- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Quyết định 791/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 4Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 232/QĐ-TTg năm 2007 ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 5974/BGTVT-KHĐT | Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2007 |
BÁO CÁO
KẾT QUẢ KIỂM TRA THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG CẢNG BIỂN VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010
Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ
Thực hiện Quyết định số 232/QĐ-TTg, ngày 13/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2007. Trong đó giao nhiệm vụ cho Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với các Bộ Kế hoạch-Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp và Tài nguyên & Môi trường kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010.
Bộ Giao thông vận tải xin báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả kiểm tra như sau:
A. Quá trình triển khai công tác kiểm tra quy hoạch
Triển khai nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giao thông vận tải đã thực hiện các công việc sau:
1. Bằng Quyết định số 1120/QĐ-BGTVT ngày 18/4/2007 Bộ Giao thông vận tải đã thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 bao gồm đại diện Bộ GTVT, Kế hoạch - Đầu tư, Tài chính, Công nghiệp và Tài nguyên & Môi trường.
2. Gửi công văn số: 1939/BGTVT-KHĐT ngày 12/4/2007 đến các Bộ, UBND các Tỉnh, Thành phố có cảng biển, các Tập đoàn, các Tổng công ty và các cảng biển, yêu cầu báo cáo về tình hình đầu tư xây dựng, quản lý, khai thác cảng biển do cơ quan mình quản lý.
3. Tiến hành thị sát hiện trường các cảng biển trên toàn quốc. Việc kiểm tra, thị sát hiện trường được chia thành 3 đợt:
- Đợt 1: Kiểm tra các cảng biển khu vực miền Bắc (từ ngày 24-25/5/2007);
- Đợt 2: Kiểm tra các cảng biển khu vực miền Nam (từ ngày 4-8/6/2007);
- Đợt 3: Kiểm tra các cảng biển khu vực miền Trung (từ ngày 18-22/6/2007).
4. Tổ chức họp với UBND các Tỉnh, Thành phố và nghe các doanh nghiệp quản lí khai thác cảng báo cáo những nội dung sau:
- Tình hình thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 và các Quy hoạch chi tiết 8 nhóm cảng biển;
- Kết quả thực hiện các chương trình, dự án và các hạng mục công trình cảng biển chính đã được quyết định đầu tư, các dự án cảng biển đang được nghiên cứu và các dự án cảng biển đang đăng ký xin đầu tư trong khu vực v.v….;
- Kết quả thực hiện các giải pháp, cơ chế chính sách đã được ban hành để đạt mục tiêu quy hoạch. Những vấn đề không phù hợp hoặc mới phát sinh, thay đổi so với quy hoạch đã được duyệt, những đề xuất sửa đổi cần được bổ sung, điều chỉnh quy hoạch.
Nội dung các cuộc họp được ghi trong các Thông báo (gửi kèm theo).
B. Kết quả kiểm tra quy hoạch cảng biển
I. Hiện trạng và năng lực của hệ thống cảng biển Việt Nam
1. Hàng hóa và đội tầu thông qua cảng
Giai đoạn 1999-2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam bao gồm hàng xuất khẩu, nhập khẩu và nội địa tăng hơn 2 lần, với tốc độ 11,36% hàng năm. Trong đó, hàng container tăng 3,35 lần với tốc độ 18,9%; hàng lỏng tăng gấp 1,3 lần với tốc độ 3,89%, hàng khô tăng gấp 2,42 lần với tốc độ 13,57%; hàng quá cảnh tăng gấp 2,28 lần với tốc độ 11,23%; hành khách qua cảng biển tăng 1,96 lần với tốc độ 23,02%; số lượng tầu thuyền tăng gấp 2 lần với tốc độ 12,37%.
Năm 2006, hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 154,49 triệu tấn, trong đó hàng container đạt 3,42 triệu TEU, hàng lỏng đạt 34,8 triệu tấn, hàng khô đạt 67,76 triệu tấn, hành khách đạt 233 ngàn lượt và có 62,3 ngàn lượt tầu ra vào các cảng biển.
2. Đặc điểm và chủng loại hàng hóa thông qua cảng
- Khu vực phía Bắc, khối lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 18,33% về tấn và 20,69% về container. Năm 2006, các cảng biển khu vực phía Bắc xếp dỡ được khối lượng hàng hóa chiếm 29,34% về tấn và 22,79% về container tổng khối lượng hàng hóa của cả nước. Hàng hóa qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là than và khoáng sản.
- Khu vực miền Trung, khối lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 8,11% về tấn và 33,5% về container. Năm 2006, các cảng biển khu vực miền Trung xếp dỡ được khối lượng hàng hóa chiếm 12% về tấn và 2,7% về container tổng khối lượng hàng hóa của cả nước. Hàng hóa qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là vật liệu xây dựng, gỗ cây, gỗ xẻ, gỗ dăm mảnh và các sản phẩm khai thác mỏ;
- Khu vực miền Nam, khối lượng hàng hóa qua cảng biển tăng trưởng hàng năm 7,81% về tấn là 18,61% về container. Năm 2006, các cảng biển khu vực miền Nam xếp dỡ được khối lượng hàng hóa chiếm 58,66% về tấn và 74,51% về container tổng khối lượng hàng hóa của cả nước. Hàng hóa qua cảng chiếm tỷ trọng lớn là nông sản, phân bón, máy móc và linh kiện bao gồm cả linh kiện xe máy, quặng, hàng kim khí, xuất khẩu gỗ, gỗ xẻ và các sản phẩm từ các khu công nghiệp… thể hiện quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh chóng ở khu vực này, đặc biệt là vùng KTTĐ phía Nam.
3. Cơ cấu và năng lực của hệ thống cảng biển Việt Nam
Hiện nay, hệ thống cảng biển Việt Nam có 160 bến cảng, 305 cầu cảng, tổng chiều dài tuyến bến đạt 36,164 km, công suất thông qua hàng hóa khoảng 130 triệu tấn/năm. Như vậy, giai đoạn 1999-2007, quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng gấp 1,8 lần về chiều dài cầu bến, và tăng gấp hơn 3 lần về công suất thông qua. Tốc độ xây dựng cầu bến tăng 6% mỗi năm, bình quân mỗi năm xây dựng được gần 2 km bến.
Hàng hóa qua cảng chủ yếu tập trung vào khoảng 15 bến cảng chính là Tân Cảng, Sài Gòn, Hải Phòng, Bến Nghé, VICT, Quy Nhơn, Cái Lân, Đà Nẵng, Nha Trang … Năm 2006, các cảng này xếp dỡ khối lượng hàng hóa chiếm trên 30% về tấn và trên 90% về container trong tổng số hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam. Trong số các cảng này, Tân Cảng là cảng duy nhất chỉ xếp dỡ hàng container và chiếm 50% khối lượng container của toàn quốc.
Như vậy, trong cơ cấu hệ thống cảng biển Việt Nam thì số lượng bến cảng tổng hợp và bến cảng chuyên dùng chiếm chủ yếu, bến container chiếm rất ít, trong khi xu hướng vận chuyển hàng hóa bằng container và nhu cầu sử dụng bến container đang tăng lên rất cao, đặc biệt là tại các cảng biển khu vực KTTĐ phía Nam.
Về khả năng tiếp nhận của cầu bến, trong toàn bộ hệ thống cảng biển Việt Nam, số lượng cầu cảng có khả năng tiếp nhận tầu trọng tải trên 5 vạn rất ít, chỉ chiếm 1,15%, chủ yếu là cầu chuyên dụng, không có cầu cảng tổng hợp nào. Cầu cảng khả năng tiếp nhận tầu trong tải từ 3-5 vạn chiếm 8,84%, từ 2-3 vạn chiếm 8,07%, từ 1-2 vạn chiếm 35,38% và dưới 1 vạn chiếm 46,53%.
4. Hệ thống giao thông nối với cảng
a. Luồng tầu
Hệ thống luồng lạch ra vào các cảng biển Việt Nam phần lớn dọc theo các con sông, mức dao động thủy triều khá lớn, chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi sa bồi, luồng lạch dài, chiều sâu hạn chế. Hiện nay, lưu lượng tầu thuyền ra vào các cảng sẽ tăng đáng kể cùng với sự gia tăng của nhu cầu hàng hóa. Tuy nhiên kích cỡ tầu bị hạn chế do luồng tầu dẫn vào cảng nông, hẹp và bị sa bồi. Đặc biệt ở hai cụm cảng chính hiện nay là ở miền Bắc là cảng Hải Phòng, cảng Cái Lân và miền Nam là cảng Sài Gòn:
- Luồng tầu vào cảng Hải Phòng: Đã được cải tạo nâng cấp hạ độ sâu từ -4,5 lên -7,3 ở đoạn luồng biển và -5,5 ở đoạn luồng sông và nạo vét mở rộng lên 100 m ở đoạn luồng biển và 80 m ở đoạn luồng sông, có thể tiếp nhận được tàu 10.000 DWT. Tuy nhiên, để tầu 10.000 DWT đầy tải có thể ra vào 24/24 và tầu lớn đến 20.000DWT chở non tải lợi dụng thủy triều ra vào thì phải nạo vét đoạn luồng sông đến -7,2m
- Luồng Cái Lân: Luồng trong đã được nạo vét cho tầu 40.000 DWT ra vào. Tuy nhiên, luồng ngoài còn một đoạn cạn dài 7,5-8 km phải được nạo vét hạ độ sâu -8m xuống -10m mới có thể tiếp nhận được tầu 40.000 DWT (luồng này ít sa bồi, do chưa đầu tư). Hiện Cục HHVN dự kiến sẽ nạo vét hạ độ sâu đoạn luồng này xuống -10m vào cuối năm 2007.
- Luồng Vũng Tàu - Sài Gòn: Có độ sâu toàn tuyến đạt -8,5 m và chỗ hẹp nhất là 150 m nên tầu 20.000 DWT ra vào trong điều kiện hạn chế.
- Luồng tầu vào cảng Cần Thơ: Chỉ có thể cho tầu trọng tải 3000-5000 DWT ra vào do đoạn luồng cửa Định An bị sa bồi nặng. Hàng năm, đoạn luồng qua cửa Định An phải thường xuyên nạo vét 2 lần với kinh phí hàng chục tỷ đồng mỗi năm. Nhưng thời gian duy trì độ sâu sau nạo vét chỉ khoảng 2 tháng. Để giải quyết cho tầu trọng tải 10.000 DWT ra vào cảng Cần Thơ, Bộ GTVT đang triển khai dự án đầu tư xây dựng luồng tầu mới qua kênh Quan Chánh Bố, tỉnh Trà Vinh. Quy mô luồng tầu mới có chiều dài tổng cộng 40 km. Tổng mức đầu tư của dự án là 3.148,502 tỷ đồng (theo giá năm 2006) tương đương 198,019 triệu USD. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và giao Bộ GTVT quyết định đầu tư. Hiện nay, Bộ GTVT đang tiến hành rà soát, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư và làm rõ một số yếu tố kỹ thuật liên quan quyết định đầu tư trong năm 2007. Dự kiến dự án sẽ được khởi công năm 2008 và hoàn thành năm 2010-2011.
Công tác quản lý luồng lạch nói chung, hệ thống phao tiêu tín hiệu dẫn luồng nói riêng đã từng bước được hiện đại hóa;
b. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt
Hầu hết các cảng biển Việt Nam đều có hệ thống đường ô tô nối liền với đường quốc gia. Những năm gần đây, do sự phát triển nhanh của vận tải container nên mật độ giao thông trên các tuyến đường này là quá lớn, mặt khác các cảng đều nằm gần trung tâm dân cư nên tình trạng ách tắc giao thông hường xuyên, thậm chí có cảng xe ô tô chỉ được phép hoạt động về ban đêm như Tân Cảng, Bến Nghé, Tân Thuận; điều này đã hạn chế rất nhiều năng lực của các cảng.
Mặc dù vận tải đường sắt có rất nhiều lợi thế so với đường bộ song hiện nay chỉ có cảng Hải Phòng có đường sắt trực tiếp vào tới tận cầu tàu. Để vận chuyển được container, các toa xe phải được cải tiến và đồng thời phải trang bị các thiết bị bốc xếp container tại các ga đường sắt. Với hệ thống đường đơn và luôn phải đi xuyên qua các thành phố lớn nên việc vận chuyển hàng hóa chỉ được thực hiện vào ban đêm là chủ yếu, vì vậy hiệu quả của vận tải đường sắt cũng bị hạn chế.
5. Công nghệ bốc xếp
Trừ một số bến cảng như Tân Cảng, cảng VICT, cảng Chùa Vẽ Hải Phòng đã trang bị một số thiết bị xếp dỡ hiện đại, chuyên dùng container, còn lại hầu hết các cảng biển Việt Nam chủ yếu sử dụng thiết bị bốc xếp thông thường, thô sơ hoặc cần cẩu tầu, do thiếu các trang thiết bị xếp dỡ chuyên dụng. Các hoạt động bốc xếp nhiều khi còn mang tính chắp vá nên hiệu quả kinh tế chưa cao, bộc lộ một số nhược điểm sau:
- Năng suất bốc xếp chưa cao, dẫn đến việc giải phóng tàu chậm;
- Hoạt động quản lý và khai thác bãi chưa áp dụng công nghệ thông tin hiện đại nên hiệu quả thấp.
Kết quả là năng suất xếp dỡ bình quân tại các cảng biển ở Việt Nam còn thấp. Đối với hàng tổng hợp chỉ đạt trung bình 2.500 T/md (bằng 1/2 so với các cảng trong khu vực); đối với hàng container chỉ đạt trung bình 8-15 cont./h (bằng 1/3 so với các cảng trong khu vực). Đó là một trong những nguyên nhân làm cho chi phí vận tải biển của Việt Nam hiện còn ở mức cao so với các nước trong khu vực, làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa và của cảng biển Việt Nam so với khu vực;
6. Quản lý khai thác cảng biển
Hệ thống cảng biển Việt Nam hiện được thống nhất về mặt quản lý nhà nước. Tuy nhiên, về quản lý đầu tư, khai thác đã và đang được đa dạng hóa, xã hội hóa, cụ thể như sau:
- Bộ Giao thông vận tải, các Bộ ngành khác như Bộ Quốc phòng, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương, Bộ NN và PTNT…
- Các Doanh nghiệp nhà nước (Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp tầu thủy Việt Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Xi Măng, Tổng Công ty Xăng Dầu…)
- Các cơ quan thuộc tỉnh, địa phương (Sở GTVT, Sở Thủy sản, Sở Du lịch…).
- Các nhà máy, doanh nghiệp, Ban QL khu công nghiệp, khu kinh tế (cảng chuyên dụng cho nhà máy điện, nhà máy xi măng, nhà máy thép, khu công nghiệp, khu kinh tế, kho xăng dầu…)
- Liên doanh với nước ngoài (cảng liên doanh), v.v.;
II. Công tác xây dựng quy hoạch và tổ chức thực hiện
1. Công tác xây dựng các quy hoạch phát triển cảng
Sau khi Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bộ GTVT đã chỉ đạo lập và phê duyệt Quy hoạch chi tiết (QHCT) 8 nhóm cảng biển. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu thực tế, Bộ GTVT đã chỉ đạo lập, phê duyệt Quy hoạch chi tiết cảng biển Dung Quất đến năm 2010; QHCT cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong; Quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và NMĐT Ba Son (ghép chung vào QHCT Nhóm cảng biển số 5); Quy hoạch cảng biển lớn cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ghép chung vào QHCT Nhóm cảng biển số 6).
Tuy nhiên, đến nay vẫn còn Quy hoạch cảng biển Nghi Sơn - Thanh Hóa chưa được phê duyệt do Quy hoạch khu cảng xuất sản phẩm của Nhà máy lọc dầu số 2 tại Nghi Sơn chưa hoàn thành.
2. Tổ chức thực hiện quy hoạch
Sau khi Quy hoạch được duyệt, đã triển khai các việc sau:
- Phổ biến tuyên truyền quy hoạch đến các địa phương liên quan, hướng dẫn các đơn vị, cơ quan quản lý và doanh nghiệp liên quan triển khai thực hiện.
- Trên cơ sở các quy hoạch, xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cảng biển trong kế hoạch 5 năm, hàng năm của ngành, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội theo từng thời kỳ.
- Thực hiện quản lý đầu tư xây dựng các cảng biển trên toàn quốc, về cơ bản đã theo đúng quy hoạch được duyệt. Bộ GTVT quyết định điều chỉnh kịp thời các nội dung cụ thể của cảng biển không trái với chức năng quy mô của các nhóm cảng trong quy hoạch. Trường hợp cần bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, Cục Hàng hải Việt Nam nghiên cứu báo cáo Bộ GTVT xem xét quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định đối với các nội dung vượt thẩm quyền.
- Phối hợp với UBND các địa phương để theo dõi, quản lý quỹ đất theo đúng quy định của pháp luật đáp ứng nhu cầu xây dựng cảng biển theo quy hoạch được duyệt. Đồng thời, tổ chức xây dựng các mạng lưới đường bộ, đường sắt, đường sông và luồng tầu biển nhằm khai thác đồng bộ cảng biển và nâng cao khả năng thông qua của cảng biển;
(Tình hình thực hiện quy hoạch và các dự án, xem chi tiết tại Phụ lục 1).
3. Kết quả đạt được
- Quá trình nghiên cứu lập quy hoạch phát triển cảng biển đã được triển khai theo đúng các trình tự thủ tục quy định. Một số đề án quy hoạch đã học tập được kinh nghiệm phát triển cảng của các nước tiên tiến qua sự giúp đỡ về tài chính, tham gia trực tiếp hoặc chuyên gia tư vấn của các tổ chức quốc tế như Quy hoạch phát triển cảng khu vực miền Trung, miền Nam, Quy hoạch chi tiết cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong… nên sản phẩm có độ tin cậy, khả thi cao;
- Thông qua việc lập quy hoạch, đã khảo sát đánh giá được điều kiện tự nhiên, các vị trí có thể phát triển cảng biển để đưa vào quy hoạch. Qua đó xác định rõ tiềm năng thiên nhiên về phát triển cảng biển trên phạm vi cả nước.
- Quy hoạch phát triển cảng biển được duyệt đã cùng với các văn bản pháp lý khác như Bộ luật Hàng hải, Nghị định của Chính phủ về quản lý cảng biển và luồng hàng hải… thực sự là khung pháp lý quan trọng định hướng cho việc đầu tư xây dựng phát triển và kinh doanh khai thác cảng biển, là công cụ không thể thiếu cho việc quản lý nhà nước chuyên ngành cảng biển trong thời gian qua.
- Hệ thống cảng biển Việt Nam đã cơ bản hình thành, tạo nên mạng lưới cảng biển trên toàn quốc với các cảng biển có các chức năng khác nhau, bao gồm cảng biển tổng hợp quốc gia, cảng biển quan trọng của địa phương và khu vực, cảng cửa ngõ cho các vùng KTTĐ miền Bắc, miền Trung và miền Nam, cảng trung chuyển container quốc tế. Quy hoạch đã cơ bản hình thành được 3 cụm cảng biển lớn phục vụ vận tải biển cho các vùng KTTĐ miền Bắc, miền Trung và miền Nam; cùng với các cảng vệ tinh dọc theo bờ biển làm nhiệm vụ tiếp chuyển cho các cảng lớn, hình thành một mạng lưới cảng biển hoàn chỉnh.
- Quy hoạch cũng đã xác định được kế hoạch và thứ tự ưu tiên đầu tư cho các dự án cảng trọng điểm Cái Lân, Hải Phòng, Cửa Lò, Nha Trang, Quy Nhơn, Sài Gòn, Cần Thơ, Chú trọng phát triển các cảng tổng hợp quan trọng phục vụ sự phát triển của các cảng địa phương, các khu kinh tế như cảng Đình Vũ, Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất. Đồng thời còn lập kế hoạch đầu tư xây dựng các cảng cửa ngõ Lạch Huyện, Cái Mép - Thị Vải, cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong và kế hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và NMĐT Ba Son.
d. Tồn tại
- Tổng khối lượng hàng hóa dự báo giai đoạn 2003 và 2010 là tương đối hợp lý; tuy nhiên tại một số cảng biển quan trọng ở các vùng KTTĐ, số liệu dự báo thấp hơn thực tế. Ví dụ như khối lượng hàng thông qua cảng khu vực Tp. Hồ Chí Minh, khu vực Hải Phòng năm 2006 đã vượt lượng hàng dự báo cho năm 2010.
- Do tầm nhìn của quy hoạch còn ngắn và năm mục tiêu để lập dự báo khá gần (năm 2010) nên quy hoạch chưa tạo được sự chủ động, phát triển đột phá cho cảng biển Việt Nam;
- Việc tổ chức lập, phản biện, thẩm định và phê duyệt Quy hoạch bị kéo dài, quy hoạch chậm được triển khai, đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cảng biển, nhất là cảng trung chuyển, cảng cửa ngõ quốc tế.
- Còn thiếu đồng bộ giữa quy hoạch cảng biển với các quy hoạch luồng, đường giao thông nối cảng vào mạng lưới giao thông quốc gia, đến các khu công nghiệp; quy hoạch hệ thống cấp điện, hệ thống cấp thoát nước; quy hoạch sử dụng đất đai và bảo vệ môi trường…
- Tại một số khu vực, bố trí các cảng, bến cảng, cầu cảng chưa khoa học, còn bị xé lẻ do quá nhiều đầu mối quản lý khai thác, chưa có phân khu chức năng hợp lý dẫn đến sự khó khăn trong quản lí khai thác, ảnh hưởng môi trường và lãng phí tài nguyên;
- Tư vấn lập Quy hoạch, dự án đầu tư, thiết kế, giám sát trong lĩnh vực cảng biển còn yếu kém;
- Sự phối hợp trong xây dựng và quản lý quy hoạch giữa các Bộ ngành, giữa Trung ương và các địa phương vẫn còn nhiều hạn chế;
e. Nguyên nhân của các tồn tại
- Trong những năm qua, còn thiếu các văn bản pháp lý quy định đầy đủ về nội dung, trình tự lập, thẩm định, phê duyệt, quản lý quy hoạch, công tác kiểm tra việc thực hiện của các cấp có thẩm quyền đối với kết cấu hạ tầng GTVT nói chung và kết cấu hạ tầng cảng biển nói riêng. Một số văn bản cần thiết chỉ mới được ban hành trong thời gian gần đây (Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006).
- Tổ chức bộ máy quản lý theo dõi công tác quy hoạch phát triển trong các cơ quan nhà nước chưa hợp lý. Thiếu cơ chế phối hợp giữa quy hoạch phát triển cảng biển và quy hoạch của các ngành khác. Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quy hoạch (tư vấn lập, tư vấn thẩm tra, cán bộ quản lý…) vừa ít về số lượng và thiếu về kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Ít có cán bộ được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực quy hoạch phát triển cảng.
- Thời gian, kinh phí dành cho công tác lập, thẩm tra và phê duyệt quy hoạch còn hạn chế cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng của các đề án quy hoạch. Định mức, đơn giá liên quan đến công tác khảo sát, lập, thẩm tra và phê duyệt quy hoạch chưa hợp lí.
C. Kết luận - Kiến nghị
Thực hiện nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao, Bộ Giao thông vận tải đã chủ trì và phối hợp với các bộ ngành đã tiến hành kiểm tra rà soát, đánh giá công tác quy hoạch và thực hiện quy hoạch cảng biển ở các vùng KTTĐ. Kết quả kiểm tra cho thấy về cơ bản Hệ thống cảng biển Việt Nam đã đạt được mục tiêu đề ra, đã đảm bảo thông qua lượng hàng hóa xuất nhập khẩu góp phần tích cực vào tốc độ tăng trưởng GDP, bước đầu đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH của đất nước.
Tuy nhiên, Hệ thống cảng biển Việt Nam cũng bộc lộ một số tồn tại như có sự thiếu đồng bộ, chưa thật khoa học và đặc biệt tầm nhìn trong quy hoạch còn rất hạn chế;
Để góp phần cụ thể hóa Chiến lược kinh tế biển của Trung ương Đảng đề ra, cần có quy hoạch cảng với những cảng biển chủ lực cho tầu trọng tải lớn, mớn nước sâu, trang thiết bị bốc xếp tiên tiến với năng suất xếp dỡ cao và được nối với mạng lưới giao thông quốc gia bằng hệ thống đường bộ (đường cao tốc), đường sắt hiện đại; đồng thời có những cơ chế chính sách phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới và hình thành cơ quan, tổ chức quản lí khai thác cảng một cách hiệu quả nhất.
Để đáp ứng được các tiêu chí trên và yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới, xin kiến nghị một số vấn đề như sau.
I. Về công tác xây dựng quy hoạch phát triển cảng
Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam cần được rà soát, cập nhật, điều chỉnh, bổ sung với tầm nhìn xa hơn, mốc quy hoạch là năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Trước mắt Bộ GTVT đang tập trung hoàn thành các quy hoạch sau:
1. Quy hoạch tổng thể phát triển giao thông vận tải đường biển đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - Tiến độ quý I/2008;
2. Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 - Tiến độ quý I/2008;
Nội dung quy hoạch phát triển cảng sẽ làm rõ các nội dung như địa điểm, chức năng, quy mô xây dựng, mô hình quản lý, cơ chế chính sách để phát triển và cơ chế huy động vốn cho phát triển cảng biển và đội tầu, quy hoạch phát triển luồng chạy tầu và thể hiện đầy đủ mối liên quan giữa quy hoạch phát triển cảng với quy hoạch phát triển giao thông vận tải nối cảng (đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường ống) và quy hoạch phát triển đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế …;
Định hướng quy hoạch phát triển cảng trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, sẽ tập trung vào việc xây dựng vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại; hướng phát triển cảng biển trong giai đoạn tới là ngày càng tiến ra biển nên các địa phương cần phải quy hoạch các khu vực đổ chất nạo vét để tôn tạo mở rộng diện tích làm kho bãi. Do kinh nghiệm của tư vấn trong nước đối với các vấn đề cần nghiên cứu nêu trên còn hạn chế nên đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thuê tư vấn nước ngoài lập, tham gia lập quy hoạch hoặc thẩm định các quy hoạch này.
II. Về vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cảng biển
1. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản:
Trong thời gian tới, vốn ngân sách chỉ tập trung đầu tư cho các công trình công cộng như luồng chạy tầu, để chắn cát, đê chắn sóng, công trình chỉnh trị ổn định luồng chạy tầu. Cầu bến chủ yếu sẽ kêu gọi các doanh nghiệp tự huy động vốn đầu tư theo các hình thức như công ty liên doanh, công ty cổ phần… theo quy định hiện hành.
Như vậy, đối với các cảng như Lạch Huyện, Vân Phong, ngoài các bến khởi động đã giao cho Tổng công ty Hàng hải Việt Nam đầu tư, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép kêu gọi các nhà đầu tư khác tự huy động vốn đầu tư các bến tiếp theo, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH giai đoạn sau 2010 theo hướng Chiến lược biển đã được Đảng và Nhà nước thông qua.
2. Vốn duy tu bảo dưỡng luồng chạy tầu:
Đề nghị nhà nước cấp đủ vốn để thực hiện công tác duy tu bảo dưỡng luồng chạy tầu hàng năm, đặc biệt đối với các luồng chạy tầu quan trọng như luồng Hải Phòng, Cái Lân, Sài Gòn Vũng Tầu và Định An. Ước tính kinh phí nạo vét duy tu khoảng 150 tỷ đồng/năm.
III. Về cơ chế chính sách đầu tư khai thác cảng biển
Về cơ chế chính sách quản lý, đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép:
1. Áp dụng cơ chế cho thuê cơ sở hạ tầng đối với các bến cảng đã được nhà nước bỏ vốn đầu tư xây dựng mới;
2. Thí điểm thành lập mô hình “tổ chức chính quyền cảng” ở KKT Dung Quất - Quảng Ngãi, để tạo thuận lợi hơn nữa cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp tại cảng biển.
IV. Về quan hệ giữa cảng biển và khu công nghiệp
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương:
1. Ngoài việc tuân thủ quy hoạch phân khu chức năng như hiện nay, cần có biện pháp hạn chế việc đầu tư xây dựng các bến nhỏ lẻ dành riêng cho từng nhà máy trong KCN. Các khu công nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng các cảng để sử dụng chung, tránh lãng phí tài nguyên và tăng độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư vào khu công nghiệp phía sau cảng.
2. Trong giai đoạn tới, các KCN cần được qui hoạch với quy mô diện tích đủ lớn để có thể đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư;
V. Các nội dung cấp bách đối với công tác di dời:
Đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo:
1. Bộ Tài chính sớm ban hành các cơ chế tài chính liên quan cho các doanh nghiệp thuộc diện di dời.
2. UBND các địa phương có các cảng di dời đi, đến cần sớm phê duyệt quy hoạch sử dụng đất, đồng thời chấp thuận về nguyên tắc cho phép lập các dự án đầu tư di dời theo hình thức chuyển đổi công năng các địa điểm cũ … để tạo điều kiện di dời, sử dụng lại lao động và sớm ổn định sản xuất kinh doanh.
VI. Cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cảng
Thông qua kiểm tra, tập hợp ý kiến đề nghị của UBND các Tỉnh, Thành phố có hai loại hình cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch: (i). Những nội dung cần được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh theo tiến độ chung của quy hoạch; (ii). Những nội dung cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm vì các nhà đầu tư đang chờ có quy hoạch để triển khai các thủ tục đầu tư.
Các nội dung đề nghị cập nhật, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch được thống kê theo từng nhóm cảng biển, tổng hợp trong Phụ lục 2 kèm theo; trong đó có những hạng mục cần thiết được cập nhật, bổ sung, điều chỉnh sớm để các địa phương có đủ điều kiện cho phép triển khai đầu tư như sau:
a. Cảng cửa ngõ Lạch Huyện - Hải phòng chủ yếu cho tầu trọng tải 50.000 đến 80.000 DWT.
b. Cảng tổng hợp Vinashin Đình Vũ cho tầu 10.000DWT đầy tải, tầu lớn hơn chở non tải + Hải Phòng;
c. Cảng chuyên dụng, chuyển tải than tại vịnh Sơn Dương Hà Tĩnh;
d. Cảng chuyên dùng, cảng tổng hợp Tiền Giang, đoạn sông Soài Rạp dài 6,0km liền kề cửa sông Vòm Cỏ và cảng chuyên dùng khu vực cửa sông Ninh Cơ Nam Định;
e. Cảng chuyên dụng Nhà máy Thép POSCO - Bà Rịa - Vũng Tàu;
g. Các nội dung bổ sung, điều chỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2931/BGTVT-KHĐT ngày 16/5/2007 của Bộ GTVT;
h. Cho phép cảng chuyên dùng PVC Cái Mép bổ sung chức năng chuyên dùng phục vụ KCN Cái Mép, bốc xếp hàng thép, container, tôn hoa sen; (công văn số 3889/UBND-VP ngày 25/6/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
i. Bến cảng tổng hợp, chuyên dùng và luồng chạy tàu khu vực Gò Dầu cho tầu đến 30.000DWT;
k. Bổ sung vào quy hoạch khoảng 700m về phía thượng lưu cảng tổng hợp Cát Lái 1 thuộc KCN Phú Hữu, Q9, Tp.HCM; nâng tổng chiều dài bến khu vực này lên khoảng 1.000m để đủ quỹ đất xây dựng một cảng tổng hợp hiện đại;
l. Cảng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn, cảng X55, cảng chuyên dùng KCN tầu thủy Hậu Giang;
Trên đây là báo cáo của Đoàn kiểm tra liên ngành về công tác kiểm tra thực hiện quy hoạch tổng thể hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010. Kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC 1
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ CÁC DỰ ÁN
(Kèm theo văn bản số 5974 ngày 19/9/2007 của Bộ GTVT)
1. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cảng biển
Năm 2006, tổng khối lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam đạt 154,497 triệu tấn, đạt 77,2% sản lượng mục tiêu đến năm 2010 của quy hoạch tổng thể (216,27-255,27 triệu tấn), tương ứng với 78,1-82,9% so với sản lượng mục tiêu trong các quy hoạch chi tiết (169,27-197,77 triệu tấn). Như vậy, nếu giữ ở mức tăng trưởng như những năm gần đây (≈10,5%/năm) thì đến năm 2010, sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam ước khoảng 230 triệu tấn, vượt số dự báo của quy hoạch chi tiết và phù hợp với số dự báo của quy hoạch tổng thể.
Năm 2007, hệ thống cảng biển Việt Nam có 160 bến cảng, 305 cầu cảng, tổng chiều dài tuyến bến đạt 36,164 km, công suất thông qua hàng hóa khoảng 170 triệu tấn/năm. Như vậy, giai đoạn 1999-2007, quy mô hệ thống cảng biển Việt Nam đã tăng gấp 1,8 lần về chiều dài cầu bến, và tăng gấp hơn 3 lần về công suất thông qua. Tốc độ xây dựng cầu bến tăng hơn 6% mỗi năm, bình quân mỗi năm xây dựng được gần 2 km bến.
Theo quy hoạch chi tiết 8 nhóm cảng biển, quy hoạch xây dựng hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 sẽ có khoảng 65-66 km cầu bến. Tuy nhiên đến năm 2006 mới xây dựng tổng cộng gần 35 km, đạt 53-54% so với quy hoạch. Trong 8 nhóm cảng biển, chỉ có Nhóm cảng số 4 và Nhóm cảng số 7 đã xây dựng được chiều dài cầu bến đạt yêu cầu của quy hoạch đến năm 2010. Các nhóm còn lại, chiều dài cầu bến hiện có mới chỉ đạt trên dưới 50% chiều dài cầu bến yêu cầu của quy hoạch đến năm 2010.
Như vậy, với tốc độ đầu tư xây dựng như hiện nay (chỉ xây dựng được khoảng 2km bến mỗi năm) sẽ rất khó có thể đạt được số lượng bến theo yêu cầu của quy hoạch. Tuy nhiên, có thể thấy rằng đã quy hoạch xây dựng quá nhiều cầu bến, đặc biệt là tại khu vực KTTĐ phía Nam. Điều này cho thấy, quy hoạch chủ yếu chạy theo dự án của các nhà đầu tư. Khi các nhà đầu tư đã có tên trong quy hoạch thì chủ yếu là giữ đất, không triển khai xây dựng.
Tình hình thực hiện quy hoạch và hàng hóa thông qua cụ thể đối với từng nhóm cảng biển như sau:
Nhóm 1: Hiện tại có 5.980m cầu cảng tổng hợp, container và 19 cầu bến chuyên dùng. Năm 2006 hàng hóa qua Nhóm 1 đạt 45,327 triệu tấn/năm, xấp xỉ mục tiêu đến 2010 (43-53,5 triệu tấn/năm). Nếu giữ mức tăng trưởng 15-18%/năm và tốc độ xây dựng cảng như hiện nay, đến 2010 toàn nhóm đạt khoảng 70-80 triệu tấn/năm. Hiện tại trong Nhóm I đang xây dựng thêm khoảng 1.409m, nâng tổng số chiều dài cầu cảng lên 7.389 m.
Nhóm 2: Hiện tại có 1.704m cầu cảng tổng hợp, container và 5 cầu bến chuyên dùng đang được khai thác và xây dựng, bằng 57% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Năm 2006, hàng hóa qua Nhóm 2 đạt 4,297 triệu tấn/năm, khối lượng thấp hơn nhiều so với qui hoạch chi tiết do các cảng chiếm khối lượng hàng hóa lớn như nhà máy lọc dầu số 2 Nghi Sơn chưa đầu tư khai thác.
Nhóm 3: Hiện tại có 2.955m cầu cảng tổng hợp, container và 08 cầu bến chuyên dùng, đạt 53-69% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Năm 2006 hàng hóa qua Nhóm cảng biển số 2 đạt 6,516 triệu tấn/năm, thấp hơn nhiều so với dự báo của qui hoạch chi tiết, lí do cụm cảng chuyên dùng phục vụ nhà máy lọc dầu Dung Quất chiếm khối lượng lớn khoảng 13÷25 triệu tấn/năm chưa khai thác.
Nhóm 4: Hiện tại có 2.465m cầu cảng, 05 cầu bến chuyên dùng. Năm 2006 hàng hóa qua nhóm cảng số 4 đạt 7,734 triệu tấn đạt 76% so với dự báo của quy hoạch đến 2010, nếu giữ mức tăng trưởng như 4 năm qua (~7%/năm) thì đến năm 2010 toàn nhóm cảng đạt khoảng 10,15 triệu tấn/năm (chưa kể lượng hàng qua cảng Quốc tế Vân Phong) xấp xỉ với dự báo Qui hoạch chi tiết. Hiện đang xây dựng thêm 600m cầu cảng, nâng tổng chiều dài cầu cảng đạt 98% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010.
Nhóm 5: Hiện tại có 10.410m cầu cảng và 67 cầu bến chuyên dùng, bến phao. Năm 2006 tổng khối lượng hàng hóa thông qua khu vực tp.Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu là 71,086 triệu tấn/năm (không kể đầu ở cảng nổi ngoài khơi phục vụ khai thác dầu khí) đã vượt mục tiêu qui hoạch đến năm 2010 (53 triệu tấn/năm) và đạt 66-77% so với công suất nhóm cảng 5 trong quy hoạch tổng thể được phê duyệt tại Quyết định 202/1999/QĐ-TTg. Nếu giữ mức tăng trưởng hàng hóa qua cảng nhóm 5 như 4 năm gần đây là 11,96% thì số liệu theo quy hoạch tổng thể duyệt năm 1999 ở mức cao khoảng 108,6 triệu tấn/năm 2010 là chấp nhận được.
Trong nhóm đang triển khai xây dựng 8.360m cầu cảng, nâng tổng chiều dài cầu cảng đang khai thác và đang xây dựng lên 18,770km bằng 51% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Tiến trình di dời các cảng trên sông Sài Gòn tiến hành chậm, với tiến trình này thì sẽ không đáp ứng được tiến độ di dời theo Quyết định số 791/QĐ-TTg ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm 6: Hiện tại có 1.052m cầu cảng tổng hợp, container và 29 cầu bến chuyên dùng, bến phao chuyển tải đang khai thác, bằng 23% chiều dài cầu cảng được quy hoạch đến năm 2010. Năm 2006 sản lượng hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển khu vực đạt 4,02 triệu tấn/năm thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu quy hoạch đến 2010. Hàng hóa khu vực đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục thông qua các cảng thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu; đội tàu ra vào cảng Cần Thơ vẫn còn hạn chế do luồng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Nhóm 7, 8: Qui mô các cảng này không lớn và không có biến động trong quy hoạch phát triển.
2. Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng phát triển cảng biển
Giai đoạn 1999-2006, trên toàn quốc có 16 dự án đầu tư xây dựng cảng biển do nhà nước đầu tư xây dựng. Trong đó, cải tạo nâng cấp có 9 dự án là: Hải Phòng, Cửa Lò, Tiên Sa, Quy Nhơn, Nha Trang, Ba Ngòi, Sài Gòn, Đồng Nai, Cần Thơ. Đầu tư xây dựng mới có 7 dự án là: Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng, Hòn La, Chân Mây, Dung Quất, Kỳ Hà, Cái Cui.
Ngoài ra, có 4 dự án do doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng cảng là: cảng container Cát Lái-Tân Cảng, cảng container VICT - Liên doanh giữa Singapore và Tổng Công ty Đường sông Việt Nam, cảng tổng hợp Baria Serece - Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài và cảng tổng hợp Đình Vũ - Công ty cổ phần. Đồng thời, trong thời gian qua còn nhiều dự án cảng khác, chủ yếu là cảng chuyên dụng dầu, xi măng, than quặng, dăm gỗ mảnh… do các Bộ Ngành và các doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Đến nay, các dự án nêu trên đã cơ bản được hoàn thành. Một số dự án quan trọng như dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng, Sài Gòn, Tiên Sa, Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang, Cần Thơ và dự án xây dựng mới một số bến đầu tiên của cảng Nghi Sơn, Vũng Áng, Dung Quất, Chân Mây và Kỳ Hà đã có tác dụng tích cực đối với việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương, phát huy hiệu quả đầu tư.
Hầu hết các dự án cảng biển đều được thực hiện phù hợp với quy hoạch và tuân thủ quy mô đầu tư theo dự án được duyệt. Quá trình triển khai thực hiện nghiêm túc, tuân thủ các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan về quản lý đầu tư xây dựng và đóng mở, công bố cảng biển, xây dựng đạt chất lượng yêu cầu. Các dự án cảng biển thực sự là những dự án công trình cấp thiết đối với địa phương và khu vực có cảng, sau khi đầu tư đều phát huy hiệu quả bước đầu và được các địa phương và nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Tuy nhiên, nhìn chung các dự án đầu tư xây dựng cảng biển, đặc biệt là các dự án sử dụng vốn nhà nước có tiến độ đầu tư xây dựng chậm, dàn trải và không đồng bộ giữa công trình bến cảng với các hạng mục công trình khác như luồng chạy tầu, đường bộ tiếp cận, hậu phương sau cảng hệ thống kỹ thuật cấp điện, cấp nước và thông tin liên lạc, thiết bị xếp dỡ v.v… Ví dụ như dự án xây dựng cảng Cái Lân chưa hoàn thành hạng mục luồng ngoài, chưa có đường sắt tiếp cận cảng; dự án cải tạo nâng cấp cảng Hải Phòng còn thiếu hệ thống kè chỉnh trị bảo vệ luồng chạy tầu; dự án cảng tổng hợp Đình Vũ chưa có đường vào cảng; dự án cảng Cái Cui chưa có thiết bị xếp dỡ; và các dự án nâng cấp cải tạo cảng Cửa Lò, Quy Nhơn, Nha Trang thực hiện đầu tư chậm, trên 5 năm mà chưa hoàn thành. Nguyên nhân chủ yếu là do các dự án chủ yếu trông chờ vào ngân sách nhà nước, tiến độ thực hiện dự án tùy thuộc vào khả năng và tiến độ cấp vốn hàng năm, chưa tích cực thu hút sử dụng các nguồn vốn ngoài ngân sách để phối hợp đầu tư.
Trong khi đó, các dự án cảng biển do doanh nghiệp bỏ vốn đầu tư như các bến cảng container Cát Lái, VICT, Baria Serece, Đình Vũ đã thực hiện đầu tư nhanh chóng, công trình đưa vào khai thác sử dụng đồng bộ giữa bến cảng và thiết bị, đạt hiệu quả sản xuất kinh doanh cao.
Tình hình thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cảng biển trong từng nhóm như sau:
a. Nhóm cảng biển số 1:
- Cảng Cái Lân (Dự án ODA Nhóm A): Hoàn thành xây dựng và đưa vào khai thác sử dụng các bến 5, 6, 7 từ tháng 6/2004 (sử dụng vốn vay ODA - Nhật Bản). Tuy nhiên hiện nay bến 2, 3, 4 chưa được xây dựng; hạng mục luồng ngoài nạo vét đến -10m HĐ cho tầu trọng tải 40.000 DWT ra vào cảng chưa được triển khai. Thủ tướng Chính phủ cho phép sử dụng vốn trong nước để nạo vét luồng ngoài, kinh phí dự kiến cấp khoảng 100 tỷ đồng để thực hiện nạo vét trong năm 2007 trên tổng kinh phí nạo vét khoảng 270 tỷ đồng.
- Cảng Hải Phòng: Hoàn thành Giai đoạn I (sử dụng vốn ODA - Nhật Bản) nâng cấp các bến 1 và 2 cảng Chùa Vẽ, cải tạo các bến cũ, bãi chứa hàng và trang thiết bị xếp dỡ, hệ thống thông tin quản lý. Đã hoàn thành Giai đoạn II cải tạo và nâng cấp luồng tầu Hải Phòng cho tầu 10.000 DWT và xây dựng 02 bến container tại Chùa Vẽ, kinh phí 126 triệu USD sử dụng vốn ODA Nhật Bản, nâng công suất toàn cảng Hải Phòng lên 11,8-15,6 triệu T/năm vào năm 2010.
- Cảng Đình Vũ: Dự kiến xây dựng 06 bến cho tầu 10.000-20.000 DWT, công suất thông qua ở khu cảng tổng hợp Đình Vũ khoảng 3-4 triệu T/năm. Đang xây dựng 02 bến tổng hợp cho tầu 20.000 DWT tại Đình Vũ, sử dụng vốn tự huy động bằng cổ phần (đã hoàn hành và đưa vào khai thác sử dụng bến số 1).
- Cảng than Cẩm Phả: Đã hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp luồng tầu (từ Phao số 0 đến Soi Đèn) đến -11m, cho tầu trọng tải 7 vạn tấn lợi dụng triều ra vào và lấy đầy tải tại khu vực Hòn Nét. Hoàn thành xây dựng nối dài 250 m cầu cảng đảm bảo cho tầu trọng tải 7 vạn tấn có thể cập lấy than tại cầu. Đang chuẩn bị đầu tư nạo vét hạ đoạn luồng trong từ Hòn Con Ong vào đến cầu cảng đạt độ sâu -8,5 m đảm bảo cho tầu 5 vạn tấn có thể lợi dụng triều cho tầu vào lấy than đầy tải tại cầu cảng.
b. Nhóm cảng biển số 2:
- Cảng tổng hợp Nghi Sơn (khu bến địa phương): Sử dụng vốn trong nước. Đang khai thác cầu cảng số 1, tiếp nhận tầu 10.000 DWT, hàng hóa thông qua năm 2006 đạt 949 ngàn tấn, gần gấp đôi công suất thiết kế (570.000 T/năm). Hoàn thành cơ bản đầu tư xây dựng bến số 2 dài 225m, hoàn thành xây dựng tuyến kè chắn cát và đang triển khai xây dựng để chắn sóng giai đoạn I dài 600m…;
- Cảng Cửa Lò: Sử dụng vốn NS trong nước, đã hoàn thành xây dựng mới bến số 3, 4 sửa chữa bến số 1, 2; tổng chiều dài bến 660m. Dự kiến tiếp tục nạo vét luồng cho tầu 10.000DWT và đầu tư xây dựng hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ nâng công suất cảng lên 1,8-2,0 triệu tấn/năm vào năm 2008, tiếp nhận tàu 10.000DWT.
- Cảng Hòn La-Quảng Bình: Đang triển khai xây dựng 01 bến chuyên dụng cho tầu 10.000DWT, công suất 660.000 tấn/năm phục vụ xuất nhập khẩu cho nhà máy xi măng Thanh Hà (vốn ngân sách địa phương).
- Cảng Vũng Áng: Hiện tại, cảng đã xây dựng xong cầu cảng số 1, dài 185m, có khả năng tiếp nhận tầu 45.000 DWT, công suất thiết kế 460.000 tấn/năm. Hiện cảng đang triển khai xây dựng bến số 2 chiều dài 270 m, tiếp nhận tầu trọng tải 50.000 DWT, công suất thiết kế 860.000 tấn/năm và đang chuẩn bị lập dự án đầu tư bến số 3 cho tầu 30.000-50.000 DWT
c. Nhóm cảng biển số 3:
- Cảng Chân Mây-Thừa Thiên Huế: Đã hoàn thành xây dựng 01 bến cho tầu 30.000DWT, công suất 500.000 tấn/năm.
- Cảng Tiên Sa:
+ Khu bến Tiên Sa: Cơ bản hoàn thành theo Quyết định số 723/QĐ-TTg ngày 22/7/1999 của Chính phủ về việc phê duyệt Dự án mở rộng cảng Tiên Sa - Đà Nẵng giai đoạn 1999-2004 (giai đoạn I): xây dựng 250m đê chắn sóng, sửa chữa các cầu tầu số 1 và cầu tầu số 2, xây dựng bãi container Tiên Sa, nạo vét khu nước trước bến, lắp đặt trang thiết bị bốc xếp và xây dựng hệ thống đường vào cảng. Hiện cảng cũng tiếp tục thực hiện xong việc sử dụng vốn dư của giai đoạn 1 cho việc kéo dài đê chắn sóng thêm 200m, nâng tổng chiều dài đê chắn sóng lên 450m. Ngoài ra, cảng cũng đã sử dụng nguồn vốn tự có của doanh nghiệp đầu tư kéo dài cầu cảng số 3 thêm 60m, nâng chiều dài cầu số 3 lên 225m để có thể tiếp nhận tầu container sức chở 2000 TEU. Việc xây dựng các bến theo quy hoạch của giai đoạn 2 sẽ kêu gọi doanh nghiệp huy động vốn đầu tư.
- Khu bến Sông Hàn: Đã hoàn thành việc cải tạo và nâng cấp cầu cảng sau cơn lũ năm 1999. Hiện khu bến này đã dừng hoạt động bốc xếp hàng hóa theo chủ trương chuyển đổi công năng của quy hoạch và chủ trương của Thành phố di dời ra ngoài thành phố theo quy hoạch chung của thành phố Đà Nẵng và chuyển thành bến du lịch.
- Cảng Dung Quất: Hoàn thành xây dựng 01 bến dài 160m, công suất 370.000 tấn/năm, cho tầu 10.000 DWT để phục vụ việc xây dựng NMLD Dung Quất và Khu CN Dung Quất. Còn cảng chuyên dùng xuất nhập xăng dầu đang được xây dựng theo dây chuyền công nghệ của NMLD Dung Quất. Đang xây dựng 01 bến tổng hợp cho tầu 30.000 do GEMADEPT đầu tư;
- Cảng Kỳ Hà: Phục vụ khu kinh tế mở Chu Lai, hiện mới xây dựng xong 01 bến 6600 DWT, công suất thông qua 300.000 tấn/năm. Đang triển khai xây dựng bến số 2 cho tầu container 20.000 DWT
d. Nhóm cảng biển số 4:
- Cảng Quy Nhơn: Hoàn thành sửa chữa 350 m bến cho tầu 5000 DWT, xây dựng mới 01 cầu tầu dài 174 m cho tầu 10.000 DWT cập tầu hai phía, xây dựng 01 bến dài 170 cho tầu 30.000 DWT; nạo vét luồng cho tầu 30.000 DWT cùng hệ thống các công trình phụ trợ đồng bộ đưa công suất thông qua của cảng lên 2,5 triệu T/năm vào năm 2006, tiếp nhận tầu 30.000 DWT. Dự kiến tiếp tục đầu tư 01 bến dài 200m cho tầu container, công suất thông qua 2 triệu tấn/năm. Nâng tổng công suất toàn cảng lên 4-4,5 triệu tấn vào năm 2010.
- Cảng Nha Trang: Hoàn thành cải tạo và nâng cấp cầu tầu 10.000 DWT dài 171 m, xây dựng cầu tầu 20.000 DWT dài 215m cập tầu hai phía, nạo vét luồng cho tầu 20.000-30.000 DWT. Dự kiến tiếp tục xây dựng hệ thống các bến bãi, nhà ga hành khách và các công trình phụ trợ đồng bộ, nâng công suất thông qua hàng hóa lên 0,85 triệu T/năm và hành khách.
- Cảng Ba Ngòi - Khánh Hòa: Đã hoàn thành cải tạo nâng cấp hoàn chỉnh 01 bến cho tầu 30.000 DWT, công suất thông qua 400.000 T/năm (sử dụng vốn ngân sách địa phương)
e. Nhóm cảng biển số 5
- Khu vực Tp Hồ Chí Minh:
+ Cảng Sài Gòn: Đã hoàn thành cải tạo nâng cấp bằng vốn vay ADB vào năm 2000 (sửa chữa nâng cấp cầu bến, mua sắm trang thiết bị bốc xếp) có khả năng tiếp nhận tầu 20.000-30.000 DWT, công suất thông qua 15 triệu T/năm.
+ Cảng Đồng Nai: Hoàn thành mở rộng giai đoạn I, xây dựng thêm 70m bến cho tầu 5000 DWT, nâng công suất cảng 300.000-400.000 tấn/năm. Đang chuẩn bị triển khai mở rộng giai đoạn II. Sử dụng vốn tái đầu tư phát triển sản xuất của cảng Đồng Nai.
+ Ngoài ra các cảng của các Doanh nghiệp cũng đã được xây dựng hoàn thành như cảng Cát Lái của Công ty Tân cảng Sài Gòn, cảng VICT của liên doanh giữa Tổng công ty Đường sông miền Nam với tập đoàn APL của Singapore, cảng Bến Nghé của UBND Tp. Hồ Chí Minh.
- Khu vực Bà Rịa Vũng Tầu:
Cảng tổng hợp Thị Vải trong Quyết định 202 của Thủ tướng Chính phủ được thay thế bằng các cảng Tổng hợp Quốc tế Thị Vải (Dự án cảng Quốc tế Cái Mép - Thị Vải) bao gồm 02 bến cho tàu trọng tải 50.000 - 75.000DWT. Tổng chiều dài 600m. Đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Công suất thông qua 1,3 - 2,5 triệu tấn/năm. Theo kế hoạch, dự kiến dự án sẽ khởi công vào cuối năm 2007, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011.
Ngoài ra, trong khu vực Bà Rịa Vũng Tầu đang triển khai chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư nhiều dự án cảng biển lớn như sau:
+ Cảng Quốc tế SP - PSA: Cảng tổng hợp cho tàu 50.000 - 75.000DWT, dành cho cảng Sài Gòn di dời. Giai đoạn đến năm 2010 xây dựng hoàn thành 02 bến dài 600m; đến năm 2012 hoàn thành 02 bến còn lại. Tổng diện tích cảng 54ha, công suất 5,90 Tr. tấn/năm. Chủ đầu tư là Công ty TNHH cảng Quốc tế SP-PSA (liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và tập đoàn PSA-Singapore). Hiện nay liên doanh đang xúc tiến các công tác chuẩn bị đấu thầu Thiết kế - Xây dựng.
+ Cảng Container Tân cảng Cái Mép: Cảng container cho tàu 80.000DWT, phục vụ công tác di dời Tân cảng Sài Gòn. Giai đoạn đến năm 2010 xây dựng 02 bến dài 600m, diện tích 40ha, công suất 6,6 Tr.tấn/năm. Giai đoạn đến năm 2020, xây dựng hoàn chỉnh 03 bến dài 900m, diện tích 61ha, công suất 9,9 Tr.tấn/năm (khoảng gần 1 triệu TEU). Chủ đầu tư là Công ty Tân cảng Sài Gòn. Hiện nay Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang triển khai đầu tư xây dựng giai đoạn I.
+ Cảng Quốc tế Cái Mép: Cảng container cho tàu 80.000DWT, bao gồm 02 bến, có tổng chiều dài 600m, diện tích 60,5ha, công suất thông qua khoảng gần 1 triệu TEUs/năm, phục vụ di dời cảng Sài Gòn. Chủ đầu tư là Công ty TNHH cảng Quốc tế Cái Mép (liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và tập đoàn APMT - Hà Lan thuộc Maersk Seland. Hiện nay liên doanh đang xúc tiến các công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng.
+ Cảng Container Quốc tế Cái Mép (Dự án cảng Quốc tế Cái Mép-Thị Vải): Là cảng container, khu cảng này gồm 02 bến cho tàu trọng tải 80.000DWT. Tổng chiều dài 600m. Đầu tư bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản. Công suất thông qua 740.000 TEUs/năm. Theo kế hoạch, dự kiến dự án sẽ khởi công vào cuối năm 2007, hoàn thành và đưa vào khai thác đầu năm 2011.
+ Cảng Container Quốc tế cảng Sài Gòn-SSA: Cảng container cho tàu 80.000DWT, bao gồm 02 bến, có tổng chiều dài 600m, diện tích 48ha, công suất thông qua khoảng gần 1 triệu TEUs/năm, phục vụ di dời cảng Sài Gòn. Chủ đầu tư là Công ty Liên doanh Dịch vụ container Quốc tế cảng Sài Gòn liên doanh giữa Cảng Sài Gòn và tập đoàn SSA Marine (Mỹ). Hiện nay liên doanh đang xúc tiến các công tác chuẩn bị đầu tư.
+ Cảng container Cái Mép hạ: Là cảng container cho tàu 50.000DWT-80.000DWT. Giai đoạn I đầu tư 600m bến và phần trên bờ tương ứng; giai đoạn II đầu tư thêm 400m bến và một phần trên bờ; giai đoạn III mở rộng khu cảng trên bờ. Tổng chiều dài bến 1000m; tổng diện tích 73ha, công suất gần 1,0-1,8 triệu TEUs/năm. Chủ đầu tư là Công ty Gemadept, hiện dự án đang xúc tiến các công tác chuẩn bị thực hiện đầu tư và công tác đền bù giải tỏa.
- Khu vực tỉnh Đồng Nai:
+ Cảng Tổng hợp Phú Hữu 1: cảng tổng hợp cho tàu trọng tải 20.000-30.000DWT, chiều dài bến 750m. Hiện nay chủ đầu tư là Công ty Vận tải Dầu khí Việt Nam đang triển khai công tác đền bù giải tỏa khu đất xây dựng cảng. Tuy nhiên hiện tuyến đường vào cảng chưa được hình thành.
f. Nhóm cảng biển số 6:
- Cảng Cái Cui: Quy hoạch xây dựng 04 bến, tổng chiều dài 665m, tiếp nhận tầu biển trọng tải 10.000-20.000 DWT, công suất thông qua 2,3-2,5 triệu tấn/năm. Hiện nay, cảng Cái Cui đã hoàn thành đầu tư xây dựng bến số 1 dài 165m cho tầu 10.000DWT, song chưa được lắp đặt thiết bị. Năm 2006, chưa có hàng hóa qua cảng, quý I/2007 có khoảng 34,3 ngàn tấn hàng qua cảng, chủ yếu là cát xuất khẩu.
- Cảng Cần Thơ (khu Hoàng Diệu): Đã hoàn thành dự án cải tạo và nâng cấp cảng phù hợp với quy hoạch. Hiện cảng có 2 bến, tổng chiều dài 304 m, tiếp nhận tầu 10.000-23.000 DWT. Năm 2006, cảng Cần Thơ đã xếp dỡ được 875,53T tấn hàng hóa.
- Dự án luồng kênh Quan Chánh Bố:
+ Mục tiêu của dự án là xây dựng luồng tàu từ biển (khu vực Định An) vào sông Hậu có độ sâu đảm bảo cho tàu biển mớn nước 8m, có trọng tải 10.000 DWT đầy tải và tàu 20.000DWT giảm tải để vận chuyển khối lượng hàng hóa vào đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL); đảm bảo thông qua 21-22 Triệu tấn/năm (hàng xuất nhập khẩu) và hàng container 450.000-500.000 TEUs/năm cho giai đoạn 2010-2020. Địa điểm xây dựng ở huyện Duyên Hải - tỉnh Trà Vinh. Diện tích sử dụng đất khoảng 350 ha thuộc các xã Long Toàn, Long Khánh, Dân Thành.
+ Quy mô của dự án bao gồm đầu tư, cải tạo luồng có chiều dài tổng cộng là 40 km. Tổng mức đầu tư của dự án là 3.148,502 tỷ đồng (thời điểm hoàn thành dự án năm 2006) tương đương 198,019 triệu USD.
+ Hiện dự án đã được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận và giao Bộ GTVT làm quyết định đầu tư, chủ đầu tư là Cục Hàng hải Việt Nam. Hiện nay, Bộ GTVT đang tiến hành rà soát, chuẩn xác lại tổng mức đầu tư để quyết định phê duyệt.
+ Dự án sẽ được triển khai tập trung xây dựng các công trình chủ yếu đến mở tuyến luồng sớm để đưa tuyến luồng vào khai thác trong các năm 2008-2010, các hạng mục phục vụ dân sinh không có tính quyết định cho mục tiêu đầu tư sẽ được thực hiện trong 2 năm 2010-2011.
- Cảng Trà Nóc: Cơ bản hoàn thành việc cải tạo nâng cấp bến hàng tổng hợp cho tàu 2500 DWT tại khu Trà Nóc. Đang triển khai thực hiện dự án đầu tư bến hàng tổng hợp 7500 DWT.
g. Nhóm cảng biển số 7, 8:
- Cảng An Thới - Phú Quốc: Đang chuẩn bị thực hiện đầu tư xây dựng cảng An Thới cho tầu 2000-3000 DWT vào bến cứng và tầu 30.000 DWT vào bến phao với công suất thông qua giai đoạn đầu là 180-200 ngàn tấn hàng và 360 ngàn lượt khách, giai đoạn đến năm 2010 là 415.000 tấn hàng, 80 ngàn lượt khách. Dự án sử dụng vốn TPCP do Cục HHVN làm chủ đầu tư, Ban QLDA Biển Đông - Bộ GTVT quản lý.
Ngoài ra, khu vực các đảo Tây Nam hiện đang xây dựng 380m cầu cảng tổng hợp, 10 bến chuyên dụng và 3 bến chuyển tải. Khu vực Côn Đảo có 82m cầu cảng hiện đang khai thác.
3. Tình hình thực hiện kế hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và NMĐT Ba Son
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 791/QĐ-TTg, ngày 12/8/2005 phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Tp Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tầu (nhóm cảng biển số 5) và Quy hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và NMĐT Ba Son; trong đó có tổng cộng 11 cảng biển thuộc diện di dời trước và sau năm 2010, tất cả đều đã tích cực chủ động triển khai lập phương án, kế hoạch di dời đến vị trí mới phù hợp với tiến độ yêu cầu của Quyết định số 791/QĐ-TTg, ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả đến nay, mới chỉ có Tân Cảng Sài Gòn đã hoàn thành việc di dời và hiện đã ổn định hoạt động sản xuất tại vị trí mới là Cát Lái. Hàng hóa qua cảng của Tân Cảng tại Cát Lái năm 2006 đạt 1,47 triệu TEU, tương đương với gần 20 triệu tấn hàng không phải qua khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh. Dự kiến hàng hóa container qua Tân Cảng Cát Lái năm 2007 sẽ đạt 1,7 triệu TEU, chiếm trên 60% lượng hàng hóa container của khu vực KTTĐ phía Nam.
Các cảng Sài Đòn, NMĐT Ba Sơn, Bến Nghé, Bông Sen đang thực hiện các công tác như làm các thủ tục về đất đai, thỏa thuận xây dựng cảng, lập dự án đầu tư, triển khai thiết kế kỹ thuật chi tiết, lập hồ sơ mời thầu và các thủ tục pháp lý cần thiết xây dựng cảng tại vị trí mới để di dời. Các cảng Elf Gas Sài Gòn, càng VICT, cảng Biển Đông, NMTB Sài Gòn thuộc diện nghiên cứu di dời sau năm 2010, hiện chưa triển khai công tác xác định vị trí để di dời.
Tuy nhiên, hiện nay kế hoạch di dời các cảng trên sông Sài Gòn và NMĐT Ba Son đang có một số tồn tại và hạn chế ảnh hưởng đến tiến độ di dời như sau:
- Việc xây dựng các cảng mới, nhà máy mới tại Hiệp Phước, Cái Mép-Thị Vải của cảng Sài Gòn, NMĐT Ba Son bị chậm tiến độ, dự kiến phải đến các năm 2010-2012 mới có thể hoàn thành. Lý do là thay đổi luật lệ và cơ chế chính sách về đầu tư và quản lý xây dựng công trình trong thời gian qua; do phải mất thời gian tìm kiếm đối tác nước ngoài liên doanh mới đủ vốn đầu tư để xây dựng, hoặc là do chưa xác định được nguồn vốn để đầu tư xây dựng công trình v.v… Đặc biệt là cơ sở hạ tầng ngoài cảng tại những vị trí mới như đường bộ, luồng lạch, hệ thống thông tin liên lạc, điện, nước v.v… chưa được nhà nước đầu tư xây dựng kịp thời để tạo điều kiện cho các chủ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trong cảng. Do đó việc di dời các khu bến của Cảng Sài Gòn và NMĐT Ba Son trong nội thành thành phố Hồ Chí Minh có thể sẽ bị chậm hơn từ một đến hai năm so với tiến độ của quy hoạch.
- Một số cảng đã có vị trí di dời dự kiến theo quy hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, nhưng do địa phương đã cấp đất cho chủ đầu tư khác nên phải làm thủ tục xin cấp lại vị trí mới (ví dụ như cảng Tân Thuận Đông).
- Việc chuyển đổi công năng, chuyển quyền sử dụng đất của các cảng tại vị trí cũ là nguồn chủ yếu để lấy vốn đầu tư cho thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng tại vị trí di dời chưa được thực hiện do quy hoạch và chủ trương sử dụng đất tại vị trí cũ chưa được các cấp thẩm quyền phê duyệt (Tân Cảng Sài Gòn, Cảng Sài Gòn đã lập xong quy hoạch chuyển quyền sử dụng đất của các cảng tại vị trí cũ như UBND Tp.Hồ Chí Minh chưa xem xét phê duyệt, NMĐT Ba Son cũng đã lập xong quy hoạch sử dụng đất tại vị trí cũ nhưng Bộ Quốc phòng và UBND Tp.Hồ Chí Minh chưa thống nhất v.v…).
- Bộ Tài chính chưa soạn thảo và ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến kinh phí thuê đất, thuế, sử dụng vốn tín dụng ưu đãi … Cho các doanh nghiệp di dời (theo Quyết định số 791/QĐ-TTg, ngày 12/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ).”
4. Về vốn đầu tư xây dựng cảng biển
Tổng số vốn đầu tư xây dựng cảng biển giai đoạn 1999-2006 ước tính khoảng 16.342 tỷ đồng. Trong đó chủ yếu là vốn ODA 13.037 tỷ đồng, chiếm 81,43%; vốn NSNN khoảng 2.013 tỷ đồng, chiếm 12,31%; vốn TPCP 683 tỷ đồng chiếm 4,1% và vốn doanh nghiệp 338 tỷ đồng chiếm 2,0%. Tuy nhiên đến thời điểm này mới chỉ thực hiện được 6.685 tỷ đồng đạt 41% so với kế hoạch đề ra. Đáng chú ý là vốn ngân sách nhà nước dành cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cảng biển cấp qua Bộ GTVT trong các năm gần đây chiếm tỷ trọng rất thấp, chỉ khoảng 2,5-3%.
Hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, tình hình đầu tư xây dựng cảng biển đã bắt đầu khởi sắc. Hiện tại, có khoảng 17 dự án đầu tư xây dựng phát triển cảng biển đã được đăng ký và triển khai chuẩn bị đầu tư trong giai đoạn 2006-2010, chủ yếu tập trung vào các cảng container, cảng tổng hợp tại khu vực KTTĐ phía Nam, với tổng số vốn đầu tư đã đăng ký khoảng 1,485 tỷ đô la vào năm 2010 và 2,4 tỷ đô la vào năm 2020.
PHỤ LỤC 2
CẬP NHẬT BỔ SUNG VÀ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
(Kèm theo văn bản số 5974 ngày 19/9/2007 của Bộ GTVT)
Các mục tiêu, định hướng của quy hoạch tổng thể và các quy hoạch chi tiết đến năm 2010 cơ bản giữ nguyên như các quy hoạch như đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, chỉ xem xét Điều chỉnh, cập nhật bổ sung một số nội dung quy hoạch cụ thể như sau:
1. Dự báo hàng hóa
Điều chỉnh dự báo hàng hóa thông qua hệ thống cảng biển Việt Nam và từng nhóm cảng biển đến năm 2010 như sau: Hàng hóa qua hệ thống cảng biển Việt Nam năm 2010 đạt 230-250 triệu tấn/năm, đến năm 2020 là 500-550 triệu tấn. Trong đó nhóm cảng biển số 1 đạt 60-70 triệu tấn/năm, nhóm cảng biển số 5 đạt 100-110 triệu tấn/năm.
2. Quy hoạch phát triển cảng
2.1. Nhóm cảng biển số 1
a. Về dự báo hàng hóa: Nghiên cứu cập nhật dự báo hàng hóa nhóm cảng biển số 1 năm 2010 đạt 60-70 triệu tấn/năm.
b. Về quy hoạch phát triển cảng
Khu vực cảng biển Quảng Ninh:
- Cảng Cái Lân: Nâng tải trọng tầu thiết kế các bến số 2, 3, 4 và nghiên cứu khả năng bổ sung quy hoạch các bến số 8, 9 gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long.
- Cảng xăng dầu B12: Quy hoạch Nghiên cứu cập nhật theo hai phương án: (i) Cho phép lùi thời gian di dời sau 2015 để tận dụng khai thác các đầu tư đã có, gắn với việc yêu cầu về PCCC nghiêm ngặt, hiệu quả được cơ quan thẩm quyền chấp thuận; (ii) Nghiên cứu khả năng cho phép tồn tại (không được đầu tư thêm), mọi nhu cầu đầu tư phát triển thêm phải đưa vào vị trí quy hoạch hạ lưu sông Chanh.
- Cập nhật quy hoạch các cảng Than Cẩm Phả, cảng khách Hòn Gai vào quy hoạch chung. Bổ sung quy hoạch các cảng khu CN Hải Hà, khu vực Vạn Gia, Mũi Chùa-Vạn Hoa phục vụ phát triển kinh tế và là cửa ngõ ra biển cho các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, gắn với đảm bảo quốc phòng an ninh.
- Tại vịnh Cửa Lục, ngoài các cảng nhiệt điện, xi măng hiện hữu, đã được phê duyệt, không quy hoạch bổ sung các cảng chuyên dụng khác trong vịnh Cửa Lục.
- Nghiên cứu lập quy hoạch khu vực đổ chất nạo vét hợp lý phục vụ công tác thi công xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồng tầu và lấn biển trên địa bàn tỉnh
Khu vực cảng biển Hải Phòng:
- Bổ sung 404 m đường bờ tại khu Đình Vũ cho cảng Hải Phòng đầu tư để thay thế các bến 8, 9, 10, 11 khu cảng Hoàng Diệu cần di dời để xây dựng quảng trường thành phố. Nâng tổng số chiều dài mét bến của Cảng Hải Phòng tại khu cảng Đình Vũ là 1400m bến.
- Bổ sung quy hoạch xây dựng tuyến đường chung sau khu vực quy hoạch xây dựng cảng tổng hợp và cảng container Đình Vũ, quy mô tối thiếu 6 làn xe.
- Bổ sung cảng tổng hợp Vinashin Đình Vũ cho tầu 20.000DWT;
- Nghiên cứu xây dựng trung tâm dịch vụ hậu cần sau cảng (logistic) phục vụ cho khu cảng Đình Vũ và Lạch Huyện.
- Bổ sung quy hoạch đến năm 2010 cảng cửa ngõ Lạch Huyện, tiếp nhận tàu trọng tải 50.000 DWT.
- Nghiên cứu lập quy hoạch khu vực đổ chất nạo vét hợp lý phục vụ công tác thi công xây dựng cảng, nạo vét duy tu luồng tầu và lấn biển trên địa bàn thành phố.
- Khu vực Nam Định: Bổ sung vào quy hoạch cảng chuyên dùng khu vực cửa sông Ninh Cơ.
2.2. Nhóm cảng biển số 2
- Cảng Nghi Sơn: Hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển Nghi Sơn đến năm 2010-2020 để trình duyệt theo quy định tại đây ưu tiên dành quỹ đất và vị trí thuận lợi cho việc phát triển khu bến tổng hợp, khi bến container. Chú ý làm rõ các phân khu chức năng của cảng và hệ thống giao thông hậu phương của cảng, bao gồm đường sắt, đường bộ tiếp cận cảng, các điểm giao cắt của đường bộ, đường sắt với hệ thống giao thông của khu kinh tế và các điểm đấu nối với mạng lưới giao thông của quốc gia… Nghiên cứu nạo vét luồng chạy tầu cảng biển Nghi Sơn cho tàu trọng tải 30.000 DWT và khả năng nạo vét luồng cho tầu trọng tải lớn hơn.
- Cảng Vũng Áng:
Cập nhật, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch chi tiết cảng biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2010 và sau năm 2010, bao gồm các khu bến cảng tại Vũng Áng, Sơn Dương, Thạch Khê, Kỳ Phương… để phê duyệt điều chỉnh. Cập nhật các cầu cảng xăng dầu ở Vũng Chùa, cầu cảng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 và 2, cầu cảng Nhà máy nhiệt điện Kỳ Phương, cầu cảng chuyên dụng phục vụ cho mỏ sắt Thạch Khê, cầu cảng chuyên dụng phục vụ cho nhà máy thép, đóng tầu …;
Làm rõ quy hoạch phân khu chức năng và quy hoạch giao thông hậu phương của cảng Vũng Áng, bao gồm đường sắt, đường bộ nối cảng, các điểm giao cắt của đường bộ, đường sắt với hệ thống của khu kinh tế và các điểm đấu nối với mạng lưới giao thông của quốc gia (quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam và các vùng lân cận…).
Nghiên cứu quy hoạch xây dựng tuyến đường ven biển từ Thạch Khê đi Vũng Áng. Xác định vị trí chuyển tải than cho tầu trọng tải lớn phục vụ nhập than cho các Nhà máy nhiệt điện quy mô lớn tại Hà Tĩnh.
2.3. Nhóm cảng biển số 3
- Khu bến cảng Sông Hàn: Lập kế hoạch di dời khu bến cảng Sông Hàn, kết hợp giữa xây dựng phát triển cảng tại vị trí mới với chuyển đổi công năng một phần tại vị trí cũ để xây dựng bến cho tầu khách và Trung tâm dịch vụ hàng hải cho khu vực miền Trung.
- Khu bến cảng Tiên Sa: Thu hút vốn đầu tư và khuyến khích các doanh nghiệp tự bỏ vốn đầu tư xây dựng các bến còn lại (giai đoạn II) theo quy hoạch đã được phê duyệt cho cảng Tiên Sa.
- Khu vực Thọ Quang-bán đảo Sơn Trà: Cập nhật cảng khu vực Thọ Quang vào quy hoạch chung để đáp ứng việc di dời khu bến cảng Sông Hàn và nhu cầu phát triển cảng biển của Tp. Đà Nẵng trong giai đoạn tiếp theo. Nghiên cứu khả năng xây dựng bến cảng tổng hợp, bến cảng container cho tầu trọng tải 50.000 DWT hoặc lớn hơn tại khu vực Thọ Quang.
- Làm rõ quy hoạch các phân khu chức năng dành cho cảng tổng hợp, cảng container và cảng chuyên dụng trên địa bàn thành phố theo nguyên tắc tập trung về một khu vực theo phân khu chức năng để đảm bảo PCCC, vệ sinh môi trường và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chuyên ngành.
2.4. Nhóm cảng biển số 4
- Cập nhật các dự án đầu tư xây dựng về xi măng, thép, đóng tầu, xăng dầu… liên quan đến quy hoạch phát triển cảng biển trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa vào quy hoạch cảng. Chú ý trong quy hoạch phải làm rõ hậu phương cảng và hệ thống giao thông đường bộ và đường sắt tiếp cận cảng và các điểm đấu nối với mạng giao thông vận tải của quốc gia.
- Nghiên cứu quy hoạch cảng tổng hợp, cảng container và cảng chuyên dụng trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa theo nguyên tắc tập trung về một khu vực theo phân khu chức năng của quy hoạch để đảm bảo PCCC, vệ sinh môi trường và đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chuyên ngành.
- Cảng Nha Trang: Thống nhất việc Cảng tiếp tục khai thác hàng sạch và hành khách đến năm 2015. Sau năm 2015 chuyển hoàn toàn thành cảng khách phục vụ cho du lịch. Định hướng đầu tư cho cảng Nha Trang trong giai đoạn tới cần tập trung vào mục tiêu xây dựng và phát triển thành cảng hành khách có khả năng tiếp nhận tầu khách trọng tải 50.000 GT.
- Cảng Ba Ngòi: Định hướng phát triển thành cảng tổng hợp và container với vai trò thay thế chức năng xếp dỡ hàng hóa của cảng Nha Trang và hỗ trợ cho cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong.
2.5. Nhóm cảng biển số 5:
Khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu:
- Khu Gò Dầu: Bổ sung quy hoạch phát triển cảng tại khu vực đoạn cong Tắc Cá Trung cho các bến cảng tổng hợp, bến cảng chuyên dùng thép và xi măng; Nghiên cứu nâng cấp đoạn luồng Gò Dầu cho tầu trọng tải đến 30.000 DWT lợi dụng thủy triều ra vào làm hàng;
- Khu Mỹ Xuân: Bổ sung kéo dài thêm tuyến bến khu cảng Mỹ Xuân A2 về phía hạ lưu khoảng 300m. Nghiên cứu khả năng cho tầu đến 60.000DWT lợi dụng thủy triều ra vào cảng.
- Khu Phú Mỹ: Bổ sung cảng chuyên dùng Nhà máy thép POSCO, kéo dài tuyến bến cảng Nhà máy thép Phú Mỹ một khoảng hợp lý.
- Khu Cái Mép hạ: Bổ sung quy hoạch cảng tổng hợp container Cái Mép hạ diện tích khoảng 86 hạ, chiều dài bến khoảng 1200 m. Đồng thời kéo dài khu cảng Cái Mép hạ về phía hạ lưu theo hướng phát triển ra phía biển, bám sát luồng chạy tầu sông Cái Mép đã được quy hoạch, làm khu cảng tiềm năng, dự trữ phát triển cho hệ thống cảng Bà Rịa Vũng Tàu trong giai đoạn tới. Điều chỉnh chiều dài bến cảng Gemadept thành 1100m.
- Các nội dung bổ sung, điều chỉnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ tại công văn số 2931/BGTVT-KHĐT ngày 16/5/2007, nội dung cụ thể là:
+ Cảng tổng hợp container Cái Mép hạ - Bà Rịa - Vũng Tàu;
+ Căn cứ dịch vụ dầu khí Cái Mép: Giao Công ty đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu làm chủ đầu tư;
- Cho phép cảng chuyên dùng PVC Cái Mép bổ sung chức năng chuyên dùng phục vụ KCN Cái Mép, bốc xếp hàng thép, container, tôn hoa sen; (công văn số 3889/UBND-VP ngày 25/6/2007 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
- Khu Bến Đình Sao Mai: Cân nhắc làm rõ hướng rút hàng sau cảng và chú trọng vấn đề môi trường trong phát triển cảng khu vực Bến Đình Sao Mai.
- Bổ sung quy hoạch Trung tâm dịch vụ hậu cần (logistic) quy mô lớn trên địa bàn của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (theo tinh thần văn bản số 1734/VPCP-QHQT ngày 03/4/2007 của Văn phòng Chính phủ).
Khu vực Tp. Hồ Chí Minh:
- Nghiên cứu cập nhật lại dự báo hàng hóa, nâng tổng công suất cảng biển khu vực Tp. Hồ Chí Minh lên tương xứng với thực tế và nhu cầu phát triển (khoảng 100 triệu tấn/năm)
- Bổ sung vào quy hoạch khoảng 700m về phía thượng lưu cảng tổng hợp Cát Lái 1 thuộc KCN Phú Hữu, Q9, Tp.HCM; nâng tổng chiều dài bến khu vực này lên khoảng 1.000m để đủ quỹ đất xây dựng một cảng tổng hợp hiện đại;
- Bổ sung quy hoạch khu bến tổng hợp Hiệp Phước (giai đoạn 3 - tiềm năng) vào quy hoạch chính thức để có căn cứ triển khai lập dự án đầu tư khi có nhu cầu đầu tư.
- Nghiên cứu bổ sung quy hoạch phát triển cảng tại khu vực Ngã Bảy-Thiềng Liềng đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai.
2.6. Nhóm cảng biển số 6:
Khu vực sông Hậu:
- Bổ sung quy hoạch các bến cảng Nhà máy nhiệt điện Ô Môn, X55, khu công nghiệp tàu thủy Hậu Giang.
- Nghiên cứu xác định vị trí xây dựng Trung tâm dịch vụ hậu cần cảng biển (logistic) cho thành phố Cần Thơ và khu vực ĐBSCL;
Khu vực Tiền Giang:
Bổ sung khu cảng biển sông Soài Rạp bao gồm phạm vi toàn bộ tuyến đường bờ sông Soài Rạp, chiều dài khoảng 6 km từ vị trí cửa sông Vàm Cỏ Đông ra đến cửa biển Soài Rạp, thuộc địa phận tỉnh Tiền Giang vào quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia.
- 1Bộ luật Hàng hải 2005
- 2Quyết định 791/2005/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển khu vực thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng Tàu (nhóm cảng biển số 5) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 71/2006/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải
- 4Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 5Quyết định 232/QĐ-TTg năm 2007 ban hành Kế hoạch kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch của Chính phủ năm 2007 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Báo cáo 5974/BGTVT-KHĐT kết quả kiểm tra thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2010 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 5974/BGTVT-KHĐT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 19/09/2007
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Trần Doãn Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/09/2007
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định