Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 290/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2015

 

BÁO CÁO

TỔNG KẾT CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2015 PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ CÔNG TÁC NĂM 2016

PHẦN 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2015

Thực hiện Công văn số 2414/BTĐKT-VP, ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 và tình hình thực tế việc triển khai tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2015; Thành phố Hồ Chí Minh báo cáo tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2016, cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

1. Đặc điểm tình hình:

Thực hiện Kết luận 83-KL/TW ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Ban Bí thư, Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát động phong trào thi đua thực thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2001 - 2015), Nghị quyết của Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố và hưởng ứng các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ và các Bộ, ngành, Đoàn thể Trung ương phát động; Thành phố đã lãnh đạo, chỉ đạo cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân ra sức thi đua, nỗ lực phấn đấu thực hiện đạt mức cao nhất các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 và kế hoạch 05 năm (2011-2015), đề ra các biện pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, đặc biệt là chăm lo cho người nghèo, các đối tượng chính sách, người có thu nhập thấp. Với đặc điểm tình hình nêu trên, công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố Hồ Chí Minh trong năm qua có những thuận lợi, khó khăn như sau:

2. Thuận lợi - khó khăn:

Năm 2015, công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố luôn được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo về chuyên môn của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương; sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Thành ủy, Hội đồng nhân dân Thành phố; được sự phối hợp, hỗ trợ chặt chẽ của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và các đoàn thể Thành phố; sự nỗ lực tích cực của các cấp, các ngành, các đơn vị, doanh nghiệp, các thành phần kinh tế; sự đồng thuận, hưởng ứng tham gia của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân; Các cấp ủy Đảng, chính quyền tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và phát động nhiều phong trào thi đua yêu nước trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, đời sống xã hội tạo động lực mạnh mẽ trong thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chỉ tiêu kinh tế - xã hội và quốc phòng an ninh của Thành phố.

Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương luôn có khối lượng công việc về thi đua, khen thưởng lớn nhất cả nước, do đó đã tạo áp lực rất lớn trong việc nâng cao chất lượng phong trào thi đua và xét khen thưởng, đồng thời, có nhiều vấn đề phát sinh, đột xuất cần đáp ứng kịp thời để phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Trung ương và Thành phố.

II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN:

1. Công tác tham mưu tổ chức thực hiện:

1.1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng:

Thành phố tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng. Trong đó, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; tổ chức triển khai Luật Thi đua - Khen thưởng năm 2013; tổ chức Hội nghị thi đua các cấp, Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố tiến tới Đại hội Thi đua yêu nước Toàn quốc, tổ chức trao tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước Bà mẹ Việt Nam Anh hùng và các phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước nhân các ngày Lễ lớn của đất nước và Thành phố. Trong năm 2015, Thành phố đã ban hành các văn bản chỉ đạo như sau:

- Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 26 tháng 01 năm 2015 về việc phát động phong trào thi đua đặc biệt từ nay đến năm 2016;

- Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức phong trào thi đua yêu nước chào mừng các ngày Lễ lớn và Đại hội Đảng các cấp trong hai năm 2014 - 2015.

- Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 ban hành quy định về công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh thay thế Quyết định số 58/2011/QĐ-UBND ngày 07 tháng 9 năm 2011 của Ủy ban nhân dân Thành phố.

- Quyết định số 6047/QĐ-UB ngày 12 tháng 12 năm 2014 về thành lập Hội đồng Khoa học, sáng kiến cấp Thành phố.

- Quyết định số 1134/QĐ-UBND ngày 18 tháng 3 năm 2015 về việc thành lập Ban Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ VI.

- Báo cáo số 38/BC-UBND ngày 13 tháng 02 năm 2015 về việc tổng kết phong trào thi đua yêu nước năm 2014 và phương hướng nhiệm vụ phong trào thi đua yêu nước năm 2015.

1.2. Công tác tổ chức, triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị “Về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng” và Kế hoạch của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương triển khai Chỉ thị số 34-CT/TW:

Thành phố đã triển khai tổ chức thực hiện và ban hành các văn bản:

- Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 12 tháng 8 năm 2014 của Ban Thường vụ Thành ủy về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;

- Kế hoạch số 5571/KH-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2014 tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng và các văn bản do Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành;

- Kế hoạch số 4447/KH - UBND ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị 34-CT/TW ngày ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng;

1.3. Công tác tổ chức, thực hiện Chỉ thị số 35/CT-TTg ngày 19 tháng 12 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và các ngày lễ lớn trong năm 2015:

Thành phố đã triển khai tổ chức thực hiện và ban hành các văn bản:

- Chỉ thị số 27/CT-UBND ngày 26 tháng 10 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức phong trào thi đua yêu nước chào mừng các ngày Lễ lớn và Đại hội Đảng các cấp trong hai năm 2014-2015;

- Kế hoạch số 4060/UBND-VX ngày 18 tháng 8 năm 2014 của Ủy ban nhân dân Thành phố về tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 40 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2015).

1.4. Tổ chức, hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố:

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố duy trì thực hiện chế độ tham dự các buổi sinh hoạt chuyên đề về trao đổi kinh nghiệm công tác thi đua, khen thưởng của các cụm, khối thi đua thuộc Thành phố đi vào nền nếp, đồng thời thường xuyên thực hiện việc theo dõi, kiểm tra các nội dung ký kết giao ước thi đua, chấm điểm, xếp hạng thi đua năm 2015.

Điểm nổi bật năm 2015 là Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố tập trung lãnh đạo, tổ chức điểm Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố lần thứ IV theo sự phân công của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương; Đại hội đã diễn ra 02 ngày từ ngày 03/7/2011 đến ngày 04/7/2015 với gần 1.200 đại biểu của Thành phố và các tỉnh, thành từ Đà Nẵng trở vào về tham dự, được Lãnh đạo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Lãnh đạo Thành ủy và các tỉnh, thành bạn đến dự và đánh giá cao kết quả Đại hội.

Trong năm 2015, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã tổ chức 06 cuộc họp để xem xét thông qua hơn 1.000 trường hợp được đề nghị phong tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước và Huân, Huy chương các hạng.

1.5. Công tác phối hợp tuyên truyền thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến;

Chỉ đạo Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Thông tin và Truyền thông, các đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố và các cơ quan Báo, Đài Thành phố chú trọng đến việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Việc bình chọn các gương điển hình, nhân tố mới được tổ chức chặt chẽ từ cấp cơ sở đến thành phố, được lựa chọn từ những cá nhân tiêu biểu nhất, thật sự nổi trội trong các phong trào thi đua yêu nước và được sự tín nhiệm cao trong tập thể, đơn vị. Trong các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố đã giới thiệu được nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt để nêu gương học tập, nhân rộng, đồng thời ghi nhận, tôn vinh thành tích, công lao đóng góp và đề nghị cấp trên khen thưởng.

Ngoài ra, các sở - ban, ngành, quận - huyện và Ban Thi đua - Khen thưởng thành phố cũng đã giới thiệu các gương điển hình tiên tiến, những mô hình mới cách làm hay lên Website của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố và thường xuyên phối hợp với các báo, đài của thành phố mở chuyên mục giới thiệu về các điển hình tiên tiến để xây dựng, nhân rộng được nhiều điển hình mới. Đặc biệt trong thời gian gần đây, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của các cụm, khối thi đua đã giới thiệu nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải pháp thiết thực, những bài học kinh nghiệm quý để học tập, nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, địa phương, đơn vị.

1.6. Công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng và nhân điển hình tiên tiến:

Năm 2015, Thành phố duy trì việc giới thiệu các gương điển hình tiên tiến, những mô hình hay cách làm hay lên Website trang thông tin điện tử của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố và thường xuyên chỉ đạo các cơ quan Báo, Đài của thành phố mở chuyên mục giới thiệu về các điển hình tiên tiến để tuyên truyền và nhân rộng. Đặc biệt trong thời gian gần đây, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của các cụm, khối thi đua đã giới thiệu nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải pháp thiết thực, những bài học kinh nghiệm quý để học tập, nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, địa phương, đơn vị. Cụ thể là Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Lễ vinh danh 186 “Nhà giáo trẻ tiêu biểu” cấp Thành phố năm 2014; Hội Sinh viên đã tổ chức tuyên dương 105 cá nhân “Sinh viên 05 tốt” cấp Thành phố; Liên đoàn lao động Thành phố phối hợp với Báo Sài Gòn Giải phóng trao giải thưởng Tôn Đức Thắng cho 27 kỹ sư và công nhân lao động...

2. Công tác chỉ đạo tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến, đại hội thi đua yêu nước các cấp.

Thực hiện Kế hoạch số 13/KH-HĐTDKT ngày 03 tháng 6 năm 2014 của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về tổ chức Đại hội thi đua và Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp tiến tới Đại hội thi đua Toàn quốc lần thứ IX; Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Kế hoạch số 4252/KH-UBND-VX ngày 26 tháng 8 năm 2014 về tổ chức Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, Đại hội Thi đua Thành phố lần thứ VI và tiến tới Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ IX.

Thành phố đã triển khai, hướng dẫn đến từng các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố về tổ chức thực hiện nghiêm túc Hội nghị điển hình tiên tiến các cấp, đồng thời chọn một số đơn vị làm điểm để triển khai chung cho các đơn vị còn lại. Kết quả có 156/156 cơ quan, đơn vị trực thuộc Thành phố tổ chức thành công Hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2010 - 2015 và giới thiệu 666 gương điển hình về dự Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương về việc chọn Thành phố Hồ Chí Minh làm điểm cho các tỉnh phía Nam; ngày 04 tháng 7 năm 2015, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Đại hội Thi đua yêu nước Thành phố lần thứ VI với hơn 1.200 đại biểu của Thành phố và đại diện các tỉnh, thành phía Nam từ Đà Nẵng trở vào về dự và được đánh giá rất cao về công tác tổ chức Đại hội.

Tại Đại hội, Thành phố vinh dự được đón nhận Cờ Thi đua của Chính phủ, đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2014 của cụm thi đua 05 thành phố trực thuộc Trung ương. Đồng thời 26 tập thể trực thuộc Thành phố Hồ Chí Minh cũng được trao tặng Cờ Thi đua của Chính phủ, đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ dẫn đầu trong các phong trào thi đua yêu nước năm 2014 của Thành phố và cùng với hơn 250 tập thể và 445 cá nhân đại diện cho hàng ngàn điển hình tiên tiến trên địa bàn Thành phố được tuyên dương tại Đại hội.

3. Kết quả tổ chức phong trào thi đua:

3.1. Đánh giá kết quả các phong trào thi đua do Trung ương phát động:

Trong năm 2015, phong trào thi đua yêu nước của Thành phố luôn gắn với nhiệm vụ chính trị và chương trình hành động, tập trung các lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những việc khó và kể cả những khâu yếu kém nhằm tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra trong giao ước thi đua năm 2015 cũng như nhiệm vụ chính trị nhiệm kỳ 2010 - 2015, chào mừng Đại hội Đảng các cấp tiến tới Đại hội lần thứ XII của Đảng. Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Thành phố tiếp tục thực hiện Chỉ thị 39-CT/TW ngày 21 tháng 5 năm 2004 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 725/CT-TTg ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ về phát động phong trào thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 05 năm (2011 - 2015) theo Nghị quyết Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ XI của Đảng; thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng và tham gia các phong trào thi đua, chú trọng việc phát hiện và nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến gương người tốt - việc tốt, xây dựng những mô hình hay, cách làm giỏi, suy tôn các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua. Đồng thời công tác khen thưởng được thực hiện kịp thời, nhất là khen nóng (khen đột xuất) cho những tập thể, cá nhân lập được thành tích đặc biệt xuất sắc, đã tạo niềm vui, sự phấn khởi đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp tích cực cho phong trào thi đua và luôn tạo được động lực mạnh mẽ thúc đẩy phong trào thi đua ngày càng phát triển.

3.2. Đánh giá kết quả các phong trào thi đua do Thành phố tổ chức:

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước, Thành phố đã thường xuyên quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng về đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phát động phong trào thi đua, công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và việc tôn vinh, khen thưởng kịp thời và đúng thực chất. Nội dung phát động phong trào thi đua luôn bám sát nhiệm vụ chính trị và chương trình hành động của thành phố cũng như tình hình thực tiễn và nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Đồng thời chú trọng những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những việc khó, kể cả những khâu yếu kém, những mặt tồn tại, hạn chế để xây dựng phong trào thi đua, nhằm tạo động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị và thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã được đề ra trong giao ước thi đua năm 2014 với khẩu hành động « Đồng tâm - Hiệp lực - Vượt khó - Thành công » ; « Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc » .

Mỗi ngành, địa phương căn cứ nội dung phong trào thi đua của Trung ương và Thành phố phát động, nhiệm vụ chính trị và tình hình thực tế của đơn vị mình chủ động xây dựng các chủ đề thi đua phù hợp với nội dung, mục tiêu thi đua cụ thể gắn với việc thực hiện có hiệu quả việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, với chủ đề “Trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân; đoàn kết xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh ». Trong tổ chức phong trào thi đua, mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương đều chọn nội dung chủ đề cụ thể gắn với từng nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh nhằm tạo động lực thúc đẩy việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch và nhiệm vụ công tác đề ra.

3.3. Đánh giá kết quả thực hiện phong trào thi đua “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới“ năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015 của Thành phố; kết quả đạt được, những đổi mới, sáng tạo trong tổ chức phong trào xây dựng nông thôn mới.

Hưởng ứng Lễ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” do Thủ tướng Chính phủ phát động, Thành phố ban hành Kế hoạch số 5785/KH-UBND, ngày 21 tháng 11 năm 2011 về phát động đợt thi đua “Cả Thành phố chung sức xây dựng nông thôn mới” và tổ chức phát động đến các địa phương, đơn vị trên địa bàn Thành phố.

Công tác thông tin về Chương trình xây dựng nông thôn mới được tuyên truyền thực hiện rộng khắp trên toàn hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân trên địa bàn các huyện, xã với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Ngoài ra còn tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền khác như: nêu gương hiến đất làm đường, các gương điển hình người tốt việc tốt trong tham gia xây dựng nông thôn mới; tổ chức thông tin tuyên truyền thông qua các hoạt động hội thi, biểu diễn văn nghệ, giao lưu văn hóa thể thao tại các xã xây dựng; nông thôn mới, lồng ghép tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trong các buổi sinh hoạt tổ nhân dân, tổ chức các gian hàng triển lãm, xây dựng sổ tay tuyên truyền 19 tiêu chí nông thôn mới,v.v....

Theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, đến nay thành phố có 54/56 xã đạt chuẩn. Theo Bộ tiêu chí nông thôn mới đặc thù vùng nông thôn thành phố có 53/56 xã đạt chuẩn. Bình quân so tiêu chí đạt chuẩn/xã đến tháng 9 năm 2015 là 18,9/19 tiêu chí, tăng 12 tiêu chí so với khi triển khai xây dựng đề án nông thôn mới tại các xã (bình quân 6,9 tiêu chí).

2.4. Đánh giá hoạt động cụm, khối thi đua thuộc Thành phố.

- Hoạt động của Cụm thi đua 05 thành phố trực thuộc Trung ương:

Năm 2015, với vai trò Cụm phó Cụm thi đua 05 thành phố trực thuộc Trung ương, Thành phố Hồ Chí Minh đã tích cực phối hợp Thành phố Hà Nội, đơn vị Cụm trưởng tổ chức Hội nghị sơ kết thực hiện giao ước thi đua 06 tháng đầu năm 2015 và trao đổi nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời đóng góp ý kiến xây dựng Quy chế tổ chức hoạt động và thang điểm thi đua năm 2015 của Cụm thi đua 05 thành phố trực thuộc Trung ương do Thành phố Hà Nội làm Cụm trưởng, góp phần cùng các thành phố bạn đưa hoạt động cụm thi đua 05 thành phố trực thuộc Trung ương có hiệu quả thiết thực hơn.

* Hoạt động của Cụm, Khối thi đua của Thành phố Hồ Chí Minh:

Năm 2015, Thành phố có 24 cụm, khối thi đua (04 cụm và 20 khối) với 156 đơn vị trực thuộc; việc phân chia cụm, khối thi đua phù hợp với đặc điểm, tính chất hoạt động và nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị trong cùng một cụm, khối thi đua; đồng thời đã phân công thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố phụ trách từng cụm, khối thi đua của Thành phố, nhờ đó, hoạt động các cụm, khối thi đua đã từng bước đi vào nề nếp, hoạt động ngày càng có tác dụng tích cực hiệu quả hơn, việc tổ chức triển khai nội dung phong trào thi đua được các cụm, khối thi đua cụ thể hóa từng nội dung ký kết giao ước thi đua, đăng ký danh hiệu thi đua ở từng cụm - khối thi đua được thực hiện một cách nghiêm túc; sinh hoạt cụm, khối thi đua với nhiều chuyên đề có nội dung thiết thực được trao đổi, thảo luận để học tập kinh nghiệm lẫn nhau giữa các đơn vị trong cụm, khối thi đua.

Việc tổ chức sinh hoạt định kỳ được tổ chức đều đặn, nghiêm túc, một số cụm khối tổ chức sinh hoạt từ 4 - 7 chuyên đề trong năm, nội dung sinh hoạt chuyên đề được khối trưởng phân công cho các thành viên trong khối chuẩn bị gắn với chủ đề thi đua năm đề ra và tình hình thực tiễn của Cụm, Khối thi đua; các đơn vị trong khối luân phiên đăng cai tổ chức, với tinh thần đoàn kết, nỗ lực, trách nhiệm và có ý nghĩa thiết thực để giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Nhiều cụm, khối thi đua đã đổi mới nội dung phương thức tổ chức hoạt động cụm, khối bằng các hình thức giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao tạo được không khí thi đua sôi nổi và huy động đông đảo lực lượng cán bộ, công chức và người lao động cùng tham gia.

4. Công tác khen thưởng:

4.1. Nội dung đổi mới, nâng cao chất lượng công tác khen thưởng.

Việc thẩm định hồ sơ khen thưởng, các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp nhà nước đều đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng dẫn thực hiện, đảm bảo khen thưởng đúng người, đúng việc, đúng thành tích, kịp thời tôn vinh gương điển hình, gương người tốt việc tốt và những tập thể, cá nhân có nhiều thành tích đóng góp tích cực cho phong trào thi đua yêu nước, tạo niềm tin và trách nhiệm trong mỗi tập thể, cá nhân xứng đáng với những danh hiệu đã đạt được.

Công tác kiểm tra, giám sát, thẩm định thành tích được thực hiện chặt chẽ, đúng quy trình. Hàng tháng, Ủy ban nhân dân Thành phố đều mời Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố dự họp đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, qua đó nắm được tình hình hoạt động của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, lưu ý các đơn vị hoạt động kém hiệu quả, bị phê bình. Bên cạnh đó, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố còn tham gia các buổi họp thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo để nắm các tập thể, cá nhân vi phạm để lưu ý trong việc xem xét đề nghị khen thưởng.

4.2. Biện pháp hoặc giải pháp làm tăng tỷ lệ khen thưởng đối với nông dân, công nhân chiến sĩ, người lao động trực tiếp và công chức, viên chức (người không làm công tác quản lý).

Trong công tác khen thưởng, Ủy ban nhân dân Thành phố thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chú trọng đến việc đảm bảo tỷ lệ cân xứng giữa các đối tượng khen thưởng, trong đó chú trọng tỷ lệ khen thưởng hợp lý cho cán bộ lãnh đạo và công chức, viên chức - người lao động trực tiếp. Đặc biệt, việc Luật quy định lấy sáng kiến thay thế danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp để làm điều kiện, tiêu chuẩn cũng đã hướng việc khen thưởng cho đối tượng lao động trực tiếp. Thực tế cho thấy, đây là biện pháp hữu hiệu nhất nhằm nâng cao tinh thần tự giác của từng tập thể, cá nhân trong việc thực hiện nhiệm vụ, góp phần làm chuyển biến tích cực về nhận thức, tinh thần trách nhiệm trong tham gia phong trào thi đua và công tác khen thưởng của Thành phố.

4.3. Đánh giá tình hình, kết quả giải quyết hồ sơ khen thưởng thành tích kháng chiến; phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam Anh hùng” trong năm 2015.

Đã kiểm tra, xét duyệt trình 920 trường hợp, trong đó có 799 danh hiệu bà mẹ Việt Nam Anh hùng, 121 Huân, Huy chương các loại, đề nghị cấp đổi 80 Huân, Huy chương các loại và Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho các trường hợp bị mất, rách và thất lạc; đề nghị nâng mức khen cho 01 trường hợp; xác nhận để thực hiện chế độ ưu đãi cho 51 trường hợp; trả lời phúc đáp bằng văn bản cho 05 đơn thư thắc mắc về quy trình đề nghị khen thưởng, số lượng còn tồn đọng nguyên nhân chủ yếu là chưa tìm được Cán bộ trực tiếp lãnh đạo hoặc cùng tham gia công tác trong thời kỳ kháng chiến để xác nhận thành tích.

Về thẩm định, giải quyết hồ sơ đề nghị khen thưởng thành tích kháng chiến, phong tặng và truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam Anh hùng trên địa bàn Thành phố theo quy định đã cơ bản hoàn tất.

4.4. Tổng hợp và phân tích kết quả khen thưởng trong năm 2015.

Kết quả tỷ lệ khen thưởng cấp Thành phố như sau:

- Tỷ lệ khen thưởng theo thành tích, công trạng chiếm 75%; trong đó khen thưởng cán bộ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên chiếm 58% và người lao động trực tiếp chiếm 42%

- Tỷ lệ khen thưởng chuyên đề, đột xuất chiếm tỷ lệ 24%.

- Tỷ lệ khen thưởng thành tích kháng chiến chiếm tỷ lệ 0,5%.

- Tỷ lệ khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến tỷ lệ 0,4%.

- Tỷ lệ khen thưởng đối ngoại chiếm tỷ lệ 0,1%.

5. Công tác tuyên truyền, nhân rộng điển hình:

Thông qua việc sơ, tổng kết phong trào thi đua, cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp đều rất quan tâm, chú trọng đến việc phát hiện, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt. Việc bình chọn các gương điển hình, nhân tố mới được tổ chức chặt chẽ từ cấp cơ sở đến thành phố, được lựa chọn từ những cá nhân tiêu biểu nhất, thật sự nổi trội trong các phong trào thi đua yêu nước và được sự tín nhiệm cao trong tập thể, đơn vị. Hàng năm, nhân các Hội nghị tổng kết phong trào thi đua yêu nước, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố đã giới thiệu được nhiều tấm gương điển hình tiêu biểu, gương người tốt việc tốt để nêu gương học tập, nhân rộng, đồng thời ghi nhận, tôn vinh thành tích, công lao đóng góp và đề nghị cấp trên khen thưởng. Ngoài ra, các sở - ban, ngành, quận - huyện và Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố cũng đã giới thiệu các gương điển hình tiên tiến, những mô hình mới cách làm hay lên Website của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng thành phố và thường xuyên phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của Thành phố mở chuyên mục giới thiệu về các điển hình tiên tiến để xây dựng, nhân rộng được nhiêu điển hình mới trong năm 2014. Đặc biệt trong thời gian gần đây, thông qua các buổi sinh hoạt chuyên đề của các cụm, khối thi đua đã giới thiệu nhiều gương điển hình tiên tiến tiêu biểu để trao đổi, thảo luận, đưa ra các giải pháp thiết thực, những bài học kinh nghiệm quý để học tập, nhân rộng ở nhiều lĩnh vực, địa phương, đơn vị.

6. Tổ chức bộ máy; tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ:

6.1. Kiện toàn Hội đồng sáng kiến; cơ cấu, thành phần, số lượng các thành viên Hội đồng thi đua - Khen thưởng cấp Thành phố; tình hình hoạt động của Hội đồng trong năm 2015.

Về kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố và Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp, Thành phố đã ban hành Quyết định số 56/2007/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2007 và Quyết định số 4133/QĐ-UBND ngày 30 tháng 7 năm 2012 về ban hành Quy chế hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố. Theo đó, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố được kiện toàn với tổng số 26 thành viên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố làm Chủ tịch Hội đồng; Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách khối Văn xã làm Phó Chủ tịch Thứ nhất Hội đồng; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng; Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố và Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố làm Phó Chủ tịch Hội đồng cùng với 21 Ủy viên là Thủ trưởng một số sở, ban ngành Thành phố.

Về kiện toàn tổ chức và nhân sự Hội đồng Sáng kiến, Thành phố đã ban hành Quyết định số 6047/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2014 gồm có 05 thành viên: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố phụ trách khối Văn xã làm Chủ tịch; Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ là Phó Chủ tịch Thường trực; Trưởng Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố làm Phó Chủ tịch, và 02 thành viên là Chủ tịch Liên đoàn Lao động Thành phố và Chủ tịch Hội Khoa học và kỹ thuật Thành phố. Ngoài ra, Thành phố ủy quyền cho Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Quyết định thành lập Tổ Giúp việc.

6.2. Tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng:

Thực hiện Thông tư 01/2010/TT-BNV ngày 16/4/2010 của Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và biên chế của Ban Thi đua - Khen thưởng trực thuộc Sở Nội vụ; Tổ chức bộ máy của Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố hiện có 01 Trưởng ban do Phó Giám đốc Sở Nội vụ kiêm nhiệm, 02 Phó Trưởng ban; 03 phòng chuyên môn gồm: Phòng Tổ chức - Hành chính, Phòng Nghiệp vụ và Phòng Phong trào, mỗi phòng có 01 Trưởng phòng và 01 - 02 Phó Trưởng phòng. Biên chế cán bộ, công chức của Ban hiện nay là 33 người, bảo đảm được yêu cầu nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố hiện nay.

Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các ngành, các cấp và tổ chức bộ máy thi đua, khen thưởng từ Thành phố đến cơ sở thường xuyên được củng cố, kiện toàn. Lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, thủ trưởng cơ quan, đơn vị luôn quan tâm bố trí cán bộ, công chức phụ trách công tác thi đua, khen thưởng có trình độ, có phẩm chất đạo đức tốt, chú trọng bổ sung thêm nhiều cán bộ trẻ có trình độ năng lực, từ đó nâng cao chất lượng và năng lực công tác tham mưu, giúp cho lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng ở các ngành, các cấp và địa phương đi vào nề nếp và đạt hiệu quả thiết thực, tạo thuận lợi hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

- 24/24 quận - huyện đều có từ 01 đến 02 cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng.

- 100% số xã phường, thị trấn có cán bộ kiêm nhiệm làm công tác thi đua, khen thưởng.

- Cơ cấu, tổ chức Hội đồng Thi đua - Khen thưởng của các cấp đều thực hiện đúng theo quy định của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.

6.3. Kết quả tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng các cấp.

Thành phố đã phối hợp với cơ quan đại diện Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng cho các quận - huyện, sở - ban - ngành, đoàn thể và các công ty, tổng công ty trong toàn Thành phố với hơn 600 cán bộ chuyên trách và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đến tham dự tập huấn đạt tỷ lệ 100%. Nội dung quán triệt, tập huấn gồm:

- Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

- Chỉ thị số 34-CT/TW ngày 07 tháng 4 năm 2014 của Bộ Chính trị về “Tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng”;

- Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

- Thông tư số 07/2014/TT-BNV của Bộ Nội vụ hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ và Nghị định số 65/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng năm 2013;

Ngoài ra, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố thường xuyên phối hợp tổ chức 46 buổi tập huấn tại các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố theo yêu cầu.

7. Công tác thanh tra, kiểm tra:

Thông qua các buổi sinh hoạt cụm, khối thi đua, các Cụm trưởng, Khối trưởng đã tự kiểm tra, giám sát công tác thi đua, khen thưởng ở các đơn vị trong cụm, khối thi đua mình phụ trách, thông qua kiểm tra đã phối hợp, trao đổi và định hướng việc xây dựng phong trào thi đua, bồi dưỡng và nhân điển hình tiên tiến ở các sở, ngành, quận, huyện, tổ chức đoàn thể, cơ quan, đơn vị, các tổng công ty và công ty thuộc thành phố. Qua việc kiểm tra đã có tác dụng nắm được tình hình tổ chức triển khai của cơ quan, đơn vị, động viên kịp thời sự cố gắng, nỗ lực cũng như phát hiện những thiếu sót, tồn tại để điều chỉnh giúp các cơ quan, đơn vị sớm khắc phục và làm tốt hơn nhiệm vụ công tác thi đua, khen thưởng; đồng thời ghi nhận thành tích, làm cơ sở cho việc đánh giá, chấm điểm thi đua và xét khen thưởng cho từng đơn vị đảm bảo chính xác hơn.

Trong năm 2015, không có trường hợp khiếu nại, tố cáo nào liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng về kinh tế - xã hội. Những trường hợp khiếu nại khen thưởng thành tích kháng chiến, cơ bản đã thẩm tra, giải quyết đúng trình tự, thủ tục cho các trường hợp có đơn khiếu nại, tố cáo, không có trường hợp khiếu kiện vượt cấp. Đối với các khiếu nại ở các địa phương, đơn vị về khen thưởng ở cấp cơ sở đã chuyển đơn thư về địa phương, đơn vị giải quyết cho từng trường hợp cụ thể.

8. Quỹ thi đua, khen thưởng:

Việc trích lập quỹ khen thưởng, được thực hiện đúng theo Luật Thi đua, Khen thưởng. Việc chi trả tiền thưởng theo các quyết định của Trung ương, của Ủy ban nhân dân Thành phố được thực hiện chuyển khoản cho các cơ quan, đơn vị đúng quy định. Ngoài việc sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng để chi thưởng thường xuyên, Thành phố còn rất chú trọng đến việc chi thưởng đột xuất (khen nóng) cho các trường hợp có thành tích đặc biệt xuất sắc như: cứu người, trấn áp tội phạm, tệ nạn xã hội, phát hiện, ngăn chặn vận chuyển, mua bán ma túy, vật cấm.... trên địa bàn thành phố, đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần của tập thể, cá nhân đạt thành tích.

Tổng số tiền chi khen thưởng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp từ đầu năm 2015 đến nay là 57.554.000.000 đồng (năm mươi bảy tỷ, năm trăm năm mươi bốn triệu đồng chẵn); Tổng số tiền mua khung khen, in Bằng khen, Giấy chứng nhận và các hiện vật khen thưởng là 754.000.000 đồng (bảy trăm năm mươi bốn triệu đồng chẵn). Bên cạnh đó, thành phố còn chi phục vụ hoạt động của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Thành phố như: tổ chức Hội nghị sơ kết, tổng kết, họp Hội đồng, in ấn, photo tài liệu...với tổng số tiền là 825.000.000 đồng (Tám trăm hai mươi lăm triệu đồng chẵn)

9. Công tác cải cách hành chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng:

Kể từ năm 2007 đến nay, Thành phố đã triển khai chương trình phần mềm “một cửa điện tử” tại ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố để phục vụ công tác quản lý công văn đi, đến và hồ sơ, thủ tục khen thưởng của thành phố. Đây là phần mềm quản lý thực hiện quy trình xử lý hồ sơ khen thưởng, lưu trữ thông tin hồ sơ và kết quả khen thưởng.

Công tác lưu trữ, ứng dụng công nghệ thông tin được quan tâm đầu tư đúng mức, đảm bảo thông tin kịp thời và chính xác, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, giúp các cơ quan, đơn vị tra cứu thông tin về kết quả xử lý hồ sơ khen thưởng trên website, trang thông tin điện tử của thành phố. Nhờ đó đã thiết lập được cầu nối giữa thành phố với các tổ chức, cá nhân bên ngoài được truyền tải thông tin mới nhất một cách nhanh chóng về các phong trào thi đua, các gương điển hình tiên tiến, các văn bản quy định, hướng dẫn về quy trình, thủ tục hồ sơ khen thưởng; hỏi và giải đáp các chính sách liên quan đến nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng.

10. Công tác khác:

Việc chấp hành chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Thi đua - Khen thưởng Thành phố tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thành phố thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và kịp thời theo yêu cầu.

Thông qua việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, đã giúp thành phố nắm bắt được tình hình tổ chức thực hiện phong trào thi đua và công tác khen thưởng của các ngành, địa phương, đơn vị, đồng thời xem chế độ thông tin, báo cáo cũng là một tiêu chí chấm điểm thi đua cho cơ quan, đơn vị.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG:

1. Ưu điểm.

Các cấp ủy Đảng, Chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể Thành phố thường xuyên quan tâm công tác tuyên truyền thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, tích cực chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và các tầng lớp nhân dân tích cực hưởng ứng tham gia các phong trào thi đua do Trung ương và thành phố phát động. Công tác phát hiện, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến, phổ biến gương “Người tốt - Việc tốt”, xây dựng những mô hình hay, cách làm giỏi, suy tôn các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong phong trào thi đua thành phố rất được chú trọng.

Trong năm 2015, tiếp tục quán triệt tinh thần thi đua “Đồng tâm - Hiệp lực, vượt khó - Thành công” và khẩu hiệu hành động 2015 Phát huy tinh thần năng động sáng tạo và trách nhiệm, ra sức thi đua lập công xuất sắc”, phong trào thi đua yêu nước từ thành phố đến cơ sở không ngừng được đổi mới về nội dung, phương thức tổ chức và đạt hiệu quả thiết thực, công tác thi đua, khen thưởng đã trở thành động lực thúc đẩy và góp phần không nhỏ trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và Thành phố đề ra.

Hoạt động cụm, khối thi đua có nhiều chuyển biến tích cực, việc đăng ký các danh hiệu thi đua theo quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng đã được các cơ quan, đơn vị thực hiện nghiêm túc. Công tác khen thưởng kịp thời động viên, khuyến khích tinh thần hăng hái thi đua lập công của các tập thể, cá nhân trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội, nhằm ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và góp phần xây dựng và phát triển Thành phố.

2. Hạn chế, yếu kém.

Cấp ủy, thủ trưởng cơ quan, đoàn thể ở một số ngành, đơn vị chưa thật quan tâm đúng mức đến việc đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; Một số nơi phong trào thi đua phát triển chưa đồng đều, còn mang tính hình thức, hiệu quả chưa cao, khen thưởng chưa kịp thời, nên chưa động viên, khuyến khích cán bộ, công chức, người lao động và nhân dân tích cực tham gia hưởng ứng phong trào thi đua.

Việc thực hiện chế độ thông tin, báo cáo còn nhiều cơ quan, đơn vị chấp hành chưa nghiêm; nội dung báo cáo của nhiều đơn vị còn sơ sài không nêu được phong trào và những kết quả đạt được qua phong trào thi đua của cơ quan, đơn vị mình, nhất là các điển hình tiên tiến, những cách làm hay và sáng tạo để có thể nhân rộng học tập, noi theo, tạo sự lan tỏa chung trong phong trào thi đua của Thành phố.

3. Nguyên nhân tồn tại, hạn chế.

Về bộ máy tổ chức thường xuyên có sự thay đổi, đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng đã thiếu lại liên tục biến động. Do đó không kịp thời tập huấn bổ sung kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, phần lớn là phải kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tham mưu tốt cho Hội đồng Thi đua - Khen thưởng trong tổ chức phát động phong trào thi đua, xây dựng nhân rộng điển hình tiên tiến và công tác khen thưởng.

Quy trình xét khen thưởng và tổ chức trao thưởng còn chậm nên chưa kịp thời khuyến khích, động viên phong trào thi đua, làm giảm đi sự phấn khởi của các tập thể, cá nhân được khen thưởng.

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

1. Bộ Nội vụ cần có chính sách đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ một cách cơ bản thông qua các trường, lớp mang tính chuyên ngành, nghiệp vụ về lĩnh vực công tác thi đua, khen thưởng như các ngành, lĩnh vực khác.

2. Cần điều chỉnh thời gian xét danh hiệu Anh hùng Lao động 02 năm 01 lần thay vì 05 năm một lần để đáp ứng tính kịp thời.

3. Hướng dẫn cụ thể hơn việc xét và công nhận sáng kiến để làm cơ sở thực hiện đối với đơn vị cơ sở.

4. Tăng biên chế cho quận- huyện, phường xã để đáp ứng yêu cầu công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới vì phong trào thi đua phải hướng về cơ sở và từ cơ sở.

PHẦN II

PHƯƠNG HƯỚNG NHIỆM VỤ NĂM 2016

1. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2016:

Bước vào năm 2016, nhiệm vụ trọng tâm trong công tác thi đua, khen thưởng của Thành phố Hồ Chí Minh tập trung các nội dung sau:

1. Tiếp tục tổ chức quán triệt các chủ trương của Đảng, Pháp luật của Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng, đặc biệt là Chỉ thị số 34-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới công tác thi đua, khen thưởng; quán triệt triển khai Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi, bổ sung; các Nghị định của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Nội vụ về công tác thi đua, khen thưởng; đề ra các biện pháp, giải pháp đổi mới nội dung, phương thức tổ chức phong trào thi đua và công tác thi đua, khen thưởng để nâng cao chất lượng công tác chỉ đạo, lãnh đạo công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua yêu nước.

2. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Cụm thi đua 5 thành phố trực thuộc Trung ương; Tham dự Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2015 tại Thành phố Hà Nội và Hội nghị sơ kết giao ước thi đua năm 2016 tại Thành phố Đà Nẵng.

3. Tổ chức tốt các Hội nghị sơ, tổng kết phong trào thi đua và công tác khen thưởng của thành phố, tổ chức Lễ trao tặng các danh hiệu thi đua và hành thức khen thưởng cấp Nhà nước.

4. Tiếp tục tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng các cơ quan, đơn vị thuộc thành phố.

5. Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa kết quả hoạt động cụm, khối thi đua nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thi đua cụm, khối ngày càng đổi mới thiết thực, đồng thời tổ chức các hoạt động: Hội thi kỹ năng nghiệp vụ công tác thi đua, khen thưởng; Hội thảo; văn hóa, văn nghệ - thể thao nhân kỷ niệm 68 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi thi đua ái quốc (11/6/2/1948 - 11/6/2016) và ngày truyền thống thi đua yêu nước 11/6.

6. Tổ chức thực hiện chế độ kiểm tra, giám sát về công tác thi đua, khen thưởng; về hoạt động cụm, khối thi đua; về xây dựng phong trào thi đua, xây dựng, bồi dưỡng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

7. Tiếp tục củng cố, kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp. Nâng cao hơn nữa vai trò Hội đồng Khoa học, sáng kiến các cấp.

8. Hoàn tất hồ sơ các trường hợp đề nghị phong tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng cấp Nhà nước đảm thời gian, đúng theo quy định hiện hành.

9. Tiếp tục thực hiện các chuyên trang, chuyên mục về “Thi đua yêu nước” phát sóng thường kỳ trên sóng HTV Đài truyền hình Thành phố, Đài Tiếng nói nhân dân Thành phố và Báo Sài Gòn Giải phóng để tuyên truyền về phong trào thi đua và gương điển hình tiên tiến tiêu biểu.

2. Giải pháp, biện pháp thực hiện nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của phong trào thi đua:

1. Để công tác thi đua, khen thưởng thực sự là động lực tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của xã hội, thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, trước hết cạn có sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, có sự phối hợp giữa Đảng, Chính quyền với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, đảm bảo các mặt hoạt động thi đua ăn khớp với nhau, nhằm vào mục đích chung, mục tiêu thi đua thực hiện hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ chính trị do Đảng và Nhà nước đề ra là yếu tố quyết định đối với tính hiệu quả và phạm vi ảnh hưởng của phong trào thi đua yêu nước cũng như công tác khen thưởng hiện nay.

2. Thường xuyên đổi mới công tác chỉ đạo phương thức tổ chức phong trào thi đua, xây dựng và tuyên truyền nhân rộng điển hình tiên tiến theo hướng giao quyền chủ động cho cơ sở, với định hướng rõ những nội dung, mục tiêu, bám sát nhiệm vụ chính trị của từng ngành, lĩnh vực, địa phương và đơn vị; đồng thời phải đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của đông đảo người lao động, quần chúng nhân dân.

3. Phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các cụm, khối thi đua trong việc đổi mới phương thức hoạt động, nội dung, tiêu chí thi đua từ việc cụ thể hoá những nội dung, tiêu chí thi đua của bộ, ngành, Tỉnh, thành phố thành nội dung, tiêu chí thi đua cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đối tượng và hoàn cảnh thực tế của từng cơ quan đơn vị trong cụm, khối thi đua để tổ chức thực hiện; như thế phong trào thi đua sẽ sâu rộng và mang lại hiệu quả cao nhất.

4. Phong trào thi đua phải có nội dung, biện pháp cụ thể và phải tập trung vào thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm, việc khó kể cả những lĩnh vực còn yếu kém. Đặc biệt nội dung phong trào thi đua phải tập trung vào những mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của địa phương đơn vị và mục tiêu, nhiệm vụ chung của đất nước do Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đề ra trong giai đoạn kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) và từng năm.

5. Công tác khen thưởng phải dựa trên nền tảng của phong trào thi đua để lựa chọn những cá nhân, tập thể tiêu biểu nhất, xứng đáng nhất để khen thưởng chính xác, công bằng, công khai và kịp thời mới có tác dụng động viên, nêu gương tạo ra nguồn sinh lực mới góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua phát triển liên tục.

6. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tham mưu; trong đó phải phát huy hơn nữa chức năng nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp trong việc tham gia lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng tổ chức thực hiện phong trào thi đua, công tác nhân rộng điển hình tiên tiến và hoạt động cụm, khối thi đua.

7. Đội ngũ công chức làm công tác thi đua, khen thưởng phải từng bước được chuyên nghiệp hóa, được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, kỹ năng thông qua trải nghiệm thực tiễn công tác và phải có phẩm chất, đạo đức tốt, có tâm huyết, biết vận động quần chúng và tổ chức phong trào thi đua.

Trên đây là báo cáo tổng kết về công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ trọng tâm năm 2016 của Thành phố Hồ Chí Minh./.

 


Nơi nhận:
- Hội đồng Thi đua - Khen thưởng TW;
- Ban Thi đua - Khen thưởng TW;
- Thường trực Thành ủy;
- Thường trực HĐND TP;
- TTUB: CT và các PCT;
- UBMTTQ và các đoàn thể TP;
- Các sở, ban, ngành Thành phố;
- UBND các quận - huyện;
- Tổng Công ty, Công ty thuộc Thành phố;
- Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ);
- VPUB: CPVP, Phòng VX, TH-KH;
- Lưu: VT, (VX/P).

CHỦ TỊCH




Lê Hoàng Quân

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CẤP NHÀ NƯỚC NĂM 2015

(Kèm theo Báo cáo số 290/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2015)

Số TT

Hình thức khen thưởng

Tổng số đã trình Thủ tướng Chính phủ

Tổng số đã có Quyết định

Khen thưởng
Theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng niên hạn

Khen thưởng đối ngoại

Khen thưởng quá trình cống hiến

Khen thưởng thành tích kháng chiến

Ghi chú

Tổng s

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý (lãnh đạo từ cấp phòng trở lên)

Số lượng cá nhân không là lãnh đạo quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượngnhân là lãnh đạo quản (lãnh đạo từ cấp phòng trở lên)

Số lượng cá nhân không là lãnh đạo quản

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tlệ %

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

1.

Huân chương các loại

279

112

45

41%

20

9

33

29%

10

1

-

-

-

-

-

-

34

30%

 

2.

Huy chương

-

-

 

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

 

3.

Danh hiệu vinh dự Nhà nước

172

172

10

5 %

-

-

4

3%

-

4

-

-

-

-

-

-

15

8

92%

 

4.

Cờ thi đua của Chính phủ

29

29

29

100 %

-

-

-

-

-

-

-

-

 

-

-

-

-

-

 

5.

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ

359

153

98

64%

76

22

55

36%

21

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6.

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

5

5

5

100 %

-

-

-

-

-

-

-

-

- ,

-

-

-

-

-

 

7.

Các hình thức khen thưởng khác

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG TỔNG HỢP CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG CẤP THÀNH PHỐ NĂM 2015

(Kèm theo Báo cáo số 290/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2015)

STT

Danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng

Số lượng khen thưởng trong năm

Khen thưởng Theo công trạng, thành tích đạt được

Khen thưởng chuyên đề, đột xuất

Khen thưởng đối ngoại

Khen thưởng thành tích kháng chiến

Tổng số

Trong đó khen thưởng cho cá nhân

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý (lãnh đạo từ cấp phòng trở lên)

Số lượng cá nhân không là lãnh đạo quản lý

Tổng s

Tỷ lệ %

Số lượng cá nhân là lãnh đạo quản lý (lãnh đạo từ cấp phòng trở lên)

Số lượng cá nhân không là lãnh đạo quản lý

Tổng số

Tỷ lệ %

Tổng số

Tỷ lệ %

Số lượng

Tỷ lệ %

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

1.

Bằng khen Thành phố

11.337

8.032

70%

8.378

73%

4.313

3.120

2.959

27%

1.432

378

-

-

-

-

2.

Chiến sĩ thi đua cấp Thành phố

Đang xét sáng kiến

3.

Cờ thi đua cấp tỉnh

200

-

-

200

100%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

4.

Giấy khen

73.890

55.290

75%

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

5.

Chiến sĩ thi đua cơ sở

15.690

-

-

-

-

-

-

-

- -

-

-

-

-

-

-

6.

Tập thể Lao động xuất sắc

4.361

-

-

4.361

100%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7.

Các hình thức khen thưởng, tôn vinh khác

- Cờ truyền thống

- Doanh nghiệp tiêu biểu

- Huy hiệu thành phố

60

100

1.160

-

-

1.160

-

-

100%

60

100

1075

100%

100%

93%

-

-

632

-

-

343

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

-

85

-

-

7%

-

-

-

-

-

-

 

TỔNG HỢP TÌNH HÌNH TRÍCH LẬP VÀ SỬ DỤNG QUỸ THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2015

(Kèm theo Báo cáo số 290/BC-UBND ngày 30 tháng 11 năm 2015)

 Đơn vị: triệu đồng

STT

Nội dung

Tổng số đã trích trong năm (Tng số thu trong năm)

Tỷ lệ % trích quỹ TĐKT trên tổng số chi ngân sách thường xuyên của tỉnh, TP trực thuộc TW

Số đã chi trong năm

Ghi chú

Tổng số

Chi khen thưởng

Chi công tác thi đua, tuyên truyền

Chi mua sắm hiện vật khen thưởng

Chi khác

Chi khen thưởng cấp nhà nước

Chi khen thưởng cấp tỉnh

Chi khen thưởng các hình thức khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Quỹ Thi đua, khen thưởng hình thành từ nguồn ngân sách nhà nước

0

0

57,554

16,065

30,358

885

8,667

754

825

 

2

Quỹ Thi đua, khen thưởng hình thành từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài cho mục đích thi đua, khen thưởng

0

0

0

0

0

0

0

0

0

không có

3

Quỹ Thi đua, khen thưởng hình thành từ nguồn thu hợp pháp khác (nếu có)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

không có

 

Tổng cộng

0

0

57,554

16,065

30,358

885

8,667

754

825

0

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 290/BC-UBND về tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2015 Phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2016 do thành phố Hồ Chí Minh ban hành

  • Số hiệu: 290/BC-UBND
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 30/11/2015
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Hoàng Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản