Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 27/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 28 tháng 06 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ VIỆC KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị1.

Thông tư số 01/2022/TT-BGTVT ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới2.

Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt3

Căn cứ Luật Đường sắt số 06/2017/QH14 ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007;

Căn cứ Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về việc kiểm tra, thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho linh kiện, thiết bị, tổng thành, phương tiện giao thông đường sắt sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải, phục hồi và trong quá trình khai thác trên hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia và đường sắt chuyên dùng không nối ray với đường sắt quốc gia có đi qua khu dân cư, giao cắt với đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi và khai thác phương tiện giao thông đường sắt sử dụng trên các hệ thống đường sắt và các tổ chức liên quan đến quản lý, kiểm tra, thử nghiệm, cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt quy định tại Điều 1 Thông tư này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Cơ sở thiết kế là tổ chức có tư cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành.

2. Cơ sở sản xuất là doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, thiết bị giao thông đường sắt.

3. Toa xe đường sắt đô thị là phương tiện chuyên chở hành khách vận hành trên đường sắt đô thị.

4.4 Phương tiện chuyên dùng di chuyển trên đường sắt là phương tiện dùng để vận chuyển người, vật tư, thiết bị phục vụ cho các mục đích: cứu viện; cứu hộ tai nạn giao thông đường sắt; kiểm tra, thi công, bảo trì, sửa chữa công trình đường sắt.

5. Thiết bị của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là thiết bị) bao gồm van hãm, bộ móc nối đỡ đấm, máy nén, bộ tiếp điện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, thiết bị ghi tốc độ và dữ liệu đoàn tàu.

6. Tổng thành của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là tổng thành) bao gồm giá chuyển hướng, động cơ diesel, máy phát điện chính (trên đầu máy), động cơ điện kéo, bộ biến đổi điện, bộ truyền động thủy lực.

7. Hệ thống của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là hệ thống) bao gồm hệ thống hãm, hệ thống điện sức kéo, hệ thống cấp điện toa xe, hệ thống điều hòa không khí, hệ thống truyền động5.

8. Linh kiện của phương tiện giao thông đường sắt (sau đây gọi tắt là linh kiện) là các chi tiết được sử dụng để lắp ráp phương tiện giao thông đường sắt, bao gồm kính an toàn, đèn chiếu sáng phía trước đầu máy, vật liệu chống cháy, bộ trục bánh xe, lò xo thuộc hệ treo của giá chuyển hướng.

9. Sản phẩm là một trong các đối tượng kiểm tra sau: phương tiện, tổng thành, thiết bị hoặc linh kiện.

10. Thời gian sử dụng (tính theo năm) là thời gian được xác định từ năm sản xuất đến năm đang sử dụng của phương tiện.

11. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu là thiết bị điện tử được sử dụng trên các đoàn tàu hàng không có toa xe trưởng tàu. Thiết bị gồm hai bộ phận cơ bản: bộ phận tại đuôi tàu và bộ phận tại buồng lái để giúp lái tàu giám sát áp suất ống hãm và thực hiện hãm khẩn tại vị trí toa xe cuối đoàn tàu trong quá trình vận hành.

12. Giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là giấy chứng nhận) là chứng chỉ xác nhận phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện đã được kiểm tra theo quy định hiện hành.

13. Tem kiểm định chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (sau đây gọi tắt là tem kiểm định) là biểu trưng cấp cho phương tiện giao thông đường sắt đã kiểm định đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan.

Chương II

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Điều 4. Loại hình kiểm tra

Việc kiểm tra bao gồm các loại hình sau:

1. Kiểm tra sản xuất, lắp ráp.

2. Kiểm tra nhập khẩu.

3. Kiểm tra hoán cải.

4. Kiểm tra định kỳ.

5. Kiểm tra bất thường.

Điều 5. Kiểm tra sản xuất, lắp ráp

1.6 Việc kiểm tra sản xuất, lắp ráp được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng.

2. Hồ sơ thiết kế bao gồm:7

a) Đối với phương tiện sản xuất, lắp ráp mới:

Bản vẽ kỹ thuật: bản vẽ tổng thể của phương tiện, tổng thành, thiết bị; bản vẽ lắp đặt của tổng thành, thiết bị, hệ thống trên phương tiện;

Bản thuyết minh, tính toán: thuyết minh đặc tính kỹ thuật cơ bản của phương tiện; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm động lực học: tính êm dịu vận hành, tính an toàn chống lật và chống trật bánh; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức kéo (áp dụng đối với đầu máy); thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm sức bền của khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bệ xe, thân xe; thuyết minh, tính toán kiểm nghiệm hệ thống hãm.

b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện sản xuất, lắp ráp mới: bản vẽ tổng thể của tổng thành, thiết bị, linh kiện; bản thuyết minh đặc tính kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, linh kiện; tính toán kiểm nghiệm sức bền đối với thân xe, khung giá chuyển hướng, bộ trục bánh xe, bộ móc nối đỡ đấm.

3. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở sản xuất, lắp ráp hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hồ sơ thiết kế theo quy định tại khoản 2 Điều này;

c) 8 (được bãi bỏ)

d) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm của phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Phương thức kiểm tra:

a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;

b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

c) 9 (được bãi bỏ)

Điều 6. Kiểm tra nhập khẩu10

1. Việc kiểm tra nhập khẩu được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Tổng thành, thiết bị, linh kiện nhập khẩu mới lắp trên phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

c) Toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới; phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất.”

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra của đơn vị nhập khẩu theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản vẽ tổng thể, tài liệu về đặc tính kỹ thuật;

c) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

d) Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực chứng chỉ chất lượng của nhà sản xuất đối với sản phẩm nhập khẩu mới;

đ) Báo cáo kết quả kiểm tra, thử nghiệm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện của nhà sản xuất hoặc tổ chức thử nghiệm đối với sản phẩm nhập khẩu mới.

3. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Thời điểm kiểm tra:

a) Đối với phương tiện chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nhập khẩu mới, nhập khẩu đã qua sử dụng, toa xe đường sắt đô thị nhập khẩu mới, phương tiện chuyên dùng chạy trên đường sắt đô thị nhập khẩu mới, đã qua sử dụng tạm nhập tái xuất: thời điểm kiểm tra được thực hiện sau khi đơn vị nhập khẩu đã cung cấp đầy đủ hồ sơ và Cơ quan kiểm tra tiếp cận được phương tiện; đơn vị nhập khẩu đảm bảo các điều kiện kiểm tra theo quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với tổng thành, thiết bị, linh kiện trên phương tiện đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng: thời điểm kiểm tra được thực hiện trước khi lắp ráp lên phương tiện.

5. Phương thức kiểm tra:

a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra từng sản phẩm;

b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu điển hình cho từng lô linh kiện theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

c) Đối với toa xe đường sắt đô thị: Kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên đường theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Điều 7. Kiểm tra hoán cải11

1. Quy định về kiểm tra hoán cải:

a) Việc kiểm tra hoán cải được thực hiện đối với: đầu máy, toa xe chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng và phương tiện chuyên dùng đường sắt có thay đổi kết cấu thép thân xe, tính năng sử dụng và thông số, đặc tính kỹ thuật của hệ thống, tổng thành, thiết bị;

b) Kiểm tra hoán cải không áp dụng đối với phương tiện chi thay đổi đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu và toa xe đường sắt đô thị chạy trên đường sắt đô thị.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký của phương tiện; bản vẽ tổng thể của phương tiện trước và sau hoán cải; tài liệu kỹ thuật (bản vẽ và thuyết minh, tính toán) của tổng thành, thiết bị, hệ thống được hoán cải; bản thuyết minh, tính toán liên quan đến nội dung hoán cải;

c) 12 (được bãi bỏ)

d) Kết quả tự kiểm tra của cơ sở hoán cải hoặc chủ phương tiện.

3. Nội dung kiểm tra: kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành và hồ sơ thiết kế.

4. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện.

Điều 8. Kiểm tra định kỳ13

1. Việc kiểm tra định kỳ trong quá trình khai thác sử dụng được thực hiện đối với:

a) Đầu máy, toa xe, phương tiện chuyên dùng đường sắt, thiết bị tín hiệu đuôi tàu chạy trên đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng;

b) Toa xe đường sắt đô thị, phương tiện chuyên dùng đường sắt chạy trên đường sắt đô thị.

2. Hồ sơ đăng ký kiểm tra bao gồm:

a) Giấy đề nghị kiểm tra định kỳ của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Bản sao giấy đăng ký phương tiện (đối với trường hợp phương tiện sản xuất, lắp ráp mới và phương tiện nhập khẩu kiểm tra định kỳ lần đầu hoặc phương tiện có thay đổi số đăng ký);

c) Tài liệu kỹ thuật của tổng thành, thiết bị, hệ thống được thay thế trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;

d) Kết quả tự nghiệm thu của cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa hoặc chủ phương tiện.

3. Chu kỳ kiểm tra định kỳ:

a) Chu kỳ kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với phương tiện đường sắt quốc gia và toa xe đường sắt đô thị, việc kiểm tra được thực hiện cùng thời điểm phương tiện được bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ theo các cấp nhưng không được vượt quá thời hạn theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này.

4. Nội dung kiểm tra:

a) Kiểm tra tính năng an toàn theo quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

b) Đối với thiết bị tín hiệu đuôi tàu kiểm tra theo quy định tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Phương thức kiểm tra: kiểm tra từng phương tiện hoặc thiết bị tín hiệu đuôi tàu. Riêng đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Điều 9. Kiểm tra bất thường

1. Kiểm tra bất thường được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi phương tiện bị tai nạn hoặc khi có dấu hiệu vi phạm về chất lượng, an toàn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và khai thác, lưu hành phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện.

2. Hồ sơ sử dụng trong quá trình kiểm tra bao gồm:

a) Hồ sơ kỹ thuật của phương tiện hoặc tổng thành, thiết bị, linh kiện;

b) Giấy chứng nhận của phương tiện đang còn hiệu lực.

3. Nội dung kiểm tra: kiểm tra theo các nội dung quy định trong các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

4. Phương thức kiểm tra:

a) Đối với phương tiện, tổng thành, thiết bị: kiểm tra ngẫu nhiên theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

b) Đối với linh kiện: kiểm tra mẫu ngẫu nhiên theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan;

c) 14 Đối với toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra toa xe ở trạng thái tĩnh và ghép thành đoàn tàu theo cấu hình khai thác vận hành trên tuyến hoặc đường thử theo các nội dung và phương pháp quy định tại quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Chương III

TRÌNH TỰ CẤP, SỬ DỤNG GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ TEM KIỂM ĐỊNH

Điều 10. Cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định15

1. Tổ chức, cá nhân lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 của Thông tư này, gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính hoặc bằng hình thức phù hợp khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng một (01) ngày làm việc, riêng đối với toa xe đường sắt đô thị kiểm tra thành phần hồ sơ trong vòng mười (10) ngày làm việc. Nếu thành phần hồ sơ đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu thành phần hồ sơ không đầy đủ thì Cục Đăng kiểm Việt Nam hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại.

3. Cục Đăng kiểm Việt Nam kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng năm (05) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải và trong vòng một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ; riêng toa xe đường sắt đô thị, kiểm tra nội dung hồ sơ trong vòng ba mươi (30) ngày làm việc. Nếu nội dung hồ sơ không hợp lệ thì thông báo cho tổ chức, cá nhân trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra nội dung hồ sơ. Nếu nội dung hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn kiểm tra thống nhất về thời gian và địa điểm kiểm tra sản phẩm tại hiện trường.

4. Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại hiện trường và thực hiện như sau:

a) Nếu kết quả kiểm tra đạt yêu cầu thì cấp giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn ba (03) ngày làm việc đối với kiểm tra sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải hoặc một (01) ngày làm việc đối với kiểm tra định kỳ kể từ ngày kết thúc kiểm tra và cấp, dán tem kiểm định cho phương tiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

b) Nếu kết quả kiểm tra không đạt yêu cầu thì Cục Đăng kiểm Việt Nam ra Thông báo không đạt chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Đối với trường hợp nhập khẩu phương tiện, thông báo này được gửi cho các cơ quan liên quan biết để phối hợp.

Điều 11. Cấp lại giấy chứng nhận cho phương tiện

1. Trong trường hợp giấy chứng nhận bị hư hỏng hoặc bị mất mà vẫn còn hiệu lực, chủ phương tiện gửi giấy đề nghị cấp lại giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này trực tiếp hoặc bằng hình thức khác đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Sau khi nhận được đề nghị, căn cứ hồ sơ đăng kiểm của phương tiện, nếu giấy chứng nhận của phương tiện còn hiệu lực, Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp lại giấy chứng nhận cho chủ phương tiện theo thời hạn của giấy chứng nhận đã bị hư hỏng hoặc mất trong thời hạn một (01) ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị; nếu giấy chứng nhận của phương tiện đã hết hiệu lực, Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo trả lời không cấp lại giấy chứng nhận.

Điều 12. Thu hồi giấy chứng nhận

1. Giấy chứng nhận bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

a) Đã có khai báo hỏng giấy chứng nhận của chủ phương tiện;

b) Đã có thông báo hết hiệu lực giấy chứng nhận của Cục Đăng kiểm Việt Nam theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 13 của Thông tư này.

2. Cục Đăng kiểm Việt Nam thông báo và tổ chức thu hồi giấy chứng nhận theo quy định.

Điều 13. Việc sử dụng và thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định

1. Sử dụng giấy chứng nhận, tem kiểm định:

a) Giấy chứng nhận cấp cho tổng thành, thiết bị, linh kiện được sử dụng làm căn cứ cho phép lắp ráp trên phương tiện;

b) Giấy chứng nhận cấp cho phương tiện được sử dụng làm thủ tục hải quan khi nhập khẩu, thủ tục đăng ký và lưu hành phương tiện;

c) Tem kiểm định dán trên phương tiện, vị trí dán được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

2.16 Hiệu lực của giấy chứng nhận, tem kiểm định:

a) Thời hạn hiệu lực của giấy chứng nhận và tem kiểm định cấp theo chu kỳ kiểm tra quy định tại Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giấy chứng nhận này sẽ mất hiệu lực khi thông số kỹ thuật thực tế của phương tiện bị thay đổi so với giấy chứng nhận đã cấp; phương tiện bị hư hỏng do tai nạn, thiên tai, hành vi phá hoại hoặc trong quá trình bảo quản, vận chuyển đến mức không đảm bảo các yêu cầu an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Điều 14. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam

1. Tổ chức thực hiện việc đăng kiểm phương tiện giao thông đường sắt, tổng thành, thiết bị, linh kiện trong phạm vi cả nước.

2. Tuân thủ các quy định của tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành khi thực hiện việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của sản phẩm.

3. Thực hiện kiểm tra và thống nhất quản lý việc phát hành, cấp giấy chứng nhận, tem kiểm định theo quy định cho các đối tượng kiểm tra, chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.

4. Lưu trữ hồ sơ đăng kiểm:

a) Đối với hồ sơ đăng kiểm phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp: lưu trữ trong suốt thời hạn sử dụng của phương tiện, tổng thành, thiết bị, linh kiện;

b) Đối với hồ sơ đăng kiểm phương tiện định kỳ: lưu trữ trong thời hạn ba (03) năm;

c) Đối với hồ sơ đăng kiểm thiết bị tín hiệu đuôi tàu định kỳ: lưu trữ trong thời hạn một (01) năm.

5. Thu, sử dụng lệ phí, giá dịch vụ kiểm định theo quy định hiện hành.

Điều 15. Trách nhiệm của cơ sở thiết kế, sản xuất, lắp ráp, đơn vị nhập khẩu và chủ phương tiện, chủ khai thác phương tiện

1. Trách nhiệm của cơ sở thiết kế, sản xuất, lắp ráp:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về sản phẩm thiết kế, sản xuất, lắp ráp do mình thực hiện;

b) Chịu sự giám sát về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Cục Đăng kiểm Việt Nam trong quá trình sản xuất, lắp ráp;

c) Tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành khi sản xuất, lắp ráp, hoán cải, sửa chữa, phục hồi sản phẩm;

d) Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm phù hợp với các quy định liên quan. Tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng;

đ)17 Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

2. Trách nhiệm của đơn vị nhập khẩu:

a) Tuân thủ theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật hiện hành hoặc tiêu chuẩn đã được cấp thẩm quyền phê duyệt;

b) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng sản phẩm nhập khẩu.

c) 18 Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành;

d) 19 Thông báo bằng văn bản và nộp lại Giấy chứng nhận, Tem kiểm định cho Cục Đăng kiểm Việt Nam khi xuất khẩu phương tiện tạm nhập, tái xuất.

3. Trách nhiệm của chủ phương tiện, chủ khai thác phương tiện:

a) Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện để bảo đảm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện giữa hai kỳ kiểm tra của Cục Đăng kiểm Việt Nam;

b) Theo dõi và kiểm tra đối với các sản phẩm nhập khẩu có thiết kế mới lần đầu đang trong quá trình thử nghiệm vận dụng;

c) Xây dựng quy trình kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa phương tiện và gửi Cục Đăng kiểm Việt Nam trước khi kiểm tra đinh kỳ lần đầu và khi có thay đổi trong quá trình khai thác;

d) Bảo quản hồ sơ kỹ thuật, chứng chỉ chất lượng, giấy chứng nhận, tem kiểm định và xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

đ)20 Đảm bảo các điều kiện kiểm tra phương tiện theo các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

4. Trách nhiệm chi trả lệ phí và giá dịch vụ đăng kiểm, kiểm định: Cơ sở sản xuất, lắp ráp, đơn vị nhập khẩu và chủ phương tiện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu, chủ khai thác phương tiện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu chi trả lệ phí, giá dịch vụ kiểm định theo quy định hiện hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH21

Điều 16. Hiệu lực thi hành22 23

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2018.

2. Bãi bỏ các Thông tư sau:

a) Thông tư số 56/2013/TT-BGTVT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra thiết bị vệ sinh tự hoại trên toa xe khách;

b) Thông tư số 11/2015/TT-BGTVT ngày 20 tháng 4 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định kiểm tra thiết bị tín hiệu đuôi tàu thay thế toa xe trưởng tàu trên các đoàn tàu hàng;

c) Thông tư số 63/2015/TT-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

Điều 17. Quy định chuyển tiếp

Các Giấy chứng nhận và Tem kiểm định đã cấp cho phương tiện, thiết bị tín hiệu đuôi tàu trước ngày Thông tư này có hiệu lực vẫn có giá trị cho đến hết thời hạn hiệu lực.

Điều 18. Tổ chức thực hiện24 25

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (để đăng công báo);
- Cổng thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC (03 bản).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Đình Thọ

 

PHỤ LỤC I

MẪU - GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Ngày…. tháng…. năm …….

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:………………………….. Fax:………………… Email: …………………………………..

Nội dung đề nghị kiểm tra: Phương tiện/Tổng thành/Thiết bị/Linh kiện

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Hồ sơ kèm theo:

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………….

Địa điểm và thời gian: …………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………….

 

 

TỔ CHỨC / CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC II

MẪU - GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

TỔ CHỨC/CÁ NHÂN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

Ngày…. tháng…. năm …….

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI

GIẤY CHỨNG NHẬN

Kính gửi: Cục Đăng kiểm Việt Nam

Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………….. Fax:…………………….. Email: …………………………….

Nội dung đề nghị: Cấp lại giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

Loại phương tiện:                                                                      Số hiệu:

Số đăng ký:

Số giấy chứng nhận:

Thời hạn giấy chứng nhận:

Lý do cấp lại: ………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu...

TỔ CHỨC / CÁ NHÂN
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC III

MẪU - GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu giấy chứng nhận cấp cho phương tiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, hoán cải, kiểm tra định kỳ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Số Giấy chứng nhận:                              Số Tem kiểm định:

(Liên số:    )

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt;

Căn cứ Báo cáo kiểm tra26 số:………………….                  ngày:..../.../20...

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Loại hình kiểm tra: (Sản xuất, lắp ráp/Nhập khẩu/Hoán cải/Định kỳ)

Loại phương tiện:

Số hiệu/số chế tạo:

Cơ sở sản xuất/Đơn vị nhập khẩu/Cơ sở hoán cải/Chủ phương tiện:

Số đăng ký:

(Số tờ khai hàng nhập khẩu: ... ngày ....)

Năm sản xuất:

Địa chỉ:

Nước sản xuất:

Địa điểm kiểm tra:

Phạm vi hoạt động:

THÔNG SỐ KỸ THUẬT
(Theo loại phương tiện)

Phương tiện này thỏa mãn ...

Giấy chứng nhận này có hiệu lực đến hết ngày:...

 

 

Hà Nội, ngày   tháng    năm
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định cụ thể.

2. Mẫu giấy chứng nhận cấp cho tổng thành, linh kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kiểm tra định kỳ

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỔNG THÀNH, THIẾT BỊ, LINH KIỆN CỦA PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT

Số:

(Liên số:       )

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt;

Căn cứ Báo cáo kiểm tra27 số:                               ngày: ..../.../20...

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM CHỨNG NHẬN

Loại hình kiểm tra: (Sản xuất, lắp ráp/Nhập khẩu/Định kỳ)

Loại tổng thành/thiết bị/linh kiện:

Kiểu loại:

Nhà sản xuất/Đơn vị nhập khẩu/Chủ thiết bị:

Số hiệu/chế tạo:

(Số tờ khai hàng nhập khẩu:... ngày ....)

Năm sản xuất:

Địa chỉ:

Nước sản xuất:

Địa điểm kiểm tra:

 

THÔNG SỐ KỸ THUẬT

(Theo loại tổng thành/thiết bị/linh kiện)

Tổng thành/Thiết bị/Linh kiện này thoả mãn ...

 



Hà Nội, ngày   tháng   năm
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

Ghi chú: Màu sắc và hoa văn trên Giấy chứng nhận do Cục Đăng kiểm Việt Nam quy định cụ thể.

 

PHỤ LỤC IV

MẪU - TEM KIỂM ĐỊNH VÀ VỊ TRÍ DÁN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

1. Mẫu tem kiểm định

2. Vị trí dán tem kiểm định

a) Đối với đầu máy, phương tiện chuyên dùng: tem được dán ở mặt trong, góc trên, ngoài cùng phía bên phải của kính (nhìn từ vị trí người lái tàu) hoặc ở vị trí dễ quan sát;

b) Đối với toa xe khách và toa xe đường sắt đô thị: tem được dán ở trong toa xe tại đầu số 1 ở vị trí dễ quan sát (gần van hãm khẩn cấp);

c) Đối với toa xe hàng: tem được dán tại bệ xe (khu vực xà dọc giữa). Vị trí trên có thể thay đổi tùy theo kết cấu của bệ xe nhưng tem phải dán ở vị trí thuận lợi cho việc dán, quan sát và bảo quản.

 

PHỤ LỤC V

MẪU - THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:

 

 

THÔNG BÁO KHÔNG ĐẠT CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt;

Căn cứ Báo cáo kiểm tra28 số:………….                           ngày:..../.../20...

 

CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM THÔNG BÁO
Tình trạng phương tiện/tổng thành/thiết bị/linh kiện

Loại phương tiện/tổng thành/thiết bị/linh kiện:

Số hiệu/số chế tạo:

Số tờ khai Hải quan:

Số đăng ký:

Nhà sản xuất:

Nước sản xuất:

Loại hình: (Sản xuất, lắp ráp/Nhập khẩu/Định kỳ/Hoán cải)

Năm sản xuất:

Chủ phương tiện/Cơ sở sản xuất/Đơn vị nhập khẩu/Cơ sở hoán cải:

 

Địa chỉ:

 

Địa điểm kiểm tra:

 

Phương tiện/tổng thành/thiết bị/linh kiện này đã được kiểm tra và không đạt yêu cầu theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

Lý do không đạt:

 

 

Hà Nội, ngày    tháng    năm
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM

 

PHỤ LỤC VI29

CHU KỲ KIỂM TRA
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Loại phương tiện

Chu kỳ kiểm tra (tháng)

Chu kỳ đầu

Chu kỳ định kỳ

1. Đường sắt quốc gia

1.1. Phương tiện nhập khẩu mới và sản xuất, lắp ráp

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

18

-

b) Toa xe khách

28

-

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

36

-

1.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới hoặc bằng 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

-

18

b) Toa xe khách

-

14

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

-

20

1.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 30 năm

a) Đầu máy, phương tiện chuyên dùng có động cơ

-

15

b) Toa xe khách

-

12

c) Toa xe hàng, phương tiện chuyên dùng không có động cơ

-

15

1.4. Phương tiện đang khai thác ít sử dụng

a) Đầu máy đẩy; đầu máy dồn tại ga, xưởng chế tạo sửa chữa, kho bãi; đầu máy dùng kéo tàu với km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km

-

24

b) Toa xe công vụ, nhiệm sở có số km chạy hàng năm nhỏ hơn 40.000km

-

24

1.5. Phương tiện giao thông đường sắt được phép chuyển đổi thành phương tiện không áp dụng niên hạn theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt

a) Đầu máy có thời gian sử dụng trên 40 năm

-

12

b) Toa xe khách có thời gian sử dụng trên 40 năm

 

9

c) Toa xe hàng có thời gian sử dụng trên 45 năm

-

12

1.6. Phương tiện giao thông đường sắt áp dụng lộ trình thực hiện niên hạn sử dụng của phương tiện giao thông đường sắt theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 19 Nghị định số 65/2018/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt)

-

12

2. Đường sắt đô thị

2.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

24

-

2.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 15 năm

-

12

2.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng trên 15 năm

-

9

3. Đường sắt chuyên dùng

3.1. Phương tiện nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp mới

30

 

3.2. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng dưới 30 năm

-

18

3.3. Phương tiện đang khai thác có thời gian sử dụng từ 30 năm trở lên

-

15

4. Tất cả các phương tiện nhập khẩu đã qua sử dụng

12

12

5. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu

24

12

 

PHỤ LỤC VII

NỘI DUNG KIỂM TRA THIẾT BỊ TÍN HIỆU ĐUÔI TÀU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

I. Quy định chung

Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải đảm bảo các yêu cầu sau:

1. Giám sát được áp suất ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu.

2. Giám sát được trạng thái kết nối toa xe trong quá trình đoàn tàu vận hành.

3. Ghi lại áp suất ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu trong quá trình vận hành.

4. Điều khiển việc xả gió ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu để thực hiện hãm khẩn cấp.

5. Báo tín hiệu đuôi tàu.

II. Nội dung kiểm tra

1. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải gọn nhẹ dễ mang xách, có vỏ bọc cứng, dễ lắp lặt, sử dụng, sửa chữa bảo dưỡng. Thiết bị phải hoạt động bình thường trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa, nắng, gió bão và điều kiện xóc lắc khi lắp đặt trên đầu máy, toa xe.

2. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải hiển thị rõ các thông tin và đọc được các thông tin bằng mắt thường dưới ánh sáng ban ngày hoặc khi có đèn chiếu sáng vào ban đêm.

3. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải báo chính xác áp suất ống hãm, sai lệch trị số áp suất hiển thị trên bộ phận tại đuôi tàu và bộ phận tại buồng lái cho phép không quá 0,1 bar. Đồng hồ áp suất báo áp suất hãm trên bộ phận giám sát tại đuôi tàu phải được kiểm chuẩn và dán tem kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

4. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải cảnh báo cho lái tàu biết khi áp suất ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu giảm áp nhỏ hơn:

a) 4,6 bar đối với đoàn tàu cấp gió ép với áp suất ống hãm 5 bar;

b) 5,6 bar đối với đoàn tàu cấp gió ép với áp suất ống hãm 6 bar.

5. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải điều khiển được việc xả gió ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu để thực hiện hãm khẩn cấp. Thời gian nhận lệnh điều khiển từ bộ phận tại buồng lái đến bộ phận tại đuôi tàu để kích hoạt van xả gió khẩn cấp ở đuôi tàu không quá 3 giây. Bộ phận tại đuôi tàu khi nhận lệnh hãm phải mở van xả gió khẩn cấp và giữ van ở trạng thái mở trong thời gian từ 15 giây đến 70 giây.

6. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải truyền được thông tin, dữ liệu và lệnh hãm của lái tàu giữa bộ phận tại đuôi tàu và bộ phận tại buồng lái bằng sóng vô tuyến liên tục trong suốt quá trình vận hành bình thường của đoàn tàu. Tần số phát sóng vô tuyến phải được cơ quan có thẩm quyền cấp phép.

7. Khoảng cách truyền, nhận sóng vô tuyến giữa bộ phận tại đuôi tàu và bộ phận tại buồng lái phải đúng theo quy định của nhà sản xuất và không được nhỏ hơn 1000 m.

8. Điện áp ắc quy phải đúng với quy định của nhà sản xuất. Dung lượng ắc quy phải bảo đảm yêu cầu sau:

a) Đối với Thiết bị tín hiệu đuôi tàu nhập khẩu, sản xuất lắp ráp mới phải cấp được nguồn điện bảo đảm cho thiết bị làm việc liên tục trong thời gian tối thiểu là 36 giờ;

b) Đối với Thiết bị tín hiệu đuôi tàu đang trong quá trình khai thác, sử dụng phải cấp được nguồn điện bảo đảm cho thiết bị làm việc liên tục trong thời gian tối thiểu là 20 giờ.

9. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải báo tín hiệu đuôi tàu cả ngày lẫn đêm. Bộ phận tại đuôi tàu báo bằng đèn màu đỏ và tự động điều chỉnh được cường độ sáng theo điều kiện của môi trường.

10. Đối với Thiết bị tín hiệu đuôi tàu có cảm biến chuyển động, bộ phận tại buồng lái phải hiển thị tín hiệu trên màn hình để báo cho lái tàu biết trạng thái chuyển động của toa xe cuối cùng trong quá trình đoàn tàu vận hành.

11. Đối với Thiết bị tín hiệu đuôi tàu có kết nối với hệ thống định vị vệ tinh GPS và hệ thống đếm trục bánh toa xe trên đường sắt, bộ phận tại buồng lái phải hiển thị số liệu hỗ trợ cho lái tàu giám sát được tính toàn vẹn của đoàn tàu, chiều dài và sự thay đổi chiều dài đoàn tàu trong quá trình vận hành.

12. Thiết bị tín hiệu đuôi tàu phải ghi và lưu trữ chính xác áp suất ống hãm tại toa xe cuối đoàn tàu trong quá trình vận hành. Dữ liệu ghi lại của thiết bị phải bảo đảm tính liên tục. Dung lượng bộ nhớ thiết bị ghi được dữ liệu vận hành tối thiểu trong 55 giờ. Dữ liệu lưu giữ tại thiết bị phải xuất ra và đọc được trên máy tính.



1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sủa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị.”

2 Thông tư số 01/2022/TT-BGTVT ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;

Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới;

Căn cứ Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 01/2022/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 65/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đường sắt;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam,

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới. ”

3 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Luật Đường sắt ngày 16 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học - Công nghệ và Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt.

4 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 01/2022/TT-BGTVT ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

5 Cụm từ “hệ thống điều khiển chạy tàu” được bãi bỏ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31 /2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

7 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 1 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

8 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

9 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

10 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

11 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

12 Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.

13 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

14 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

15 Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

16 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

17 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 8 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

18 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

19 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

20 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

21 Khoản 1 Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 01/2022/TT-BGTVT ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022 quy định như sau:

“Điều 3. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.”

“Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đăng kiểm Việt Nam, Đường sắt Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông vận tải - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

22 Điều 4 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT- BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021 quy định như sau:

“Điều 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.”

23 Điều 3 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 quy định như sau:

“Điều 3. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. ”

24 Điều 5 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021 quy định như sau:

“Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Cục Đường sắt Việt Nam có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc tổng hợp các ý kiến của các đơn vị, doanh nghiệp, báo cáo Bộ Giao thông vận tải xem xét, giải quyết.

2. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. ”

25 Điều 4 Thông tư số 10/2022/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022 quy định như sau:

“Điều 4. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục: Đường sắt Việt Nam, Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giao thông - Xây dựng Lào Cai, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./. ”

26 Cụm từ “Biên bản kiểm tra” được sửa đổi bởi cụm từ “Báo cáo kiểm tra” theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

27 Cụm từ “Biên bản kiểm tra” được sửa đổi bởi cụm từ “Báo cáo kiểm tra” theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

28 Cụm từ “Biên bản kiểm tra” được sửa đổi bởi cụm từ “Báo cáo kiểm tra” theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư số 32/2020/TT-BGTVT ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 31/2018/TT-BGTVT ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về thực hiện đánh giá, chứng nhận an toàn hệ thống đối với đường sắt đô thị, có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 01 năm 2021.

29 Phụ lục này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư số 01/2022/TT-BGTVT ngày 12 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 29/2018/TT-BGTVT ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt và Thông tư số 18/2019/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện Nghị định số 139/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 10 năm 2018 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2022.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 27/VBHN-BGTVT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 27/VBHN-BGTVT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 28/06/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Lê Đình Thọ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 611 đến số 612
  • Ngày hiệu lực: 28/06/2022
  • Ngày hết hiệu lực: 14/03/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản