Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 186/BC-UBND | Hải Phòng, ngày 16 tháng 9 năm 2016 |
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tư pháp tại Công văn số 1488/BTP-PBGDPL ngày 10/5/2016 về hướng dẫn sơ kết 03 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và tổng kết thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân (gọi tắt là Quyết định 409/QĐ-TTg); Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện Luật PBGDPL và tổng kết thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg như sau:
I. KẾT QUẢ 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PBGDPL
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Luật PBGDPL
Thực hiện chỉ đạo của Trung ương, Ủy ban nhân dân thành phố đã ban hành Kế hoạch số 7558/KH-UBND ngày 07/11/2012 triển khai thực hiện Luật PBGDPL trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố yêu cầu các cấp, các ngành chủ động thực hiện và đảm bảo các điều kiện thực hiện Luật PBGDPL trong phạm vi quản lý của mình, đáp ứng yêu cầu phục vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp, gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các văn bản chỉ đạo hướng dẫn, kế hoạch tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn thành phố:
- Kế hoạch số 8354/KH-UBND ngày 04/12/2012 về tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013 ở thành phố Hải Phòng
- Kế hoạch số 459/KH-UBND ngày 17/01/2014 triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014;
- Kế hoạch số 10339/KH-UBND ngày 30/12/2014 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở năm 2015 ở thành phố Hải Phòng;
- Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 26/01/2016 về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật; xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước năm 2015;
Cùng với kế hoạch hàng năm, tùy theo yêu cầu của từng thời kỳ, để tập trung tuyên truyền các chính sách, quy định mới, các quy định pháp luật được dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận xã hội, phục vụ các dự án phát triển kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng của thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành các Kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL theo từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể như:
- Kế hoạch 5716/KH-UBND ngày 04/8/2014 về tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển đảo trên địa bàn thành phố năm 2014.
- Kế hoạch về việc tổ chức thực hiện Ngày Pháp luật các năm 2013, 2014, 2015 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Kế hoạch số 8071/KH-UBND ngày 23/10/2014 về Tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” trên địa bàn thành phố.
- Kế hoạch triển khai thi hành các văn bản Luật như: Kế hoạch tuyên truyền Luật Hòa giải ở cơ sở, Kế hoạch tuyên truyền Luật Đất đai, Kế hoạch tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, Luật Xử lý vi phạm hành chính, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự, Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự....
Trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn đều ban hành các Kế hoạch và tổ chức thực hiện.
Định kỳ hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố đã ban hành Kế hoạch, ra Quyết định thành lập đoàn kiểm tra và tổ chức kiểm tra công tác tuyên truyền, PBGDPL tại các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn.
2. Triển khai, tổ chức thực hiện
Thành phố tổ chức thực hiện công tác PBGDPL theo nguyên tắc cơ quan quản lý nhà nước chủ động và chịu trách nhiệm chủ trì về nội dung và các điều kiện đảm bảo để phổ biến, tuyên truyền các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của ngành mình. Giao Sở Tư pháp - Thường trực Hội đồng PBGDPL thành phố - là đầu mối phối hợp, có trách nhiệm hướng dẫn nghiệp vụ, tổng hợp, tham mưu, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, Hội đồng PBGDPL thành phố các biện pháp chỉ đạo chung và tham mưu, tổ chức phổ biến các văn bản pháp luật chung thuộc chức năng quản lý, nhiệm vụ của nhiều ngành, cấp.
Bên cạnh đó, Thành ủy đã lãnh đạo, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo thực hiện các biện pháp, giải pháp đề cao trách nhiệm và huy động sức mạnh tổng hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác tuyên truyền, PBGDPL, đảm bảo công tác này là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là trách nhiệm của toàn bộ hệ thống chính trị.
3. Kết quả thực hiện Luật PBGDPL
3.1. Về Hội đồng phối hợp PBGDPL
Xác định Hội đồng Phối hợp PBGDPL có vai trò quan trọng, là đầu mối phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đẩy mạnh công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố nên Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp ở Hải Phòng được thành lập theo đúng chỉ đạo của Trung ương.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp đã được kiện toàn tổ chức, xây dựng và có quy chế hoạt động, nâng cao hiệu quả hoạt động theo hướng bảo đảm tính thiết thực, tránh hình thức, chủ động của các cơ quan thành viên; xác định rõ vị trí, phát huy vai trò của Hội đồng là tổ chức phối hợp chỉ đạo giữa các cơ quan, ban, ngành, các tổ chức về công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố, phù hợp với yêu cầu chung cũng như tình hình, nhiệm vụ chính trị của địa phương trong từng thời kỳ. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thành viên Hội đồng, giữa các ban ngành, đoàn thể và chính quyền địa phương trong việc triển khai, tổ chức thực hiện công tác phổ biến giáo dục pháp luật.
Hội đồng Phối hợp PBGDPL được thành lập tại thành phố, tất cả các quận, huyện và một số Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố. Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật phù hợp với từng đối tượng và địa bàn, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, đảng viên và nhân dân.
3.2. Về thực hiện Ngày Pháp luật
Hàng năm, Ủy ban nhân dân thành phố, các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện, xã, phường, thị trấn đều ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch triển khai Ngày Pháp luật.
Thành phố Hải Phòng luôn coi trọng việc đổi mới, đa dạng về nội dung, hình thức thể hiện “Ngày pháp luật” cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn. Nội dung pháp luật được tuyên truyền, phổ biến trong các đợt cao điểm thực hiện Ngày Pháp luật tập trung vào một số lĩnh vực pháp luật quan trọng, đặc biệt là tổ chức cuộc thi Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 trên địa bàn toàn thành phố. Tuyên truyền những văn bản liên quan mật thiết đến đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của nhân dân như tuyên truyền pháp luật về chủ quyền biển, đảo; pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; an toàn giao thông; đất đai; khiếu nại, tố cáo; an toàn thực phẩm... Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và nhân dân, giúp người dân tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tạo sự đồng thuận, niềm tin của nhân dân vào chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, giáo dục tinh thần yêu nước, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
3.3. Về kết quả thực hiện các nội dung, hình thức PBGDPL
Các ngành, các cấp, các đơn vị đã chủ động tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật liên quan theo chức năng quản lý của ngành, địa phương, cơ quan, tổ chức mình. Tập trung tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp và những văn bản pháp luật có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, liên quan mật thiết đến đời sống nhân dân như: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Lao động (sửa đổi), Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Luật Việc làm, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo, Luật Tiếp công dân, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Doanh nghiệp, Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các văn bản pháp luật về thuế, pháp luật về phòng, chống ma túy, mại dâm, HIV/AIDS... và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Để tuyên truyền phục vụ cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021, Ủy ban nhân dân thành phố Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp tổ chức hội nghị giới thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân cho 500 đại biểu là báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật. Phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương tổ chức 45 hội nghị tuyên truyền về bầu cử; biên soạn, in và phát hành 1.420 cuốn sổ tay pháp luật về bầu cử, 40.000 tờ gấp về thiệu Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân. Ủy ban bầu cử thành phố đã thành lập Tổ công tác tuyên truyền bầu cử, Tổ công tác đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác tuyên truyền trước, trong và sau bầu cử..
Tích cực tuyên truyền, phổ biến các Kế hoạch, Chương trình, Đề án tuyên truyền, PBGDPL của Trung ương và Ủy ban nhân dân thành phố, trong đó chú trọng các nội dung có liên quan đến các chủ đề năm của thành phố. Đồng thời tăng cường tuyên truyền, PBGDPL các văn bản pháp luật phục vụ khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao nhận thức pháp luật về biên giới, lãnh thổ, góp phần bảo vệ vững chắc sự toàn vẹn lãnh thổ như: Luật Biển Việt Nam; Luật Biên giới quốc gia...
Thành phố đang triển khai có hiệu quả nhiều mô hình PBGDPL, đổi mới và nâng cao chất lượng hiệu quả công tác tuyên truyền miệng, đẩy mạnh hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Tăng cường trao đổi, đối thoại, thảo luận, giải đáp những yêu cầu từ phía người được tuyên truyền, nâng cao tính chủ động trong việc tiếp nhận kiến thức pháp luật.
Các cơ quan, đơn vị đã biên soạn và phát hành miễn phí nhiều tài liệu tuyên truyền pháp luật; sách tuyên truyền chuyên đề theo các lĩnh vực thiết thực với đời sống xã hội như: công chứng, chứng thực, đất đai, lao động... Thực hiện PBGDPL thông qua hội nghị, lớp tập huấn, trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh công cộng; thi tìm hiểu pháp luật; giáo dục pháp luật trong các trường học; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật; các buổi tọa đàm, tuyên truyền, trợ giúp pháp lý lưu động, qua công tác hòa giải ở cơ sở…
3.4. Về công tác PBGDPL cho đối tượng đặc thù
Hiện nay, thành phố có 04 Trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc Hội Luật gia thành phố, Liên đoàn Lao động thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố và Hội Cựu chiến binh thành phố với nhiều tư vấn viên pháp luật và hàng trăm cộng tác viên, đã tư vấn cho hàng nghìn trường hợp.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố thuộc Sở Tư pháp và các Chi nhánh trợ giúp pháp lý tại các huyện, quận và các tổ chức đoàn thể ở thành phố đã trợ giúp nhiều trường hợp; tổ chức nhiều đợt trợ giúp pháp lý lưu động. Từ năm 2011, Trung tâm trợ giúp pháp lý đã tích cực tham gia chương trình phối hợp với Công ty Viễn thông Hải Phòng thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí qua Tổng đài 1088, tạo điều kiện cho những người ở vùng sâu, vùng xa và người không có điều kiện trực tiếp đến Trung tâm trợ giúp pháp lý được trợ giúp miễn phí.
Tổ chức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho nhóm đối tượng đặc thù như tập huấn kỹ năng trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật; tuyên truyền pháp luật cho phạm nhân đang cải tạo; tuyên truyền cho thanh, thiếu niên tại các vùng sâu, vùng xa ở huyện đảo Bạch Long Vỹ và huyện đảo Cát Hải...
3.5. Về hoạt động giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân
Xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác PBGDPL trong nhà trường, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo ngành Tư pháp và ngành Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ, thực hiện có hiệu quả công tác này. Hai ngành đã phối hợp thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ trong việc chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra, đánh giá, theo dõi kết quả thực hiện công tác PBGDPL trong nhà trường. Ngày 17/5/2016, Sở Tư pháp, Sở Giáo dục và Đào tạo đã ký kết Chương trình phối hợp số 307A/CTrPH-STP-SGDDT về tăng cường công tác PBGDPL trong trường học.
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo triển khai thực hiện tốt Thông tư liên tịch số 30/2010/TTLT-BGDĐT-BTP ngày 16/11/2010 của liên Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác phối hợp PBGDPL trong nhà trường; công tác phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai thực hiện PBGDPL cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh đã bám sát nội dung Thông tư và các văn bản chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương; chất lượng được nâng lên, đặc biệt là công tác tuyên truyền và tổ chức các hoạt động nhân Ngày Pháp luật Việt Nam hàng năm trong nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho hơn 130 lãnh đạo phòng giáo dục các quận, huyện, thị xã, hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, giám đốc các trung tâm giáo dục thường xuyên, các trường trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và các đơn vị trực thuộc; duy trì hoạt động các câu lạc bộ “Đội tuyên truyền măng non” ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, “Tuyên truyền xung kích thanh niên” ở cấp trung học phổ thông; tổ chức thi sáng tác tiểu phẩm, báo tường ở các trường, cụm liên trường kết hợp với việc sử dụng bảng tin của Đoàn, Đội lồng ghép các nội dung tuyên truyền, PBGDPL cho học sinh; chỉ đạo tổ chức hội trại truyền thông về phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tội phạm theo định kỳ 2 năm/lần thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia.
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố thuộc Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tuyên truyền pháp luật về Hiến pháp năm 2013, Luật Giao thông đường bộ cho học sinh tại nhiều trường trên địa bàn thành phố. Những văn bản luật đã được tuyên truyền dưới hình thức sân khấu hóa thi tìm hiểu pháp luật rất sinh động, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ nhớ, được học sinh nhiệt tình tham gia hưởng ứng.
Đặc biệt trong năm 2014, trong tuần lễ triển khai thực hiện “Ngày Pháp luật” từ ngày 03/11 đến ngày 09/11, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp hướng dẫn 100% các đơn vị trường học tập trung thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền pháp luật như: Tổ chức lễ mít tinh; dạy lồng ghép có nội dung pháp luật, trao đổi, tọa đàm, giao lưu. Nhiều cơ sở giáo dục và đào tạo đã xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện đúng thời gian và có hình thức tổ chức sáng tạo, hấp dẫn, đạt hiệu quả; tiêu biểu là Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận: Ngô Quyền, Hải An, Kiến An, huyện An Dương, Trung tâm giáo dục hướng nghiệp Hải Phòng..., các trường THPT: Lê Quý Đôn, An Lão, Toàn Thắng, Tiên Lãng, An Dương...
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tư pháp tổ chức các cuộc tọa đàm “Nâng cao chất lượng công tác PBGDPL trong nhà trường” tại quận Hải An và huyện Thủy Nguyên; nói chuyện chuyên đề pháp luật: “Chúng em với An toàn giao thông” và “Ngày hội pháp luật”, Trường THPT Lê Quý Đôn với chuyên đề “Tìm hiểu về tội phạm và bạo lực học đường” đã mang lại không khí mới, thiết thực và đạt hiệu quả cao trong “Ngày Pháp luật” ở thành phố Hải Phòng.
3.6. Về nguồn nhân lực PBGDPL
Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp - cơ quan Thường trực Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố thường xuyên tham mưu kiện toàn thành viên Hội đồng, kiện toàn đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên ở địa phương nhằm tạo lực lượng nòng cốt thực hiện việc tuyên truyền, PBGDPL; Ủy ban nhân dân thành phố đã ra các Quyết định số 77/QĐ-UBND ngày 13/01/2015 về việc kiện toàn Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố Hải Phòng, Quyết định 2595/QĐ-CT ngày 13/11/2015 về việc công nhận báo cáo viên pháp luật thành phố Hải Phòng; Kế hoạch số 596/KH-HĐPHPBGDPL ngày 28/4/2016 về hoạt động của Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố năm 2016; chỉ đạo Sở Tư pháp ban hành Công văn số 639/STP-TTPL ngày 09/9/2015 về việc củng cố, kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực PBGDPL…
Đến nay, Hội đồng Phối hợp PBGDPL thành phố có 28 thành viên, Ban thư ký Hội đồng có 15 thành viên, toàn thành phố có 83 báo cáo viên pháp luật thành phố; 136 báo cáo viên pháp luật quận, huyện; 1.782 tuyên truyền viên pháp luật ở các xã, phường, thị trấn; 2.511 tổ hòa giải với 13.780 hòa giải viên, số vụ hòa giải thành trên 80%, lực lượng này đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền, PBGDPL trên địa bàn thành phố.
3.7. Kết quả triển khai xã hội hóa công tác PBGDPL
Sau 3 năm thực hiện Luật PBGDPL, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trên địa bàn thành phố đã được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận thông tin về pháp luật; được cung cấp kịp thời, có chất lượng dịch vụ công về PBGDPL, đáp ứng nhu cầu về quyền được thông tin và cung cấp dịch vụ pháp lý của nhân dân, góp phần nâng cao năng lực tiếp cận pháp luật, hiểu biết pháp luật và ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của nhân dân.
Sở Tư pháp đã ký kết chương trình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố, Hội Cựu chiến binh thành phố, Thanh tra thành phố, Hội Luật gia và Đoàn Luật sư thành phố đẩy mạnh công tác PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tư vấn pháp luật, hòa giải ở cơ sở; giám sát và nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở. Tổ chức biên soạn và cung cấp các tài liệu về PBGDPL và trợ giúp pháp lý cho các tổ chức xã hội; tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng trợ giúp pháp lý cho cán bộ tư vấn của các trung tâm tư vấn pháp luật trực thuộc các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và cán bộ làm công tác PBGDPL của các tổ chức này.
Thành phố đã huy động được đội ngũ luật sư, trợ giúp viên pháp lý, các tổ chức đoàn thể, Hội luật gia... tham gia công tác tuyên truyền, PBGDPL, trợ giúp pháp lý, tham gia tố tụng, bào chữa miễn phí đạt hiệu quả.
Bằng công tác tuyên truyền, đã định hướng để người dân, doanh nghiệp tự giác tìm hiểu pháp luật theo nhu cầu; có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện các biện pháp tuyên truyền pháp luật như: tổ chức hội nghị, phát tờ rơi, tờ gấp về các lĩnh vực pháp luật thiết thực với đời sống như: pháp luật về lao động, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, pháp luật về tiền lương...
3.8. Kinh phí chi cho công tác PBGDPL
Kinh phí phục vụ cho công tác tuyên truyền, PBGDPL ở Hải Phòng được Ủy ban nhân dân thành phố và các Sở, ban, ngành, các quận, huyện thực hiện đúng quy định của Luật PBGDPL và Thông tư liên tịch số 14/2014/TTLT-BTC-BTP ngày 27/01/2014 quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở trên nguyên tắc việc tuyên truyền, PBGDPL ở cấp nào, ngành nào do cấp, ngành đó chủ động thực hiện. Ngân sách thành phố chỉ cấp cho hoạt động chung của Hội đồng PBGDPL thành phố. Các quận, huyện tùy theo tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương đều dành từ 20 đến 50 triệu đồng/năm để phục vụ cho công tác PBGDPL. Các Sở, ban, ngành ở thành phố đã quan tâm đầu tư kinh phí tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn, phổ biến pháp luật mới, in tài liệu, tổ chức các lễ ra quân; trung bình hàng năm các ngành chi khoảng 50 triệu đồng.
Ngoài ra, đối với một số chương trình mục tiêu như: phòng, chống tội phạm; phòng, chống ma tuý; phòng, chống HIV/AIDS; cải cách hành chính; an toàn giao thông; hội nhập quốc tế cũng đã dành một phần kinh phí để thực hiện việc tuyên truyền, PBGDPL.
4. Đánh giá tác động từ khi thực hiện Luật PBGDPL
Các ngành, các cấp, các tổ chức đã tích cực, chủ động tuyên truyền, phổ biến kịp thời, đầy đủ nhũng nội dung pháp luật liên quan đến cuộc sống của các tầng lớp nhân dân, tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, của nhà nước và xã hội;
Có sự kết phối hợp chặt chẽ giữa Hội đồng Phối hợp PBGDPL các cấp với các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trên địa bàn tạo nên sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị - xã hội tham gia vào công tác PBGDPL. Kết quả công tác PBGDPL đã góp phần nâng cao ý thức tự giác, tích cực tìm hiểu pháp luật và thói quen chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân. Người dân mạnh dạn tham gia vào việc giám sát quản lý nhà nước ở địa phương, dũng cảm đấu tranh bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền lợi chính đáng của công dân. Đội ngũ cán bộ, công chức có tiến bộ trong điều hành quản lý, lấy pháp luật làm cơ sở, chuẩn mực trong việc điều hành, giải quyết công việc. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền PBGDPL cùng với hướng dẫn đầy đủ cho nhân dân đặc biệt là dân cư sinh sống ở khu vực triển khai thực hiện các dự án trọng điểm của thành phố nên đã giảm nhiều việc khiếu nại, tố cáo, góp phần giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương.
Công tác tuyên truyền, PBGDPL được tiến hành nghiêm túc, kịp thời từ khâu quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương và thành phố đến công tác triển khai, tổ chức thực hiện với nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, phù hợp với các đối tượng, góp phần tạo sự chuyển biến và hiệu quả rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như hình sự, dân sự, an toàn giao thông, giảm các tệ nạn xã hội, giảm các mâu thuẫn tranh chấp trong cộng đồng dân cư.
II. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 04 NĂM THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTG
1. Công tác chỉ đạo, hướng dẫn, quán triệt, kiểm tra việc thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg
Thực hiện Quyết định số 409/QĐ-TTg ngày 09/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành các văn bản sau:
- Kế hoạch số 7087/KH-UBND ngày 22/10/2012 về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư trung ương Đảng (Khóa XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật giai đoạn 2012-2016, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo các Sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố thực hiện các nhiệm vụ cụ thể; chủ động xây dựng kế hoạch triển khai chương trình hành động của cơ quan, đơn vị mình.
- Quyết định số 2556/QĐ-UBND ngày 25/12/2013 phê duyệt Chương trình thực hiện các Đề án theo Quyết định số 1133/QĐ-TTg ngày 15/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2013-2016 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Kế hoạch số 10338/KH-UBND ngày 30/12/2014 về triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2015-2016” trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
- Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 về việc thành lập Ban chỉ đạo và Tổ thư ký triển khai thực hiện các Đề án do Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố làm Trưởng ban, Giám đốc Sở Tư pháp là Phó Trưởng ban thường trực và thành viên Ban chỉ đạo là lãnh đạo các ngành được giao chủ trì thực hiện các Đề án.
2.1. Tuyên truyền tại các hội nghị, lớp tập huấn
- Sở Tư pháp - chủ trì Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2015-2016” trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã phát hành 140 phiếu khảo sát nhu cầu tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật tại những địa bàn trọng điểm; 6 tháng đầu năm 2015 đã tổ chức 02 hội nghị tuyên truyền, PBGDPL về lĩnh vực khoáng sản, đất đai tại xã Lại Xuân và xã Quảng Thanh, huyện Thủy Nguyên, trung bình mỗi hội nghị thu hút 500 người tham dự.
Ngoài ra, với vai trò là cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL, Sở Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tổ chức các hội nghị tập huấn, PBGDPL, tập trung tuyên truyền về những nội dung cơ bản cần lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992; Dự thảo Luật Đất đai; phổ biến rộng rãi Hiến pháp; tổ chức nhiều hội nghị, các buổi tọa đàm, lớp tập huấn bồi dưỡng tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật mới liên quan trực tiếp đến đời sống nhân dân cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên và nhân dân như: Luật Đất đai; Luật PBGDPL; Bộ luật Hình sự; Bộ luật Dân sự; Bộ luật Tố tụng Dân sự; Luật Bình đẳng giới; Luật Tố tụng hành chính; Luật Hòa giải ở cơ sở; Luật Xử lý vi phạm hành chính và các văn bản hướng dẫn thi hành; Luật Giám định tư pháp; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Tiếp công dân... Trung bình mỗi hội nghị tuyên truyền thu hút 500 lượt người tham dự. Sở Tư pháp đã tổ chức 03 hội nghị tập huấn chuyên sâu về Hiến pháp; 02 hội nghị tập huấn chuyên sâu về đất đai. Tổ chức 01 buổi tọa đàm về kỹ năng, nghiệp vụ PBGDPL và chuẩn tiếp cận pháp luật cho đội ngũ báo cáo viên trẻ là đoàn viên thanh niên cơ quan Sở.
- Bộ Chỉ huy quân sự thành phố chủ trì Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ nhân dân vùng biên giới hải đảo giai đoạn 2013-2016” đã vận dụng linh hoạt nhiều hình thức tuyên truyền, PBGDPL như việc tuyên truyền pháp luật tại các hội nghị lớp tập huấn, tuyên truyền dưới hình thức hội thi, giao lưu văn hóa kết hợp với tuyên truyền pháp luật đã thu hút được hơn 20.000 lượt người tham gia. Tập trung phổ biến các văn bản pháp luật về an ninh quốc phòng, phòng, chống tội phạm, các văn bản pháp luật phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của đơn vị như: Hiến pháp năm 2013, Luật Quốc phòng, Luật Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Nghĩa vụ quân sự, Luật Phòng, chống ma tuý, Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011, Luật Tiếp công dân năm 2013, Luật Giao thông đường bộ... các văn bản luật liên quan đến biển, đảo và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Thanh tra thành phố thực hiện Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác PBGDPL về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016” phối hợp với Sở Tư pháp và các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho hội viên Hội Nông dân, cán bộ đoàn thể, khu dân cư và nhân dân các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố. Chỉ tính riêng trong năm 2014 và 5 tháng đầu năm 2015, Thanh tra thành phố đã tổ chức 25 hội nghị tuyên truyền pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho 2827 hội viên Hội Nông dân, cán bộ đoàn thể, khu dân cư và nhân dân xã, phường, thị trấn.
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố chủ trì thực hiện Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 2013-2016” đã phối hợp với Thanh tra thành phố, Sở Tư pháp, Hội Luật gia, Đoàn Luật sư ký kết Chương trình phối hợp số 02 - CTPH/MTTQ - TTTP - STP - HLG - ĐLS về giám sát và nâng cao hiệu quả việc giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cơ sở; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phối hợp với Trung tâm bồi dưỡng chính trị các quận, huyện, Ban Dân vận cùng cấp, Ủy ban nhân dân các quận, huyện tổ chức các buổi tập huấn công tác dân vận, công tác tôn giáo - dân tộc, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở, công tác tiếp dân giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân, hoạt động giám sát phản biện của Mặt trận, các đoàn thể chính trị - xã hội cho cán bộ mặt trận các cấp, tập huấn nghiệp vụ và các chính sách pháp luật mới cho cán bộ, đảng viên.
- Các sở, ban, ngành thành phố tổ chức nhiều hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật như: Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức hàng chục hội nghị, lớp tập huấn cho hơn 3.000 lượt đại biểu giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới như: Luật Cán bộ, công chức; Luật Viên chức...; Công an thành phố mở hàng chục lớp tập huấn trên diện rộng cho hàng nghìn lượt cán bộ chủ chốt của ngành nghiên cứu, học tập; tổ chức lớp tập huấn chuyên sâu Bộ luật Hình sự, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng cháy chữa cháy, Luật Cư trú... cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Công an thành phố.
- Ở cấp huyện và cấp xã: thường xuyên tổ chức các hội nghị, lớp tập huấn giới thiệu nội dung các văn bản pháp luật mới được ban hành và các văn bản pháp luật có liên quan cho hàng vạn lượt cán bộ và nhân dân ở cơ sở.
2.2. PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh công cộng
- Sở Tư pháp tiếp tục xây dựng, duy trì và nâng cao chất lượng Tờ Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” phát hành vào thứ năm hằng tuần cùng với Báo Hải Phòng hàng ngày. Duy trì xây dựng 02 trang đăng công khai toàn văn các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản quan trọng do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành phục vụ nhu cầu tìm hiểu và cập nhật văn bản, chính sách mới của các tầng lớp nhân dân. Đồng thời, Sở Tư pháp đã xây dựng các số Phụ trương chuyên đề về công chứng, chứng thực; về Hiến pháp năm 2013; về công tác kiểm soát thủ tục hành chính; về ngày thành lập ngành… phát huy tác dụng tốt, được đông đảo bạn đọc hoan nghênh, tìm đọc.
- Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy thành phố phối hợp với Báo Hải Phòng phát hành tờ Phụ trương “Phòng cháy, chữa cháy” được nhân dân ủng hộ và đón đọc.
- Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng được giao chủ trì thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng giai đoạn 2013-2016” đã duy trì thường xuyên việc sản xuất, phát sóng định kỳ hàng tuần các chuyên đề phát thanh, truyền hình có nội dung về PBGDPL như: chuyên đề Pháp luật và Cuộc sống; Hộp thư bạn nghe đài - xem truyền hình; phổ biến kiến thức pháp luật; Tiêu chí pháp luật và mục “Dân hỏi - Giám đốc Sở trả lời”... Số lượng các tin, bài có nội dung PBGDPL phát sóng trong các chuyên đề, chuyên mục tăng hàng năm từ 30% đến 40%.
- Hệ thống loa truyền thanh ở cơ sở hoạt động có hiệu quả kịp thời. Đài truyền thanh công cộng của xã, phường, thị trấn đã tích cực phối hợp với Công an quận, huyện, thị xã, Phòng Tư pháp, Phòng Văn hóa - Thông tin biên soạn nội dung, thông báo tình hình thực hiện chính sách, pháp luật ở địa phương. Từ năm 2012 đến nay, các quận, huyện đã tăng thời lượng phát thanh hàng nghìn buổi với thời lượng từ 15 đến 30 phút một buổi trong đó tập trung tuyên truyền các chuyên đề như: giới thiệu về nội dung, ý nghĩa của Hiến pháp năm 2013; các quy định của pháp luật về chủ quyền biển, đảo; an toàn giao thông, nghĩa vụ quân sự, phòng, chống tệ nạn xã hội...
2.3. PBGDPL thông qua việc biên soạn và phát hành các loại tài liệu
- Sở Tư pháp đã in và phát miễn phí 20.000 tờ gấp tuyên truyền pháp luật về an toàn giao thông, trong đó, tập trung vào hai nội dung chính là “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ” và “Giao thông đường thủy nội địa - Những điều bạn cần biết”; 20.000 tờ gấp về ma túy; 20.000 tờ gấp tìm hiểu một số nội dung của Luật Hôn nhân và gia đình; 30.000 tờ gấp tìm hiểu một số nội dung của Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và Luật Tiếp công dân... phát hành miễn phí tới các Sở, ban, ngành, thành viên Hội đồng Phối hợp công tác PBGDPL thành phố và quận, huyện, xã, phường, thị trấn, phát trực tiếp tại các hội nghị, lớp tập huấn... làm tài liệu để các ngành, các cấp, cơ quan, đơn vị chủ động nhân rộng, triển khai tuyên truyền, phổ biến ở cơ quan, đơn vị, địa phương mình.
Đặc biệt, hưởng ứng các hoạt động tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11, Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo Sở Tư pháp chủ động in và phát miễn phí 10.000 tờ gấp pháp luật chủ đề “Tìm hiểu về Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Tháng 10/2013, Sở Tư pháp đã biên soạn, in đĩa DVD nội dung tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng hưởng ứng cuộc thi Tiểu phẩm phòng, chống tham nhũng do Bộ Tư pháp tổ chức và đoạt giải khuyến khích.
- Thanh tra thành phố phối hợp với Sở Tư pháp ký kết Kế hoạch liên tịch phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Thành đoàn Hải Phòng thường xuyên tuyên truyền giáo dục pháp luật cho thanh, thiếu niên trên website Thành đoàn, tờ tin “Tuổi trẻ Hải Phòng”; Sở Nội vụ, Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức phát hành hàng nghìn pa-nô, áp phích tuyên truyền pháp luật về các lĩnh vực: lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), an toàn giao thông, phòng chống ma túy...
- Các huyện, quận cung cấp tài liệu pháp luật do các cơ quan, tổ chức ở địa phương biên soạn như tài liệu hướng dẫn thực hiện pháp luật bằng hình thức tờ gấp, sách bỏ túi và mua sách pháp luật tại các hội nghị, lớp tập huấn pháp luật... phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL ở địa phương. Quận Hồng Bàng phát hành 1.500 tờ gấp pháp luật về Luật Nghĩa vụ quân sự; tờ gấp về An toàn giao thông đường bộ; tờ gấp về thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp giấy phép xây dựng; phòng chống ma tuý... quận Ngô Quyền phát hành 10.000 tờ gấp pháp luật; quận Lê Chân phát hành hơn 4.000 tờ gấp pháp luật; Đoàn Thanh niên quận Hải An phát hành trên 5.000 tờ gấp pháp luật về phòng, chống mại dâm; huyện An Lão phát hành 80.000 tờ gấp pháp luật các loại; huyện Thủy Nguyên phát hành được 9.000 bộ đề cương tuyên truyền pháp luật; Các quận, huyện: Kiến An, Kiến Thuỵ, An Dương, Vĩnh Bảo... cung cấp miễn phí hàng nghìn tài liệu pháp luật các loại.
- Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thuộc Sở Tư pháp thành phố thực hiện trợ giúp pháp lý miễn phí tại tòa soạn Báo Hải Phòng vào các ngày cố định trong tuần nhằm trực tiếp giải đáp các vướng mắc của nhân dân; phối hợp với tổng đài 1088 tư vấn, giải đáp qua điện thoại nhằm tạo điều kiện cho những người ở vùng sâu, vùng xa vẫn có thể được tư vấn và trợ giúp pháp lý miễn phí kịp thời.
Ngoài ra, các mô hình PBGDPL khác đã phát huy tác dụng tốt, mang lại hiệu quả thiết thực như: PBGDPL trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống truyền thanh công cộng; thi tìm hiểu pháp luật; giáo dục pháp luật trong các trường học; tuyên truyền pháp luật thông qua hoạt động tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý; qua công tác hòa giải ở cơ sở...
2.4. Mô hình, cách làm sáng tạo, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm
Qua thực tiễn triển khai Luật PBGDPL và Đề án “Tăng cường công tác PBGDPL tại một số địa bàn trọng điểm”, các cấp, các ngành thành phố đã đổi mới nội dung, tổ chức thực hiện với nhiều hình thức, mô hình PBGDPL mới phù hợp. Công tác PBGDPL ngày càng đi vào thực chất, bám sát các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh của đất nước và địa phương. Một số mô hình PBGDPL đang được triển khai có hiệu quả trên địa bàn thành phố như:
- Chỉ đạo Sở Tư pháp - cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp PBGDPL thành phố phối hợp với Báo Hải Phòng phát hành Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” vào thứ năm hàng tuần, mỗi số phát hành 1,5 vạn tờ; Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy thành phố phối hợp với Báo Hải Phòng phát hành tờ Phụ trương “Phòng cháy, chữa cháy” được nhân dân ủng hộ và đón đọc.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức tập huấn kiến thức pháp luật cho đội ngũ giáo viên giảng dạy pháp luật và môn giáo dục công dân trong trường học; duy trì hoạt động các câu lạc bộ “Tuyên truyền măng non” ở cấp tiểu học, trung học cơ sở, “Tuyên truyền xung kích thanh niên” ở cấp trung học phổ thông tuyên truyền về Luật An toàn giao thông, Luật Phòng chống ma túy, HIV/AIDS, tội phạm theo định kỳ 2 năm/lần thu hút hàng nghìn học sinh, sinh viên tham gia.
- Chỉ đạo Sở Tư pháp phối hợp với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tổ chức thực hiện Đề án tuyên truyền PBGDPL cho người lao động và người sử dụng lao động nhằm tuyên truyền sâu rộng việc PBGDPL về an toàn giao thông, về lĩnh vực hình sự, phòng chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác đến các tầng lớp nhân dân, đã chỉ đạo Sở Tư pháp hướng dẫn Phòng Tư pháp phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ xã xây dựng các câu lạc bộ pháp luật của xã hoạt động theo chủ đề tháng, quý; tăng cường hoạt động vào các dịp cao điểm như: Cuộc thi tìm hiểu pháp luật tại xã Tam Cường, lễ ra quân hưởng ứng Tháng An toàn giao thông, Ngày Pháp luật 9/11... thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia; thường xuyên lồng ghép nội dung văn bản pháp luật vào các buổi sinh hoạt câu lạc bộ tạo điều kiện cho nhân dân trên địa bàn được trao đổi, nâng cao kiến thức pháp luật cho bản thân như buổi sinh hoạt trong cộng đồng dân cư nhằm nâng cao kiến thức pháp luật cho nhân dân về lĩnh vực hình sự, phòng, chống ma túy và các tệ nạn xã hội khác tại xã Tam Cường, huyện Vĩnh Bảo về lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông ở xã Lê Thiện, huyện An Dương.
3. Đánh giá hiệu quả của Chương trình, các Đề án của Chương trình
Việc triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật theo các Đề án, Chương trình thời gian qua có sự chuẩn bị bài bản từ việc xác định địa bàn, nội dung trọng điểm đến việc khảo sát để nắm bắt nhu cầu tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lựa chọn các hình thức tuyên truyền phù hợp đã có tác động tích cực đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo chuyển biến mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả công tác PBGDPL, nâng cao ý thức tự giác, tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân. Nhận thức, sự hiểu biết pháp luật của các tầng lớp nhân dân được nâng cao rõ rệt, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên toàn thành phố đặc biệt là lĩnh vực đất đai, hình sự, ma túy và các tệ nạn xã hội khác.
Tuy nhiên, cơ chế phối hợp công tác PBGDPL giữa các ban, ngành, đơn vị chức năng còn chưa rõ; công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn hoạt động PBGDPL của các đơn vị cơ sở chưa kịp thời, thường xuyên. Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu như mong muốn; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, các tầng lớp nhân dân chưa đồng đều nên tình trạng vi phạm pháp luật còn diễn biến phức tạp, đặc biệt là trong các lĩnh vực trật tự, an toàn xã hội, xây dựng, đất đai, giao thông, quản lý đô thị....
Nội dung và hình thức tuyên truyền, PBGDPL dù đã có nhiều đổi mới nhưng do kinh phí hạn hẹp nên chưa thể triển khai thường xuyên và sâu rộng. Một số hình thức tuyên truyền khác đạt hiệu quả cao, người dân dễ tiếp cận thông tin như phát hành tờ gấp, tờ rơi, phát hành băng, đĩa... dù đã cố gắng trang bị, phát miễn phí tới tận tay người dân nhưng số lượng còn hạn chế so với nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân.
III. ĐÁNH GIÁ VỀ TỒN TẠI, HẠN CHẾ, NGUYÊN NHÂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Đánh giá về tồn tại, hạn chế
Trong quá trình triển khai công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố, bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn có những khó khăn, vướng mắc sau:
- Chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, PBGDPL tuy có chuyển biến tích cực nhưng chưa tương xứng yêu cầu mong muốn; ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, các tầng lớp nhân dân chưa đồng đều. Ở một số địa phương, đơn vị, cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác này.
- Công tác PBGDPL cho các đối tượng đặc thù theo quy định của Luật PBGDPL còn chưa được thường xuyên, liên tục; chủ yếu thực hiện qua hình thức tư vấn, trợ giúp pháp lý cho các đối tượng như: người lao động, thanh niên người khuyết tật, phạm nhân đang cải tạo tại trại giam; người đang cai nghiện tại các trung tâm giáo dục lao động xã hội; người dân ở vùng sâu, vùng xa thuộc huyện đảo Cát Hải, Bạch Long Vỹ mà chưa chú trọng mở rộng tuyên truyền cho các đối tượng đặc thù khác.
- Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật hầu hết đều kiêm nhiệm kỹ năng tuyên truyền còn hạn chế và chưa đồng đều, chế độ bồi dưỡng cho báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thấp.
- Một số Đề án về PBGDPL được ban hành nhưng chưa có nguồn kinh phí thỏa đáng để triển khai thực hiện, thường phải lồng ghép với các chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến giáo dục của thành phố nên hiệu quả chưa cao.
- Số lượng văn bản pháp luật mới ban hành nhiều, lại thường xuyên sửa đổi, bổ sung, gây khó khăn cho công tác PBGDPL.
- Kinh phí cho công tác PBGDPL chưa phù hợp với khối lượng, nội dung công việc được giao. Kinh phí đầu tư cho công tác tuyên truyền, PBGDPL còn hạn chế, chủ yếu là từ nguồn ngân sách nhà nước, chưa khai thác được các nguồn kinh phí khác. Kinh phí cấp cho các Sở, ban, ngành, quận, huyện và phường, xã, thị trấn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra đối với công tác PBGDPL trên địa bàn thành phố.
2. Nguyên nhân
Một số đơn vị, công tác tham mưu, đề xuất có lúc chưa chủ động, kịp thời. Một số cán bộ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL còn hạn chế về khả năng truyền đạt. Chưa có cơ chế động viên, khuyến khích xứng đáng đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật và hòa giải viên ở cơ sở.
Yêu cầu đối với công tác tuyên truyền, PBGDPL ngày càng cao, trong khi điều kiện về nhân lực, vật lực còn hạn chế. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan cấp trên về công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cụ thể, chưa có cơ chế đủ mạnh bảo đảm thực hiện nên còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai ở địa phương. Đặc biệt là chưa có sự kết hợp, lồng ghép một cách phù hợp các chương trình, đề án, kế hoạch nên dẫn đến tình trạng ở địa phương phải ban hành nhiều chương trình, đề án, kế hoạch và báo cáo chuyên đề riêng lẻ.
Sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức liên quan còn thiếu tính đồng bộ và chưa thật sự chặt chẽ; các thành viên Hội đồng phối hợp đều hoạt động kiêm nhiệm, đa số là lãnh đạo của các Sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố, nên ảnh hưởng đến thời gian dành cho công tác này, chưa phát huy được hết vai trò, trách nhiệm của mỗi thành viên trong thực hiện nhiệm vụ chung của Hội đồng. Ở một số địa phương, đơn vị, cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm và đầu tư đúng mức cho công tác này.
Đội ngũ cán bộ làm công tác PBGDPL ở các ngành, các cấp và báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật, cán bộ pháp chế các Sở, ban, ngành đã được bổ sung nhưng còn thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao; đội ngũ hòa giải viên cơ sở đa phần là những người đã nghỉ hưu, tuổi cao nên dù có uy tín trong cộng đồng dân cư nhưng gặp nhiều khó khăn trong việc cập nhật các thông tin pháp luật mới; tổ chức, cán bộ pháp chế ở các Sở, ban, ngành, tổ chức kinh tế chưa được kiện toàn thậm chí còn bị cắt giảm do các quyết định của các Thông tư mới về tổ chức nên việc tổ chức tuyên truyền pháp luật ở cơ quan, đơn vị doanh nghiệp còn chậm.
1. Đề nghị Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương và Bộ Tư pháp tiếp tục tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương (Khóa XI) về kết quả thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác PBGDPL, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ở các địa phương, ngành, các cấp.
2. Hội đồng Phối hợp PBGDPL Trung ương và Bộ Tư pháp cần tham mưu, đề xuất với Chính phủ đưa công tác tuyên truyền, PBGDPL là Chương trình mục tiêu để có chỉ đạo tập trung nguồn lực và đầu tư kinh phí chung thống nhất từ Trung ương đến địa phương cho công tác này. Lồng ghép, kết hợp phù hợp giữa các chương trình, đề án, kế hoạch tránh dàn trải và giảm thời gian, công sức trong việc triển khai cũng như báo cáo của địa phương.
3. Đối với những đề án triển khai ở địa phương, cơ sở cần đồng thời quy định các điều kiện đảm bảo về nhân lực, tài chính.
4. Đề nghị Bộ Tư pháp tăng cường hỗ trợ công tác tuyên truyền, PBGDPL cho địa phương bằng cách cung cấp miễn phí các sách báo, tài liệu pháp luật cho Tủ sách pháp luật ở cơ sở hoặc cung cấp các trang thiết bị phục vụ công tác tuyên truyền, PBGDPL ở địa phương; thường xuyên tổ chức tập huấn nghiệp vụ PBGDPL và các văn bản mới, quan trọng được Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành để địa phương kịp thời tổ chức thực hiện.
5. Đối với các Chương trình, Đề án huy động được nguồn tài trợ từ các tổ chức quốc tế, đề nghị Bộ Tư pháp quan tâm, tăng cường triển khai thực hiện ở cơ sở, đặc biệt là những địa bàn trọng điểm có nhu cầu lớn về PBGDPL.
6. Các Bộ, ngành, địa phương cần quan tâm xây dựng, kiện toàn đội ngũ cán bộ pháp chế theo Nghị định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, PBGDPL, nâng cao ý thức pháp luật của cán bộ, công chức các cơ quan nhà nước ở địa phương./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
PHỤ LỤC BÁO CÁO SƠ KẾT 03 NĂM THỰC HIỆN LUẬT PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT
Năm | Ban hành văn bản hướng dẫn, thực hiện, Kế hoạch công tác PBGDPL (nêu rõ loại văn bản) | Số Iượng báo cáo viên pháp luật, tuyên truyền viên pháp luật được củng cố, kiện toàn | Hình thức PBGDPL có hiệu quả trên thực tế (nêu rõ hình thức) | Kinh phí thực hiện PBGDPL | Mô hình hay, cách làm hiệu quả | ||
Báo cáo viên pháp luật | Tuyên truyền viên pháp luật | Từ ngân sách nhà nước | Từ các nguồn khác | ||||
2013 | - Kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL năm 2013 - Kế hoạch triển khai Ngày pháp luật năm 2013 - Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Kế hoạch triển khai thi hành các luật trên địa bàn thành phố,.. - Quyết định, công văn chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL | Cấp huyện: 185 Thành phố: 60 | 1.819 | - PBGDPL trên báo chí; - PBGDPL thông qua mô hình các Câu lạc bộ - Trợ giúp pháp lý - TTPL tại cơ sở, doanh nghiệp, thực hiện các Đề án điểm | x |
| - Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng vào thứ 5 hàng tuần - Phụ trương “Phòng cháy, chữa cháy” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng, 1 số/tháng - Trợ giúp pháp lý tại trụ sở, lưu động tại cơ sở và tại trụ sở Báo Hải Phòng - Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật |
2014 | - Kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL năm 2014 - Kế hoạch triển khai Ngày pháp luật năm 2014 - Kế hoạch tổ chức Cuộc thi “Tìm hiểu Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013” trên địa bàn thành phố - Kế hoạch triển khai thi hành các luật trên địa bàn thành phố,.. - Quyết định, công văn chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL | Cấp huyện: 159 Thành phố: 63 | 1.215 | - PBGDPL trên báo chí; - PBGDPL thông qua mô hình các Câu lạc bộ - Trợ giúp pháp lý - TTPL tại cơ sở, doanh nghiệp, thực hiện các Đề án điểm | x |
| - Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng vào thứ 5 hàng tuần - Phụ trương “Phòng cháy, chữa cháy” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng, 1 số/tháng - Trợ giúp pháp lý tại trụ sở, lưu động tại cơ sở và tại trụ sở Báo Hải Phòng - Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật |
2015 | - Kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL năm 2015 - Kế hoạch triển khai Ngày pháp luật năm 2015 - Kế hoạch triển khai thi hành các luật trên địa bàn thành phố,.. - Quyết định, công văn chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL | Cấp huyện: 136 Thành phố: 83 | 1.782 | - PBGDPL trên báo chí; - PBGDPL thông qua mô hình các Câu lạc bộ - Trợ giúp pháp lý - TTPL tại cơ sở, doanh nghiệp, thực hiện các Đề án điểm | x |
| - Phụ trương ‘‘Pháp luật thành phố Hải Phòng” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng vào thứ 5 hàng tuần - Phụ trương ‘'Phòng cháy, chữa cháy” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng, 1 số/tháng - Trợ giúp pháp lý tại trụ sở, lưu động tại cơ sở và tại trụ sở Báo Hải Phòng - Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật |
2016 | - Kế hoạch tuyên truyền, PBGDPL năm 2016 - Kế hoạch triển khai thi hành các luật trên địa bàn thành phố,… - Quyết định, công văn chỉ đạo, hướng dẫn công tác PBGDPL
| Cấp huyện: 136 Thành phố: 83 | 1.782 | - PBGDPL trên báo chí; - PBGDPL thông qua mô hình các Câu lạc bộ -Trợ giúp pháp lý - TTPL tại cơ sở, doanh nghiệp, thực hiện các Đề án điểm | x |
| - Phụ trương “Pháp luật thành phố Hải Phòng” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng vào thứ 5 hàng tuần - Phụ trương “Phòng cháy, chữa cháy” phát hành kèm theo Báo Hải Phòng, 1 số/tháng - Trợ giúp pháp lý tại trụ sở, lưu động tại cơ sở và tại trụ sở Báo Hải Phòng - Câu lạc bộ tuyên truyền pháp luật |
PHỤ LỤC BÁO CÁO TỐNG KẾT THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 409/QĐ-TTG
Năm | Ban hành văn bản hướng dẫn, Kế hoạch thực hiện (nêu rõ loại văn bản) | Việc thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thư ký Chương trình hành động và các Đề án (có/không) | Mô hình PBGDPL có hiệu quả trên thực tế (liệt kê cụ thể) | Dự kiến tỷ lệ mức độ % hoàn thành mục tiêu Đề án tại Bộ, ngành, địa phương (liệt kê từng Đề án cụ thể) | Kinh phí bảo đảm thực hiện Chương trình | Ghi chú | |||
Chương trình hành động | Đề án (nêu rõ tên Đề án) | Dưới 50% | Từ 50- 70% | Trên 70% |
|
| |||
2012 | Kế hoạch số 7087/KH-UB ngày 22/10/2012 |
|
| - Tuyên truyền trên phụ trương pháp luật thành phố |
|
|
| Từ nguồn ngân sách nhà nước |
|
2013 | Quyết định số 2556/QĐ- UBND ngày 25/12/2013 | Có | - Đề án “Tăng cường PBGDPL tại các địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2013-2016”. - Đề án “Tiếp tục xây dựng và đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư giai đoạn 20132016” - Đề án “Tăng cường PBGDPL cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016” - Đề án “Tiếp tục tăng cường công tác PBGDPL về khiếu nại, tố cáo ở xã, phường, thị trấn giai đoạn 2013-2016”. | - Tuyên truyền qua hoạt động Trợ giúp pháp luật miễn phí |
|
| x | Từ nguồn ngân sách nhà nước |
|
2014 | Kế hoạch số 10338/KH- UBND ngày 30/12/2014 |
|
| - Tuyên truyền qua các Câu lạc bộ pháp luật |
|
| x | Từ nguồn ngân sách nhà nước |
|
2015 | Quyết định số 311/QĐ-UBND ngày 04/02/2015 |
|
| - Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống loa truyền thanh công cộng |
|
| x | Từ nguồn ngân sách nhà nước |
|
2016 | Kế hoạch số 123/KH-UBND ngày 26/01/2016 |
|
| - Tuyên truyền qua các cuộc thi tìm hiểu pháp luật |
|
| x | Từ nguồn ngân sách nhà nước |
|
- 1Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2012 Kế hoạch phổ biến Luật Giám định tư pháp và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Bình Định ban hành
- 2Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 3Kế hoạch 5344/KH-UBND thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
- 4Quyết định 6017/QĐ-UBND năm 2016 về khen thưởng thành tích thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 1Bộ luật Dân sự 2005
- 2Luật Quốc phòng 2005
- 3Luật phòng, chống tham nhũng 2005
- 4Luật Bình đẳng giới 2006
- 5Luật Cư trú 2006
- 6Hiến pháp năm 1992
- 7Bộ Luật Hình sự 1999
- 8Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999
- 9Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 10Luật phòng cháy và chữa cháy 2001
- 11Luật Biên giới Quốc gia 2003
- 12Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 13Luật cán bộ, công chức 2008
- 14Luật giao thông đường bộ 2008
- 15Thông tư liên tịch 30/2010/TTLT/BGDĐT-BTP hướng dẫn việc phối hợp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường do Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tư pháp ban hành
- 16Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010
- 17Luật viên chức 2010
- 18Nghị định 55/2011/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế
- 19Luật khiếu nại 2011
- 20Luật tố cáo 2011
- 21Quyết định 409/QĐ-TTg năm 2012 về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 22Kết luận 04/KL-TW kết quả thực hiện Chỉ thị 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 23Bộ Luật lao động 2012
- 24Luật giám định tư pháp 2012
- 25Luật phổ biến, giáo dục pháp luật 2012
- 26Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 27Luật biển Việt Nam 2012
- 28Luật hòa giải ở cơ sở năm 2013
- 29Quyết định 1133/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án tại Quyết định 409/QĐ-TTg về Chương trình hành động thực hiện Kết luận 04-KL/TW do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 30Hiến pháp 2013
- 31Luật việc làm 2013
- 32Luật đất đai 2013
- 33Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 2013
- 34Luật tiếp công dân 2013
- 35Thông tư liên tịch 14/2014/TTLT-BTC-BTP quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và chuẩn tiếp cận pháp luật của người dân tại cơ sở do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 36Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 37Luật Doanh nghiệp 2014
- 38Kế hoạch 10338/KH-UBND năm 2014 thực hiện Đề án "Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa bàn trọng điểm về vi phạm pháp luật giai đoạn 2015-2016" thành phố Hải Phòng
- 39Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 40Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 41Luật nghĩa vụ quân sự 2015
- 42Bộ luật tố tụng dân sự 2015
- 43Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 44Luật tố tụng hành chính 2015
- 45Quyết định 620/QĐ-UBND năm 2012 Kế hoạch phổ biến Luật Giám định tư pháp và Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật do tỉnh Bình Định ban hành
- 46Kế hoạch 596/KH-HĐPHPBGDPL năm 2016 hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố Hải Phòng
- 47Công văn 1488/BTP-BPBGDPL năm 2016 hướng dẫn sơ kết 03 năm thực hiện Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg do Bộ Tư pháp ban hành
- 48Kế hoạch 195/KH-UBND năm 2016 phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật cho phụ nữ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2017-2021
- 49Kế hoạch 5344/KH-UBND thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020
- 50Quyết định 6017/QĐ-UBND năm 2016 về khen thưởng thành tích thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật; thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân từ năm 2012 đến năm 2016 do thành phố Hà Nội ban hành
- 51Kế hoạch 5716/KH-UBND về tổ chức đợt cao điểm tuyên truyền, phổ biến pháp luật về biển đảo trên địa bàn thành phố Hải Phòng năm 2014
Báo cáo 186/BC-UBND năm 2016 sơ kết 03 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật và tổng kết thực hiện Quyết định 409/QĐ-TTg do thành phố Hải Phòng ban hành
- Số hiệu: 186/BC-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/09/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Xuân Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra