BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 3199/VBHN-BVHTTDL | Hà Nội, ngày 03 tháng 09 năm 2013 |
NGHỊ ĐỊNH
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT DU LỊCH
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 6 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch, có hiệu lực thi hành từ ngày 14 tháng 7 năm 2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Căn cứ Luật Du lịch ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch1,
NGHỊ ĐỊNH
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Nghị định này quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Du lịch về tài nguyên du lịch; quy hoạch phát triển du lịch; khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; hướng dẫn du lịch; xúc tiến du lịch; kinh doanh du lịch và quản lý nhà nước về du lịch.
2. Đối tượng áp dụng:
a) Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động du lịch trên lãnh thổ Việt Nam;
b) Cơ quan, tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến du lịch.
Điều 2. Chính sách thúc đẩy phát triển du lịch
1. Các dự án đầu tư xây dựng khu du lịch quốc gia, khu du lịch sinh thái, khu công viên văn hóa có các hoạt động thể thao, vui chơi giải trí thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của Chính phủ được hưởng các ưu đãi sau:
a) Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ;
b) Được miễn, giảm thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất hoặc mặt nước đối với đất được giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về thuế.
2. Dự án đầu tư mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới các cơ sở đào tạo và dạy nghề du lịch; dự án đầu tư phát triển du lịch ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được hưởng các loại hình ưu đãi tín dụng đầu tư của nhà nước theo quy định của Chính phủ.
3. Các chính sách khác theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ khả năng ngân sách nhà nước và yêu cầu phát triển du lịch trong từng thời kỳ, Nhà nước hỗ trợ kinh phí đối với các hoạt động sau:
a) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên du lịch và môi trường du lịch, phòng, chống và khắc phục sự cố môi trường đối với các khu du lịch, điểm du lịch;
b) Xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch tại các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia; các khu du lịch, điểm du lịch tại các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch thuộc các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn.
5. Kinh phí cho hoạt động xúc tiến du lịch được quy định như sau:
a) Ngân sách trung ương bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thực hiện;
b) Ngân sách địa phương bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến du lịch do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện.
TÀI NGUYÊN DU LỊCH, QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Điều 3. Điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch
1. Nội dung điều tra tài nguyên du lịch:
a) Vị trí địa lý của tài nguyên;
b) Đặc điểm của tài nguyên;
c) Giá trị của tài nguyên phục vụ mục đích du lịch;
d) Hiện trạng, khả năng bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng, ban hành quy chế về điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm cơ sở triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước.
3. Tổ chức, cá nhân quản lý, sở hữu tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ điều tra tài nguyên du lịch.
Điều 4. Quy hoạch phát triển du lịch
1. Quy hoạch phát triển du lịch bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.
2. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phải được lập trên cơ sở chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển du lịch quốc gia và phải phù hợp cả về nội dung và thời gian.
3. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch phải được bổ sung, điều chỉnh kịp thời để bảo đảm sự thống nhất và phù hợp với chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, chiến lược phát triển du lịch quốc gia.
Điều 5. Công bố quy hoạch phát triển du lịch
1. Quy hoạch phát triển du lịch phải được công bố công khai, chậm nhất là sau 30 ngày, kể từ ngày quy hoạch có hiệu lực thi hành.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương công bố quy hoạch phát triển du lịch do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố quy hoạch phát triển du lịch thuộc thẩm quyền phê duyệt.
KHU DU LỊCH, ĐIỂM DU LỊCH, ĐÔ THỊ DU LỊCH
Điều 6. Công nhận khu du lịch quốc gia
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận khu du lịch quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có khả năng thu hút nhiều khách du lịch.
2. Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.
3. Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.
4. Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ ngơi, giải trí trong khu du lịch.
6. Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.
7. Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ đồng bộ khác.
Điều 7. Công nhận điểm du lịch quốc gia
Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận điểm du lịch quốc gia khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn.
2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
3. Có đường giao thông thuận tiện đến điểm du lịch, có các dịch vụ: bãi đỗ xe, có khu vệ sinh công cộng, phòng cháy chữa cháy, cấp, thoát nước, thông tin liên lạc và các dịch vụ khác đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.
4. Đáp ứng các điều kiện về bảo đảm an ninh, an toàn, trật tự, vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Công nhận khu du lịch địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận khu du lịch địa phương khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
2. Có diện tích tối thiểu là hai trăm héc ta.
3. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu một trăm nghìn lượt khách du lịch một năm.
4. Đáp ứng các quy định tại khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 6 Nghị định này.
Điều 9. Công nhận điểm du lịch địa phương
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận điểm du lịch địa phương khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có tài nguyên du lịch hấp dẫn.
2. Có khả năng bảo đảm phục vụ tối thiểu mười nghìn lượt khách du lịch một năm.
3. Đáp ứng các quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 7 Nghị định này.
1. Nội dung quản lý khu du lịch:
a) Công khai quy hoạch tổng thể, quy hoạch cụ thể phát triển khu du lịch;
b) Quản lý việc thực hiện quy hoạch và đầu tư theo quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Kiểm tra, giám sát nội dung và tiến độ thực hiện các dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Phát hiện, đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các dự án đầu tư không đúng với quy hoạch hoặc có tác động tiêu cực đến cảnh quan môi trường;
đ) Quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ theo quy định của pháp luật hiện hành đối với mỗi ngành nghề kinh doanh;
e) Kiểm tra, giám sát chất lượng dịch vụ của các cơ sở kinh doanh du lịch và của các cơ sở kinh doanh dịch vụ khác;
g) Bảo vệ, tôn tạo tài nguyên và môi trường du lịch;
h) Bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, an ninh, an toàn trong khu du lịch;
i) Tổ chức cứu hộ, cứu nạn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch;
k) Đề xuất, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi phạm đối với các cơ sở kinh doanh gây ô nhiễm môi trường, xâm hại tài nguyên du lịch;
l) Thực hiện các nội dung khác theo quy định của pháp luật.
2. Ban Quản lý khu du lịch
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Ban Quản lý khu du lịch trong phạm vi ranh giới hành chính thuộc thẩm quyền quản lý;
b) Ban Quản lý khu du lịch thực hiện các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Đối với khu du lịch thuộc phạm vi ranh giới hành chính hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên, Ban Quản lý khu du lịch ngoài việc thực hiện quy định tại khoản 1 Điều này còn phải thực hiện quy chế quản lý khu du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương ban hành.
Điều 11. Công nhận đô thị du lịch
1. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị du lịch khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng các quy định về đô thị theo quy định của pháp luật;
b) Có tài nguyên du lịch hấp dẫn trong ranh giới đô thị hoặc khu vực liền kề với ranh giới đô thị;
c) Có đường giao thông thuận tiện đến các khu du lịch, điểm du lịch;
d) Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phục vụ khách du lịch;
đ) Có hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật đồng bộ, tiện nghi đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch trong nước và quốc tế.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định công nhận đô thị du lịch trên cơ sở kết quả thẩm định hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng trình Thủ tướng Chính phủ.
Điều 12. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành
1. Người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành ít nhất là ba năm (đối với kinh doanh lữ hành nội địa); bốn năm (đối với kinh doanh lữ hành quốc tế).
2. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định bằng tổng thời gian trực tiếp làm việc trong các lĩnh vực sau:
a) Quản lý hoạt động lữ hành;
b) Hướng dẫn du lịch;
c) Quảng bá, xúc tiến du lịch;
d) Xây dựng và điều hành chương trình du lịch;
đ) Nghiên cứu, giảng dạy về lữ hành, hướng dẫn du lịch.
3. Thời gian làm việc trong lĩnh vực lữ hành của người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành được xác định thông qua giấy xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nơi người đó đã hoặc đang làm việc; các giấy tờ hợp lệ khác xác nhận thời gian người đó làm việc trong lĩnh vực lữ hành.
Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có các quyền sau:
a) Tự chủ kinh doanh và tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh du lịch;
b) Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt nhân sự về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh cho khách du lịch;
c) Được nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp;
d) Tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch; tham gia hiệp hội nghề nghiệp;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế có các nghĩa vụ sau:
a) Thành lập doanh nghiệp, đăng ký, hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật;
b) Chỉ được sử dụng người có thẻ hướng dẫn viên quốc tế để hướng dẫn khách du lịch là người nước ngoài và phải tuân thủ các quy định về sử dụng lao động;
c) Thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong thời hạn chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày thay đổi người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành;
d) Theo dõi, thống kê đầy đủ, đúng số khách du lịch mà doanh nghiệp trực tiếp thực hiện dịch vụ du lịch;
đ) Bảo đảm các điều kiện và quyền lợi của khách du lịch theo đúng nội dung đã ký kết;
e) Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Khách du lịch Việt Nam ra nước ngoài du lịch phải mua bảo hiểm du lịch.
2. Khuyến khích khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam du lịch mua bảo hiểm du lịch (nếu chưa mua bảo hiểm tại nước ngoài).
3. Khuyến khích khách du lịch nội địa mua bảo hiểm du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch.
4. Bảo hiểm du lịch cho khách du lịch phải được mua tại doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam.
5. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho khách du lịch có trách nhiệm phối hợp với doanh nghiệp nhận bảo hiểm thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm kịp thời, đúng quy định khi khách du lịch gặp rủi ro phải chi trả bảo hiểm.
Điều 15. Ký quỹ của kinh doanh lữ hành quốc tế
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế phải ký quỹ theo đúng quy định.
2. Mức ký quỹ là hai trăm năm mươi (250) triệu đồng.
3. Tiền ký quỹ được sử dụng để bồi thường cho khách du lịch trong trường hợp doanh nghiệp vi phạm hợp đồng đối với khách du lịch; giải quyết các rủi ro đối với khách du lịch không phải mua bảo hiểm du lịch.
4. Ngân hàng Nhà nước quy định cụ thể về tiền ký quỹ sau khi thống nhất với
Bộ Tài chính và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương.
Điều 16. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo quy định tại Điều 51 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thương mại và các cơ quan liên quan quy định cụ thể về doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài.
Điều 17. Cơ sở lưu trú du lịch
1. Các loại cơ sở lưu trú du lịch bao gồm:
a) Khách sạn;
b) Làng du lịch;
c) Biệt thự du lịch;
d) Căn hộ du lịch;
đ) Bãi cắm trại du lịch;
e) Nhà nghỉ du lịch;
g) Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê;
h) Các cơ sở lưu trú du lịch khác.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quy định, công bố tiêu chí cụ thể đối với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch; hồ sơ, thủ tục phân loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch để áp dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
Điều 18. Điều kiện chung kinh doanh lưu trú du lịch
1. Cơ sở lưu trú du lịch không được xây dựng trong hoặc liền kề với khu vực thuộc phạm vi quốc phòng, an ninh quản lý, không được cản trở đến không gian của trận địa phòng không quốc gia; phải bảo đảm khoảng cách an toàn đối với trường học, bệnh viện, những nơi gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm.
Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và các cơ quan liên quan quy định cụ thể khoảng cách này.
2. Cơ sở lưu trú có cơ sở vật chất, trang thiết bị đạt tiêu chuẩn theo quy định.
Điều 19. Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện trong cơ sở lưu trú du lịch
1. Khách sạn, làng du lịch được xếp hạng 1 sao, 2 sao, 3 sao, 4 sao, 5 sao, biệt thự du lịch, căn hộ du lịch được xếp hạng cao cấp khi kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện không bắt buộc phải xin giấy phép kinh doanh (trừ kinh doanh trò chơi có thưởng, mua, bán ngoại tệ, bán hàng miễn thuế, casino) nhưng phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi thực hiện.
2. Người trực tiếp quản lý, điều hành, thực hiện dịch vụ có điều kiện tại các cơ sở lưu trú du lịch phải có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
1. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch thực hiện theo quy định tại Điều 70 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương quy định cụ thể về tiêu chuẩn và mẫu biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
CHI NHÁNH, VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN CỦA DOANH NGHIỆP DU LỊCH NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương cấp Giấy phép thành lập chi nhánh của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là chi nhánh) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là doanh nghiệp du lịch được pháp luật nước sở tại nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh công nhận hợp pháp;
b) Đã hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 5 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước sở tại;
c) Có đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam (gọi tắt là văn phòng đại diện) khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đáp ứng quy định tại mục a khoản 1 Điều này;
b) Đã hoạt động kinh doanh du lịch ít nhất 1 năm, kể từ khi được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh hợp pháp theo pháp luật nước sở tại;
c) Có hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Điều 22. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện2
1. Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký.
2. Bản sao hợp lệ Giấy đăng ký kinh doanh, điều lệ hoạt động hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận; trường hợp thành lập chi nhánh phải có thêm giấy ủy quyền nêu rõ phạm vi ủy quyền cho người đứng đầu chi nhánh.
3. Báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc tài liệu khác có giá trị pháp lý tương đương chứng minh được sự tồn tại và hoạt động thực sự của doanh nghiệp du lịch nước ngoài năm tài chính liền kề với năm xem xét cấp giấy phép (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh).
Các giấy tờ nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 23. Thủ tục cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1.3 Doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh) hoặc đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh (đối với trường hợp đề nghị cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện).
2.4 Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi đến, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương thẩm định, cấp Giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước liên quan nơi chi nhánh đặt trụ sở.
3.5 Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi đến, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh thẩm định, cấp Giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước liên quan nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
4. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải thông báo bằng văn bản để doanh nghiệp du lịch nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
5. Trường hợp không đủ điều kiện để cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp du lịch nước ngoài biết và nêu rõ lý do.
6. Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có thời hạn 5 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài.
Điều 24. Sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện6
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) một (01) bộ hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đến cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 23
Nghị định số 92/2007/NĐ-CP trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày có sự thay đổi như sau:
a) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện trong phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Thay đổi tên gọi hoặc nội dung hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Thay đổi người đứng đầu của chi nhánh, văn phòng đại diện.
2. Hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện gồm:
a) Đơn đề nghị sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký;
b) Bản gốc giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi bản sao giấy phép thành lập chi nhánh đã được sửa đổi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 2 Điều 23 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP .
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập văn phòng đại diện sửa đổi, bổ sung giấy phép thành lập văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi bản sao giấy phép thành lập văn phòng đại diện đã được sửa đổi cho các cơ quan có liên quan quy định tại khoản 3 Điều 23 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP .
Thời hạn của giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện được sửa đổi, bổ sung không vượt quá thời hạn của giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã cấp.
Điều 25. Cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1.7 Trong những trường hợp sau đây, doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ đến cơ quan đã cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày có sự thay đổi:
a) Thay đổi tên gọi hoặc thay đổi nơi đăng ký thành lập của doanh nghiệp du lịch nước ngoài từ một nước sang một nước khác;
b) Thay đổi địa điểm đặt trụ sở của chi nhánh, văn phòng đại diện đến một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác;
c) Thay đổi nội dung hoạt động của doanh nghiệp du lịch nước ngoài;
d) Thay đổi địa điểm của doanh nghiệp du lịch nước ngoài trong phạm vi nước nơi doanh nghiệp thành lập.
Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thẩm định, cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp và gửi bản sao giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp lại cho các cơ quan có liên quan theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 23 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP .
2. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký;
b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương của doanh nghiệp du lịch nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi doanh nghiệp thành lập hoặc đăng ký kinh doanh xác nhận.
Các giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này phải dịch ra tiếng Việt và được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài chứng thực và thực hiện việc hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam;
c) Bản gốc Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã được cấp.
3.8 Trường hợp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện bị mất, bị rách nát hoặc bị tiêu hủy, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải làm thủ tục đề nghị cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) đơn đề nghị cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp du lịch nước ngoài ký đến cơ quan cấp giấy phép được quy định tại Điều 21 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP .
Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do doanh nghiệp du lịch nước ngoài gửi đến, cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thẩm định, cấp lại giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho doanh nghiệp.
4. Thời hạn của Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện được cấp lại không vượt quá thời hạn của Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện đã cấp. Thủ tục cấp lại Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện theo quy định Điều 23 Nghị định này.
Điều 26. Gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài được gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện khi có đủ các điều kiện sau:
a) Có nhu cầu tiếp tục hoạt động tại Việt Nam;
b) Doanh nghiệp đang hoạt động hợp pháp theo pháp luật nơi doanh nghiệp thành lập;
c) Không vi phạm các điều cấm quy định trong Luật Du lịch và các quy định pháp luật khác của Việt Nam trong thời gian hoạt động tại Việt Nam.
2.9 Gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện:
a) Trong thời hạn ba mươi (30) ngày trước khi giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hết hiệu lực, doanh nghiệp gửi trực tiếp (hoặc qua đường bưu điện) đơn đề nghị gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện tới cơ quan có thẩm quyền được quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 92/2007/NĐ-CP .
b) Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn của doanh nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xem xét, gia hạn giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện; nếu được chấp thuận, doanh nghiệp gửi bản gốc giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện cho cơ quan có thẩm quyền để gia hạn. Trường hợp từ chối gia hạn, cơ quan có thẩm quyền phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
3. Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện có thể được gia hạn nhiều lần. Thời gian gia hạn mỗi lần áp dụng theo quy định tại khoản 6 Điều 23 Nghị định này.
Điều 27. Quyền, nghĩa vụ của chi nhánh và người đứng đầu chi nhánh
Chi nhánh, người đứng đầu chi nhánh thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
1. Được kinh doanh các ngành, nghề quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 38 Luật Du lịch.
2. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi chi nhánh đặt trụ sở về thời điểm bắt đầu hoạt động.
3. Khi thay đổi địa điểm đặt trụ sở, thay đổi người đứng đầu chi nhánh, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
4. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo quy định hiện hành về hoạt động của chi nhánh với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt chi nhánh.
5. Chi nhánh không được thực hiện chức năng đại diện cho doanh nghiệp khác, không được cho thuê lại trụ sở chi nhánh.
6. Người đứng đầu chi nhánh của doanh nghiệp du lịch nước ngoài chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của chi nhánh theo pháp luật Việt Nam và không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Đứng đầu văn phòng đại diện của cùng doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam;
b) Đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của một doanh nghiệp nước ngoài khác tại Việt Nam.
Điều 28. Quyền, nghĩa vụ của Văn phòng đại diện và người đứng đầu Văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện, người đứng đầu văn phòng đại diện thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo các quy định sau:
1. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập, văn phòng đại diện phải chính thức hoạt động và thông báo bằng văn bản tới cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở về thời điểm bắt đầu hoạt động.
2. Khi thay đổi trụ sở, thay đổi người đứng đầu văn phòng đại diện, trong thời hạn 10 ngày làm việc, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải thông báo cho cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
3. Báo cáo định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo quy định hiện hành về hoạt động của văn phòng đại diện với cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đặt văn phòng đại diện.
4. Văn phòng đại diện không được thực hiện chức năng làm đại diện cho doanh nghiệp khác, không được cho thuê lại trụ sở văn phòng đại diện.
5. Người đứng đầu văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài chịu trách nhiệm về các hoạt động của mình và của văn phòng đại diện theo pháp luật Việt Nam và không được kiêm nhiệm các chức vụ sau:
a) Đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam;
b) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp nước ngoài để kinh doanh du lịch;
c) Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật của Việt Nam.
Điều 29. Thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện bị thu hồi Giấy phép thành lập trong các trường hợp sau đây:
a) Không chính thức đi vào hoạt động trong thời gian 6 tháng, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
b) Ngừng hoạt động 6 tháng liên tục mà không thông báo với cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Không báo cáo định kỳ về hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện trong 2 năm liên tiếp;
d) Không gửi báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản;
đ) Hoạt động không đúng chức năng của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của pháp luật.
2. Cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện là cơ quan có thẩm quyền thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện.
Điều 30. Chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động trong các trường hợp sau:
a) Theo đề nghị của doanh nghiệp du lịch nước ngoài và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận;
b) Khi doanh nghiệp du lịch nước ngoài chấm dứt hoạt động theo pháp luật của nước nơi doanh nghiệp đó thành lập hoặc đăng ký kinh doanh;
c) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà doanh nghiệp du lịch nước ngoài không đề nghị gia hạn;
d) Hết thời hạn hoạt động theo Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện mà không được cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện chấp thuận gia hạn;
đ) Bị thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Nghị định này.
2. Trong thời hạn ít nhất 30 ngày, trước ngày dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động đến cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, các chủ nợ, người lao động trong chi nhánh, văn phòng đại diện, người có quyền, nghĩa vụ, lợi ích liên quan khác. Thông báo này phải nêu rõ thời điểm dự kiến chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp.
3. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày quyết định không gia hạn Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc ngày quyết định thu hồi Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm d và đ khoản 1
Điều này, cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải công bố trên báo viết hoặc báo điện tử được phép phát hành tại Việt Nam trong 3 số liên tiếp về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện và nêu rõ thời điểm chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện.
4. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày doanh nghiệp du lịch nước ngoài và chi nhánh, văn phòng đại diện hoàn thành các nghĩa vụ quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 31 Nghị định này, cơ quan cấp Giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện phải xóa tên văn phòng đại diện, chi nhánh trong Sổ đăng ký.
5. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xóa tên chi nhánh, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của chi nhánh cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước liên quan nơi chi nhánh đặt trụ sở.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày xóa tên văn phòng đại diện, cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm thông báo về việc chấm dứt hoạt động của văn phòng đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước liên quan nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở.
Điều 31. Nghĩa vụ của doanh nghiệp du lịch nước ngoài đối với chi nhánh, văn phòng đại diện
1. Doanh nghiệp du lịch nước ngoài phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam về toàn bộ hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của mình tại Việt Nam.
2. Ít nhất 15 ngày, trước khi chi nhánh, văn phòng đại diện chấm dứt hoạt động theo quy định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 1 Điều 30 Nghị định này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
3. Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày chấm dứt hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định tại điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 30 Nghị định này, doanh nghiệp du lịch nước ngoài có nghĩa vụ thanh toán xong các khoản nợ và các nghĩa vụ khác với nhà nước, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định của pháp luật.
Điều 32. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên nội địa:
1. Có quốc tịch Việt Nam, thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Không mắc bệnh truyền nhiễm, không sử dụng các chất gây nghiện.
3. Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp trung cấp du lịch không thuộc chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp;
c) Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
Điều 33. Điều kiện cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế
Người có đủ các điều kiện sau đây được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế:
1. Đáp ứng các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 32 Nghị định này.
2. Có một trong các trình độ nghiệp vụ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành hướng dẫn du lịch trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có thẻ hướng dẫn viên nội địa;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
3. Có một trong các trình độ ngoại ngữ sau:
a) Có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành ngoại ngữ trở lên;
b) Có bằng tốt nghiệp đại học ở nước ngoài trở lên;
c) Có chứng nhận đạt trình độ ngoại ngữ do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thông tin quy định, công bố công khai điều kiện, nội dung, thời gian cụ thể bồi dưỡng nghiệp vụ hướng dẫn du lịch để thực hiện thống nhất trong cả nước.
Điều 34. Thủ tục cấp, đổi, cấp lại thẻ hướng dẫn viên10
1. Người đề nghị cấp, đổi thẻ hướng dẫn viên du lịch nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 74, khoản 1 Điều 75 Luật Du lịch đến một trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong toàn quốc.
2. Người đề nghị cấp lại thẻ hướng dẫn viên nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện một (01) bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 2 Điều 75 Luật Du lịch đến cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh nơi đã được cấp thẻ hướng dẫn viên. Thời hạn của thẻ được cấp lại bằng thời gian còn lại của thẻ đã cấp.
3. Tài liệu gửi kèm hồ sơ là bản sao (khi nộp hồ sơ trực tiếp, người nộp đơn mang bản chính để đối chiếu) hoặc bản sao công chứng hoặc chứng thực (khi nộp hồ sơ qua đường bưu điện). Trong trường hợp tài liệu được dịch ra tiếng Việt từ tiếng nước ngoài hoặc tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được công chứng hoặc chứng thực.
Điều 35. Cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương:
a) Quản lý để bảo đảm việc cấp thẻ hướng dẫn viên đúng quy định, thống nhất trên cả nước;
b) Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch.
2. Cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh:
a) Cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch;
b) Định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương về tình hình cấp, cấp lại, đổi, thu hồi thẻ hướng dẫn viên du lịch tại địa phương.
1. Thuyết minh viên thực hiện theo quy định tại Điều 78 Luật Du lịch.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương phối hợp với Bộ Văn hóa - Thông tin quy định cụ thể về thuyết minh viên.
Điều 37. Các hình thức xúc tiến du lịch
1. Tuyên truyền, quảng bá du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước và nước ngoài.
2. Xây dựng các sản phẩm tuyên truyền, quảng bá du lịch.
3. Công bố các sản phẩm du lịch mới.
4. Khảo sát điểm đến.
5. Tổ chức và thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm, hoạt động thông tin du lịch (ở trong nước và nước ngoài) của quốc gia, khu vực và địa phương.
6. Hợp tác quốc tế về xúc tiến du lịch.
7. Lập văn phòng đại diện du lịch ở nước ngoài.
8. Các hình thức xúc tiến du lịch khác.
Điều 38. Nội dung xúc tiến du lịch
1. Tuyên truyền, quảng bá về đất nước, con người, văn hóa Việt Nam; về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa; về các khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch; về tiềm năng, thế mạnh về du lịch của cả nước; nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn.
2. Nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong nước và nước ngoài; xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia; xây dựng, quảng bá các sản phẩm du lịch.
3. Xây dựng các tiêu chí và tổ chức việc trao tặng các danh hiệu du lịch quốc gia cho các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực kinh doanh du lịch.
4. Kết hợp với xúc tiến đầu tư, thương mại, giao lưu văn hóa và các lĩnh vực khác nhằm xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
5. Các nội dung xúc tiến du lịch khác.
Điều 39. Trách nhiệm thực hiện xúc tiến du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương:
a) Xây dựng chương trình xúc tiến du lịch quốc gia trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để thực hiện trong từng thời kỳ;
b) Tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch cấp quốc gia.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh:
a) Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, sự kiện, hội chợ, hội thảo, triển lãm du lịch của địa phương;
b) Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương và địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.
3. Các doanh nghiệp du lịch, các tổ chức, cá nhân được tổ chức hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành hoạt động xúc tiến du lịch trong và nước ngoài, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia.
Điều 40. Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài
1. Văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài là tổ chức đại diện cho cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương tại nước tiếp nhận và các nước mà văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài được phân công phụ trách (gọi tắt là văn phòng).
2. Văn phòng được thành lập tại thị trường du lịch trọng điểm, trung tâm giao lưu quốc tế, có vị trí thuận lợi trong việc quan hệ, hợp tác phát triển du lịch giữa Việt Nam với nước tiếp nhận và các nước văn phòng được phân công phụ trách.
Việc thành lập và hoạt động của văn phòng do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương.
3. Văn phòng chịu sự quản lý của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước tiếp nhận và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước tiếp nhận.
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Những quy định trước đây trái Nghị định này đều bãi bỏ.
2. Nghị định này thay thế Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05 tháng 6 năm 2001 của Chính phủ về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch; Nghị định số 39/2000/ NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2000 của Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch; các quy định liên quan đến chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam quy định tại Nghị định số 45/2000/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2000 của Chính phủ quy định về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài và của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam.
1. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam đã đăng ký kinh doanh, đã có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, đã có Giấy phép thành lập trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động theo đúng nội dung quy định trong Giấy phép đã được cấp và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực phải bổ sung đầy đủ các điều kiện về kinh doanh, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định của Nghị định này.
2. Hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hướng dẫn du lịch và trong thời hạn 24 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải bổ sung đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định này.
3. Cơ sở lưu trú du lịch đã đăng ký hoạt động kinh doanh trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục hoạt động kinh doanh và trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành, phải bổ sung đầy đủ các điều kiện theo đúng quy định tại Nghị định này.
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương hướng dẫn thi hành Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.
| XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
1 Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012 có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03 tháng 6 năm 2008; Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,”
2 Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
5 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
6 Điều này được sửa đổi theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
7 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
9 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
10 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm e khoản 4 Điều 2 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012.
11 Điều 4 và Điều 5 của Nghị định số 01/2012/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ, hủy bỏ các quy định có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012 quy định như sau:
“Điều 4. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 27 tháng 02 năm 2012
Điều 5. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.”
- 1Hiến pháp năm 1992
- 2Pháp lệnh hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 3Văn bản hợp nhất 3203/VBHN-BVHTTDL năm 2013 hợp nhất Thông tư hướng dẫn trình tự, thủ tục đăng ký di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 4Nghị định 180/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2007/NĐ-CP hướng dẫn Luật du lịch
Văn bản hợp nhất 3199/VBHN-BVHTTDL năm 2013 hợp nhất Nghị định hướng dẫn Luật Du lịch do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- Số hiệu: 3199/VBHN-BVHTTDL
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 03/09/2013
- Nơi ban hành: Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
- Người ký: Hoàng Tuấn Anh
- Ngày công báo: 11/10/2013
- Số công báo: Từ số 647 đến số 648
- Ngày hiệu lực: 03/09/2013
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2018
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực