Hệ thống pháp luật

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 29/VBHN-NHNN

Hà Nội, ngày 17 tháng 11 năm 2014

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ PHÒNG, CHỐNG RỬA TIỀN

Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 14 tháng 02 năm 2014, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 31/2014/TT-NHNN ngày 11 tháng 11 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng,

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền1.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao; thông báo danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị; nội dung, hình thức các báo cáo: giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố; mức giá trị của kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Các đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 2 Luật phòng, chống rửa tiền.

2. Tổ chức, cá nhân Việt Nam; người nước ngoài hoặc người không quốc tịch sinh sống hoặc không sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam; tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ hoạt động hoặc không hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nhưng có các giao dịch tài chính hay giao dịch tài sản khác với tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này.

Điều 3. Các biện pháp đánh giá tăng cường đối với khách hàng có rủi ro cao

Đối với khách hàng có mức độ rủi ro cao không thuộc các trường hợp quy định tại các Điều 13, 14, 15, 16 và 17 của Luật phòng, chống rửa tiền, ngoài việc áp dụng biện pháp nhận biết theo quy định tại Điều 9 Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp đánh giá tăng cường sau:

1. Có sự phê duyệt của cấp quản lý cao hơn ít nhất một cấp so với cấp phê duyệt áp dụng đối với khách hàng thông thường khi khách hàng lần đầu thiết lập quan hệ hoặc khi khách hàng hiện tại được đánh giá là khách hàng có rủi ro cao. Đối với khách hàng hiện tại, khi đánh giá hoặc đánh giá lại được xếp loại là khách hàng có rủi ro cao, đối tượng báo cáo phải trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt lại mối quan hệ với khách hàng này và áp dụng các biện pháp tăng cường theo quy định tại khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

2.2 Thu thập bổ sung các thông tin sau:

a) Đối với khách hàng là cá nhân:

- Mức thu nhập trung bình hàng tháng trong vòng ít nhất 3 (ba) tháng gần nhất của khách hàng;

- Tên, địa chỉ, số điện thoại liên lạc của cơ quan, tổ chức hoặc chủ cơ sở nơi làm việc hoặc có thu nhập chính.

b) Đối với khách hàng là tổ chức:

- Ngành, nghề sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo doanh thu chính;

- Tổng doanh thu trong 2 (hai) năm gần nhất;

- Danh sách (họ tên, địa chỉ thường trú) thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên, thành viên Ban điều hành, Kế toán trưởng hoặc tương đương;

- Tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của công ty mẹ (nếu khách hàng là công ty con) hoặc danh sách tên, địa chỉ, người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền của chi nhánh, công ty con, văn phòng đại diện (nếu khách hàng là công ty mẹ).

3.3 Giám sát các giao dịch của khách hàng để đảm bảo giao dịch của khách hàng phù hợp với bản chất, mục đích thiết lập mối quan hệ và hoạt động của khách hàng; kịp thời phát hiện các giao dịch bất thường và xem xét báo cáo giao dịch đáng ngờ khi có đủ cơ sở hợp lý theo quy định của pháp luật.

4.4 Cập nhật thông tin định kỳ ít nhất 1 (một) năm một lần hoặc khi đối tượng báo cáo biết thông tin về khách hàng đã có sự thay đổi.

Điều 4. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị5

1. Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật phòng, chống rửa tiền được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cung cấp cho đối tượng báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử.

2. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) thông tin về người tiếp nhận Danh sách cá nhân nước ngoài có ảnh hưởng chính trị, gồm: họ tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại và hòm thư điện tử.

3. Đối tượng báo cáo không được cung cấp Danh sách này cho bên thứ ba nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

Điều 5. Báo cáo giao dịch có giá trị lớn

1. Khi thực hiện giao dịch có giá trị lớn, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 02 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Trường hợp khách hàng nộp ngoại tệ tiền mặt có giá trị lớn để mua đồng Việt Nam hoặc nộp tiền mặt bằng đồng Việt Nam có giá trị lớn để mua ngoại tệ tiền mặt thì chỉ báo cáo giao dịch nộp tiền mặt.

3. Nội dung báo cáo giao dịch có giá trị lớn:

a) Thông tin về khách hàng:

- Đối với khách hàng là cá nhân: họ tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, quốc tịch (khách hàng có nhiều quốc tịch thì phải ghi đầy đủ các quốc tịch và các địa chỉ đăng ký cư trú tại các quốc gia mang quốc tịch), địa chỉ cư trú tại Việt Nam;

- Đối với khách hàng là tổ chức: tên tổ chức, địa chỉ, quốc gia, mã số thuế; trường hợp tổ chức không có mã số thuế thì bắt buộc phải có số giấy phép hoạt động hoặc quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký kinh doanh.

b) Thông tin về giao dịch:

- Đối với giao dịch có giá trị lớn bằng tiền mặt (đồng Việt Nam hoặc ngoại tệ): ngày thực hiện giao dịch, số tài khoản (nếu có), loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), số tiền giao dịch, loại tiền giao dịch, số tiền được quy đổi sang đồng Việt Nam (theo tỷ giá loại giao dịch tương ứng tại thời điểm phát sinh giao dịch), lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;

- Đối với giao dịch mua, bán vàng có giá trị lớn: ngày thực hiện giao dịch, loại giao dịch, mã số giao dịch (số tham chiếu duy nhất cho mỗi giao dịch), khối lượng (đơn vị: kilogram; liệt kê theo từng loại hàng hóa), giá trị từng giao dịch, tổng giá trị giao dịch trong ngày quy đổi sang đồng Việt Nam, lý do, mục đích giao dịch, tên, địa điểm nơi phát sinh giao dịch;

c) Thông tin khác được quy định cụ thể trong các mẫu biểu ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Đối tượng báo cáo phải rà soát, sàng lọc các giao dịch tiền mặt có giá trị lớn để kịp thời phát hiện giao dịch đáng ngờ.

Điều 6. Báo cáo giao dịch đáng ngờ

1. Khi phát hiện giao dịch đáng ngờ theo quy định tại Điều 22 Luật phòng, chống rửa tiền và Điều 14 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản theo mẫu biểu số 01 đính kèm Thông tư này hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Cục Phòng, chống rửa tiền có trách nhiệm xác nhận việc đã nhận được báo cáo giao dịch đáng ngờ và phản hồi cho đối tượng báo cáo những vấn đề phát sinh nếu cần thiết.

Điều 7. Báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử

1.6 Trách nhiệm báo cáo:

a) Trừ những giao dịch chuyển tiền điện tử tại điểm b khoản này, tổ chức tài chính được phép thực hiện dịch vụ thanh toán trong nước, quốc tế phải báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền từng giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có mức giá trị từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc ngoại tệ có giá trị tương đương và giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế ra vào Việt Nam có mức giá trị từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương;

b) Các giao dịch chuyển tiền điện tử không phải báo cáo bao gồm:

- Giao dịch chuyển tiền bắt nguồn từ giao dịch sử dụng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng hoặc thẻ trả trước để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ;

- Giao dịch chuyển tiền và thanh toán giữa các tổ chức tài chính mà người khởi tạo và người thụ hưởng đều là các tổ chức tài chính.

c) Đối với các giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước thì tổ chức tài chính phát lệnh chuyển tiền phải báo cáo và có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức phát lệnh chuyển tiền. Tổ chức tài chính phục vụ người thụ hưởng có trách nhiệm thu thập đầy đủ thông tin về cá nhân, tổ chức thụ hưởng theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này và báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền khi được yêu cầu. Tổ chức tài chính có trách nhiệm báo cáo Cục Phòng, chống rửa tiền bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Nội dung báo cáo gồm các thông tin sau:

a) Tổ chức phát lệnh chuyển tiền: tên giao dịch của tổ chức hoặc điểm giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.

b) Tổ chức phục vụ người thụ hưởng: tên giao dịch của tổ chức hoặc điểm giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.

c) Cá nhân, tổ chức chuyển tiền và cá nhân, tổ chức thụ hưởng:

- Cá nhân: họ tên; số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu còn hiệu lực; số tài khoản (nếu có); mã giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.

- Tổ chức: tên; số tài khoản; mã số thuế; số đăng ký kinh doanh; mã giao dịch; số tiền, loại tiền giao dịch; địa chỉ liên lạc; quốc gia.

3. Tổ chức trung gian phải lưu giữ hồ sơ giao dịch bao gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều này ít nhất 5 năm kể từ ngày phát sinh giao dịch và có trách nhiệm cung cấp hồ sơ đó cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu và không phải báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

4. Đối tượng báo cáo được phép thực hiện chuyển tiền điện tử quốc tế phải xây dựng hệ thống công nghệ thông tin phù hợp phục vụ cho việc báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này và phải có hệ thống phần mềm để lọc, phân tích giao dịch nhằm mục đích phòng, chống rửa tiền và ngăn ngừa các rủi ro khác.

Điều 8. Báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố

1. Khi phát hiện tổ chức, cá nhân thực hiện giao dịch nằm trong danh sách đen hoặc khi có căn cứ cho rằng tổ chức, cá nhân khác thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố cho lực lượng chống khủng bố của Bộ Công an, đồng thời báo cáo cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

2. Trường hợp đối tượng báo cáo bằng văn bản thì nội dung báo cáo bao gồm các thông tin sau:

a) Đối tượng báo cáo: tên, địa chỉ, số điện thoại;

b) Cơ quan nhận báo cáo: tên, địa chỉ;

c) Tổ chức, cá nhân nằm trong danh sách đen hoặc thực hiện hành vi có liên quan đến tội phạm rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố: tên; quốc tịch; các thông tin khác như số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số tài khoản, số tham chiếu của giao dịch (nếu có);

d) Tổ chức, cá nhân khác có liên quan: tên; quốc tịch; mối quan hệ với tổ chức, cá nhân nêu tại điểm c khoản này; các thông tin khác như số chứng minh nhân dân hoặc số hộ chiếu, mã số thuế, số đăng ký kinh doanh, địa chỉ, số tài khoản, số tham chiếu của giao dịch (nếu có);

đ) Đối với chuyển tiền điện tử, gồm các thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư này;

e) Các biện pháp tạm thời đã áp dụng và thông tin về giao dịch, tài sản liên quan đến các biện pháp đã áp dụng;

g) Họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của đối tượng báo cáo (nếu có).

3. Thời hạn gửi báo cáo được thực hiện như đối với báo cáo giao dịch có dấu hiệu liên quan đến tội phạm theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

Điều 9. Mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, kim loại quý, đá quý và công cụ chuyển nhượng phải khai báo hải quan

1. Mức giá trị của kim loại quý, đá quý (trừ vàng): 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng, trong đó:

a) Kim loại quý (trừ vàng) gồm: bạc, bạch kim, đồ mỹ nghệ và đồ trang sức bằng bạc, bạch kim; các loại hợp kim có bạc, bạch kim.

b) Đá quý gồm: kim cương, ruby, saphia và ê-mơ-rốt.

2. Mức giá trị các công cụ chuyển nhượng: 300.000.000 (ba trăm triệu) đồng.

3. Mức giá trị của ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam bằng tiền mặt, mức giá trị của vàng phải khai báo hải quan thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 10. Hình thức báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử

1. Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử là báo cáo thể hiện dưới dạng file dữ liệu được truyền qua đường truyền của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

2. Báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử phải theo đúng định dạng, ký hiệu, mã truyền tin, cấu trúc file theo hướng dẫn của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.

3. Đối tượng báo cáo phải truyền tin theo quy trình do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định và có biện pháp bảo mật thông tin theo quy định tại Điều 29 Luật phòng, chống rửa tiền.

4. Đối tượng báo cáo phải cài đặt phần mềm truyền file do Cục Phòng, chống rửa tiền cung cấp.

5. Thời hạn gửi báo cáo: định kỳ cuối ngày làm việc, đối tượng báo cáo phải tổng hợp dữ liệu báo cáo và gửi theo quy định. Thời hạn gửi chậm nhất là đến 16 giờ ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày phát sinh giao dịch. Nếu ngày tiếp theo trùng với ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần, thì ngày gửi báo cáo là ngày làm việc tiếp theo ngay sau ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết hoặc ngày nghỉ cuối tuần đó. Trong trường hợp gửi chậm, thiếu báo cáo từ 2 (hai) ngày trở lên, đối tượng báo cáo phải giải trình về việc gửi chậm, thiếu cho Cục Phòng, chống rửa tiền. Trường hợp phát hiện sai sót trong các báo cáo đã gửi thì đối tượng báo cáo phải kịp thời gửi công văn hoặc thư điện tử (email) báo cáo giải trình về những sai sót đó cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

6. Đối tượng báo cáo phải đăng ký bằng văn bản với Cục Phòng, chống rửa tiền về cán bộ phụ trách báo cáo bằng tệp dữ liệu điện tử, bao gồm các thông tin: họ tên, chức vụ, địa chỉ nơi làm việc, điện thoại, địa chỉ hòm thư điện tử (email) và phải thông báo bằng văn bản khi có sự thay đổi thông tin về cán bộ phụ trách hoặc thay đổi cán bộ phụ trách khác.

Điều 10a. Phân công, kiểm toán và đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền7

1. Phân công cán bộ, bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền

a) Tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải phân công một thành viên Ban lãnh đạo hoặc người được Ban lãnh đạo ủy quyền chịu trách nhiệm về tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền tại đơn vị (sau đây gọi là người phụ trách phòng, chống rửa tiền) và đăng ký với Cục Phòng, chống rửa tiền kèm các thông tin chi tiết như họ tên, địa chỉ nơi làm việc, số điện thoại, số fax, địa chỉ hòm thư điện tử (email) để liên lạc khi cần thiết. Khi thay đổi người phụ trách phòng, chống rửa tiền hoặc thông tin liên quan đến người này, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thông báo kịp thời bằng văn bản cho Cục Phòng, chống rửa tiền;

b) Tùy theo quy mô, phạm vi và đặc thù hoạt động, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải thành lập bộ phận chuyên trách (tổ, phòng, ban) hoặc chỉ định một bộ phận tại trụ sở chính chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền; tại sở giao dịch, chi nhánh (nếu có) phải phân công một hoặc một số cán bộ hoặc bộ phận chịu trách nhiệm về phòng, chống rửa tiền.

2. Kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền

a) Hàng năm, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải tiến hành kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền. Việc kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền có thể được tiến hành độc lập hoặc kết hợp với các nội dung khác. Nội dung kiểm toán nội bộ bao gồm: kiểm tra, rà soát, đánh giá một cách độc lập, khách quan hệ thống kiểm soát nội bộ, việc tuân thủ quy chế nội bộ và kiến nghị, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác phòng, chống rửa tiền;

b) Mọi vi phạm được phát hiện trong quá trình kiểm toán nội bộ phải được báo cáo cho người phụ trách phòng, chống rửa tiền và người đứng đầu của đối tượng báo cáo để xử lý;

c) Chậm nhất sau 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải gửi báo cáo kiểm toán nội bộ về phòng, chống rửa tiền cho Cục Phòng, chống rửa tiền.

3. Đào tạo, bồi dưỡng về phòng, chống rửa tiền

a) Hàng năm, tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, nhân viên chuyên trách hoặc bán chuyên trách phòng, chống rửa tiền và cán bộ, nhân viên được giao nhiệm vụ liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng về nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền;

b) Tổ chức tài chính, tổ chức kinh doanh ngành nghề phi tài chính có liên quan phải đào tạo nhân viên mới tuyển dụng dự kiến đảm trách nhiệm vụ phòng chống rửa tiền và các nhiệm vụ khác liên quan đến giao dịch tiền, tài sản với khách hàng kiến thức, nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền trong vòng 6 (sáu) tháng kể từ ngày được tuyển dụng;

c) Nội dung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng, chống rửa tiền tối thiểu phải bao gồm: quy định của pháp luật và quy định nội bộ về phòng, chống rửa tiền; trách nhiệm pháp lý khi không thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền; phương thức, thủ đoạn rửa tiền; rủi ro rửa tiền liên quan đến sản phẩm, dịch vụ, nhiệm vụ mà cán bộ, nhân viên được giao thực hiện.

Điều 10b. Phòng, chống tài trợ khủng bố8

1. Đối tượng báo cáo phải áp dụng các biện pháp phòng, chống tài trợ khủng bố theo các quy định nêu tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 10, Điều 13, Điều 14 Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền.

2. Khi có nghi ngờ tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi có liên quan đến tài trợ khủng bố, đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo giao dịch đáng ngờ cho Cục Phòng, chống rửa tiền bằng văn bản hoặc bằng tệp dữ liệu điện tử theo quy định tại Điều 10 Thông tư này.

3. Nội dung báo cáo được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 8 Thông tư này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/02/2014.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 22/2009/TT-NHNN ngày 17/11/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn các biện pháp phòng, chống rửa tiền, Thông tư số 41/2011/TT-NHNN ngày 15/12/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn nhận biết và cập nhật thông tin khách hàng trên cơ sở rủi ro phục vụ công tác phòng, chống rửa tiền.

Điều 12. Trách nhiệm thi hành9

1. Thủ trưởng Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đối tượng báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) để được hướng dẫn kịp thời.

 

MẪU BIỂU SỐ 01

Báo cáo giao dịch đáng ngờ

Ngày……tháng…..năm…….

(Đính kèm Thông tư số ... ngày ... tháng ... năm 2013)

Số báo cáo:

PHẢI ĐIỀN ĐẦY ĐỦ THÔNG TIN VÀO CÁC TRƯỜNG YÊU CẦU

(Xem phần hướng dẫn điền báo cáo)

 

Báo cáo này có sửa đổi hay bổ sung báo cáo nào trước không?

□ Không

□ Có:

- Số của báo cáo được sửa đổi:

- Ngày của báo cáo được sửa đổi:

- Nội dung sửa đổi:

Phần I

THÔNG TIN VỀ ĐỐI TƯỢNG BÁO CÁO

1. Thông tin về đối tượng báo cáo

a. Tên đối tượng báo cáo:

b. Địa chỉ (số nhà, đường/phố):

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

c. Điện thoại:

d. Fax:

e. Tên điểm phát sinh giao dịch:

f. Địa chỉ điểm phát sinh giao dịch:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Điện thoại:

h. Fax:

2. Thông tin về người lập báo cáo:

a. Họ và tên:

b. Điện thoại cố định:

c. Điện thoại di động:

d. Bộ phận công tác:

Phần II

THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC THỰC HIỆN GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ

3. Thông tin về cá nhân thực hiện giao dịch:

a. Họ và tên:

b. Ngày, tháng, năm sinh:

c. Nghề nghiệp:

d. Quốc tịch:

e. Nơi đăng ký thường trú:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

f. Nơi ở hiện tại:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Số CMT:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp:

Nơi cấp:

i. Điện thoại cố định:

k. Điện thoại di động:

l. Số tài khoản:

m. Loại tài khoản:

n. Ngày mở tài khoản:

o. Tình trạng tài khoản:

 □ Hoạt động bình thường

□ Bất thường (nêu rõ lý do):

2. Thông tin về tổ chức thực hiện giao dịch

2.1. Thông tin về tổ chức

a. Tên đầy đủ của tổ chức

b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có):

c. Tên viết tắt:

d. Địa chỉ:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

e. Giấy phép thành lập số:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

f. Đăng ký kinh doanh số:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

g. Mã số thuế:

h. Ngành nghề kinh doanh:

i. Điện thoại:

k. Fax:

l. Số tài khoản:

m. Loại tài khoản:

n. Ngày mở tài khoản:

o. Tình trạng tài khoản:

□ Hoạt động bình thường

□ Bất thường (nêu rõ lý do):

2.2. Thông tin về người đại diện cho tổ chức

a. Họ và tên:

b. Ngày, tháng, năm sinh:

c. Nghề nghiệp:

d. Quốc tịch:

e. Nơi đăng ký thường trú:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

f. Nơi ở hiện tại:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Số CMT:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp:

Nơi cấp:

i. Điện thoại cố định:

k. Điện thoại di động:

3. Thông tin về giao dịch

a. Thời gian tiến hành giao dịch: vào hồi….., ngày….tháng…..năm…..

b. Số tiền giao dịch:

Bằng số:

Bằng chữ:

c. Mục đích giao dịch:

4. Thông tin bổ sung

Phần III

THÔNG TIN VỀ CÁ NHÂN, TỔ CHỨC CÓ LIÊN QUAN TỚI GIAO DỊCH ĐÁNG NGỜ

3. Thông tin về cá nhân liên quan đến giao dịch:

a. Họ và tên:

b. Ngày, tháng, năm sinh:

c. Nghề nghiệp:

d. Quốc tịch:

e. Nơi đăng ký thường trú:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

f. Nơi ở hiện tại:

Quận/Huyện/Thị trấn:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

g. Số CMT:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

h. Số hộ chiếu (còn hiệu lực):

Ngày cấp:

Nơi cấp:

i. Điện thoại cố định:

k. Điện thoại di động:

l. Số tài khoản:

m. Mở tại ngân hàng:

n. Địa chỉ ngân hàng:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

2. Thông tin về tổ chức có liên quan tới giao dịch

a. Tên đầy đủ của tổ chức

b. Tên tiếng nước ngoài (nếu có):

c. Tên viết tắt:

d. Địa chỉ:

Quận/Huyện:

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

e. Giấy phép thành lập số:

Ngày cấp:

Nơi cấp:

f. Ngành nghề kinh doanh:

g. Đăng ký kinh doanh số:

h. Điện thoại liên lạc:

i. Fax:

k. Số tài khoản:

l. Mở tại ngân hàng:

m. Địa chỉ ngân hàng:

Quận/Huyện/Thị trấn

Tỉnh/Thành phố:

Quốc gia:

3. Thông tin bổ sung

PHẦN IV

LÝ DO NGHI NGỜ GIAO DỊCH VÀ NHỮNG CÔNG VIỆC ĐÃ THỰC HIỆN

1. Mô tả giao dịch và lý do nghi ngờ:

 

2. Những công việc đã xử lý liên quan đến giao dịch đáng ngờ:

 

PHẦN V

TÀI LIỆU ĐÍNH KÈM

* Hồ sơ mở tài khoản

* Bản sao kê giao dịch (số phụ) từ ngày phát sinh giao dịch có liên quan đến ngày báo cáo giao dịch đáng ngờ

* Tài liệu, chứng từ khác có liên quan đến giao dịch đáng ngờ (bản sao điện chuyển tiền, giấy rút tiền, nộp tiền, phiếu chuyển khoản...)

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP PHIẾU
(Cán bộ lập báo cáo)
Ký - ghi rõ họ tên)

TRƯỞNG PHÒNG (bộ phận)
(Là người chịu trách nhiệm về PCRT tại đơn vị)
Ký - ghi rõ họ tên)

TỔNG GIÁM ĐỐC
(GIÁM ĐỐC)
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

Ghi chú:

Phần I:

Tất cả các trường trong phần này đều không được để trống

(2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của người lập báo cáo.

Phần II:

(1): Áp dụng cho khách hàng cá nhân (để trống nếu khách hàng là tổ chức)

(1a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân thực hiện giao dịch

(1b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh

(1h):

- Không bắt buộc đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người cư trú.

- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân thực hiện giao dịch là người không cư trú.

(1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...

(1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...

(2): Áp dụng cho khách hàng là tổ chức (để trống nếu là khách hàng cá nhân)

(2.1b): Để trống nếu tổ chức không có tên nước ngoài tương ứng

(2.1m): Ghi rõ loại tài khoản liên quan đến giao dịch đáng ngờ là tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm...

(2.1o): Nếu tài khoản ở tình trạng bất bình thường phải nêu rõ lý do tại sao, ví dụ như: hoạt động trở lại sau một thời gian dài ngừng hoạt động hoặc có sự thay đổi đột biến trong doanh số giao dịch...

(2.2a): Ghi đầy đủ họ, tên đệm, tên của cá nhân đại diện cho tổ chức

(2.2b): Ghi rõ ngày, tháng, năm sinh

(2.2h):

- Không bắt buộc đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người cư trú.

- Bắt buộc phải là số hộ chiếu còn hiệu lực đối với cá nhân đại diện cho tổ chức là người không cư trú.

Phần III:

Không bắt buộc trong trường hợp tổ chức báo cáo không có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ (đối tác)

Trong trường hợp tổ chức báo cáo có thông tin về cá nhân, tổ chức có liên quan tới giao dịch đáng ngờ: chỉ cần điền vào các trường có thông tin, không bắt buộc phải điền đầy đủ vào tất cả các trường.

Phần IV:

(1): Mô tả cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất có thể về các dấu hiệu, nhân tố, tình huống bất thường dẫn tới việc tổ chức báo cáo nghi ngờ giao dịch và/hoặc tin rằng giao dịch có liên quan đến rửa tiền hay hoạt động tội phạm.

(2): Mô tả cụ thể những công việc đã thực hiện liên quan đến việc xử lý báo cáo giao dịch đáng ngờ.

 

MẪU BIỂU SỐ 02

BÁO CÁO

Các giao dịch nộp/ rút tiền mặt có tổng giá trị bằng hoặc vượt mức giá trị theo quy định tại Điều 21 Luật PCRT

(Đính kèm Thông tư số.... ngày... tháng... năm 2013 hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền)

Tên đối tượng báo cáo:

Địa chỉ; số điện thoại

Địa điểm phát sinh giao dịch:

Địa chỉ; số điện thoại

Ngày ... tháng ... năm 20... (1)

STT

Loại giao dịch (2)

Tên khách hàng (3)

Địa chỉ

Giấy tờ nhận dạng (4)

Số tiền giao dịch (triệu đồng) (5)

Loại tiền giao dịch (6)

Số tài khoản (7)

Nội dung giao dịch (8)

Số CMND

Số hộ chiếu

Số đăng ký KD

Mã số thuế

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU
Ký và ghi rõ họ tên

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ (9)
Ký và ghi rõ họ tên

_______________

1 Ngày, tháng, năm phát sinh giao dịch;

2 Nộp hoặc rút tiền mặt. Trong trường hợp khách hàng nộp tiền đồng/ngoại tệ để rút ngoại tệ/tiền đồng thì chỉ báo cáo giao dịch nộp;

3 Họ và tên (khách hàng là cá nhân); tên đầy đủ và tên viết tắt (khách hàng là tổ chức);

4 Ghi đầy đủ, chi tiết từng cột; nếu không có thông tin, ghi "không";

5 Tổng số tiền nộp hoặc rút trong một ngày; nếu là ngoại tệ thì quy đổi về đồng Việt Nam theo tỷ giá vào thời điểm phát sinh giao dịch;

6 Ký hiệu loại tiền khách hàng nộp (3 kí tự theo chuẩn ISO-4217);

7 Số tài khoản khách hàng nộp hoặc rút tiền (nếu có);

8 Lý do, mục đích thực hiện giao dịch;

9 Tổng giám đốc/ Giám đốc hoặc người được ủy quyền

 

 

Nơi nhận:
- Ban Lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Website NHNN;
- Lưu VP, PC3, TTGSNH.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. THỐNG ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC




Nguyễn Đồng Tiến

 



1 Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 46/2010/QH12 ngày 16 tháng 6 năm 2010;

Căn cứ Luật phòng, chống rửa tiền số 07/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012;

Căn cứ Luật phòng, chống khủng bố số 28/2013/QH13 ngày 12 tháng 6 năm 2013;

Căn cứ Nghị định số 116/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng, chống rửa tiền;

Căn cứ Nghị định số 156/2013/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng;

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền (sau đây gọi tắt là Thông tư 35/2013/TT-NHNN).”

2 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

3 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

4 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

5 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

6 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

7 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

8 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

9 Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 31/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 35/2013/TT-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thực hiện một số quy định về phòng, chống rửa tiền, có hiệu lực kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014 quy định như sau:

“Điều 2. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26 tháng 12 năm 2014.

Điều 3. Trách nhiệm tổ chức thực hiện

1. Thủ trưởng cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền và đối tượng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư số 35/2013/TT-NHNN chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc khó khăn, vướng mắc, đối tượng báo cáo phản ánh về Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (qua Cục Phòng, chống rửa tiền) để được hướng dẫn kịp thời.”