Mục 1 Chương 16 Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Mục 1. QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 267. Mục đích bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát[93]
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn do người lái tàu và nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn sử dụng tàu bay có trang bị phù hợp thực hiện nhằm mục đích kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát trên mặt đất và theo dõi, đánh giá chất lượng hệ thống, thiết bị dẫn đường vô tuyến dựa vào vệ tinh.
Điều 268. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ[94]
Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ bao gồm: VOR, NDB, GP, LLZ, đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons), DME, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay, GBAS, hệ thống PSR, hệ thống SSR, hệ thống ADS-B.
Điều 269. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại[95]
1. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu:
a) VOR;
b) NDB;
c) GP;
d) LLZ;
đ) Đài chỉ mốc vô tuyến (Marker beacons);
e) DME;
g) Hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay;
h) GBAS;
i) Hệ thống PSR;
k) Hệ thống SSR;
l) Hệ thống ADS-B.
2. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại sau khi thay đổi ăng-ten, sửa chữa lớn có liên quan đến việc phát xạ của ăng-ten, có kết luận chính thức hệ thống, thiết bị liên quan là nguyên nhân gây ra sự cố tai nạn tàu bay. Việc bay kiểm tra, hiệu chuẩn thực hiện theo hướng dẫn của ICAO về bay kiểm tra hiệu chuẩn.
Điều 270. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
1. Chức năng và nhiệm vụ của cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở này.
2. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị phải đảm bảo ba bộ phận: tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn; tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn; hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Tổ bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có ít nhất 02 người lái tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và 02 nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
3. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức.
Điều 271. Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
1. Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị khi thực hiện nhiệm vụ phải có giấy phép, năng định còn hiệu lực.
2. Nhiệm vụ của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị được quy định tại tài liệu hướng dẫn khai thác của cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị.
Điều 272. Yêu cầu cơ bản đối với tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải đáp ứng yêu cầu quy định tại Tài liệu 8071 của ICAO về kiểm tra thiết bị phụ trợ dẫn đường vô tuyến.
2. Tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải được cơ quan có thẩm quyền theo quy định đánh giá chất lượng về cấp độ chính xác (CAT. 1, 2, 3) xác nhận đáp ứng yêu cầu (về kỹ thuật lái tàu bay, hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn, mức độ chính xác của thiết bị đo lường, xử lý và hiển thị).
Điều 273. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Hệ thống, thiết bị trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng để xác định hiệu lực tín hiệu vô tuyến của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát dưới mặt đất đảm bảo mức độ đo lường thực hiện ở mức cao nhất trong giới hạn quy định.
2. Thành phần cơ bản của hệ thống, thiết bị trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn bao gồm:
a) Các máy thu, phát và ăng-ten đồng bộ;
b) Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn;
c) Thiết bị xử lý và hiển thị;
d) Thiết bị ghi dữ liệu.
3. Hệ thống, thiết bị này phải được định kỳ kiểm chuẩn, hiệu chuẩn theo quy định của nhà sản xuất thiết bị nhằm duy trì độ chính xác theo tiêu chuẩn kèm tài liệu về phương thức kiểm chuẩn, hiệu chuẩn và hồ sơ ghi chép kết quả kiểm chuẩn, hiệu chuẩn đối với từng hệ thống, thiết bị.
4. Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn; thiết bị, phụ tùng dự phòng thay thế phải được bảo quản phù hợp với quy định của nhà sản xuất thiết bị.
5. Tổng sai số của toàn bộ hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải nhỏ hơn 5 lần chất lượng công bố của tín hiệu dẫn đường mặt đất.
6. Khi hệ thống, thiết bị trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng chung giữa người lái tàu bay và nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn thì nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn chịu trách nhiệm kiểm soát thiết bị trong khi bay.
7. Máy thu trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp cả thông tin dẫn đường tương tự thiết bị của tàu bay và thông tin dẫn đường cho kiểm tra, hiệu chuẩn.
8. Dữ liệu do máy thu trên tàu bay, hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phát ra phải được xử lý và hiển thị. Việc xử lý dữ liệu phải được thực hiện bằng cách so sánh thông tin của hệ thống, thiết bị mặt đất và thông tin của hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn.
9. Phải có thiết bị để in dữ liệu và kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
10. Ăng-ten trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải được kiểm tra diện rộng và kiểm chuẩn, hiệu chuẩn để xác minh chất lượng, phục vụ cho việc kiểm tra tầm phủ sóng của thiết bị mặt đất.
11. Phải kiểm định, hiệu chuẩn và xác định độ lợi ăng-ten sử dụng cho việc đo lường cường độ từ trường chính xác (bao gồm cả cáp dẫn, chuyển mạch, thiết bị chia công suất). Ăng-ten phải có đặc tính đo được toàn bộ dải tần số sử dụng tại các hướng bay trong khi thực hiện phương thức đo lường. Phải áp dụng các đặc tính độ lợi ăng-ten theo thời gian thực khi dữ liệu được đưa vào và hiển thị hoặc được xử lý sau để cho ra dữ liệu báo cáo cuối cùng. Phải sử dụng ăng-ten có giản đồ vô hướng cho việc đo lường cường độ từ trường, khi bay hiệu chuẩn ILS Cấp 2 và ILS Cấp 3.
12. Lắp đặt ăng-ten trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn:
a) Đối với tàu bay cánh quạt, vị trí đặt ăng-ten phải đảm bảo không bị can nhiễu bởi hiệu ứng điều chế cánh quạt;
b) Ăng-ten ra đa khí tượng, nếu được lắp đặt, phải đảm bảo hướng di chuyển của nó không ảnh hưởng đến hoạt động của ăng-ten thu GP;
c) Trường hợp có nối ghép qua nhau giữa các ăng-ten thu và ăng-ten phát như VHF không - địa và VOR, LLZ cần đảm bảo phân cách phù hợp để không gây can nhiễu lẫn nhau;
d) Phải xem xét cấu trúc tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi lựa chọn vị trí lắp đặt ăng-ten. Nếu cần bề mặt tiếp mát tốt, không được lắp đặt ăng-ten gần các mối nối của các loại vật liệu;
đ) Máy thu phục vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn cần sử dụng ăng-ten riêng biệt. Trường hợp sử dụng một ăng-ten cho hai hoặc nhiều máy thu thì phải kiểm tra để đảm bảo khi điều chỉnh máy thu thứ hai toàn bộ dải tần không ảnh hưởng mức tín hiệu đến máy thu sử dụng cho đo lường vùng phủ sóng;
e) Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải sử dụng phần mềm và các đầu vào từ các bộ cảm biến máy thu để hiệu chỉnh sự ảnh hưởng đến các vị trí tương đối của ăng-ten đo lường và vị trí của hệ thống theo dõi được quan sát từ mặt đất, khi tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn thay đổi độ cao;
g) Máy thu kiểm tra, hiệu chuẩn được sử dụng cho hiệu chuẩn, kiểm chuẩn thiết bị phát xung như DME, ra đa phải cung cấp tín hiệu video của thiết bị.
13. Xử lý, hiển thị và ghi dữ liệu bay kiểm tra, hiệu chuẩn:
a) Hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải gồm cả máy tính được sử dụng để đọc dữ liệu từ các bộ cảm biến, hệ thống quy chiếu chuẩn và máy thu bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Máy tính xử lý dữ liệu so sánh thông tin dẫn đường của thiết bị và thông tin định vị chuẩn. Máy tính phải có khả năng xác định các thông số thiết bị (độ rộng hướng, độ chính xác thẳng hàng LLZ thuộc hệ thống ILS và các thông số cần thiết khác);
b) Thông tin liên quan về dẫn đường của thiết bị, quy chiếu vị trí chuẩn (định vị chuẩn), dung sai của thiết bị và thông tin bổ sung của máy thu như cường độ từ trường phải được hiển thị cho nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn trên tàu bay bằng thiết bị số trên màn hình máy tính;
c) Máy in được sử dụng để in kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Dữ liệu được chú thích một cách thích hợp bởi nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn hoặc bởi hệ thống xử lý dữ liệu tự động;
d) Dữ liệu thô và dữ liệu đã tính toán được ghi lại trên đĩa và lưu trữ theo quy định để phục vụ công tác điều tra liên quan.
14. Việc tích hợp hệ thống trên tàu bay không được làm ảnh hưởng đến việc cấp chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay. Mỗi một sửa đổi phải được ghi lại trong tài liệu kỹ thuật của tàu bay cùng với sự chấp thuận của nhà sản xuất hoặc của cơ quan cấp chứng chỉ đủ điều kiện bay của tàu bay. Nếu việc tích hợp này bắt buộc bất kỳ giới hạn chất lượng hoặc hạn chế khai thác nào đối với tàu bay, phải được ghi rõ trong tài liệu kỹ thuật của tàu bay.
Điều 274. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn
1. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp thông tin định vị chuẩn để xác định độ chính xác của hệ thống, thiết bị được bay kiểm tra, hiệu chuẩn. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn độc lập so với hệ thống, thiết bị đang được bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
2. Để xác định độ chính xác của tín hiệu dẫn đường, các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải có thông tin chuẩn về vị trí do hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn cung cấp.
Điều 275. Kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Các thiết bị phát tín hiệu chuẩn dùng để hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn và thiết bị đo lường trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn phải được kiểm định, hiệu chuẩn theo quy định của Việt Nam về hoạt động kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm phương tiện đo, chuẩn đo lường và quy định của nhà sản xuất thiết bị.
2. Đối với thiết bị mà việc kiểm định, hiệu chuẩn không thực hiện được tại Việt Nam, việc thuê kiểm định, hiệu chuẩn tại tổ chức nước ngoài phải thông báo Cục Hàng không Việt Nam trước khi thực hiện.
Điều 276. Thứ tự ưu tiên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Bay kiểm tra, hiệu chuẩn được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau:
1. Ưu tiên 1: bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt.
2. Ưu tiên 2: bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu; bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ.
3. Ưu tiên 3: bay khảo sát vị trí.
Điều 277. Kiểm tra hệ thống, thiết bị mặt đất trước khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Trước khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn, hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát trên mặt đất phải được nhân viên dẫn đường, giám sát kiểm tra thực tế.
2. Dữ liệu kết quả kiểm tra mặt đất được sử dụng để so sánh với dữ liệu kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn và phục vụ công tác bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
Điều 278. Thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát[96]
Hệ thống, thiết bị dẫn đường giám sát phải được bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ như sau:
1. ILS (CAT.1, 2), GBAS (CAT.1, 2): 06 tháng một lần;
2. NDB, VOR, hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay: 12 tháng một lần;
3. DME, PAPI: định kỳ tương ứng với thiết bị ILS, VOR liên quan lắp đặt cùng;
4. PSR, SSR, ADS-B: 01 năm một lần để kiểm tra các mã số giám sát đặc biệt, 03 năm một lần để đánh giá tầm phủ và chất lượng hệ thống thiết bị.
Điều 279. Điều chỉnh thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường[97]
Trong trường hợp hệ thống, thiết bị dẫn đường VOR/DME, NDB có 04 lần bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ liên tục mà không cần phải điều chỉnh máy phát, dung sai vẫn duy trì được trong dung sai cho phép và có sự tương quan tốt giữa dữ liệu hồ sơ kiểm tra mặt đất và dữ liệu hồ sơ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, Cục Hàng không Việt Nam xem xét gia hạn thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ thêm 12 tháng.
Điều 280. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm
1. Thời gian ban đêm được tính từ lúc mặt trời lặn đến lúc mặt trời mọc.
2. Trường hợp bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào ban đêm, cần xem xét ảnh hưởng của môi trường ban đêm đối với tín hiệu được phát xạ và đánh giá sự khác biệt kết quả đo lường ban đêm so với kết quả đo lường ban ngày.
3. Khi thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm, tại khu vực có chướng ngại vật, phải bay cao hơn 300 m (1000 ft) so với độ cao hoặc mực bay sử dụng ban ngày. Trường hợp cần phải kiểm tra thông số của hệ thống, thiết bị phụ trợ dẫn đường thì phải thay đổi cự ly nằm ngang để duy trì góc đứng không đổi tính từ vị trí của hệ thống, thiết bị phụ trợ dẫn đường tương ứng.
4. Không được thực hiện bay kiểm tra, hiệu chuẩn đài GP ở mức thấp dưới đường trượt theo tiêu chuẩn hệ thống ILS trong thời gian ban đêm hoặc lúc mức ánh sáng tự nhiên thấp.
5. Báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào ban đêm cần ghi rõ thời gian bay vào ban đêm.
Điều 281. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay
1. Nội dung bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay bao gồm:
a) Đèn tiếp cận: tầm nhìn, cường độ sáng, màu sắc, góc ngẩng;
b) Đèn chớp: tầm nhìn, sự rõ ràng, tốc độ chớp;
c) Đèn thềm đường cất hạ cánh: tầm nhìn, cường độ sáng;
d) Đèn vùng chạm bánh: tầm nhìn, cường độ sáng, độ thẳng hàng;
đ) Đèn lề và đèn tim đường cất hạ cánh: tính liên tục, màu sáng, cường độ sáng và độ thẳng hàng;
e) Đèn pha xoay: cường độ sáng và vận tốc quay;
g) PAPI: tầm nhìn, cường độ sáng, màu sắc, góc ngẩng.
2. Tại sân bay chưa sử dụng phương thức bay bằng thiết bị, phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn tín hiệu vào ban đêm để xác định sự thích hợp của hệ thống đèn này trước khi quyết định tiêu chuẩn khai thác tối thiểu vào ban đêm.
Điều 282. Hệ tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Hệ tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn là hệ tọa độ toàn cầu (WGS-84).
Điều 283. Dữ liệu cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Dữ liệu về danh mục hệ thống, thiết bị được bay kiểm tra, hiệu chuẩn (tên đài, trạm, đài hiệu, tần số, tọa độ WGS-84 và hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn); nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn; phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn và dữ liệu có liên quan khác phải được chuẩn bị chính xác, đầy đủ và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 284. Phối hợp giữa bay kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị mặt đất
1. Nhân viên dẫn đường, giám sát được phép tham gia và thực hiện hiệu chỉnh các thông số hệ thống, thiết bị mặt đất theo đúng tiêu chuẩn quy định trên cơ sở yêu cầu của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn trong quá trình bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
2. Thiết bị thu phát thoại VHF AM không - địa được trang bị thêm trên tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn và thiết bị thu phát thoại VHF AM không - địa di động dưới mặt đất được dùng để liên lạc hai chiều giữa nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn trên tàu bay và nhân viên kỹ thuật hiệu chỉnh hệ thống, thiết bị mặt đất. Liên lạc này không được gây can nhiễu đối với liên lạc thoại VHF AM không - địa của dịch vụ điều hành bay.
Điều 285. Xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
Tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn được xác định như sau:
1. Sử dụng được không hạn chế: hệ thống, thiết bị cung cấp tín hiệu trong không gian đáp ứng hoàn toàn các tham số và tiêu chuẩn được quy định trong khu vực phủ sóng của hệ thống, thiết bị.
2. Sử dụng có hạn chế: hệ thống, thiết bị cung cấp tín hiệu trong không gian không đáp ứng toàn bộ tham số và tiêu chuẩn được quy định trong khu vực phủ sóng của hệ thống, thiết bị, nhưng an toàn cho việc sử dụng trong giới hạn xác định. Trường hợp hệ thống, thiết bị có thể không an toàn cho hoạt động bay, không được phân loại sử dụng hạn chế hoặc sử dụng có giới hạn.
3. Không sử dụng được: hệ thống, thiết bị không sẵn sàng cho sử dụng khai thác do cung cấp các tín hiệu sai hoặc không an toàn hoặc cung cấp các tín hiệu mà không kiểm soát được chất lượng trong không gian.
Điều 286. Thẩm quyền xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Cục Hàng không Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn.
2. Việc xác định dựa trên:
a) Đánh giá, xác nhận của nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn về tình trạng hệ thống, thiết bị;
b) Báo cáo của nhân viên bảo dưỡng thiết bị mặt đất;
c) Kết quả theo dõi, giám sát bay kiểm tra, hiệu chuẩn của Cục Hàng không Việt Nam.
Điều 287. Thông báo thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị
1. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát có tiêu chuẩn khác biệt so với tiêu chuẩn ICAO phải được Cục Hàng không Việt Nam công bố trong AIP Việt Nam và thông báo chính thức cho ICAO.
2. Việc thay đổi tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát có hiệu lực lâu dài phải được Cục Hàng không Việt Nam thông báo cho người khai thác tàu bay và công bố trong AIP.
3. Việc thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát đột xuất và tạm thời cần phải được tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không thông báo ngay cho người khai thác tàu bay bằng NOTAM.
4. Việc thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát do bay kiểm tra, hiệu chuẩn phát hiện được, phải được tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không thông báo ngay cho người khai thác tàu bay bằng NOTAM. Cục Hàng không Việt Nam thu hồi giấy phép khai thác đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường có tình trạng không sử dụng được hoặc cho phép hoạt động ở chế độ thử hoặc để bảo dưỡng.
5. Tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không phải thông báo dừng cung cấp dịch vụ đối với hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát đang trong thời gian được bay kiểm tra, hiệu chuẩn (trừ hệ thống, thiết bị chỉ được bay kiểm tra đài hiệu hoặc kiểm tra giải mã nhận dạng tàu bay).
Điều 288. Duy trì dữ liệu và báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn
1. Tổ chức cung cấp dịch vụ dẫn đường, giám sát hàng không chịu trách nhiệm đảm bảo lưu trữ dữ liệu đầy đủ ít nhất 05 năm để phục vụ công tác giám sát chất lượng của hệ thống, thiết bị.
2. Báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và hồ sơ ghi dữ liệu phải được duy trì tại thiết bị cùng với các báo cáo và hồ sơ ghi dữ liệu trong thời hạn 05 năm. Các báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn đặc biệt được thực hiện trong thời gian này phải được lưu trong hồ sơ.
Văn bản hợp nhất 36/VBHN-BGTVT năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 36/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 14/08/2024
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/08/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng[2]
- Điều 3. Quy ước viết tắt
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Các cơ sở ANS
- Điều 6. Đảm bảo hệ thống văn bản tài liệu nghiệp vụ bảo đảm hoạt động bay
- Điều 7. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam và Cảng vụ hàng không[19]
- Điều 8. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
- Điều 9. Trách nhiệm của người khai thác tàu bay
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan
- Điều 11. Nguyên tắc áp dụng quy tắc bay
- Điều 12. Trách nhiệm của người chỉ huy tàu bay
- Điều 13. Quy tắc bay tổng quát, VFR, IFR
- Điều 14. Các ATS
- Điều 15. Cơ sở ATS và cơ sở ATFM
- Điều 16. Đảm bảo hệ thống kỹ thuật, trang bị, thiết bị
- Điều 17. Nhân viên không lưu
- Điều 18. Khu vực trách nhiệm quản lý, điều hành bay
- Điều 19. Cung cấp tin tức giữa cơ sở ATS và người khai thác tàu bay
- Điều 20. Hiệp đồng giữa HKDD và quân sự
- Điều 21. Thông báo, hiệp đồng về hoạt động có khả năng gây nguy hiểm đối với tàu bay dân dụng
- Điều 22. Hiệp đồng giữa cơ sở ATS và cơ sở MET
- Điều 23. Hiệp đồng giữa cơ sở ATS và cơ sở AIS
- Điều 24. Độ cao bay an toàn thấp nhất
- Điều 25. Giờ sử dụng trong ATS
- Điều 26. Xử lý tình huống khẩn nguy trong khi bay
- Điều 27. Xử lý trường hợp tàu bay bị lạc đường, không được nhận dạng
- Điều 28. Xử lý đối với việc bay chặn tàu bay dân dụng
- Điều 29. Trang bị và sử dụng thiết bị báo cáo độ cao khí áp
- Điều 30. Quản lý an toàn ATS
- Điều 31. Sử dụng ngôn ngữ
- Điều 32. Kế hoạch ứng phó không lưu
- Điều 33. Ghi và lưu trữ số liệu về không lưu
- Điều 34. Dịch vụ điều hành bay
- Điều 35. Cơ sở điều hành bay
- Điều 36. Các hình thức phân cách giữa các tàu bay
- Điều 37. Giá trị phân cách tối thiểu
- Điều 38. Nội dung huấn lệnh kiểm soát không lưu
- Điều 39. Phối hợp cấp huấn lệnh
- Điều 40. Phương thức ứng phó trường hợp bất thường trong điều hành bay
- Điều 41. Dịch vụ thông báo bay
- Điều 42. Dịch vụ tư vấn không lưu
- Điều 43. Dịch vụ báo động
- Điều 44. Các giai đoạn khẩn nguy
- Điều 45. Nội dung thông báo cho cơ sở SAR
- Điều 46. Thông báo cho người khai thác tàu bay, thông báo cho tàu bay đang hoạt động gần tàu bay lâm nguy, lâm nạn
- Điều 47. Chi tiết về dịch vụ điều hành bay, thông báo bay, báo động, đảm bảo thông tin liên lạc và cung cấp tin tức cho cơ sở ATS[26]
- Điều 48. AIS
- Điều 49. Cơ sở AIS
- Điều 50. Nhân viên AIS
- Điều 51. Cung cấp, trao đổi tin tức hàng không và ấn phẩm AIS
- Điều 52. Bản quyền
- Điều 53. Các yêu cầu về AIM
- Điều 54. Nguồn thu thập tin tức hàng không
- Điều 55. Nội dung dữ liệu hàng không và tin tức hàng không; kiểm tra, xác nhận dữ liệu hàng không và tin tức hàng không[30]
- Điều 56. Hệ thống quản lý chất lượng
- Điều 57. Hệ thống quản lý an toàn
- Điều 58. Các quy định khác
- Điều 59. Yêu cầu về xử lý, phát hành tin tức hàng không
- Điều 60. Các trường hợp khởi tạo và phát hành NOTAM
- Điều 61. Các trường hợp không yêu cầu khởi tạo và phát hành NOTAM[35]
- Điều 62. Chi tiết về NOTAM
- Điều 63. Thời hạn và cách thức cung cấp tin tức phù hợp phát hành NOTAM
- Điều 64. Bản danh mục NOTAM còn hiệu lực của Việt Nam
- Điều 65. NOTAM nhắc lại[39]
- Điều 66. AIP Việt Nam
- Điều 67. Tập tu chỉnh AIP Việt Nam
- Điều 68. Tập bổ sung AIP Việt Nam
- Điều 69. AIP điện tử (eAIP)
- Điều 70. Các trường hợp phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC và quy định về việc phát hành tin tức theo chu kỳ AIRAC[43]
- Điều 71. Cung cấp tin tức dạng bản giấy
- Điều 72. Cung cấp tin tức dạng điện tử
- Điều 75. Cung cấp dịch vụ thông báo tin tức hàng không sân bay[45]
- Điều 76. PIB
- Điều 77. Cung cấp PIB[48]
- Điều 78. Cập nhật PIB[49]
- Điều 79. Thông báo tin tức và báo cáo sau khi bay
- Điều 80. Xử lý tin tức sau chuyến bay[51]
- Điều 83. Công bố thông tin về hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 84. Mã số, địa chỉ kỹ thuật hệ thống, thiết bị
- Điều 85. Thời gian và tọa độ của đài, trạm, hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 86. Thiết bị dự phòng
- Điều 87. Nguồn điện chính và dự phòng
- Điều 88. Ghi thông tin về bảo dưỡng, sữa chữa, cải tiến hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 89. Kết nối, sử dụng thông tin, dữ liệu trên kênh thông tin liên lạc hàng không
- Điều 90. Đầu tư, lắp đặt, cải tạo, nâng cấp hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 91. Đưa hệ thống, thiết bị CNS mới vào khai thác
- Điều 92. Báo cáo sự cố thiết bị
- Điều 93. Bảo vệ an toàn khai thác hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 94. Tạm dừng, chấm dứt khai thác hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 95. Thông báo tình trạng hoạt động của hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 96. Sản xuất hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 97. Hoạt động thử hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 98. Quản lý chất lượng và bảo trì hệ thống, thiết bị CNS
- Điều 99. Yêu cầu thiết bị kiểm tra, đo lường tại đài, trạm, cơ sở CNS
- Điều 100. Kiểm định, hiệu chuẩn thiết bị kiểm tra, đo lường
- Điều 101. Quy định chung
- Điều 102. Cơ sở CNS
- Điều 103. Nhân viên CNS
- Điều 104. Ghi, lưu trữ các tham số cung cấp dịch vụ CNS
- Điều 105. Cung cấp dịch vụ CNS cho tổ chức nước ngoài
- Điều 106. Hiệp đồng trách nhiệm cung cấp dịch vụ CNS
- Điều 107. Đăng ký, sử dụng tần số vô tuyến điện
- Điều 108. Quản lý, phối hợp và đăng ký quốc tế tần số vô tuyến điện thuộc băng tần nghiệp vụ hàng không
- Điều 109. Phối hợp xử lý can nhiễu tần số vô tuyến điện
- Điều 110. Chi tiết về CNS[59]
- Điều 111. Nội dung dịch vụ khí tượng hàng không
- Điều 112. Cơ sở MET
- Điều 113. Hệ thống kỹ thuật, thiết bị khí tượng hàng không
- Điều 114. Nhân viên khí tượng hàng không
- Điều 115. Quản lý chất lượng dịch vụ khí tượng hàng không
- Điều 116. Quan trắc, báo cáo khí tượng sân bay
- Điều 117. Quan trắc, báo cáo thời tiết từ tàu bay
- Điều 118. Bản tin dự báo, cảnh báo thời tiết
- Điều 119. Dự báo thời tiết tại sân bay (TAF, TAF AMD)
- Điều 120. Bản tin dự báo thời tiết phục vụ hạ cánh (TREND)[63]
- Điều 121. Bản tin dự báo khí tượng cho cất cánh[64]
- Điều 122. Dự báo thời tiết trên đường bay và khu vực bay
- Điều 123. Cảnh báo thời tiết tại sân bay
- Điều 124. Cảnh báo hiện tượng gió đứt tại sân bay
- Điều 125. Thông báo SIGMET
- Điều 126. Thông báo AIRMET
- Điều 127. Khai thác, trao đổi số liệu khí tượng hàng không
- Điều 128. Khai thác, sử dụng số liệu, sản phẩm WAFS
- Điều 129. Trao đổi số liệu OPMET
- Điều 130. Thu thập, lưu trữ số liệu khí tượng hàng không[66]
- Điều 131. Thống kê số liệu khí hậu hàng không
- Điều 132. Quy định chung
- Điều 133. Thông tin cần thiết trước khi lập kế hoạch bay
- Điều 134. Lập và cập nhật hồ sơ khí tượng
- Điều 135. Tin tức khí tượng cung cấp tại cảng hàng không
- Điều 136. Dịch vụ khí tượng hàng không cung cấp cho cơ sở điều hành bay
- Điều 137. Dịch vụ khí tượng hàng không cung cấp cho cơ sở AIS
- Điều 138. Dịch vụ khí tượng hàng không cung cấp cho cơ sở SAR
- Điều 139. Dịch vụ khí tượng hàng không cho hoạt động hàng không chung
- Điều 140. Kiểm tra, giám sát dịch vụ khí tượng hàng không
- Điều 141. Đánh giá dịch vụ khí tượng hàng không
- Điều 142. Chi tiết về khí tượng hàng không[77]
- Điều 143. Phối hợp trong công tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 144. Yêu cầu đảm bảo sẵn sàng công tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 145. Thông tin liên lạc sử dụng trong công tác tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 146. Lực lượng, phương tiện, thiết bị tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 147. Quy ước về tín hiệu tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 148. Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay
- Điều 149. Đội tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 150. Nhân viên tìm kiếm, cứu nạn HKDD[78]
- Điều 151. Chỉ huy hiện trường
- Điều 152. Hiệp đồng với quốc gia lân cận trong việc tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 153. Hiệp đồng với các dịch vụ khác trong công tác tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 154. Kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 155. Công tác diễn tập tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 156. Thông tin tìm kiếm, cứu nạn HKDD
- Điều 157. Nâng cao chất lượng dịch vụ tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 158. Kiểm tra, giám sát công tác đảm bảo tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 159. Cung cấp thông tin về tàu bay khẩn nguy
- Điều 160. Hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy
- Điều 161. Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn
- Điều 162. Công tác cứu nạn tàu bay dân dụng lâm nạn
- Điều 163. Phối hợp đảm bảo an toàn cho hoạt động bay của các tàu bay tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 164. Kết thúc tình trạng khẩn cấp, hoạt động tìm kiếm, cứu nạn
- Điều 165. Chi tiết về tìm kiếm, cứu nạn HKDD[83]
- Điều 168. CDM
- Điều 169. Thành phần tham gia CDM
- Điều 170. Trách nhiệm của các bên tham gia CDM
- Điều 171. Chi tiết về CDM
- Điều 172. Các giai đoạn thực hiện ATFM
- Điều 173. Trách nhiệm của các bên liên quan trong thực hiện ATFM
- Điều 174. Nhân viên ATFM
- Điều 175. Yêu cầu về phối hợp giữa HKDD và quân sự về ATFM
- Điều 176. Quy định về phối hợp triển khai thực hiện ATFM quốc tế
- Điều 177. Xác định nhu cầu hoạt động bay
- Điều 178. Xác định năng lực thông qua của sân bay, vùng trời
- Điều 179. Xác định tắc nghẽn tại sân bay, vùng trời và trên đường bay ATS
- Điều 182. Thông tin liên lạc
- Điều 183. Thông tin liên lạc ATFM giữa các bên liên quan
- Điều 184. Giám sát liên lạc ATFM
- Điều 185. Truyền thông tin ATFM
- Điều 186. Trang thông tin điện tử ATFM
- Điều 187. Chi tiết về ATFM
- Điều 188. Cơ sở thiết kế phương thức bay
- Điều 189. Nhân viên thiết kế phương thức bay
- Điều 190. Yêu cầu chung về phương thức bay
- Điều 191. Các phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 192. Đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 193. Các trường hợp phải bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị và chu kỳ bay đánh giá phương thức bay[87]
- Điều 194. Quy ước đặt tên cho phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 195. Công bố thông tin phương thức bay trên sơ đồ
- Điều 196. Chi tiết về thiết kế phương thức bay, đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 197. Cơ sở bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không
- Điều 198. Nhân viên bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không
- Điều 199. Quản lý chất lượng bản đồ, sơ đồ, dữ liệu hàng không
- Điều 200. Nhóm sơ đồ chướng ngại vật
- Điều 201. Nhóm sơ đồ phục vụ di chuyển mặt đất
- Điều 202. Nhóm sơ đồ phục vụ hoạt động khai thác cất cánh, hạ cánh
- Điều 203. Nhóm bản đồ, sơ đồ phục vụ hoạt động bay đường dài
- Điều 204. Quy định chung
- Điều 205. Tiêu đề
- Điều 206. Quy cách thể hiện
- Điều 207. Biểu tượng
- Điều 208. Sử dụng đơn vị đo lường trong sơ đồ, bản đồ hàng không
- Điều 209. Tỷ lệ và phép chiếu
- Điều 210. Hiệu lực của thông tin hàng không
- Điều 211. Tên các địa danh và chữ tắt
- Điều 212. Thể hiện biên giới và lãnh thổ quốc gia
- Điều 213. Màu sắc
- Điều 214. Địa hình
- Điều 215. Khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay và khu vực nguy hiểm
- Điều 216. Khu vực trách nhiệm của cơ sở ATS
- Điều 217. Độ lệch từ
- Điều 218. Trình bày bản in
- Điều 219. Dữ liệu hàng không
- Điều 220. Chi tiết về bản đồ, sơ đồ hàng không[88]
- Điều 221. PBN và các kiểu loại PBN
- Điều 222. Xây dựng kế hoạch thực hiện PBN
- Điều 223. Sử dụng dẫn đường RNAV 1, RNAV 2
- Điều 224. Sử dụng dẫn đường RNAV 5
- Điều 225. Sử dụng dẫn đường RNAV 10 (tương đương RNP 10)
- Điều 226. Sử dụng dẫn đường RNP 1
- Điều 227. Sử dụng dẫn đường RNP 2
- Điều 228. Sử dụng dẫn đường RNP 4
- Điều 229. Tiếp cận bằng GNSS (RNP APCH)
- Điều 230. Tiếp cận đặc biệt (RNP AR) bằng GNSS
- Điều 231. Quy định chung cho các kiểu loại RNAV và RNP, RNP APCH và RNP AR
- Điều 232. Chi tiết về PBN
- Điều 233. Yêu cầu về việc sử dụng đơn vị đo lường trong hoạt động bay
- Điều 234. Chuyển đổi đơn vị đo lường trong khai thác hoạt động HKDD
- Điều 235. Quy định chung đối với việc đảm bảo liên lạc không - địa
- Điều 236. Các phương thức liên lạc không - địa
- Điều 237. Quy định chung
- Điều 238. Cách phát âm các chữ cái trong liên lạc không - địa
- Điều 239. Cách phát âm chữ số trong liên lạc không - địa
- Điều 240. Cách phát âm thời gian
- Điều 241. Tên gọi
- Điều 242. Thiết lập, duy trì và chuyển giao liên lạc không - địa
- Điều 243. Phương thức kiểm tra liên lạc
- Điều 244. Quy định về phát một số thuật ngữ trong trường hợp đặc biệt
- Điều 245. Huấn lệnh về độ cao, mực bay
- Điều 246. Báo cáo vị trí
- Điều 247. Vùng trời có CPDLC
- Điều 248. Hướng dẫn khai thác ADS-C/CPDLC
- Điều 249. Địa chỉ tiếp nhận báo cáo sự cố
- Điều 250. Hệ thống ATM
- Điều 251. Nguyên tắc chung
- Điều 252. Quy chế an toàn, an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 253. Yêu cầu về an toàn, an ninh bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 254. Đánh giá an ninh bảo mật hệ thống công nghệ thông tin
- Điều 255. Kiểm soát và khắc phục sự cố
- Điều 256. An ninh cơ sở ANS
- Điều 257. Quy định chung về an toàn hoạt động bay
- Điều 258. Quy trình và phương pháp thực hiện quản lý an toàn hoạt động bay
- Điều 259. Hệ thống giám sát an toàn hoạt động bay của nhà chức trách hàng không
- Điều 260. SMS của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay
- Điều 261. Tài liệu SMS
- Điều 262. Công tác kiểm tra, giám sát an toàn hoạt động bay
- Điều 263. Giám sát viên an toàn hoạt động bay
- Điều 264. Công tác đánh giá an toàn hoạt động bay
- Điều 265. Các biện pháp ngăn ngừa uy hiếp an toàn bay
- Điều 266. Các biện pháp tăng cường an toàn hoạt động bay
- Điều 267. Mục đích bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát[93]
- Điều 268. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ[94]
- Điều 269. Hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát phải bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu và bay kiểm tra, hiệu chuẩn nghiệm thu lại[95]
- Điều 270. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 271. Nhân viên bay kiểm tra, hiệu chuẩn, bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 272. Yêu cầu cơ bản đối với tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 273. Yêu cầu cơ bản đối với hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 274. Hệ thống quy chiếu vị trí chuẩn
- Điều 275. Kiểm định, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 276. Thứ tự ưu tiên bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 277. Kiểm tra hệ thống, thiết bị mặt đất trước khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 278. Thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường, giám sát[96]
- Điều 279. Điều chỉnh thời gian bay kiểm tra, hiệu chuẩn định kỳ hệ thống, thiết bị dẫn đường[97]
- Điều 280. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn vào thời gian ban đêm
- Điều 281. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống đèn tín hiệu tại sân bay
- Điều 282. Hệ tọa độ sử dụng cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 283. Dữ liệu cho bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 284. Phối hợp giữa bay kiểm tra, hiệu chuẩn và kiểm tra, hiệu chỉnh thiết bị mặt đất
- Điều 285. Xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 286. Thẩm quyền xác định tình trạng khai thác của hệ thống, thiết bị sau khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 287. Thông báo thay đổi tình trạng hệ thống, thiết bị
- Điều 288. Duy trì dữ liệu và báo cáo kết quả bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 289. Phân loại các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
- Điều 290. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường truyền thống
- Điều 291. Bay kiểm tra, hiệu chuẩn hệ thống, thiết bị dẫn đường dựa vào GNSS
- Điều 292. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn GBAS
- Điều 293. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn GBAS
- Điều 294. Đánh giá chất lượng PSR/SSR mặt đất
- Điều 295. Vai trò của tàu bay kiểm tra, hiệu chuẩn khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
- Điều 296. Đánh giá chất lượng PSR/SSR trong khi bay kiểm tra, hiệu chuẩn
- Điều 297. Phân loại các hình thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
- Điều 298. Công bố giản đồ vùng phủ sóng của PSR/SSR
- Điều 299. Yêu cầu nội dung kỹ thuật bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
- Điều 300. Phương thức bay kiểm tra, hiệu chuẩn PSR/SSR
- Điều 301. Mục đích bay đánh giá
- Điều 302. Tổ chức bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 303. Quy trình đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 304. Bay đánh giá phương thức bay PBN
- Điều 305. Cơ sở cung cấp dịch vụ bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 306. Người lái thực hiện bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị (FVP)
- Điều 307. Tàu bay và thiết bị bay đánh giá phương thức bay PBN
- Điều 308. Bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị sử dụng GNSS
- Điều 309. Dữ liệu cho bay đánh giá phương thức bay bằng thiết bị
- Điều 310. Khu vực bay phục vụ hoạt động hàng không chung
- Điều 311. Đường bay phục vụ hàng không chung
- Điều 312. Thiết lập khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 313. Phân loại vùng trời không lưu cụ thể
- Điều 314. Đường bay tiến nhập, rời khỏi khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 315. Điểm ra, vào khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 316. Tần số liên lạc trong khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 317. Công bố thông tin phục vụ hoạt động hàng không chung
- Điều 318. Phương án khai thác bay hàng không chung
- Điều 319. Phương thức bay tiến nhập, rời khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 320. Phương thức bay, bài bay và quy tắc bay trong khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 321. Phương án quản lý hoạt động bay hàng không chung
- Điều 322. Thông báo, hiệp đồng đảm bảo hoạt động bay hàng không chung
- Điều 323. Tự giữ phân cách trên đường bay, trong khu vực bay phục vụ hàng không chung
- Điều 324. Thông báo tin tức hoạt động bay khác và hoạt động khác có ảnh hưởng
- Điều 325. Thông báo tin tức thời tiết hỗ trợ hoạt động bay
- Điều 326. Phối hợp xử lý các trường hợp bất thường, khẩn cấp
- Điều 327. Kế hoạch bay
- Điều 328. Sân bay dự bị
- Điều 329. Hướng dẫn về lập kế hoạch bay
- Điều 330. Lựa chọn sân bay dự bị
- Điều 331. Phối hợp xử lý các trường hợp bất thường trong khai thác bay
- Điều 332. Quy định chung
- Điều 333. Thủ tục cấp giấy phép khai thác cơ sở ANS
- Điều 334. Thủ tục cấp lại giấy phép khai thác cơ sở ANS
- Điều 335. Danh mục hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay phải được cấp giấy phép khai thác trước khi đưa vào hoạt động chính thức
- Điều 336. Quy định cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay
- Điều 337. Thủ tục cấp giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay
- Điều 338. Thủ tục cấp lại giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật, thiết bị bảo đảm hoạt động bay
- Điều 339. Nhân viên bảo đảm hoạt động bay
- Điều 340. Thời hạn hiệu lực, danh mục giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay[112]
- Điều 341. Thủ tục cấp giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay
- Điều 342. Thủ tục cấp lại giấy phép, năng định nhân viên bảo đảm hoạt động bay
- Điều 343. Thu hồi giấy phép khai thác cơ sở ANS, giấy phép khai thác hệ thống kỹ thuật và thiết bị bảo đảm hoạt động bay, giấy phép nhân viên bảo đảm hoạt động bay