao bì nhãn phụ giả của Công ty nhập khẩu Sinhanco. Đội đã lập biên bản tạm giữ 238 gói bột ngọt giả hiệu Ajinomoto loại 454g đã dán nhãn phụ giả, 125 kg bột ngọt xá hiệu Queen & Miwon, 795 bao bì giả hiệu Ajinomoto, 183 bao bì hiệu Miwon đã rạch miệng bao. Cùng lúc, Đội 3A phối hợp với Ban quản lý chợ Bình Tây kiểm tra sạp số 212 khu Trần Bình, phường 2, Quận 6, lập biên bản tạm giữ 146 gói bột ngọt giả hiệu Ajinomoto, trong đó có 7 gói có dán nhãn phụ và 295 bao bì giả hiệu Ajinomoto.

- Ngày 27/5/2002, Đội QLTT 2B Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với UBND phường Bình Trưng Đông kiểm tra cơ sở sản xuất chế biến nước mắm, tại số 33/8 Tân Lập, phường Bình Trưng Đông của ông Kiều Trung Học đang nấu cá khô để pha chế nước mắm và vào chai dán nhãn hiệu Kiều Học, không giấy chứng nhận công bố chất lượng và đăng ký nhãn hiệu. Đội 2B đã giao chủ quản 923 chai nước mắm và lấy mẫu chuyển cơ quan chức năng kiểm nghiệm chất lượng.

III. KINH DOANH TRÁI PHÉP

- Ngày 08/3/2002 Phòng NVTH và Đội QLTT số 5 Chi cục QLTT Phú Thọ kiểm tra hộ bà Trần Thị Trịnh ở tổ 1 - phố Vàng - Thanh Sơn - Phú Thọ kinh doanh bán quặng cao lanh trái phép với số lượng là 1.347,55 m3 thu lời bất chính 227,887.000 đồng. Khi kiểm tra quyển hóa đơn, những số ghi bán quặng không có liên 1 và 3 lưu cuống ấn chỉ. Cùng ngày, Đội kiểm tra hộ bà Phạm Thị Liệu ở tổ 2 - thị trấn Thanh Sơn, bà Liệu đã sử dụng hóa đơn liên 2 (liên đỏ) để phát hành bán 219 m3 quặng thu lời bất chính là 36.800.000 đồng, có liên 1 và 3 để trắng chưa ghi. Hiện Chi cục tạm giữ 2 quyển hóa đơn trên và trình UBND tỉnh ra quyết định thu hồi số tiền bán quặng trái phép của 2 hội trên là: 264.687.000 đồng, đồng thời xử phạt hành chính theo luật định.

- Ngày 20/2/2002 đội QLTT số 1 Chi cục QLTT Tiền Giang kết hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra DNTN xăng dầu Tam Hiệp do bà Nguyễn Thị Nhành làm chủ, trú tại ấp Khu phố, Tam Hiệp, Châu Thành, Tiền Giang. Đoàn kiểm tra lấy mẫu xăng A83, sau khi kiểm định kết quả cho thấy xăng A83 không đạt chất lượng (trị số octan là 75,8). Đội QLTT số 1 lập biên bản trình Chi cục QLTT Tiền Giang ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính và truy thu số tiền chênh lệch giá xăng vi phạm.

- Ngày 10/4/2002, Đội Quản lý thị trường số 1 Chi cục QLTT Bà Rịa Vũng Tàu phối hợp với Đội Quản lý thị trường số 6 Chi cục QLTT Đồng Nai, kiểm tra phát hiện Công ty TNHH Thái Lan có trụ sở tại ấp Nông Doanh, xã Xuân Tân, huyện Long Khánh, Đồng Nai đã dùng matit xoá và mài nhãn hiệu trên vỏ bình gas của cơ sở khác và ghi nhãn gas Thái Lan của cơ sở mình lên vỏ bình để sản xuất và đưa ra tiêu thụ trên thị trường. Đội đã lập biên bản tạm giữ 254 bỏ bình gas (trong đó vỏ bình không chứa gas 217 bình, bỏ bình có chứa gas 37 bình). Vụ việc đang được Chi cục tiến hành xác minh và làm rõ để xử lý theo pháp luật.

- Ngày 03/6/2002, Đội QLTT Phú Nhuận Chi cục QLTT T.P Hồ Chí Minh phối hợp với đại diện Công ty Elf gas lập biên bản ông Hoàng Nguyễn Ngọc Vũ có hành vi sang chiết gas trái phép từ bình 50kg, bình 13kg hiệu Elf gas sang bình loại 13kg các hiệu và bình loại du lịch tại phòng tắm nhà số 218 đường Huỳnh Văn Bánh, phường quy định. Tang vật tạm giữ gồm 27 bình gas và 68 vỏ bình các cỡ các hiệu, 21 vỏ bình loại du lịch, 01 kg niêm van bình gas các hiệu cùng một số dụng cụ để sang chiết gas như cân, ống dẫn gas, đầu van...

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo số 2821/TM-QLTT ngày 22/07/2002 của Bộ Thương mại về việc báo cáo sơ kết công tác quản lý thị trường 6 tháng đầu năm 2002

  • Số hiệu: 2821/TM-QLTT
  • Loại văn bản: Văn bản khác
  • Ngày ban hành: 22/07/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Thương mại
  • Người ký: Phan Thế Ruệ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản