Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN DÂN TỘC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 10/BC-UBDT | Hà Nội, ngày 15 tháng 01 năm 2016 |
Thực hiện công văn số 4465/UBVĐXH13 ngày 15/12/2015 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội về việc báo cáo tình hình thực hiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015, Ủy ban Dân tộc báo cáo kết quả như sau:
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2015
1. Tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới năm 2015
1.1. Việc xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện văn bản pháp luật về bình đẳng giới
Trong năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”. Việc triển khai thực hiện Đề án là hết sức cần thiết nhằm nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật về hôn nhân và gia đình, giải quyết tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực ở vùng dân tộc thiểu số, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020. Chính vì vậy, ngay sau khi Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo đơn vị chức năng xây dựng kế hoạch và ban hành văn bản hướng dẫn các địa phương sớm triển khai thực hiện.
Bên cạnh đó, Ủy ban Dân tộc cũng đang tiến hành xây dựng Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân tộc, đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào vùng biên giới, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”, dự kiến trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong năm 2016.
1.2. Công tác giáo dục, truyền thông về bình đẳng giới
Thực hiện Chỉ thị số 10/2007/CT-TTg ngày 03/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐ-CP ngày 04/6/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới, trong đó giao: “Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục kiến thức và chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc ít người; vận động đồng bào dân tộc ít người phát huy các phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới”. Với vai trò và trách nhiệm được giao, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên cả nước; tổ chức thực hiện tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với phong tục, tập quán của đồng bào DTTS và các đối tượng tham gia. Ủy ban Dân tộc đã đưa nội dung tuyên truyền bình đẳng giới vào trong các Chương trình phối hợp với các Bộ ngành liên quan như TW Hội LHPNVN,...
Trong năm 2015, triển khai thực hiện Quyết định số 554/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 08 hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số cho gần 1.000 lượt người thuộc đối tượng là bí thư chi bộ, trưởng thôn, bản, ấp, người có uy tín, người sản xuất giỏi... thuộc các tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Trị, Bình Định, Nghệ An, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang. Tại các hội nghị nhiều nội dung pháp luật mới, quan trọng, thiết thực tôn trọng và chấp hành pháp luật ở địa phương đã được phổ biến tới các đối tượng trên, góp phần tích cực vào việc xây dựng, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS; bổ sung sách pháp luật cho 80 tủ sách của 80 xã thuộc 8 tỉnh Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Trị, Bình Định, Nghệ An, Yên Bái, Lạng Sơn, Hà Giang; hỗ trợ xây dựng và hoạt động của 02 Câu lạc bộ pháp luật của 02 xã thuộc 02 huyện của tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.
1.3. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hoạt động về bình đẳng giới
Năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã phối hợp với một số cơ quan tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, hội thảo về bình đẳng giới cho đội ngũ cán bộ, công chức đang công tác trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc, gồm:
- Phối hợp với Cơ quan của Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và Trao quyền cho phụ nữ (UN Women) tổ chức 01 khóa tập huấn “Nâng cao năng lực lồng ghép giới trong thực hiện chính sách dân tộc” cho gần 60 cán bộ, công chức của Ủy ban Dân tộc, với mục đích tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ công chức, viên chức của Ủy ban Dân tộc về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong tham mưu, xây dựng và triển khai thực hiện chính sách dân tộc ở vùng dân tộc thiểu số, tăng cường năng lực chuyên môn về bình đẳng giới và lồng ghép giới theo quy định của Luật Bình đẳng giới; 02 khóa tập huấn “Thúc đẩy lồng ghép giới trong việc thực hiện kế hoạch hành động về các mục tiêu thiên niên kỷ ở vùng DTTS” cho gần 80 cán bộ, công chức của Ban Dân tộc các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, với mục đích tăng cường sự hiểu biết cho cán bộ công chức của các Ban Dân tộc tỉnh, Phòng Dân tộc huyện về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lồng ghép giới trong việc thực hiện Kế hoạch hành động về thúc đẩy mục tiêu thiên niên kỷ ở vùng dân tộc thiểu số; 02 cuộc Hội thảo quốc gia nhằm thúc đẩy chính sách bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020, với sự tham dự của hơn 130 đại biểu đại diện một số Bộ, ngành cơ quan Trung ương và Ban Dân tộc 35 tỉnh/thành phố trên cả nước. Mục đích của Hội thảo nhằm trao đổi, đánh giá, thảo luận xoay quanh các vấn đề chủ yếu về chính sách bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số, những kết quả đạt được trong thực hiện chính sách bình đẳng giới ở vùng dân tộc thiểu số thời gian qua, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện từ đó đưa ra các giải pháp thực hiện trong thời gian tới.
- Phối hợp với Ban Quản lý Dự án: “Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán bộ nữ phục vụ triển khai hội nhập quốc tế” - Bộ Ngoại giao, do Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tài trợ, đã tổ chức 01 khóa tập huấn “Nâng cao năng lực lãnh đạo cho cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số đang công tác trong hệ thống cơ quan công tác dân tộc” cho gần 40 học viên là cán bộ, công chức đang công tác tại Ban Dân tộc và Phòng Dân tộc của 14 tỉnh/thành phố khu vực miền núi phía Bắc và miền Trung, Tây Nguyên, với mục đích chia sẻ, cung cấp, bồi dưỡng những kiến thức, kỹ năng cơ bản và cần thiết nhằm nâng cao năng lực trong giải quyết công việc, công tác quản lý thời kỳ hội nhập quốc tế, cung cấp kiến thức và thực hành các kỹ năng về giới và bình đẳng giới; Tổ chức 01 cuộc tọa đàm “Giải pháp tăng tỷ lệ cán bộ nữ, nữ dân tộc thiểu số tham gia trong hệ thống chính trị cơ sở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc” với sự tham dự của hơn 70 đại biểu đại diện một số Bộ, ngành cơ quan Trung ương và 12 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Mục đích của buổi Tọa đàm nhằm đánh giá thực trạng về đội ngũ cán bộ, công chức nữ, cán bộ, công chức nữ dân tộc thiểu số đang công tác trong hệ thống chính trị các tỉnh miền núi phía Bắc; thảo luận, thống nhất đề xuất các giải pháp thúc đẩy các mục tiêu bình đẳng giới, tăng cường hơn nữa sự tham gia của phụ nữ, phụ nữ dân tộc thiểu số vào các cơ quan nhà nước trong hệ thống chính trị cơ sở nhiệm kỳ 2016 - 2021 và giai đoạn tiếp theo.
1.4. Công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới
Năm 2015, Ủy ban Dân tộc thực hiện đầy đủ công tác thống kê, thông tin, báo cáo về bình đẳng giới theo yêu cầu của Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội1, Ủy ban Dân tộc đã tổng hợp và đưa các chỉ tiêu thống kê về bình đẳng giới vùng DTTS vào trong hệ thống chỉ tiêu thống kê chung công tác dân tộc và Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 10/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ vùng DTTS.
1.5. Bố trí kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới
Năm 2015, kinh phí dành cho hoạt động bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc được lấy từ nguồn kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới theo Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ và nguồn kinh phí tài trợ của UNDP, UNWomen cho một số hoạt động.
1.6. Việc thanh tra và xử lý vi phạm hành chính về bình đẳng giới
Năm 2015, trong phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật, Thanh tra Ủy ban Dân tộc không phát hiện trường hợp nào vi phạm hành chính về bình đẳng giới quy định tại Nghị định số 55/2009/NĐ-CP ngày 10/6/2009 của Chính phủ.
2. Việc thực hiện các giải pháp đã đề ra để khắc phục những hạn chế của năm 2014
Năm 2015, Ủy ban Dân tộc đã triển khai thực hiện một số giải pháp đã đề ra để khắc phục một số hạn chế của năm 2014, đó là: Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi; tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc và Cơ quan công tác dân tộc các tỉnh; tập huấn chuyên sâu các kỹ năng tư vấn, tuyên truyền về bình đẳng giới cho các đối tượng tham gia thực hiện Mô hình bình đẳng giới tại địa phương.
3.1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bình đẳng giới
Ủy ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng, nhằm nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; tiếp tục triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020.
3.2. Triển khai thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”
Căn cứ Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025”, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện năm 2016 gồm; Khảo sát, đánh giá, xác định về nhận thức, hiểu biết và nhu cầu thông tin của đồng bào dân tộc thiểu số đối với các quy định của pháp luật liên quan về hôn nhân và gia đình, để từ đó xác định các thông điệp, phương thức truyền thông, xây dựng, triển khai các mô hình can thiệp phù hợp với cộng đồng; Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động, tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; Xây dựng Mô hình thí điểm: “Truyền thông, vận động tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và sự tham gia của cộng đồng thực hiện ngăn ngừa, phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống vùng dân tộc thiểu số”.
3.3. Xây dựng Đề án, chính sách về bình đẳng giới
Năm 2016, Ủy ban Dân tộc dự kiến xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ trẻ em, nhất là trẻ em nghèo vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Mục tiêu của Đề án nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số và miền núi; đảm bảo bình đẳng thực chất các quyền cho phụ nữ và trẻ em vùng dân tộc thiểu số về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội.
II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2015 VÀ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
Thực hiện Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, trong đó giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, vận động thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng giao, Ủy ban Dân tộc đã chủ động phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến giáo dục chính sách, pháp luật nói chung và pháp luật về bình đẳng giới nói riêng cho đồng bào vùng DTTS trên cả nước. Trong 5 năm qua, triển khai thực hiện Quyết định số 554/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số”, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức 38 Hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 4.000 đại biểu của gần 350 xã thuộc 76 huyện trên phạm vi 38 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Các hội nghị đã giới thiệu cho các đại biểu tham dự những nội dung cơ bản, thiết thực liên quan đến đời sống của đồng bào như: Luật Đất đai, Luật Khiếu nại Tố cáo, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Phòng chống ma túy, Luật Bầu cử, Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Giao thông... đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho đồng bào DTTS và đưa pháp luật đi vào thực tiễn cuộc sống; tổ chức 08 cuộc thi tìm hiểu pháp luật bằng hình thức sân khấu hóa tại 08 tỉnh: Cao Bằng, Nghệ An, Lạng Sơn, Sơn La, Sóc Trăng, Bình Thuận, Gia Lai và Bạc Liêu, với sự tham gia của 80 đội đại diện 80 xã tham gia, thu hút trên 5.000 lượt người tham dự và tổ chức 01 Hội thi tại Hà Nội với sự tham gia của 09 đội thi đến từ 06 tỉnh: Lào Cai, Sơn La, Nghệ An, Cao Bằng, Lạng Sơn và TP Hà Nội; tổ chức 02 Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 240 lượt đại biểu là cán bộ làm công tác dân tộc cấp tỉnh của 16 tỉnh khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và 15 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ; Tặng sổ tay Hỏi đáp pháp luật với số lượng trên 1.000 cuốn và 06 loại tờ gấp pháp luật với số lượng 13.000 tờ vào tủ sách pháp luật của 100 xã thuộc 20 huyện của 10 tỉnh2, phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của người dân; Cung cấp sách báo, văn bản pháp luật và kinh phí duy trì hoạt động 06 Câu lạc bộ pháp luật điểm tại 03 huyện: Võ Nhai, Đồng Hỷ (Thái Nguyên) và Vĩnh Châu (Sóc Trăng) với kinh phí 10 triệu đồng/Câu lạc bộ/năm; hỗ trợ xây dựng và hoạt động 02 Câu lạc bộ pháp luật của 02 xã thuộc 02 huyện của tỉnh Cao Bằng và Lào Cai.
Bên cạnh đó, năm 2012 Ủy ban Dân tộc đã triển khai xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, Ủy ban Dân tộc nhận thấy những nhiệm vụ được Thủ tướng giao cho Ủy ban Dân tộc tại Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 phần lớn đều trùng với những nội dung dự thảo Đề án chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới do Ủy ban Dân tộc soạn thảo. Vì vậy, để tránh chồng chéo và có điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc khảo sát, đánh giá toàn diện về thực trạng bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao, vùng đồng bào DTTS, Ủy ban Dân tộc đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép tạm dừng việc xây dựng Đề án “Chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn”. Dự kiến năm 2016, Ủy ban Dân tộc tiếp tục triển khai xây dựng Đề án nói trên.
2. Tình hình triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015
Thực hiện Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, trong đó giao Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cùng một số Bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện “Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới” tại 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao cho đồng bào dân tộc thiểu số (thuộc Mô hình 5, Dự án 4 của Chương trình). Sau 04 năm triển khai thực hiện, kết quả đạt được như sau:
2.1. Đối với Ủy ban Dân tộc
*Công tác chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện
Triển khai thực hiện Chương trình, ngày 22/6/2012, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 186/QĐ-UBDT về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 (Mô hình 5 Dự án 4) với mục đích: đánh giá tổng quát, điều tra, khảo sát thực trạng bình đẳng giới và việc tác động của phong tục, tập quán đến bình đẳng giới tại các xã, phường, thị trấn miền núi, vùng cao; xây dựng tiêu chí, điều kiện để lựa chọn 30 xã, phường, thị trấn ở miền núi, vùng cao thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới; tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới tại các xã miền núi, vùng cao và đối với một số dân tộc thiểu số có phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới.
Trên cơ sở đó, Ủy ban Dân tộc đã triển khai, tổ chức thực hiện việc khảo sát thực tế đối với tập thể, cá nhân tại 24 xã thuộc 08 huyện của 04 tỉnh Sơn La, Ninh Thuận, Đăk Lăk, Sóc Trăng3; đồng thời tổ chức 08 cuộc hội thảo tại 08 huyện thuộc 04 tỉnh trên để đánh giá kết quả thực hiện công tác bình đẳng giới, thực trạng bình đẳng giới và việc tác động, ảnh hưởng các phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số gây bất bình đẳng giới ở vùng dân tộc miền núi, lấy ý kiến góp ý vào tiêu chí, điều kiện lựa chọn xã để thực hiện Mô hình thí điểm. Sau khi thống nhất tiêu chí, Ủy ban Dân tộc đã ban hành văn bản số 352/UBDT-DTTS ngày 04/5/2013 về việc Hướng dẫn địa phương lựa chọn xã, phường, thị trấn thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới. Trên cơ sở đề nghị của địa phương, ngày 27/5/2013 Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc đã ban hành Quyết định số 245/QĐ-UBDT về việc phê duyệt 30 xã thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới.
Để có cơ sở hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện Mô hình thí điểm, Vụ Dân tộc thiểu số đã tham mưu cho Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc tổ chức hội thảo tham vấn ý kiến của đại biểu một số Bộ, ngành Trung ương và lãnh đạo Ban dân tộc 30 tỉnh có xã thực hiện Mô hình thí điểm để xây dựng nội dung, hình thức và các hoạt động của Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới. Trên cơ sở kết quả hội thảo, Ủy ban Dân tộc đã ban hành Văn bản số 601/UBDT-DTTS ngày 08/7/2013 về việc Hướng dẫn tổ chức và hoạt động của “Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới giai đoạn 2013-2015”.
*Kết quả thực hiện
Sau 03 năm (2013 - 2015) triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới, kết quả đạt được như sau:
- Tổ chức 04 lớp tập huấn/4 vùng4 với sự tham gia giảng dạy của các chuyên gia về giới cho gần 300 học viên của 30 tỉnh là cán bộ, công chức phụ trách công tác bình đẳng giới của Ban Dân tộc, huyện, xã và tổ tư vấn ở thôn/bản tham gia thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới. Nội dung tập huấn chủ yếu là cung cấp các thông tin, kiến thức pháp luật về giới và bình đẳng giới; hướng dẫn cho học viên các kỹ năng tư vấn chủ trương, chính sách pháp luật về giới và bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; hướng dẫn triển khai các hoạt động của Mô hình thí điểm. Sau khi khóa tập huấn kết thúc, các học viên đã áp dụng những kiến thức, kỹ năng vào việc triển khai thực hiện các hoạt động của Mô hình tại cơ sở.
- Tổ chức 04 đoàn gần 300 đại biểu với thành phần là Ban chỉ đạo và thành viên các Tổ tư vấn của 30 xã thực hiện Mô hình đi thăm quan, học tập kinh nghiệm và tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm về thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới tại 04 tỉnh: Kon Tum, Tuyên Quang, Ninh Bình, Sóc Trăng. Qua các chuyến thăm quan, tọa đàm, các đại biểu đã chia sẻ và học hỏi được một số kinh nghiệm trong triển khai thực hiện các hoạt động của Mô hình, để từ đó áp dụng thực hiện Mô hình cho giai đoạn tiếp theo.
- Xây dựng và in ấn các sản phẩm truyền thông (sổ tay, tờ rơi, tờ gấp...) về giới và bình đẳng giới để phát cho cán bộ làm công tác bình đẳng giới ở cơ sở và người dân của 30 xã thực hiện Mô hình. Thông qua các sản phẩm truyền thông, đồng bào dân tộc thiểu số sẽ dần nâng cao được nhận thức về thực hiện bình đẳng giới.
*Công tác kiểm tra, giám sát thực hiện Mô hình
Hằng năm, Ủy ban Dân tộc đều có văn bản yêu cầu các địa phương báo cáo định kỳ và đột xuất kết quả triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới, về cơ bản, các địa phương đã gửi báo cáo theo đúng yêu cầu tiến độ. Qua báo cáo cho thấy, các địa phương đã chủ động triển khai thực hiện Mô hình theo hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc. Tuy nhiên, công tác phối hợp trong triển khai thực hiện ở cơ sở còn hạn chế, nên thông tin báo cáo tổng hợp ở một số địa phương còn sơ sài, thiếu số liệu cụ thể.
Bên cạnh công tác báo cáo hành chính, việc tổ chức các đoàn kiểm tra tại địa phương về việc thực hiện Mô hình đã được Ủy ban Dân tộc thực hiện một cách nghiêm túc. Nội dung kiểm tra tập trung vào các hoạt động, tình hình phân bổ, sử dụng kinh phí và cơ chế phối hợp trong việc triển khai thực hiện Mô hình. Trong 03 năm triển khai thực hiện Mô hình, Ủy ban Dân tộc đã tổ chức được 10 Đoàn công tác đi kiểm tra tại địa phương, trong đó có một số đoàn lồng ghép với các chương trình, dự án khác. Qua đó, những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện đã được Đoàn công tác kịp thời giải đáp hoặc đề xuất phương hướng giải quyết phù hợp với yêu cầu thực tế, từ đó giúp cho việc triển khai thực hiện Mô hình ở địa phương được thuận lợi hơn.
*Kinh phí thực hiện Chương trình
Giai đoạn 2012 - 2015, tổng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới (Mô hình 5 Dự án 4) là 4.180 triệu đồng, trong đó kinh phí cấp cho Ủy ban Dân tộc để triển khai các hoạt động là 1.630 triệu đồng; ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu cho các tỉnh thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới là 2.550 triệu đồng.
2.2. Đối với 30 tỉnh có xã thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới
Ngay sau khi có văn bản hướng dẫn tổ chức và hoạt động Mô hình thí điểm về bình đẳng giới của Ủy ban Dân tộc, Ban Dân tộc các tỉnh đã ban hành Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Mô hình thí điểm về bình đẳng giới tại xã được phê duyệt theo Quyết định số 245/QĐ-UBDT ngày 27/5/2013 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc. Trên cơ sở văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Ban Chỉ đạo thực hiện Mô hình đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động của Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới. Kết quả sau 03 năm (2013-2015) triển khai thực hiện như sau:
- Ban Chỉ đạo Mô hình các tỉnh đã tổ chức trên 30 lớp tập huấn cho khoảng 500 đối tượng làm công tác bình đẳng giới ở cấp xã và thành viên các Tổ tư vấn tại thôn/bản. Nội dung tập huấn chủ yếu về công tác tuyên truyền, kỹ năng tư vấn các chủ trương, chính sách pháp luật về bình đẳng giới cho người dân và triển khai các hoạt động của Mô hình thí điểm;
- Ban Chỉ đạo Mô hình mỗi tỉnh đã tổ chức được từ 3 - 5 buổi nói chuyện chuyên đề về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã; ngoài ra còn tổ chức một số buổi chiếu phim về lĩnh vực gia đình, chăm sóc y tế, bạo hành gia đình để minh họa cho dân hiểu thêm;
- Tổ tư vấn cố định tại thôn/bản đã tổ chức tư vấn, cung cấp thông tin, hỗ trợ kiến thức về bình đẳng giới cho người dân tại địa phương trên cơ sở Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình và các vấn đề liên quan đến bình đẳng giới; chủ động ngăn chặn kịp thời các vụ bạo lực trên cơ sở giới; tư vấn, hòa giải và can thiệp kịp thời một số vụ việc liên quan đến bất bình đẳng giới; tổ chức hòa giải, góp ý, phê bình tại cộng đồng dân cư đối với các gia đình, đối tượng gây nên bất bình đẳng giới. Bình quân Tổ tư vấn cố định đã tư vấn, cung cấp thông tin cho khoảng trên 150 lượt người/thôn, bản;
- Tổ Tư vấn lưu động phối hợp với Tổ tư vấn cố định tại thôn/bản tổ chức được 2-3 đợt tuyên truyền, cung cấp thông tin, kiến thức cho người dân trên địa bàn xã về các lĩnh vực bình đẳng giới, phòng chống bạo lực giới và bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống, các vấn đề bình đẳng giới trong lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục...;
- Ban Chỉ đạo các tỉnh đã xây dựng nội dung và tổ chức tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh của thôn/bản, các nội dung tuyên truyền về bình đẳng giới trên các lĩnh vực gia đình, y tế, giáo dục, văn hóa thông tin, định kỳ từ 1-3 buổi/tuần, tùy thuộc vào kế hoạch của từng Ban Chỉ đạo;
- Ban chỉ đạo Mô hình các tỉnh đã tổ chức lắp đặt pa nô, áp phích tại trung tâm xã và tại thôn/bản chọn làm điểm, phát hàng nghìn tờ rơi cho nhân dân trên địa bàn nhằm mục đích tuyên truyền về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống...
2.3. Đánh giá chung
*Kết quả đạt được
Qua 03 năm triển khai thực hiện, bước đầu đã đạt được kết quả nhất định, thông qua các hoạt động của Mô hình, đồng bào dân tộc thiểu số được tuyên truyền sâu rộng hơn về Luật Bình đẳng giới, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Phòng chống bạo lực gia đình... phần nào đã cải thiện và nâng cao nhận thức về thực hiện bình đẳng giới, một số phong tục tập quán gây ảnh hưởng trực tiếp đến bình đẳng giới (tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống) dần được hủy bỏ.
Việc triển khai thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới đã góp phần thực hiện có hiệu quả việc tuyên truyền phổ biến, vận động nhân dân thực hiện chính sách pháp luật về bình đẳng giới, từ đó nâng cao nhận thức trong nhân dân, đặc biệt đối với đội ngũ cán bộ cấp xã, trưởng thôn/bản và người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn xã thực hiện Mô hình. Do đó, việc tổ chức thực hiện Mô hình thí điểm về dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới là phù hợp và thiết thực đối với vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
*Khó khăn, hạn chế
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình triển khai thực hiện Mô hình vẫn còn tồn tại một số khó khăn, hạn chế bất cập sau:
- Ngân sách hàng năm bố trí cho Ủy ban Dân tộc thực hiện Chương trình còn hạn chế, nên chỉ tổ chức tập huấn cho các đối tượng tham gia thực hiện Mô hình được 01 lần trong cả giai đoạn. Bên cạnh đó, việc triển khai tập huấn cho cán bộ địa phương tham gia thực hiện Mô hình cũng gặp một số khó khăn nhất định5.
- Mặc dù các cán bộ trực tiếp tham gia thực hiện Mô hình ở cấp xã đã được tập huấn, trang bị kiến thức về bình đẳng giới, nhưng đa số họ chưa đủ năng lực, kiến thức, kỹ năng... để thực hiện hoạt động tuyên truyền, tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới cho người dân. Bên cạnh đó, tài liệu kỹ thuật (tập huấn, tuyên truyền, tư vấn) còn thiếu, nội dung và cách trình bày chưa phù hợp với trình độ và điều kiện thực tế của đồng bào dân tộc thiểu số, rất ít tài liệu được biên soạn bằng tiếng dân tộc thiểu số.
- Kinh phí thực hiện Mô hình thí điểm tại địa phương chủ yếu được phân bổ về Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh, trong khi đó Ban Dân tộc tỉnh là cơ quan đầu mối chỉ đạo thực hiện Mô hình, nên đã dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa Sở LĐTB&XH và Ban Dân tộc, gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện. Nguồn kinh phí hoạt động của Mô hình thấp6 nên mỗi xã chỉ triển khai thực hiện được từ 02 - 04 thôn/bản trong cả giai đoạn.
- Tư tưởng định kiến giới còn tồn tại nhiều trong nhân dân và một bộ phận không nhỏ cán bộ, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số gây khó khăn trong việc triển khai thực hiện chính sách về bình đẳng giới tại vùng dân tộc thiểu số.
- Trình độ dân trí, nhận thức của đồng bào dân tộc thiểu số còn hạn chế, cơ sở vật chất phục vụ công tác tuyên truyền tại thôn, bản còn thiếu, chưa đồng bộ, nên đã ảnh hưởng đến trong công tác tuyên truyền, tổ chức thực hiện.
- Chương trình chưa có hệ thống theo dõi, đánh giá, không đưa ra các chỉ tiêu, mục tiêu cụ thể, nên khó thu thập thông tin, số liệu đầy đủ, chính xác phục vụ công tác tổng kết, đánh giá.
3.1. Triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020, Ủy ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số; vận động đồng bào dân tộc thiểu số phát huy các phong tục, tập quán và truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với mục tiêu bình đẳng giới. Xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành, hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách đặc thù hỗ trợ hoạt động bình đẳng giới tại vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
3.2. Triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020
Căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1696/QĐ-TTg ngày 02/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016-2020, Ủy ban Dân tộc xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới năm 2016, trong đó tập trung ưu tiên những hoạt động phù hợp với nhiệm vụ và thế mạnh của hệ thống cơ quan làm công tác dân tộc, đồng thời chú trọng lồng ghép với các chương trình, dự án khác mà Ủy ban Dân tộc đang quản lý, thực hiện.
III. VIỆC LỒNG GHÉP VẤN ĐỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1. Các văn bản pháp luật do Ủy ban Dân tộc chủ trì xây dựng trong giai đoạn 2011-2015
Giai đoạn 2011-2015, Ủy ban Dân tộc đã chủ trì xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành các Chương trình, đề án, chính sách cho vùng dân tộc và miền núi như: Chương trình hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất các xã ĐBKK, xã biên giới, xã ATK, thôn ĐBKK giai đoạn 2013-2020 (Chương trình 135 giai đoạn 3); Đề án phát triển nguồn nhân lực vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2020; Chính sách ưu đãi, khuyến khích thu hút các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế đầu tư vào vùng dân tộc và miền núi; Chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020; Ban hành tiêu chí phân định 3 khu vực theo trình độ phát triển ở vùng dân tộc và miền núi giai đoạn 2012-2015; Chính sách hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, nhà ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn; Chính sách cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào DTTS đặc biệt khó khăn giai đoạn 2012-2015; Chính sách đầu tư hỗ trợ ổn định dân cư đối với đồng bào dân tộc thiểu số di cư tự do; Chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số; Đề án “Phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc Mảng, La Hủ, Cống, Cờ Lao”; Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.
2. Việc tuân thủ trình tự, thủ tục và việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các văn bản này
Ủy ban Dân tộc đã tập trung nghiên cứu xây dựng các chương trình, đề án, chính sách cho vùng dân tộc và miền núi đảm bảo chất lượng, hiệu quả, đúng quy trình. Tuy nhiên, việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong các văn bản này vẫn rất hạn chế. Nguyên nhân: do không có hướng dẫn lồng ghép giới vào văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp mới ban hành Thông tư 17/2014/TT-BTP ngày 13/8/2014 Quy định về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật); thiếu nguồn lực cần thiết cho hoạt động bình đẳng giới; thiếu các dữ liệu tách biệt về giới; không có ngân sách dành riêng cho lồng ghép giới hoặc các hoạt động cụ thể về giới; thiếu sự hỗ trợ từ phía các chuyên gia kỹ thuật, thiếu các công cụ lồng ghép giới phù hợp với lĩnh vực.
- Tăng cường công tác giám sát việc thực hiện Luật Bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020; giám sát việc lồng ghép giới trong các Luật đảm bảo công bằng, không phân biệt giới, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
- Tiếp tục ưu tiên dành kinh phí cho nhiệm vụ bình đẳng giới, công tác xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn.
2. Kiến nghị đối với Chính phủ
- Ưu tiên lồng ghép các mục tiêu bình đẳng giới vào xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình, chính sách cho vùng dân tộc thiểu số.
- Ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới, hỗ trợ trẻ em, nhất là trẻ em nghèo vùng dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Khi ban hành các chương trình, chính sách cần đảm bảo đủ nguồn lực để thực hiện hiệu quả.
3. Kiến nghị với các Bộ, ngành có liên quan
- Đề nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư căn cứ vào nội dung chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của các Bộ, ngành bố trí đủ nguồn lực kinh phí để thực hiện, trong đó cần quan tâm ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.
- Các Bộ, ngành khi triển khai các hoạt động về bình đẳng giới cần có sự phối hợp chặt chẽ, tránh chồng chéo hoặc phân tán làm giảm hiệu quả của chương trình.
Trên đây là Báo cáo tình hình thực hiện thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011 - 2015 của Ủy ban Dân tộc, kính gửi Quý Cơ quan tổng hợp theo quy định.
| KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM |
1 Báo cáo số 15/BC-UBDT ngày 11/02/2015 về kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và Kế hoạch hoạt động năm 2015 gửi Bộ LĐTBXH; Báo cáo số 23/BC-UBDT ngày 05/3/2015 về tình hình thực hiện Luật Bình đẳng giới và mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 gửi Ủy ban các VĐXH của Quốc hội; Báo cáo số 40/BC-UBDT ngày 05/5/2015 về đánh giá tình hình triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015, đề xuất giai đoạn 2016 - 2020 gửi Bộ LĐTBXH.
2 Cao Bằng, Bắc Kạn, Quảng Trị, Cà Mau, Nghệ An, Phú Thọ, Bình Định, Hậu Giang, Phú Yên, Vĩnh Long.
3 Đại diện cho 04 khu vực: miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Tây Nam Bộ.
4 07 tỉnh khu vực Tây Nguyên tại Gia Lai; 12 tỉnh miền núi phía Bắc tại Yên Bái; 6 tỉnh duyên hải miền Trung tại Hà Tĩnh và 5 tỉnh miền Tây Nam Bộ tại Bạc Liêu.
5 Theo quy định tại Thông tư 97/2010/TT-BTC, cơ quan cử cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước đi tập huấn, hội thảo, tọa đàm phải tự lo kinh phí. Trong khi đó, đối với Ban Dân tộc các tỉnh mặc dù là cơ quan tương đương cấp Sở nhưng biên chế ít, kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động bình đẳng giới không có, nên ít cử cán bộ đi tập huấn hoặc nếu có thì không đủ thành phần, số lượng theo yêu cầu.
6 Kinh phí thực hiện Mô hình năm 2013 là 45 triệu đồng; năm 2014, 2015 là 20 triệu đồng.
- 1Công văn 1666/LĐTBXH-TCCB hướng dẫn hoạt động năm 2017 và báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 1726/LĐTBXH-BĐG năm 2017 báo cáo nhanh kết quả 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Công văn 1735/LĐTBXH-BĐG năm 2017 hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Chỉ thị 10/2007/CT-TTg thi hành Luật Bình đẳng giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 4Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 5Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 6Nghị định 70/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Luật bình đẳng giới
- 7Luật giao thông đường bộ 2008
- 8Quyết định 554/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân nông thôn và đồng bào dân tộc thiểu số từ năm 2009 đến năm 2012” do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 55/2009/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới
- 10Thông tư 97/2010/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chi tổ chức các cuộc hội nghị đối với các cơ quan nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập do Bộ Tài chính ban hành
- 11Quyết định 1241/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Luật khiếu nại 2011
- 13Luật tố cáo 2011
- 14Quyết định 245/QĐ-UBDT năm 2013 phê duyệt 30 xã thực hiện Mô hình thí điểm dịch vụ tư vấn, hỗ trợ về bình đẳng giới do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 15Quyết định 186/QĐ-UBDT năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành
- 16Luật đất đai 2013
- 17Luật Hôn nhân và gia đình 2014
- 18Thông tư 17/2014/TT-BTP về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tư pháp ban hành
- 19Quyết định 2351/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 20Quyết định 498/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án "Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 21Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015
- 22Quyết định 1557/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt chỉ tiêu thực hiện Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ đối với đồng bào dân tộc thiểu số gắn với mục tiêu phát triển bền vững sau năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 23Quyết định 1696/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2016 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 24Công văn 1666/LĐTBXH-TCCB hướng dẫn hoạt động năm 2017 và báo cáo tổng kết 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 25Công văn 1726/LĐTBXH-BĐG năm 2017 báo cáo nhanh kết quả 10 năm thi hành Luật Bình đẳng giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 26Công văn 1735/LĐTBXH-BĐG năm 2017 hướng dẫn triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 27Báo cáo 15/BC-UBDT năm 2015 về kết quả thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới năm 2014 và phương hướng kế hoạch hoạt động năm 2015 của Ủy ban Dân tộc
Báo cáo 10/BC-UBDT năm 2016 tình hình thực hiện pháp luật về bình đẳng giới, chiến lược quốc gia về bình đẳng giới năm 2015 và giai đoạn 2011-2015 do Uỷ ban Dân tộc ban hành
- Số hiệu: 10/BC-UBDT
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 15/01/2016
- Nơi ban hành: Uỷ ban Dân tộc
- Người ký: Sơn Minh Thắng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra