Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 04/BC-UBND

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 06 tháng 01 năm 2020

 

BÁO CÁO

VỀ CÔNG TÁC ĐẢM BẢO AN TOÀN THỰC PHẨM ĐỐI VỚI THỨC ĂN ĐƯỜNG PHỐ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2019

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Công văn số 11148/VPCP-KGVX ngày 05 tháng 12 năm 2019 của Văn phòng Chính phủ về đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố; xét báo cáo số 16/BC-BQLATTP ngày 03 tháng 01 năm 2020 của Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố báo cáo về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố như sau:

I. CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH

Ủy ban nhân dân thành phố luôn quyết liệt, sâu sát chỉ đạo, điều hành triển khai các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm, đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố, thường xuyên chỉ đạo Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố và Ủy ban nhân dân 24 quận - huyện tăng cường công tác hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong lĩnh vực thức ăn đường phố.

Trên cơ sở chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố đã ban hành Kế hoạch số 363/KH-BQLATTP ngày 23 tháng 3 năm 2018 về cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố giai đoạn 2018 - 2019 và Kế hoạch số 2048/KH-BQLATTP ngày 30 tháng 11 năm 2018 về phối hợp quận - huyện xây dựng mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố, đã đề ra các giải pháp cải thiện điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố như: (1) Ban hành tiêu chí về an toàn thực phẩm cho thức ăn đường phố; (2) vận động, tập huấn, tuyên truyền kiến thức an toàn thực phẩm, hỗ trợ khám sức khỏe cho người hành nghề; (3) xây dựng các mô hình thức ăn đường phố điểm - kiểm soát an toàn thực phẩm (tuyến đường, khu phố, phường - xã); (4) vận động xã hội hóa việc trang bị thiết bị, dụng cụ hỗ trợ cho người kinh doanh thức ăn đường phố; (5) tăng cường công tác thanh kiểm tra, xử lý vi phạm. Bên cạnh đó, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố cũng đã hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận - huyện xây dựng và đẩy nhanh các mô hình điểm thức ăn đường phố (Công văn 1407/BQLATTP-QLNĐ ngày 25 tháng 6 năm 2019) và ban hành thang điểm đánh giá công tác đảm bảo an toàn thực phẩm tuyến quận - huyện năm 2019, trong đó thang điểm về đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố chiếm 10/100 điểm (10%) trong tổng số thang điểm chấm điểm quận - huyện.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI

2.1. Công tác truyền thông

Thành phố đã đẩy mạnh hoạt động thông tin về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố như: Các bài viết “Tăng nặng mức phạt đối với các vi phạm an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”; “Trân trọng những đóng góp của doanh nghiệp trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”; “Thực hành tốt vệ sinh, an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố”; “Hoạt động phối hợp quận - huyện cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”.

Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố đã phối hợp với Ủy ban nhân dân quận 4 và quận Tân Bình tổ chức Lễ phát động “Chung tay đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố”, qua đó phát động phong trào xây dựng các mô hình điểm kiểm soát an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại các quận - huyện; đã tổ chức tập huấn về công tác quản lý và kiểm tra an toàn thực phẩm đối với kinh doanh thức ăn đường phố cho cán bộ 24 quận - huyện, 319 phường - xã, thị trấn với 383 người tham dự.

Ủy ban nhân dân quận - huyện đã tổ chức các buổi tuyên truyền an toàn thực phẩm trong các buổi họp khu phố, tổ dân phố cho đối tượng người kinh doanh, người tiêu dùng, đưa nội dung tuyên truyền vào bản tin và hệ thống phát thanh của phường - xã, thị trấn hoặc kết hợp truyền thông trong quá trình kiểm tra, kết quả như sau:

Bảng 1: Bảng tổng hợp hoạt động truyền thông đối với loại hình kinh doanh thức ăn đường phố tại tuyến quận - huyện

STT

Hoạt động

Số lượng

Số người tham gia

1

Nói chuyện

127 buổi

27167

2

Tập huấn

127 lần

6011

3

Hội thảo

2 buổi

109

4

Phát thanh

10200 lần

 

5

Báo viết

121 bài

 

6

Bản tin phường

459 bản

 

7

Tổ chức lễ phát động tháng hành động

139 buổi

7530

8

Bảng led điện tử tuyên truyền

 

 

9

Sản phẩm truyền thông

Băng rôn, khẩu hiệu, pano, phướn

983 bàng

 

Tranh áp - phích

554 tờ

 

Tờ gấp

59711 tờ

 

Băng, đĩa hình

636 cái

 

 

Băng, đĩa âm

629 cái

 

10

Khác

Ký cam kết

2556 lượt

 

2.2. Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Thành phố có 19.353 cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố với 24.264 người tham gia kinh doanh thức ăn đường phố, trong đó: Người kinh doanh được khám sức khỏe định kỳ: 14.819 người, chiếm 61,1%; người kinh doanh được xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm: 15.125 người, chiếm 62.3%.

Tổng số cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố được kiểm tra trong năm 2019 là 17.868/19.353 cơ sở, chiếm 92.3 %, số cơ sở vi phạm là 6.152/17.868 cơ sở, chiếm tỷ lệ 34,4%, trong đó:

- Nhắc nhở: 6.388 cơ sở, chiếm 35.75%;

- Số cơ sở vi phạm bị xử lý: 583 cơ sở, chiếm 9.4%; trong đó:

280 cơ sở bị cảnh cáo, chiếm 48 %;

199 cơ sở bị xử phạt, chiếm 34.1% với số tiền bị xử phạt là 168,650,000 đồng.

32 cơ sở có sản phẩm bị tiêu hủy, chiếm 5.5 %.

Trong năm 2019, Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố đã kiểm tra công tác cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại 24 quận - huyện, qua các công tác kiểm tra đã hướng dẫn quận - huyện các giải pháp nhằm từng bước cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm, yêu cầu đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

Bảng 2: Tổng hợp kết quả kiểm tra xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố năm 2019

STT

Nội dung

Số lượng

Tỷ lệ %

1

Tổng số cơ sở thuộc phạm vi quản lý

19.353

 

2

Tổng số người tham gia kinh doanh TĂĐP

24.264

 

3

Tổng số người được khám sức khỏe

14.819

61,1%

4

Tổng số người được xác nhận kiến thức ATTP

15.125

62,3%

5

Tổng số cơ sở được kiểm tra

17.868

92,3 %

6

Số cơ sở vi phạm (tỷ lệ % so với tổng số cơ sở được kiểm tra)

6.152

34,4%

7

Số cơ sở vi phạm bị xử lý (tỷ lệ % so với số cơ sở vi phạm)

583

9,4%

8.1

Hình thức phạt chính

 

 

 

Số cơ sở bị cảnh cáo

180

48,0 %

 

Số cơ sở bị phạt tiền

199

34,1%

 

Tổng số tiền phạt (Đồng)

168.650.000

 

8.2

Hình thức phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả

 

 

 

Số cơ sở bị đóng cửa

0

 

 

Số cơ sở có sản phẩm bị tiêu hủy

32

5,5 %

 

Số loại sản phẩm bị tiêu hủy

24,1 kg mì vàng; 0,2kg tàu hủ ky; 1 kg chả; 6 con gà

9

Số cơ sở vi phạm nhưng không bị xử lý (chỉ nhắc nhở)

6.388

93,4

10

Tổng số xét nghiệm tại labo (hóa lý, vi sinh)

0

0

11

Tổng số xét nghiệm nhanh:

Formon: 431 mẫu, không đạt 2 mẫu.

Hàn the: 1782 mẫu, không đạt 115 mẫu.

Độ sạch dụng cụ: 797 mẫu, không đạt 48 mẫu.

Độ ôi khét dầu mỡ: 102 mẫu, không đạt 4 mẫu.

Phẩm màu: 27 mẫu, không đạt 0 mẫu.

Dư lượng thuốc trừ sâu: 44 mẫu, không đạt 09 mẫu

3.183 mẫu

178 mẫu không đạt

Bảng 3: Phân tích các hành vi vi phạm 10 tiêu chí/tổng cơ sở vi phạm

STT

Các hành vi vi phạm chủ yếu

Số vi phạm

Tỷ lệ %

1

Nơi kinh doanh chưa cách biệt nguồn ô nhiễm (cống rãnh, rác thải, công trình vệ sinh, nơi bày bán gia súc, gia cầm...).

597

9,7

2

Thức ăn bày bán chưa để cao cách mặt đất ít nhất 60 cm.

458

7,4

3

Thức ăn chưa được che đậy, bảo quản hợp vệ sinh, chống được ruồi, bụi bẩn, mưa nắng và các loại côn trùng, động vật khác...

745

12,1

4

Để lẫn thực phẩm sống và thức ăn chín.

416

6,7

5

Không có dụng cụ xúc, gắp thực phẩm sạch sẽ/ găng tay sử dụng một lần khi tiếp xúc trực tiếp với thức ăn chín.

786

12,7

6

Chưa đảm bảo có đủ nước và nước đá sạch phù hợp với quy định.

1.027

16,6

7

Người kinh doanh TĂĐP chưa được khám sức khỏe.

5.881

95,6

8

Người kinh doanh TĂĐP chưa được xác nhận kiến thức ATTP.

3.974

64,6

9

Chưa thực hiện ghi chép sổ theo dõi nguồn gốc thực phẩm.

4.577

74,5

10

Chưa có đủ dụng cụ, túi đựng chất thải, rác thải kín và hợp vệ sinh.

1.310

21,3

Qua công tác thanh tra, kiểm tra, thành phố đã kịp thời hướng dẫn các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm, đảm bảo về an toàn thực phẩm và phòng, chống ngộ độc thực phẩm.

2.3. Xây dựng mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố

Ủy ban nhân dân thành phố đã chỉ đạo 24 quận - huyện xây dựng và duy trì mô hình phường - xã điểm trên địa bàn quản lý, các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố trên địa bàn đã chấp hành đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm cũng như tuân thủ các điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố.

Bảng 4: Kết quả kiểm tra điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố đối với mô hình phường - xã điểm năm 2019

Phường - xã điểm

Quận - Huyện

Số cơ sở

Số người kinh doanh

Số cơ sở đạt 10 tiêu chí điều kiện ATTP TĂĐP

Tỷ lệ (%)

Tân Thành

Tân Phú

102

105

102

100

1 → 15

5

308

456

285

92,5

An Thới Đông, Thạnh An

Cần Giờ

21

21

19

90,0

12

4

77

103

67

87,0

An Lạc A

Bình Tân

79

87

68

86,2

13, 27

Bình Thạnh

115

115

95

82,6

3, 4, 5, 7, 9, 13

6

595

727

480

80,7

2

3

110

114

73

66,7

Tân Thuận Đông

7

43

155

28

65,0

Bình Thọ, Linh Đông

Thủ Đức

68

68

40

59,0

Thạnh Lộc

12

44

52

22

50,0

Phạm Văn Cội

Củ Chi

12

12

6

50,0

Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân các quận - huyện cũng đã triển khai xây dựng các mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm trong kinh doanh thức ăn đường phố bao gồm như sau:

Bảng 5: Tổng hợp các mô hình điểm kiểm soát điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố năm 2019

STT

Quận - Huyện

Số lượng mô hình điểm

Phường - xã

Khu thức ăn điểm

Tuyến đường bảo đảm ATTP TĂĐP

Tuyến đường không kinh doanh TĂĐP

1

1

0

2

0

2

2

2

0

5

0

1

3

3

1

2

0

1

4

4

1

1

0

1

5

5

0

1

15

2

6

6

6

1

0

1

7

7

1

0

0

0

8

8

0

1

0

1

9

10

1

0

1

1

10

11

0

6

12

5

11

12

1

0

2

1

12

Tân Bình

1

2

0

1

13

Tân Phú

11

1

1

11

14

Thủ Đức

2

1

12

12

15

Phú Nhuận

4

1

1

1

16

Gò Vấp

0

1

0

2

17

Bình Tân

1

0

1

1

18

Bình Thạnh

2

1

1

2

19

Bình Chánh

0

0

1

2

20

Hóc Môn

1

0

1

0

21

Củ Chi

1

0

1

1

22

Nhà Bè

0

1

0

1

23

Cần Giờ

2

1

1

1

TỔNG

36

29

50

51

III. NHẬN XÉT

3.1. Thuận lợi:

Công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành và các đoàn thể, đặc biệt công tác là phối hợp của các đơn vị liên quan, các tổ chức chính trị xã hội quận - huyện, phường - xã, thị trấn trong việc triển khai các hoạt động truyền thông, giám sát đối với kinh doanh thức ăn đường phố.

Công tác hướng dẫn thực hiện, chấn chỉnh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm thức ăn đường phố theo Luật An toàn thực phẩm được thực hiện kịp thời. Công tác truyền thông được thực hiện đa dạng, hình thức phong phú, một số địa phương được Ủy ban nhân dân quận - huyện hỗ trợ trong công tác lắp đặt các pano tuyên truyền về tiêu chí kinh doanh thức ăn đường phố và biển báo tại các tuyến đường không kinh doanh thức ăn đường phố đã nâng cao ý thức người dân trong đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

3.2. Khó khăn:

Công tác quản lý an toàn thực phẩm thức ăn đường phố do tuyến phường - xã quản lý nhưng chưa có cán bộ chuyên trách mà chủ yếu làm công tác kiêm nhiệm, chưa qua đào tạo chuyên ngành và thường xuyên thay đổi nên gặp nhiều khó khăn trong công tác quản lý và tham mưu thực hiện quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố.

Công tác kiểm tra, xử phạt hành chính trong kinh doanh thức ăn đường phố có thực hiện nhưng chưa triệt để, chỉ dừng lại mức cảnh cáo, nhắc nhở, chưa có chế tài mạnh để xử lý các đối tượng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Tình trạng vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm chủ yếu là người kinh doanh chưa được cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ đầy đủ; nguồn gốc nguyên liệu không có hóa đơn chứng từ, chưa thực hiện ghi chép sổ quản lý nguồn nguyên liệu, điều kiện vệ sinh môi trường, nơi chế biến và trang thiết bị dụng cụ chưa đảm bảo,...

Các hộ kinh doanh thức ăn đường phố thường buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động trong một thời gian ngắn và không cố định trên địa bàn, người kinh doanh thức ăn đường phố đa số là hộ nghèo, nên thiếu trang thiết bị, chưa chấp hành đầy đủ theo quy định về an toàn thực phẩm: Thiếu cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm, khám sức khỏe của người kinh doanh, điều kiện nơi chế biến chưa đảm bảo, nguồn nguyên liệu thực phẩm để chế biến, kinh doanh thức ăn đường phố chưa thể hiện nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,...; điều kiện cơ sở vật chất đối với các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố còn mang tính tạm thời, không cố định, thiếu đầu tư...

Kinh phí phục vụ cho công tác quản lý thức ăn đường phố cũng như duy trì các mô hình điểm, tổ chức cập nhật kiến thức an toàn thực phẩm và khám sức khỏe cho người kinh doanh thức ăn đường phố còn hạn chế.

Khó quy hoạch được các khu phố, tuyến đường kinh doanh thức ăn đường phố tập trung vì quỹ đất của địa phương hạn hẹp, các tuyến đường có vỉa hè nhỏ, không đủ diện tích để sắp xếp, bố trí. Đồng thời ý thức của người tiêu dùng chưa cao trong quá trình ăn uống tại các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố (còn vứt rác bừa bãi, không vứt rác vào các thùng rác đã được trang bị,...).

IV. PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2020

- Tiếp tục tăng cường công tác truyền thông, tuyên truyền, phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm cho người kinh doanh thức ăn đường phố bằng nhiều hình thức (cấp phát các ấn phẩm tuyên truyền: Băng rôn, pano, tờ gấp, đĩa phóng sự,...); xây dựng chương trình phát thanh, tuyên truyền trên hệ thống phát thanh của phường - xã, thị trấn.

- Tiếp tục giám sát việc triển khai kế hoạch cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại quận - huyện; định kỳ rà soát và tổng hợp danh sách các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố tại địa phương.

- Tổ chức tập huấn công tác quản lý, nghiệp vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính, hướng dẫn sử dụng xét nghiệm nhanh cho cán bộ quản lý an toàn thực phẩm tuyến quận - huyện và phường - xã, thị trấn.

- Tiếp tục công tác vận động xã hội hóa hỗ trợ các cơ sở kinh doanh thức ăn đường phố có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đồng thời vận động người kinh doanh thức ăn đường phố tự trang bị các dụng cụ hỗ trợ kinh doanh; hỗ trợ việc xử lý rác thải và cung cấp nguồn nước sạch cho khu kinh doanh thức ăn đường phố điểm tại địa phương.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với loại hình thức ăn đường phố tại quận - huyện; thường xuyên kiểm tra, giám sát, hỗ trợ các phường - xã, thị trấn trong công tác quản lý thức ăn đường phố định kỳ hàng quý, năm.

- Tiếp tục duy trì các mô hình điểm về kinh doanh thức ăn đường phố đang hoạt động tại địa phương, đảm bảo mỗi quận - huyện có từ 01 - 02 mô hình/năm;

- Trang bị cho các phường - xã điểm các thiết bị kiểm tra, giám sát nhanh các chỉ tiêu hóa học (hàn the, formol, độ sạch dụng cụ,...) đối với kinh doanh thức ăn đường phố.

- Tăng cường công tác phối hợp chặt chẽ giữa Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố với các đoàn thể, tổ chức chính trị trong công tác đảm bảo an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác quản lý an toàn thực phẩm thức ăn đường phố tại Ban Quản lý An toàn thực phẩm thành phố, qua đó đánh giá các kết quả đạt được trong quá trình triển khai và đề xuất các giải pháp cải thiện điều kiện an toàn thực phẩm thức ăn đường phố.

Trên đây là báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố năm 2019./.

 


Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Chính phủ; Bộ Y tế;
- TT. Thành ủy; TT. HĐND TP;
- TTUB: CT, các PCT;
- UBMTTQ VN TP;
- BQL ATTP TP; UBND quận - huyện;
- VPUB: CPVP; Phòng VX, TH;
- Lưu: VT(VX-VP).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ
TỊCH




Lê Thanh
Liêm

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Báo cáo 04/BC-UBND năm 2020 về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm đối với thức ăn đường phố trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

  • Số hiệu: 04/BC-UBND
  • Loại văn bản: Báo cáo
  • Ngày ban hành: 06/01/2020
  • Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
  • Người ký: Lê Thanh Liêm
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản