Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ, TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Căn cứ Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.[1]

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên, tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên tàu cá; tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam; chức danh, nhiệm vụ theo chức danh, định biên thuyền viên tàu công vụ thủy sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với chủ tàu, thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý, đào tạo, sử dụng thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ

1. Định biên thuyền viên là số lượng thuyền viên tối thiểu theo các chức danh được bố trí phù hợp trên tàu để vận hành tàu cá, tàu công vụ thủy sản đảm bảo an toàn.

2. Tiêu chuẩn thuyền viên là các tiêu chuẩn về sức khỏe, chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định phù hợp với chức danh, nhiệm vụ theo chức danh trên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

3. Chức danh thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản là định danh thuyền viên theo vị trí việc làm trên tàu, phù hợp với chức trách, nhiệm vụ, tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư này.

Chương II

CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN, TIÊU CHUẨN CHUYÊN MÔN, CHỨNG CHỈ CHUYÊN MÔN CỦA THUYỀN VIÊN TÀU CÁ; TIÊU CHUẨN THUYỀN VIÊN LÀ NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TRÊN TÀU CÁ VIỆT NAM

Điều 4. Chức danh thuyền viên tàu cá

Chức danh thuyền viên tàu cá gồm có thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy, thủy thủ.

Điều 5. Thuyền trưởng

1. Chức trách:

a) Thuyền trưởng tàu cá là người chỉ huy cao nhất ở trên tàu cá, chỉ huy tàu theo chế độ thủ trưởng;

b) Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ tàu về quản lý, vận hành tàu, điều hành thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ về khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, thu mua, chế biến, vận chuyển, chuyển tải thủy sản đúng quy định, đảm bảo sản xuất an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

Thuyền trưởng tàu cá thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 3 Điều 74 và khoản 3, khoản 4 Điều 75 Luật Thủy sản.

3.[2] Tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn:

Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 6. Thuyền phó

1. Chức trách:

Thuyền phó là người tham mưu, giúp việc cho thuyền trưởng, chịu sự quản lý và điều hành của thuyền trưởng và thực hiện nhiệm vụ theo sự phân công, ủy quyền của thuyền trưởng.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp tổ chức quản lý khai thác, dịch vụ hậu cần thủy sản, phụ trách duy tu, bảo dưỡng sửa chữa tàu cá và sinh hoạt của thuyền viên trên tàu. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt hoặc không thể điều hành tàu, thuyền phó thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu; thừa lệnh thuyền trưởng ban hành các mệnh lệnh liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của thuyền viên;

b) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, kỹ thuật trong quá trình vận hành và hoạt động khai thác thủy sản, đảm bảo an toàn lao động, an toàn thực phẩm trên tàu cá;

c) Tổ chức, thực hiện việc sửa chữa, bảo dưỡng các trang thiết bị, máy móc, ngư cụ trên tàu; phụ trách công tác hậu cần, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thuyền viên; đôn đốc việc giữ gìn vệ sinh trên tàu;

d) Trước khi tàu rời bến phải báo cáo cho thuyền trưởng số lượng thuyền viên, tình trạng các trang thiết bị an toàn hàng hải, hệ thống thông tin liên lạc, hải đồ, nhiên liệu, ngư cụ, vật tư, nước ngọt, lương thực, thực phẩm đảm bảo tàu cá hoạt động an toàn, hiệu quả trên biển;

đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 7. Máy trưởng

1. Chức trách:

Máy trưởng là người chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của thuyền trưởng; trực tiếp phụ trách và chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực của tàu; bộ phận máy, điện và điện lạnh của tàu đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức kiểm tra, khai thác an toàn, hiệu quả đối với tất cả máy móc, trang thiết bị động lực trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và các hệ thống, thiết bị do các bộ phận khác quản lý như: máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu, hệ thống tời;

b) Tổ chức xây dựng, hướng dẫn nội quy, kiểm tra về an toàn vệ sinh lao động, sử dụng thiết bị máy, điện, điện lạnh, phòng chống cháy, nổ trên tàu cá;

c) Tổ chức việc ghi chép nhật ký hoạt động máy tàu, nhật ký dầu; kịp thời khắc phục sự cố hư hỏng của máy, thiết bị và các bộ phận khác như: máy neo, máy lái, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió đảm bảo chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ;

d) Hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn, sử dụng trang thiết bị cho thuyền viên mới xuống tàu;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 8. Thợ máy

1. Chức trách:

Thợ máy là người tham mưu, giúp việc cho máy trưởng, chịu sự quản lý điều hành của máy trưởng và thuyền trưởng.

2. Nhiệm vụ:

a) Phụ trách máy chính, máy phát điện, hệ thống trục chân vịt (bao gồm cả bộ ly hợp, bộ giảm tốc), máy nén khí, hệ thống nén khí, nén gió, buồng máy tiện, trang bị cứu hỏa và chống thủng như: bơm nước cứu hỏa, hệ thống cứu hỏa ở buồng máy, hệ thống dầu nhờn, trang thiết bị phục vụ, hệ thống lái và cơ cấu truyền động;

b) Chịu trách nhiệm đảm bảo khai thác các thiết bị điện, điện lạnh, hệ thống điều hòa không khí của tàu;

c) Khai thác công suất của máy móc, thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao và đảm bảo các máy móc hoạt động đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm hiện hành;

d) Lập và trình máy trưởng dự trù nguyên liệu, nhiên vật liệu theo kế hoạch sản xuất, kế hoạch sửa chữa, thay thế vật tư, phụ tùng và các máy móc thiết bị của tàu. Thực hiện việc sửa chữa những hư hỏng đột xuất, theo kế hoạch và bảo dưỡng định kỳ đối với các máy móc, thiết bị;

đ) Trước khi rời bến kiểm tra máy móc trang thiết bị, dầu, mỡ, nước và dự tính trước tình huống xấu có thể xảy ra để đề xuất với máy trưởng những biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời;

e) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật, hạng mục đã được sửa chữa, bảo dưỡng. Quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và nhật ký máy các loại;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác do máy trưởng và thuyền trưởng phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư này.

Điều 9. Thủy thủ

1. Chức trách:

Thủy thủ là người trực tiếp chịu sự quản lý, điều hành của thuyền trưởng và thuyền phó, thực hiện nhiệm vụ vận hành, sử dụng máy móc, trang thiết bị, ngư cụ, dụng cụ trên mặt boong theo phân công.

2. Nhiệm vụ:

Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 74 Luật Thủy sản và một số nhiệm vụ sau:

a) Trước mỗi chuyến biển phải chuẩn bị các trang thiết bị, ngư cụ phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động, thiết bị an toàn, phòng chống cháy nổ;

b) Thực hiện các nhiệm vụ về khai thác, bảo quản ngư cụ, sơ chế và bảo quản sản phẩm khai thác;

c) Sử dụng hiệu quả và bảo quản máy móc trang thiết bị phục vụ khai thác thủy sản, nguyên nhiên vật liệu vật tư, bảo hộ lao động;

d) Chấp hành các quy định của pháp luật về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá;

đ) Thực hiện nhiệm vụ trực ca trên tàu và các nhiệm vụ khác khi được phân công.

3. Tiêu chuẩn thuyền viên:

a) Trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật;

b) Có giấy chứng nhận sức khỏe được cơ sở y tế có thẩm quyền cấp;

c) Có giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật.

Điều 10. Định biên an toàn tối thiểu thuyền viên tàu cá

1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên

Căn cứ chiều dài lớn nhất của tàu cá, quy định phân nhóm tàu cá như sau:

a) Nhóm IV: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 06 mét đến dưới 12 mét;

b) Nhóm III: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 12 mét đến dưới 15 mét;

c) Nhóm II: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

d) Nhóm I: Tàu cá có chiều dài lớn nhất từ 24 mét trở lên.

2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá

a) Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu cá:

TT

Chức danh

Phân nhóm tàu cá theo chiều dài lớn nhất (m)

Nhóm IV từ 06 - <12m

Nhóm III từ 12 - <15m

Nhóm II từ 15 - <24m

Nhóm I từ 24m trở lên

1

Thuyền trưởng

01

01

01

01

2

Thuyền phó

-

-

-

01

3

Máy trưởng

-

01

01

01

4

Thợ máy

-

-

01

01

5

Thủy thủ

01

01

01

02

 

Tổng cộng

02

03

04

06

b) Ngoài số lượng thuyền viên tối thiểu theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này, tùy theo đặc điểm nghề khai thác thủy sản, chủ tàu hoặc thuyền trưởng quyết định việc bổ sung số lượng thuyền viên theo chức danh trên tàu cá đảm bảo an toàn, hiệu quả.

Điều 11.[3] Quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng và thợ máy tàu cá

1. Quy định chứng chỉ thuyền viên tàu cá

a) Thuyền trưởng, thuyền phó, máy trưởng, thợ máy tàu cá phải có chứng chỉ các hạng tối thiểu theo nhóm tàu cá như sau:

TT

Chức danh

Chứng chỉ thuyền viên theo nhóm tàu

Nhóm III từ 12- <15m

Nhóm II từ 15 - <24m

Nhóm I từ 24m trở lên

1

Thuyền trưởng

Thuyền trưởng tàu cá hạng III

Thuyền trưởng tàu cá hạng II

Thuyền trưởng tàu cá hạng I

2

Thuyền phó

-

-

Thuyền trưởng tàu cá hạng II

3

Máy trưởng

Máy trưởng tàu cá hạng III

Máy trưởng tàu cá hạng II

Máy trưởng tàu cá hạng l

4

Thợ máy

-

-

Thợ máy tàu cá

b) Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh thuyền trưởng tàu cá hạng III và thuyền phó tàu cá hạng I.

Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng II và hạng III. Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng II đủ điều kiện đảm nhiệm chức danh máy trưởng tàu cá hạng III.

Người có chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III được đảm nhiệm chức danh thợ máy.

2. Tiêu chuẩn của học viên tham gia chương trình bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá:

a) Tiêu chuẩn chung: Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, đủ 18 tuổi trở lên, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với chức danh thuyền viên đăng ký bồi dưỡng; có hồ sơ hợp lệ, đóng học phí theo quy định;

b) Học viên tham gia học bồi dưỡng cấp chứng chỉ thuyền viên ở hạng nào phải hoàn thành nội dung, chương trình của hạng đó quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Học viên phải tham gia học và được cấp chứng chỉ tại cơ sở bồi dưỡng có đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, ngành nghề, chương trình bồi dưỡng phù hợp với chức danh thuyền viên tàu cá.

4. Nội dung, chương trình khung bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá như sau:

a) Đối với trường hợp học viên tham gia học lần đầu thì phải tham gia học đủ nội dung, số tiết học theo khung chương trình quy định tại Mục A Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Đối với trường hợp học viên tham gia học nâng hạng phải tham gia học các nội dung, số tiết học nâng hạng theo khung chương trình tại Mục B Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

5. Trên cơ sở chương trình khung quy định tại khoản 4 Điều này, cơ sở bồi dưỡng xây dựng chương trình chi tiết, giáo trình bồi dưỡng; tổ chức tuyển sinh, bồi dưỡng; thi công nhận, cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá theo mẫu phôi chứng chỉ thống nhất tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 12. Tiêu chuẩn thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam

1. Thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

a) Đủ điều kiện, tiêu chuẩn quy định tại Điều 9 của Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03/2/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

b) Có khả năng sử dụng tiếng Việt từ bậc 2 (tương đương A2 khung tham chiếu chung Châu Âu về ngôn ngữ, CEFR) trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt quy định tại Thông tư số 17/2015/TT-BGDĐT ngày 01/9/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài. Trường hợp sử dụng ngôn ngữ nước ngoài thì phải có người phiên dịch đi cùng hoặc ít nhất có 01 thuyền viên biết ngoại ngữ đó cùng đi trên tàu.

2. Thuyền viên là người nước ngoài làm việc trên tàu cá Việt Nam phải đáp ứng các tiêu chuẩn thuyền viên, chứng chỉ chuyên môn theo chức danh, nhiệm vụ được phân công, phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 Thông tư này.

Chương III

CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN THUYỀN VIÊN TÀU CÔNG VỤ THỦY SẢN

Mục 1. CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN THUYỀN VIÊN TÀU KIỂM NGƯ, TÀU THỰC HIỆN THANH TRA, TUẦN TRA, KIỂM TRA, KIỂM SOÁT, GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN

Điều 13. Chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản

1. Chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy từ 1.000 CV trở lên gồm có thuyền trưởng, thuyền phó nhất, thuyền phó hai, thuyền phó ba, máy trưởng, máy phó nhất, máy phó hai, máy phó ba, thợ máy, thủy thủ trưởng, thủy thủ, thông tin liên lạc, thợ điện, y tế, cấp dưỡng.

2. Chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy dưới 1.000 CV gồm có thuyền trưởng, thuyền phó nhất, thuyền phó hai, máy trưởng, máy phó, thợ máy, thủy thủ, thông tin liên lạc.

Điều 14. Thuyền trưởng

1. Chức trách:

a) Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên trên tàu. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước phập luật và lãnh đạo cơ quan quản lý tàu về hoạt động của tàu và thuyền viên thuộc phạm vi quản lý;

b) Thuyền trưởng trực tiếp quản lý, điều hành thuyền viên để phục vụ nhiệm vụ tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản; quản lý, sử dụng tàu bảo đảm an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện mệnh lệnh điều hành của cấp có thẩm quyền trong việc điều động tàu và phân công thuyền viên trên tàu thực hiện nhiệm vụ; chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho hoạt động của tàu; xây dựng kế hoạch hành trình theo nhiệm vụ được giao;

b) Quy định chế độ trực ban, trực canh, trực ca khi tàu đi làm nhiệm vụ hoặc neo đậu và kiểm tra việc thực hiện các quy định trên;

c) Tổ chức quản lý, sử dụng có hiệu quả máy, thiết bị và phương tiện được trang bị trên tàu;

d) Định kỳ tiến hành kiểm tra toàn bộ tàu và trang thiết bị trên tàu; tổ chức giám sát, đôn đốc tiến độ sửa chữa và tổ chức nghiệm thu kỹ thuật, nhận bàn giao tàu sau khi được sửa chữa;

đ) Thuyền trưởng phải trực tiếp có mặt ở buồng lái, áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm an toàn cho tàu và thuyền viên trong các tình huống: hành trình trong luồng lạch hẹp, điều kiện thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật, nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập tàu để kiểm tra hoặc trong các tình huống nguy hiểm khác;

e) Quản lý vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị cho tàu;

g) Tham gia lập kế hoạch, dự trù mua sắm, cấp phát vũ khí, công cụ hỗ trợ được hang bị trên tàu;

h) Trường hợp bắt buộc phải bỏ tàu, thuyền trưởng phải tổ chức cho thuyền viên rời tàu mang theo tài liệu quan trọng. Thuyền trưởng phải là người rời tàu sau cùng, sau đó phải lập báo cáo chi tiết diễn biến xảy ra tai nạn và lập hồ sơ pháp lý theo quy định hiện hành của pháp luật để làm cơ sở cho việc giải quyết tai nạn;

i) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu; kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu, quản lý thuyền viên, an toàn, hiệu quả;

k) Tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm, cứu nạn theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền. Khi phát hiện có tàu thuyền bị nạn, thuyền trưởng có nhiệm vụ nhanh chóng điều động tàu đến cứu nạn nếu việc cứu nạn không gây nguy hiểm nghiêm trọng cho tàu và thuyền viên của mình;

l) Báo cáo lãnh đạo cơ quan quản lý về tình hình hoạt động của tàu và thuyền viên sau mỗi đợt công tác; đề xuất phương án sử dụng tàu, bảo đảm an toàn, hiệu quả của tàu trong thời gian tới;

m) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của cấp có thẩm quyền.

Điều 15. Thuyền phó nhất

1. Chức trách:

a) Thuyền phó nhất chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Trường hợp thuyền trưởng vắng mặt, thuyền phó nhất thay mặt thuyền trưởng phụ trách các công việc chung của tàu;

b) Thuyền phó nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Thuyền phó nhất điều hành trực tiếp bộ phận boong, bộ phận phục vụ và y tế trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo quản vỏ tàu, boong tàu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, hệ thống máy thiết bị trên boong tàu như: neo, máy lái, tòi, dây buộc tàu, hệ thống đo nước, thông gió, dụng cụ chống va, chống thủng và phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng;

b) Lập kế hoạch dự trù vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, hải đồ và giấy tờ khác của tàu; trực tiếp quản lý, sử dụng vật tư của bộ phận boong;

c) Kiểm tra, đôn đốc việc ghi nhật ký của các bộ phận, bảo quản nhật ký, hải đồ và giấy tờ quan trọng khác của tàu;

d) Chịu trách nhiệm xây dựng nội quy để quản lý thuyền viên trên tàu; phụ trách công tác hậu cần, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho thuyền viên;

đ) Tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu và xử lý các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;

e) Phụ trách công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác y tế trên tàu;

g) Kiểm tra nước la canh, két ba lát, két nước ngọt; chỉ đạo điều chỉnh để cho tàu luôn ở trạng thái cân bằng;

h) Thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các máy, thiết bị và phương tiện khác thuộc phần boong;

i) Lập báo cáo chi phí cho chuyến biển;

k) Giúp thuyền trưởng lập kế hoạch sửa chữa, đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu việc sửa chữa trang thiết bị trên boong tàu;

l) Khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn thuyền vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác thì thuyền phó nhất phải có mặt ở phía mũi tàu để chỉ huy, thực hiện lệnh của thuyền trưởng;

m) Trực ca trong ngày theo sự phân công của thuyền trưởng;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 16. Thuyền phó hai

1. Chức trách:

a) Thuyền phó hai chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền trưởng. Khi được sự đồng ý của thuyền trưởng, thuyền phó hai được thay thế thuyền phó nhất khi thuyền phó nhất vắng mặt hoặc trong các trường hợp cần thiết khác;

b) Thuyền phó hai chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Thuyền phó hai trực tiếp phụ trách và tổ chức thuyền viên bảo quản, bảo dưỡng các máy thiết bị hàng hải, hải đồ và tài liệu về hàng hải, dụng cụ trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý buồng lái, buồng hải đồ, nhật ký hàng hải; bảo quản và tu chỉnh hải đồ, tài liệu khác theo thông báo nhận được. Chuẩn bị hải đồ, tài liệu về hàng hải cho chuyến đi biển; kiểm tra đèn hành trình, máy, thiết bị và dụng cụ hàng hải thuộc phạm vi phụ trách;

b) Trực tiếp phụ trách việc bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện cứu sinh như: xuồng cứu sinh, phao tự thổi, phao tròn, các phao cá nhân đảm bảo các dụng cụ, thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng sử dụng an toàn, thuận lợi khi tình huống khẩn cấp xảy ra;

c) Chịu trách nhiệm giám sát, cất giữ, bảo quản tang vật bị thu giữ;

d) Trực tiếp phụ trách việc bảo quản, bảo dưỡng và hiệu chỉnh các thiết bị đo lường, trang thiết bị hàng hải, dẫn đường; quản lý nhật ký hàng hải và các tài liệu hàng hải có liên quan;

đ) Khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn tàu vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác thì thuyền phó hai phải có mặt ở phía lái tàu hoặc vị trí do thuyền trưởng chỉ định để chỉ huy thực hiện lệnh của thuyền trưởng;

c) Giúp thuyền trưởng lập kế hoạch sửa chữa; đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu việc sửa chữa các trang thiết bị về hàng hải, phương tiện cứu sinh thuộc phạm vi mình phụ trách;

g) Trực ca trong ngày theo sự phân công của thuyền trưởng;

h) Thực hiện nhiệm vụ của thuyền phó ba khi thuyền phó ba vắng mặt hoặc tàu không có thuyền phó ba;

i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 17. Thuyền phó ba

1. Chức trách:

a) Thuyền phó ba chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng. Khi được sự đồng ý của thuyền trưởng, thuyền phó ba được thay thế thuyền phó hai khi thuyền phó hai vắng mặt hoặc trong trường hợp cần thiết khác;

b) Thuyền phó ba chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Thuyền phó ba trực tiếp chỉ đạo công tác phòng chống cháy nổ trên tàu, quản lý tốt các dụng cụ, trang bị phòng chìm, phòng chống cháy, nổ.

2. Nhiệm vụ:

a) Phụ trách công tác phòng chống cháy nổ trên tàu, quản lý tốt các dụng cụ, trang bị phòng chống cháy, nổ; giám sát, đôn đốc thuyền viên chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phòng chống cháy, nổ;

b) Thực hiện quản lý, sử dụng, tháo lắp vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trên tàu;

c) Bảo quản tốt vũ khí, công cụ hỗ trợ được trang bị trên tàu và các phương tiện được giao sử dụng khác;

d) Khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn tàu vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác thì thuyền phó ba phải có mặt ở buồng lái để thực hiện lệnh của thuyền trưởng, ghi chép nhật ký điều động, xác định vị trí tàu và nghiệp vụ hàng hải khác;

đ) Chuẩn bị các giấy tờ để làm thủ tục cho tàu vào, rời cảng;

e) Tham gia kiểm tra, bảo quản dụng cụ, thiết bị cứu thủng tàu; bảo quản, chỉnh lý dụng cụ, thiết bị hàng hải, hiệu chỉnh hải đồ và tài liệu hướng dẫn hàng hải khác;

g) Trực ca trong ngày theo sự phân công của thuyền trưởng;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 18. Máy trưởng

1. Chức trách:

a) Máy trưởng chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thuyền trưởng; chịu trách nhiệm về kỹ thuật của toàn bộ hệ thống động lực của tàu;

b) Máy trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Máy trưởng trực tiếp chỉ đạo thuyền viên bộ phận máy, điện bảo đảm hệ thống động lực của tàu hoạt động an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức kiểm tra, khai thác an toàn, hiệu quả đối với tất cả máy theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành; bảo đảm an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa may vá các hệ thống, thiết bị do bộ phận khác quản lý như: máy neo, phần cơ của máy lái, máy cẩu, hệ thống tời, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió, hệ thống khác và hướng dẫn thuyền viên của các bộ phận thực hiện vận hành đúng quy trình, quy phạm;

b) Xây dựng nội quy sử dụng thiết bị máy, điện; thường xuyên kiểm tra, theo dõi việc thực hiện quy trình, quy phạm kỹ thuật và an toàn vệ sinh lao động thuộc phạm vi phụ trách;

c) Tổ chức quản lý, điều hành lao động và thực hiện chế độ làm việc, trực ca, nghỉ ngơi cho thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện;

d) Thường xuyên giám sát, theo dõi việc thực hiện nội quy phòng chống cháy, nổ ở buồng máy, trạm phát điện, phòng làm việc, buồng ở và khu vực khác do bộ phận máy, điện quản lý;

đ) Hàng ngày kiểm tra việc ghi chép nhật ký máy, nhật ký dầu và các sổ theo dõi hoạt động của máy, thiết bị của tàu do bộ phận máy và điện quản lý;

e) Tổ chức cho thuyền viên bộ phận máy, điện kịp thời khắc phục sự cố, hư hỏng của máy, thiết bị và duy trì đúng chế độ bảo quản, bảo dưỡng định kỳ đối với máy, thiết bị;

g) Chịu trách nhiệm về an toàn kỹ thuật trong việc sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa máy và hệ thống thiết bị do các bộ phận khác quản lý như: máy neo, máy lái, hệ thống đường ống, hệ thống thông gió;

h) Trường hợp thuyền viên thuộc bộ phận máy và điện có hành động làm hư hỏng máy, thiết bị, máy trưởng có quyền đình chỉ công việc của thuyền viên đó và kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết;

i) Trước mỗi chuyến đi biển phải kiểm tra việc chuẩn bị của bộ phận máy về: tình trạng máy chính, máy điện, trang thiết bị, nhiên liệu và báo cáo việc chuẩn bị của bộ phận máy cho thuyền trưởng biết;

k) Trực tiếp điều khiển máy khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn tàu vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác theo lệnh của thuyền trưởng và chỉ khi được phép của thuyền trưởng thì máy trưởng mới được phép rời khỏi buồng máy và giao cho máy phó nhất thay thế mình trực tiếp điều khiển máy;

l) Thực hiện kịp thời, chính xác mệnh lệnh điều động tàu của thuyền trưởng. Trường hợp không thể thực hiện được hoặc thực hiện chậm trễ phải kịp thời báo cáo thuyền trưởng biết để xử lý;

m) Lập báo cáo cho thuyền trưởng về tình trạng máy, thiết bị của tàu theo đúng chế độ quy định;

n) Giúp thuyền trưởng lập kế hoạch sửa chữa máy, thiết bị thuộc phạm vi phụ trách và tiến hành đôn đốc kiểm tra, nghiệm thu sửa chữa theo kế hoạch đã được phê duyệt;

o) Quản lý hồ sơ, lý lịch của hệ thống động lực, hệ thống đường ống và thiết bị máy khác của tàu do bộ phận mình quản lý;

p) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 19. Máy phó nhất

1. Chức trách:

a) Máy phó nhất chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng. Khi được sự đồng ý của thuyền trưởng, máy phó nhất được thay thế máy trưởng khi máy trưởng vắng mặt hoặc trong trường hợp cần thiết khác;

b) Máy phó nhất chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Máy phó nhất chỉ đạo, điều hành thuyền viên bộ phận máy khai thác máy thiết bị đạt hiệu quả, an toàn và đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật trong phạm vi được giao.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp quản lý và khai thác máy chính, các máy, thiết bị khác hoạt động theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật và quy trình, quy phạm; định kỳ tiến hành bảo quản sửa chữa hư hỏng và sửa chữa những hư hỏng đột xuất các máy, thiết bị do mình phụ trách;

b) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật và hoạt động bình thường của máy chính, hệ thống trục chân vịt, phần cơ của máy lái, máy lái các máy và thiết bị phòng chống cháy ở buồng máy, các bình nén gió khởi động máy; máy móc thiết bị trên boong, máy phân li dầu nước, thiết bị xử lý chất thải sinh hoạt, hệ thống xử lý nước dầu tàu, các dụng cụ và dụng cụ để kiểm tra, đo, thử, cũng như các thiết bị kỹ thuật khác phục vụ cho các máy, thiết bị do mình phụ trách;

c) Có mặt khi khởi động máy chính, đóng truyền động chân vịt và các máy quan trọng khác;

d) Lập và trình máy trưởng nội dung sửa chữa, bảo dưỡng, dự trù vật tư, phụ tùng thay thế cho máy chính và các máy thiết bị thuộc mình quản lý; tổ chức triển khai việc sửa chữa, bảo dưỡng theo kế hoạch đã được phê duyệt;

đ) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật của máy, thiết bị được giao phụ trách; quản lý hồ sơ, tài liệu kỹ thuật và nhật ký máy các loại;

e) Tính toán, dự trù, tiếp nhận, bảo quản, phân phối, điều chỉnh vật tư, nhiên liệu theo kế hoạch hoạt động của tàu;

g) Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;

h) Thực hiện các nhiệm vụ khác do máy trưởng phân công.

Điều 20. Máy phó hai

1. Chức trách:

a) Máy phó hai chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng. Khi được sự đồng ý của máy trưởng, máy phó hai được thay thế máy phó nhất, khi máy phó nhất vắng mặt hoặc trong trường hợp cần thiết khác.

b) Máy phó hai chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Máy phó hai chỉ đạo, điều hành thợ máy, thợ điện trong ca trực khai thác hệ thống trang thiết bị điện, máy và thiết bị khác được giao đạt hiệu quả, an toàn và đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật trong phạm vi được giao.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý, điều hành thợ máy trong ca trực khai thác công suất của máy, thiết bị đạt hiệu quả kinh tế cao và đúng yêu cầu kỹ thuật, quy trình, quy phạm kỹ thuật;

b) Trực tiếp quản lý và khai thác cụm máy phát điện, thiết bị điện trên tàu;

c) Chịu trách nhiệm bảo đảm khai thác kỹ thuật các thiết bị điện, hệ thống điều hòa không khí;

d) Tổ chức tiếp nhận, bảo quản phân phối, điều chỉnh nhiên liệu cho tàu;

đ) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch được phê duyệt;

e) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho máy, thiết bị thuộc mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng vật tư kỹ thuật theo đúng quy định hiện hành;

g) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý hồ sơ, tài liệu của máy thiết bị do mình phụ trách;

h) Chịu trách nhiệm công tác vệ sinh buồng máy;

i) Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;

k) Thực hiện các nhiệm vụ khác do máy trường phân công.

Điều 21. Máy phó ba

1. Chức trách:

a) Máy phó ba chịu sự lãnh đạo trực tiếp của máy trưởng. Khi được sự đồng ý của máy trưởng, máy phó ba được thay thế máy phó hai khi máy phó hai vắng mặt hoặc trong trường hợp cần thiết khác;

b) Máy phó ba chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Máy phó ba chỉ đạo, điều hành thợ máy trong ca trực khai thác hệ thống đường ống trên tàu, hệ thống balat, bơm la canh, bơm thoát nước và các thiết bị phục vụ khác máy của xuồng, ca nô trên tàu (nếu có) theo quy trình, quy phạm kỹ thuật.

2. Nhiệm vụ:

a) Khai thác công suất máy đạt hiệu quả cao và đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành;

b) Trực tiếp quản lý và khai thác hệ thống đường ống, hệ thống balat, bơm la canh, bơm thoát nước và các thiết bị phục vụ cho các hệ thống đó; hệ thống ống thông gió buồng máy, hệ thống nước sinh hoạt và vệ sinh, nồi hơi phụ, máy xuồng cứu sinh, các máy bơm độc lập (kể cả bơm chuyển dầu ở hầm hàng của tàu dầu), các máy thiết bị trên boong như máy neo, máy tời, máy cẩu hàng, hệ thống phát âm hiệu;

c) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với các máy, thiết bị do mình quản lý và tổ chức triển khai việc sửa chữa theo kế hoạch đã phê duyệt;

d) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho các máy, thiết bị do mình quản lý và tổ chức quản lý, sử dụng vật tư được cấp theo đúng quy định hiện hành;

đ) Theo dõi, ghi chép các thông số kỹ thuật và quản lý hồ sơ tài liệu của máy, thiết bị do mình phụ trách;

e) Giúp đỡ, hướng dẫn về nghiệp vụ chuyên môn cho thợ máy trên tàu;

g) Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;

h) Thực hiện nhiệm vụ khác do máy trưởng phân công.

Điều 22. Thủy thủ trưởng

1. Chức trách:

a) Thủy thủ trưởng chịu sự quản lý điều hành trực tiếp của thuyền phó nhất. Thủy thủ trưởng có trách nhiệm điều hành hoạt động của thủy thủ trên mặt boong;

b) Thủy thủ trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, thuyền phó nhất về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

c) Thủy thủ trưởng trực tiếp tổ chức, theo dõi kiểm tra công tác bảo quản, vệ sinh tàu, sử dụng xuồng; giám sát hoạt động của thủy thủ trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Chỉ huy thủy thủ hỗ trợ kiểm ngư viên, thanh tra viên thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát và xử lý các đối tượng có hành vi vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản;

b) Phân công và điều hành công việc của thủy thủ; đôn đốc thủy thủ trực ca hoàn thành tốt nhiệm vụ trực ca thủy thủ;

c) Trực tiếp quản lý, điều hành thủy thủ thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của thuyền phó nhất;

d) Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây, trang thiết bị của các hệ thống neo, cần cẩu, phương tiện cứu sinh, cửu hỏa, cứu thủng tàu, kho để vật tư dụng cụ và vật tư kỹ thuật, tài sản khác của tàu do bộ phận boong quản lý;

đ) Theo dõi và kiểm tra hệ thống đường ống trên boong, lỗ đo nước la canh, các van nước;

e) Kiểm tra trật tự, vệ sinh trên boong; hướng dẫn thủy thủ thực hiện đúng yêu cầu quy định về an toàn lao động trên tàu, đặc biệt chú ý khi thực hiện các công việc trên cao, ngoài mạn tàu, trong hầm hàng, hầm nước dằn, các két và khi tàu ra, vào cảng;

g) Lập và trình thuyền phó nhất kế hoạch làm việc hàng ngày của bộ phận boong và tổ chức thực hiện có hiệu quả các công việc đó;

h) Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với các loại công cụ, máy, thiết bị do bộ phận mình quản lý;

i) Quản lý, sử dụng an toàn và hiệu quả xuồng, ca nô theo tàu làm nhiệm vụ;

k) Lập và trình thuyền phó nhất bản dự trù vật tư kỹ thuật thuộc bộ phận boong quản lý và tổ chức sử dụng hợp lý các vật tư được cấp;

l) Tham gia cùng thuyền phó nhất lập kế hoạch sửa chữa, đôn đốc, kiểm tra và nghiệm thu việc sửa chữa các máy, thiết bị trên boong;

m) Khi tàu hành trình hoặc làm nhiệm vụ trong các tình huống đặc biệt như: trong luồng lạch hẹp, thời tiết xấu, tầm nhìn hạn chế, nơi có nhiều chướng ngại vật (nổi hoặc chìm), nơi có mật độ tàu thuyền hoạt động cao, cập mạn thuyền vi phạm để kiểm tra hoặc trong tình huống nguy hiểm khác, thủy thủ trưởng có mặt ở mũi tàu theo sự phân công của thuyền phó nhất hoặc vị trí do khác do thuyền trưởng quy định;

n) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng, thuyền phó nhất phân công.

Điều 23. Thông tin liên lạc

1. Chức trách:

a) Thông tin liên lạc chịu sự chỉ đạo trực tiếp của thuyền trưởng về quản lý và khai thác hệ thống trang thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm; quản lý và điều hành công việc thông tin vô tuyến;

b) Thông tin liên lạc chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách.

2. Nhiệm vụ:

a) Hướng dẫn sử dụng, bảo quản và tổ chức khai thác, quản lý các máy vô tuyến điện hàng hải như: đo sâu, dò cá, la bàn điện, ra đa, vô tuyến điện tầm phương và các trang thiết bị thông tin liên lạc trên tàu;

b) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của hệ thống máy, thiết bị thông tin vô tuyến trên tàu; thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, giấy chứng nhận của các trang thiết bị thông tin vô tuyến và kịp thời báo cáo thuyền trưởng; khắc phục kịp thời những hư hỏng của máy, thiết bị thông tin vô tuyến và bảo đảm sự hoạt động bình thường của các máy, thiết bị đó;

c) Bảo đảm việc thông tin liên lạc thông suốt bằng vô tuyến của tàu theo đúng quy tắc thông tin hàng hải; duy trì đúng chế độ thu nhận bản tin dự báo về thời tiết và thông báo hàng hải;

d) Thực hiện mã hóa thông tin bảo đảm bảo mật thông tin theo quy định;

đ) Lập và trình thuyền trưởng nội dung sửa chữa, bảo quản đối với các máy, thiết bị vô tuyến điện và tổ chức thực hiện nội dung sửa chữa đã được phê duyệt;

e) Trường hợp tàu bị nạn hoặc khi nhận được tín hiệu cấp cứu ở máy báo động tự động phải báo cáo ngay thuyền trưởng;

g) Ghi chép các loại nhật ký thông tin vô tuyến;

h) Khi nhận nhiệm vụ trên tàu phải tiếp nhận chi tiết về máy thiết bị thông tin vô tuyến, điện thoại, máy thông tin vô tuyến của xuồng cứu sinh, vật tư kỹ thuật, hồ sơ tài liệu kỹ thuật và các loại nhật ký thông tin vô tuyến, biên bản;

k) Thông tin liên lạc trực ca theo quy định;

l) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng.

Điều 24. Thủy thủ

1. Chức trách:

a) Thủy thủ chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của thủy thủ trưởng. Thủy thủ chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, thủy thủ trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

b) Thủy thủ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trực ca, bảo quản, vệ sinh tàu, sử dụng thiết bị boong theo sự phân công của cấp trên.

2. Nhiệm vụ:

a) Thực hiện nhiệm vụ trực ban, trực ca, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên;

b) Bảo quản tốt dụng cụ, máy, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, trang bị bảo hộ lao động và các phương tiện được giao sử dụng khác; bảo dưỡng vỏ, boong tàu, máy, thiết bị khác theo sự phân công của thủy thủ trưởng;

c) Khi tàu hành trình phải thi hành kịp thời mọi mệnh lệnh của cấp trên. Nếu được phân công lái tàu phải lái chính xác theo khâu lệnh và theo kế hoạch hải trình đã định;

d) Tham gia quản lý và sử dụng công cụ, trang thiết bị trên tàu theo sự phân công của cấp có thẩm quyền;

đ) Thường xuyên vệ sinh buồng lái và boong tàu theo sự phân công của thủy thủ trưởng;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng, thuyền phó trực ca phân công.

Điều 25. Thợ máy

1. Chức trách:

a) Thợ máy chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của máy phó hai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

b) Thợ máy có trách nhiệm khai thác công suất của máy, thiết bị đạt hiệu quả cao và đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy, thiết bị theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật.

2. Nhiệm vụ:

a) Chuẩn bị, kiểm tra máy, thiết bị được giao phụ trách trước mỗi chuyến đi biển và trong quá trình vận hành máy;

b) Khi tàu hành trình, theo hướng dẫn của máy trưởng và phụ trách máy trực ca tiến hành vận hành, theo dõi các máy, thiết bị ở buồng máy theo đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật;

c) Ghi chép kịp thời các thông số vào sổ nhật ký vận hành máy (kể cả sự cố và diễn biến khác xảy ra) theo quy định của pháp luật về hàng hải;

d) Nhanh chóng khắc phục, sửa chữa những hư hỏng về máy, hệ thống bơm nước và thiết bị điện đơn giản theo hướng dẫn của máy phó trực ca;

đ) Giúp máy trưởng xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ các máy, thiết bị được giao sử dụng trên tàu; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu các máy, thiết bị được sửa chữa;

e) Trực ca theo sự phân công của máy trưởng;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của máy trưởng.

Điều 26. Thợ điện

1. Chức trách:

a) Thợ điện chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của máy phó hai, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, máy trưởng về thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi được giao phụ trách;

b) Thợ điện có trách nhiệm khai thác, đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của máy, thiết bị điện trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Thợ điện trực ca theo chế độ hoạt động của máy, thiết bị điện trên tàu;

b) Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy hình kỹ thuật. Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho toàn tàu. Khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho máy phó trực ca để có biện pháp khắc phục;

c) Bảo đảm khai thác đúng quy trình kỹ thuật đối với máy phát điện, máy phát điện sự cố, động cơ điện cần cẩu, máy tời, điện phụ của máy diesel, ắc quy sự cố, điện tự động lò hơi, máy quạt điện, thiết bị khác về điện và hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu;

d) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với hệ thống máy, thiết bị điện trên tàu;

đ) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho hệ thống máy, thiết bị điện trên tàu và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp;

e) Bảo dưỡng các trang thiết bị điện như thiết bị lái tự động, thiết bị liên lạc bằng điện thoại, sửa chữa và thay thế thiết bị điện sinh hoạt theo sự hướng dẫn của máy trưởng;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng, máy trưởng.

Điều 27. Y tế

1. Chức trách:

Y tế trên tàu chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó nhất trên tàu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, thuyền phó nhất về sức khỏe, thực hiện sơ cứu, điều trị bệnh cho thuyền viên và những người khác có mặt trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Phụ trách về y tế, vệ sinh trên tàu, theo dõi sức khỏe, thực hiện sơ cứu và điều trị bệnh cho các thành viên trên tàu; trường hợp cần thiết cho bệnh nhân nghỉ hoặc đưa bệnh nhân đi điều trị ở bệnh viện;

b) Kiểm tra chất lượng của lương thực, thực phẩm, nước ngọt sử dụng trên tàu và tiến hành kiểm tra việc bảo đảm vệ sinh của bộ phận bếp. Tham gia lập thực đơn hàng ngày của các thành viên trên tàu. Trực tiếp kiểm tra và báo cáo thuyền phó nhất tình hình vệ sinh buồng ở của thuyền viên, phòng ăn và những nơi công cộng khác;

c) Định kỳ tổ chức việc khám sức khỏe cho thuyền viên, báo cáo thuyền trưởng những người mắc bệnh truyền nhiễm, sử dụng chất gây nghiện; kiểm tra, theo dõi việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường sống;

d) Tiếp nhận và điều trị bệnh nhân trên tàu, báo cáo thuyền phó nhất về tình hình điều trị bệnh nhân;

đ) Hướng dẫn cho thuyền viên phương pháp cấp cứu khi gặp tai nạn và các kiến thức thông thường về vệ sinh phòng bệnh;

e) Quản lý phòng khám bệnh, trang thiết bị y tế, thuốc men. Lập dự trù bổ sung và thay thế các dụng cụ y tế, thuốc men; kiểm kê tủ thuốc hàng tháng, hàng quý và báo cáo thuyền trưởng; giữ gìn, bảo quản thuốc và dụng cụ y tế theo đúng quy định;

g) Sau mỗi chuyến đi phải tập hợp báo cáo sức khỏe của các thành viên trên tàu;

h) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền phó nhất.

Điều 28. Cấp dưỡng

1. Chức trách:

Cấp dưỡng trên tàu chịu sự lãnh đạo trực tiếp của thuyền phó nhất trên tàu, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thuyền trưởng, thuyền phó nhất việc tổ chức bữa ăn hàng ngày cho các thành viên trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý kho lương thực, thực phẩm, dụng cụ và trang thiết bị nhà bếp. Tổ chức sửa chữa những vật dụng hư hỏng và lập dự trù mua bổ sung, thay thế các vật dụng đó;

b) Thực hiện việc nấu ăn, bảo đảm hợp vệ sinh cho thành viên trên tàu;

c) Bảo quản và sử dụng đúng định lượng lương thực, thực phẩm phục vụ cho sinh hoạt và đời sống thành viên trên tàu;

d) Tiếp nhận và lên kế hoạch sử dụng lương thực, thực phẩm cho các bữa ăn hàng ngày;

đ) Giữ gìn vệ sinh nhà bếp, dụng cụ và trang thiết bị của phòng ăn;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác theo sự phân công của thuyền trưởng, thuyền phó nhất.

Điều 29. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy từ 1.000 CV trở lên

1. Quy định về nhóm tàu

Căn cứ trọng tải của tàu và tổng công suất máy chính, quy định phân loại tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản như sau:

a) Nhóm tàu theo trọng tải: Tàu có trọng tải dưới 300 tấn; từ 300 tấn đến dưới 700 tấn và từ 700 tấn trở lên;

b) Nhóm tàu theo công suất: Tàu có công suất từ 1.000 CV đến dưới 3.000 CV; từ 3.000 CV đến dưới 6.000 CV và từ 6.000 CV trở lên.

2. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản

a) Định biên bộ phận boong theo trọng tải tàu

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên của các nhóm tàu theo trọng tải (Người)

Nhỏ hơn 300 tấn

Từ 300 - < 700 tấn

Từ 700 tấn trở lên

 

Thuyền trưởng

1

1

1

 

Thuyền phó

2

3

3

 

Thủy thủ trưởng

1

1

1

 

Thủy thủ

4

6

8

 

Thông tin liên lạc

1

2

2

Tổng số

9

13

15

b) Định biên bộ phận máy theo công suất tàu

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên của các nhóm tàu theo tổng công suất máy chính (Người)

Từ 1.000 (CV) - <3.000 (CV)

Từ 3.000 (CV) - <6.000 (CV)

Từ 6.000 (CV) trở lên

 

Máy trưởng

1

1

1

 

Máy phó

2

3

3

 

Thợ máy

2

3

4

 

Thợ điện

1

2

3

Tổng số

6

9

11

c) Định biên bộ phận phục vụ

TT

Chức danh

Tổng số người làm việc thường xuyên trên tàu

Dưới 25 người

Từ 25 người trở lên

 

Y tế

1

1

 

Cấp dưỡng

1

2

Tổng số

2

3

Điều 30. Định biên thuyền viên tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất máy dưới 1.000 CV

1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên

Căn cứ theo công suất máy chính của tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản quy định phân nhóm tàu như sau:

a) Nhóm IV: Tàu có công suất máy chính dưới 150 CV;

b) Nhóm III: Tàu có công suất máy chính từ 150 CV đến dưới 500 CV;

c) Nhóm II: Tàu có công suất máy chính từ 500 CV đến dưới 750 CV;

d) Nhóm I: Tàu có công suất máy chính từ 750 CV đến dưới 1.000 CV.

2. Chức danh, đinh biên thuyền viên an toàn tối thiểu tàu kiểm ngư, tàu thực hiện thanh tra, tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động thủy sản có công suất dưới 1000 (CV) được quy định như sau:

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu của các nhóm tàu theo tổng công suất máy chính (Người)

Nhóm IV từ dưới 150 (CV)

Nhóm III từ 150 (CV) - <500 (CV)

Nhóm II từ 500 (CV) - <750 (CV)

Nhóm I từ 750 (CV) - <1.000 (CV)

 

Thuyền trưởng

1

1

1

1

 

Thuyền phó

1

1

1

2

 

Máy trưởng

1

1

1

1

 

Máy phó

-

-

1

1

 

Thợ máy

1

2

2

2

 

Thủy thủ

1

2

3

4

 

Thông tin liên lạc

 

-

-

1

Tổng số (người)

5

7

9

12

Mục 2. CHỨC DANH, NHIỆM VỤ THEO CHỨC DANH, ĐỊNH BIÊN THUYỀN VIÊN TÀU THỰC HIỆN ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 31. Chức danh thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản

Chức danh thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản gồm có thuyền trưởng, thuyền phó nhất, thuyền phó hai, máy trưởng, máy phó, thợ máy, thủy thủ trưởng, thủy thủ, thợ điện lạnh.

Điều 32. Thuyền trưởng

1. Chức trách:

a) Thuyền trưởng là người chỉ huy cao nhất đối với thuyền viên trên tàu. Thuyền trưởng chịu trách nhiệm trước pháp luật và quản lý hoạt động của tàu và thuyền viên trên tàu;

b) Thuyền trưởng trực tiếp quản lý, điều hành thuyền viên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản để phục vụ nhiệm vụ nghiên cứu điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản; quản lý, sử dụng tàu bảo đảm an toàn, hiệu quả.

2. Nhiệm vụ:

a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và lãnh đạo cơ quan quản lý tàu điều tra, đánh giá nguồn lợi;

b) Tổ chức quản lý, sử dụng hiệu quả máy, thiết bị và phương tiện được trang bị trên tàu;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động của tàu, kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa tàu;

d) Thực hiện việc bố trí và phân công thuyền viên trên tàu trong chuyến điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản hoặc khi tàu neo đậu;

đ) Quy định chế độ trực ca trong khi tàu hoạt động trên biển hoặc neo đậu;

e) Tham gia, phối hợp với tổ chức, cá nhân nghiên cứu khoa học;

g) Thực hiện nhiệm vụ khác trong phạm vi, quyền hạn.

Điều 33. Thuyền phó nhất

1. Chức trách:

Thuyền phó nhất tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 15 của Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

a) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện đúng quy trình, quy phạm kỹ thuật về bảo quản vỏ tàu, boong tàu, thượng tầng và buồng ở, phòng làm việc, các hệ thống máy thiết bị trên boong tàu;

b) Lập kế hoạch dự trù vật tư kỹ thuật, nguyên nhiên liệu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm, hải đồ và giấy tờ khác của tàu; trực tiếp quản lý, sử dụng vật tư của bộ phận boong;

c) Kiểm tra, đôn đốc việc ghi nhật ký của các bộ phận, bảo quản nhật ký, hải đồ và các giấy tờ quan trọng khác của tàu;

d) Tổ chức tập luyện cho thuyền viên về cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng tàu và xử lý các tình huống xảy ra trong tuần tra, kiểm tra, kiểm soát;

đ) Tham gia thực hiện công tác điều tra đánh giá nguồn lợi trên các vùng biển;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 34. Thuyền phó hai

1. Chức trách:

Thuyền phó hai tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 16 của Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

a) Quản lý buồng lái, buồng hải đồ, nhật ký hàng hải; bảo quản và tu chỉnh hải đồ, các tài liệu khác theo thông báo nhận được. Chuẩn bị hải đồ, tài liệu về hàng hải cho chuyến đi biển; kiểm tra đèn hành trình, máy thiết bị và dụng cụ hàng hải thuộc phạm vi phụ trách;

b) Lập kế hoạch sửa chữa; đôn đốc, kiểm tra, nghiệm thu việc sửa chữa trang thiết bị về hàng hải, phương tiện cứu sinh thuộc phạm vi mình phụ trách;

c) Tham gia xây dựng kế hoạch hoạt động, của tàu, kế hoạch sửa chữa tàu; đề xuất các biện pháp sử dụng tàu và quản lý thuyền viên an toàn, hiệu quả;

d) Tham gia thực hiện công tác điều tra đánh giá nguồn lợi trên các vùng biển;

đ) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng phân công.

Điều 35. Máy trưởng

1. Chức trách:

Máy trưởng tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 18 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

Máy trưởng tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện nhiệm vụ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư này.

Điều 36. Máy phó

1. Chức trách:

Máy phó tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 19 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

Máy phó tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện nhiệm vụ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư này.

Điều 37. Thủy thủ trưởng

1. Chức trách:

Thủy thủ trưởng tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 22 Thông tư này. Ngoài ra thủy thủ trưởng đảm nhận vai trò lưới trưởng đảm bảo tình hình kỹ thuật chế độ làm việc bình thường của ngư lưới cụ trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp quản lý, điều hành thủy thủ thực hiện nhiệm vụ theo sự chỉ đạo của thuyền trưởng và các thuyền phó;

b) Trực tiếp chỉ đạo quá trình thu thả lưới ở boong;

c) Kiểm tra và theo dõi việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây buộc tàu, trang thiết bị của các hệ thống neo, phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng, kho để vật tư, dụng cụ và vật tư kỹ thuật của tàu do bộ phận boong quản lý;

d) Tổ chức có hiệu quả công việc của bộ phận boong;

đ) Kiểm tra trật tự vệ sinh trên boong; hướng dẫn thủy thủ thực hiện đúng yêu cầu quy định về an toàn, vệ sinh lao động trên tàu;

e) Quản lý và sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với các loại công cụ, máy móc, thiết bị do bộ phận mình quản lý;

g) Quản lý, sử dụng an toàn và hiệu quả xuồng, ca nô theo tàu làm nhiệm vụ;

h) Lập và trình thuyền phó nhất bản dự trù vật tư kỹ thuật thuộc bộ phận boong quản lý và tổ chức sử dụng hợp lý các vật tư được cấp;

i) Tham gia cùng thuyền phó nhất lập kế hoạch sửa chữa, đôn đốc, kiểm tra và nghiệm thu việc sửa chữa các máy móc, thiết bị trên boong;

k) Phân công, đôn đốc thủy thủ trực ca hoàn thành tốt nhiệm vụ trực ca thủy thủ;

l) Thực hiện các nhiệm vụ khác do thuyền trưởng, các thuyền phó phân công.

Điều 38. Thủy thủ

1. Chức trách:

Thủy thủ tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 24 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

a) Trực tiếp thực hiện nhiệm vụ do thủy thủ trưởng giao và tham gia phối hợp hoạt động an toàn, an ninh trên tàu;

b) Thực hiện việc bảo quản vỏ tàu, các loại dây buộc tàu, hang thiết bị của các hệ thống neo, phương tiện cứu sinh, cứu hỏa, chống thủng, kho để vật tư, dụng cụ và vật tư kỹ thuật của tàu do bộ phận boong quản lý;

c) Sử dụng theo đúng quy trình kỹ thuật đối với các loại công cụ, máy móc, thiết bị do bộ phận minh quản lý;

d) Tham gia sửa chữa các máy móc, thiết bị trên boong;

đ) Trực ca theo sự phân công của thủy thủ trưởng;

e) Thực hiện nhiệm vụ khác do thuyền trưởng, các thuyền phó, thủy thủ trưởng phân công.

Điều 39. Thợ máy

1. Chức trách:

Thợ máy tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 25 Thông tư này.

2. Nhiệm vụ:

Thợ máy tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện nhiệm vụ theo khoản 2 Điều 25 Thông tư này.

Điều 40. Thợ điện lạnh

1. Chức trách:

Thợ điện lạnh tàu thực hiện điều tra., đánh giá nguồn lợi thực hiện chức trách theo khoản 1 Điều 26 Thông tư này. Ngoài ra, thợ điện lạnh còn có trách nhiệm bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của các máy, thiết bị làm lạnh, hệ thống điều hòa nhiệt độ trên tàu.

2. Nhiệm vụ:

Nhiệm vụ, quyền hạn của thợ điện lạnh tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thực hiện đầy đủ theo khoản 2 Điều 26 Thông tư này. Ngoài ra, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn sau:

a) Trực tiếp quản lý và khai thác công suất máy lạnh đạt hiệu quả kinh tế cao. Đảm bảo tình trạng kỹ thuật, chế độ hoạt động của máy móc thiết bị làm lạnh, hệ thống làm mát bằng không khí và hệ thống điều hòa nhiệt độ trên tàu theo đúng quy trình, quy phạm hiện hành để không ảnh hưởng đến chất lượng mẫu sản phẩm;

b) Lập nội dung sửa chữa, bảo quản, dự trù và quản lý sử dụng vật tư kỹ thuật lạnh, tổ chức triển khai sửa chữa hệ thống máy, thiết bị làm lạnh, điều hòa nhiệt độ trên tàu theo quy định;

c) Tham gia trực ca và trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu kỹ thuật của hệ thống máy lạnh trên tàu, ghi nhật ký trực ca.

Điều 41. Định biên thuyền viên tối thiểu cho tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản

1. Quy định về phân nhóm tàu để định biên

Căn cứ theo chiều dài lớn nhất của tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản quy định phân nhóm tàu như sau:

a) Nhóm III: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 15 mét đến dưới 24 mét;

b) Nhóm II: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 24 mét đến dưới 50 mét;

c) Nhóm I: Tàu có chiều dài lớn nhất từ 50 mét trở lên.

2. Chức danh, định biên thuyền viên an toàn tối thiểu trên tàu thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản được quy định như sau:

TT

Chức danh

Số lượng thuyền viên tối thiểu của các nhóm tàu theo chiều dài lớn nhất của tàu (Người)

Nhóm III từ 15m -<24m

Nhóm II từ 24m -<50m

Nhóm I từ 50m trở lên

1

Thuyền trưởng

1

1

1

2

Thuyền phó nhất

1

1

1

3

Thuyền phó hai

-

-

1

4

Máy trưởng

1

1

1

5

Máy phó

1

1

1

6

Thợ máy

-

1

1

7

Thủy thủ trưởng

1

1

1

8

Thủy thủ

1

3

4

9

Thợ điện lạnh

-

1

1

Tổng số

6

10

12

3. Trường hợp sử dụng tàu cá để thực hiện điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản thì áp dụng quy định định biên thuyền viên an toàn tối thiểu đối với tàu cá. Điều kiện tiêu chuẩn, trình độ chuyên môn, số lượng của nghiên cứu viên được cử làm nhiệm vụ điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản trên tàu do cơ quan cử đi quyết định.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 42. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở đào tạo trong việc xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng và cấp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên tàu cá theo quy định.

2. Chủ trì, tổ chức hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện quy định về chức danh, định biên thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản.

Điều 43. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định tại Thông tư này đến các đối tượng có liên quan; phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng, cấp văn bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên tàu cá theo quy định.

2. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra việc thực hiện quy định về chức danh, định biên thuyền viên trên tàu cá tại địa phương.

3. Trước ngày 30 tháng 6 và ngày 25 tháng 12 hàng năm báo cáo kết quả phối hợp thực hiện đào tạo và cấp chứng văn bằng, chứng chỉ chuyên môn thuyền viên tàu cá tại địa phương về Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 44. Trách nhiệm cơ sở đào tạo, bồi dưỡng và cấp văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá

1. Xây dựng chương trình đào tạo, nội dung các môn học, tài liệu giảng dạy trên cơ sở chương trình khung đào tạo, bồi dưỡng đối với thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình hoặc lựa chọn giáo trình phù hợp làm tài liệu giảng dạy, học tập chính thức; tổ chức thi, in phôi và cấp văn bằng, chứng chỉ theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.

3.[4] Chịu sự kiểm tra, hướng dẫn về nghiệp vụ bồi dưỡng thuyền trưởng, máy trưởng, thợ máy tàu cá của Tổng cục Thủy sản và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền; báo cáo kết quả đào tạo thuyền viên tàu cá về Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố có đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá định kỳ 06 tháng trước ngày 20 tháng 6 và báo cáo hằng năm trước ngày 20 tháng 12 theo mẫu đề cương báo cáo tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư này.

Điều 45. Điều khoản chuyển tiếp

Chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá đã được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực được tiếp tục sử dụng và quy định chuyển tiếp như sau:

1. Chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng nhỏ tương đương với chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng cá in quy định tại Thông tư này.

2. Chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng hạng năm tương đương chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng II quy định tại Thông tư này.

3. Chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư tương đương chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng I quy định tại Thông tư này.

4.[5] Trường hợp chứng chỉ thuyền viên tàu cá bị mất, hư hỏng, sai thông tin trên chứng chỉ hoặc người đã có chứng chỉ theo mẫu cũ có nhu cầu cấp lại thì được cơ sở bồi dưỡng thuyền viên tàu cá xem xét cấp lại chứng chỉ theo mẫu quy định tại Thông tư này. Số của chứng chỉ cấp lại phải ghi thêm ký hiệu CL vào sau số hiệu của chứng chỉ (theo cấu trúc: Số hiệu ………/CCTVTC/CL).

Điều 46. Hiệu lực thi hành[6]

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Thông tư này thay thế, bãi bỏ các văn bản sau đây:

a) Thay thế Quyết định số 16/2002/QĐ-BTS ngày 17/5/2002 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành tiêu chuẩn chức danh viên chức tàu thủy sản.

b) Thay thế Quyết định số 13/2004/QĐ-BTS ngày 31/5/2004 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành tiêu chuẩn chức danh thuyền viên tàu kiểm ngư;

c) Thay thế Quyết định số 77/2008/QĐ-BNNPTNT ngày 30/6/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành quy chế Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá;

d) Bãi bỏ Quyết định số 4180/QĐ-BNN-TCCB ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định nhóm tàu và định biên thuyền viên tàu kiểm ngư;

đ) Bãi bỏ Quyết định số 4181/QĐ-BNN-TCCB ngày 14/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quy định chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn thuyền viên tàu kiểm ngư;

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, điều chỉnh./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản, các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, TCTS.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 

PHỤ LỤC I[7]

NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH KHUNG ĐÀO TẠO THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, THỢ MÁY TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Môn học

Nội dung chính

Thời gian (tiết)

Tổng

Lý thuyết

Thực hành

A

CHƯƠNG TRÌNH HỌC LẦN ĐẦU

I

Thuyền trưởng tàu cá hạng III

48

28

20

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

- Chức trách thuyền viên

8

8

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Bộ luật Hàng hải

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan

12

12

0

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc

- An toàn hàng hải, an toàn tàu cá

16

4

12

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Nghề, ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

- Ngư trường, nguồn lợi thủy sản

12

4

8

II

Thuyền trưởng tàu cá hạng II

90

58

32

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

- Chức trách thuyền viên

16

16

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982;

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Các Hiệp định, thỏa thuận về Hợp tác khai thác thủy sản, phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

- Luật Biển Việt Nam;

- Bộ luật Hàng hải

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan

20

20

0

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc

- Hệ thống và thiết bị giám sát tàu cá

- Tác nghiệp hải đồ

- Hàng hải địa văn, khí tượng hải dương

- An toàn hàng hải, an toàn tàu cá

34

14

20

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Ngư trường, nguồn lợi thủy sản

- Nghề, ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

- Kỹ thuật và thiết bị bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá

20

8

12

III

Thuyền trưởng tàu cá hạng I

150

86

64

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

- Chức trách thuyền viên

20

20

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982;

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Các Hiệp định, thỏa thuận về Hợp tác khai thác thủy sản, phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực;

- Điều ước quốc tế về biển và thủy sản mà Việt Nam tham gia.

- Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78)

- Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng

- Luật Biển Việt Nam;

- Bộ luật Hàng hải;

- Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành

32

24

8

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc

- Hệ thống và thiết bị giám sát tàu cá

- Tác nghiệp hải đồ

- Hàng hải địa văn, khí tượng hải dương

- An toàn hàng hải, an toàn tàu cá

66

30

36

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Nghề, ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

- Kỹ thuật và thiết bị bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá

32

12

20

IV

Máy trưởng tàu cá hạng III

48

28

20

1

Nghiệp vụ máy trưởng

- Nghiệp vụ máy trưởng

- Chức trách thuyền viên

8

4

4

2

Luật và các quy định liên quan

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan

- An toàn tàu cá

16

12

4

3

Nghiệp vụ máy tàu

- Máy chính

- Hệ thống truyền lực

- An toàn vận hành máy tàu cá

- Quy trình vận hành máy tàu cá

24

12

12

V

Máy trưởng tàu cá hạng II

90

58

32

1

Nghiệp vụ máy trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ máy trưởng

- Chức trách thuyền viên

16

16

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan

12

12

0

3

Nghiệp vụ máy tàu

- Máy chính

- Máy phụ, hệ thống truyền lực

- Các thiết bị phục vụ khai thác chủ yếu

- An toàn vận hành máy tàu cá

- Quy trình vận hành máy tàu cá

38

18

20

4

Điện, điện lạnh

- Hệ thống điện tàu

- Hệ thống đèn tàu cá

- Hệ thống điện lạnh

24

12

12

VI

Máy trưởng tàu cá hạng I

150

80

70

1

Nghiệp vụ máy trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ máy trưởng

- Chức trách thuyền viên

16

16

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982;

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78)

- Luật Biển Việt Nam;

- Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- An toàn tàu cá

24

20

4

3

Nghiệp vụ máy tàu

- Máy chính

- Máy phụ, hệ thống truyền lực, các hệ thống phục vụ, đảm bảo an toàn tàu cá

- Các thiết bị phục vụ khai thác

- Vận hành máy

70

28

42

4

Điện, điện lạnh

- Hệ thống điện tàu

- Hệ thống đèn tàu cá

- Hệ thống điện lạnh

40

16

24

VII

Thợ máy tàu cá

24

16

8

1

Quy định chung

- Chức trách thuyền viên tàu cá

- Nghiệp vụ thợ máy

8

8

0

2

Nghiệp vụ vận hành máy tàu cá

- Máy chính, máy phụ, hệ truyền lực

- Quy trình vận hành máy tàu

8

4

4

3

Quy định về an toàn

- An toàn lao động trên tàu

- An toàn vận hành máy tàu

8

4

4

B

CHƯƠNG TRÌNH HỌC NÂNG HẠNG

I

Thuyền trưởng tàu cá hạng III lên hạng II

42

26

16

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

4

4

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Các Hiệp định, thỏa thuận về Hợp tác khai thác thủy sản, phân định vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực

16

8

8

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc

- Hệ thống và thiết bị giám sát tàu cá

18

10

8

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

4

4

0

II

Thuyền trưởng tàu cá hạng II lên hạng I

60

32

28

1

Nghiệp vụ thuyền trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ thuyền trưởng

4

4

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Điều ước quốc tế về biển và thủy sản mà Việt Nam tham gia.

- Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78)

- Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng

- Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành

- Bộ luật Hàng hải

8

8

0

3

Nghiệp vụ hàng hải

- Điều động tàu

- Trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc

- Hệ thống và thiết bị giám sát tàu cá

36

16

20

4

Nghiệp vụ khai thác thủy sản

- Nghề, ngư cụ, thiết bị và công nghệ khai thác thủy sản

- Kỹ thuật và thiết bị bảo quản sản phẩm thủy sản trên tàu cá

12

4

8

III

Máy trưởng tàu cá hạng III lên hạng II

42

20

22

1

Nghiệp vụ máy trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ máy trưởng

8

8

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Luật Thủy sản và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan

- An toàn tàu cá

12

4

8

3

Nghiệp vụ máy tàu

- Máy chính

- Máy phụ, hệ thống truyền lực

- Các thiết bị phục vụ khai thác chủ yếu

14

4

10

4

Điện, điện lạnh

- Hệ thống điện tàu

- Hệ thống đèn tàu cá

- Hệ thống điện lạnh

8

4

4

IV

Máy trưởng tàu cá hạng II lên hạng I

60

36

24

1

Nghiệp vụ máy trưởng tàu cá

- Nghiệp vụ máy trưởng

8

8

0

2

Luật và các quy định liên quan

- Công ước của Liên hiệp quốc về Luật Biển 1982;

- Quy tắc phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển (COLREG 72)

- Công ước quốc tế 1973 về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định thư 1978 (Công ước MARPOL 73/78)

- Luật Biển Việt Nam;

- Luật Thủy sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- An toàn tàu cá

16

12

4

3

Nghiệp vụ máy tàu

- Máy chính

- Máy phụ, hệ thống truyền lực, các hệ thống phục vụ, đảm bảo an toàn tàu cá

- Các thiết bị phục vụ khai thác

- Vận hành máy

28

12

16

4

Điện, điện lạnh

- Hệ thống điện tàu

- Hệ thống đèn tàu cá

- Hệ thống điện lạnh

8

4

4

 

PHỤ LỤC II

MẪU PHÔI VĂN BẰNG, CHỨNG CHỈ THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, THỢ MÁY TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

1. Mẫu chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá

- Mẫu chứng chỉ mặt trước

Mẫu chứng chỉ mặt sau

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

CHỨNG CHỈ

THUYỀN TRƯỞNG TÀU CÁ

Hạng …………………….


Ảnh
3x4 cm

 

Cấp cho: .........................................................................................Sinh ngày: ……………………….

Nơi sinh: ...................................................... Số CMND/Thẻ căn cước ………………………………..

Đã hoàn thành khóa học từ ngày: ……….tháng …….năm …….. đến ngày …… tháng ……năm.....

Hội đồng kiểm tra: …………………………………………………………………………………………...

Xếp loại: ………………………………………………………………………………………………………

 

 

……….., Ngày ....tháng....năm....
HIỆU TRƯỞNG (GIÁM ĐỐC)
(Ký tên, đóng dấu)

Số hiệu: ……../CCTVTC;

Số vào sổ cấp chứng chỉ: ………….

Chú ý:

1. Không cho mượn.

2. Không tẩy xóa.

3. Xuất trình chứng chỉ khi người thi hành cảng vụ yêu cầu.

4. Mất chứng chỉ phải trình báo các cơ quan có liên quan.

Lưu ý:

1. Chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá có kích thước 15cm x 20 cm làm bằng bìa cứng.

2. Mặt trước có nền màu đỏ, có hình Quốc huy, trên hình Quốc huy có dòng chữ “BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN”, dưới hình Quốc huy có dòng chữ “CHỨNG CHỈ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ” in chữ màu vàng.

3. Mặt sau có hình nền trống đồng in chìm. Các thông tin theo mẫu trên, trình bày theo phông chữ: Times New Roman. Bên trái có dán ảnh (3x4) của người được cấp chứng chỉ và có đóng dấu giáp lai nổi của cơ sở đào tạo.

4. Chữ “HIỆU TRƯỞNG (hoặc “GIÁM ĐỐC”): chữ in hoa, màu đen, đậm. Các chữ còn lại in thường, màu đen.

5. Chứng chỉ máy trưởng, thợ máy tàu cá tương tự như chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá nhưng thay chữ “THUYỀN TRƯỞNG” bằng chữ “MÁY TRƯỞNG” hoặc “THỢ MÁY”.

6. Các cơ sở đào tạo trình bày kích cỡ chữ và in chứng chỉ phù hợp kích thước của chứng chỉ quy định.

 

PHỤ LỤC III[8]

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ CẤP VĂN BẰNG CHỨNG CHỈ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CƠ QUAN CHỦ QUẢN...
CƠ SỞ ĐÀO TẠO...
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số:   /CSĐT

….., ngày... tháng....năm …..

 

BÁO CÁO

Kết quả đào tạo, bồi dưỡng và cấp văn bằng chứng chỉ thuyền viên tàu cá

Kính gửi: …………………………………………………

Thực hiện Điều 4 Thông tư số     /2022/TT-BNNPTNT ngày...tháng...năm...của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản. Cơ sở báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền viên tàu cá từ ngày...tháng...năm...đến ngày...tháng...năm...như sau:

1. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng thuyền viên tàu cá trong kỳ báo cáo:

TT

Tỉnh

Thuyền trưởng

Máy trưởng

Thợ máy

Cộng

Hạng III

Hạng II

Hạng I

Hạng III

Hạng II

Hạng I

1

Tỉnh...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Tỉnh...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người

 

 

 

 

 

 

 

 

3

…….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng số lớp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng số người

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Đề xuất, kiến nghị:

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- …..
- Lưu: ...

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 



[1] Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:

"Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sàn ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản."

[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022

[3] Điều này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[4] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Khoản 3, Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[5] Khoản này được bổ sung theo quy định tại Khoản 4, Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[6] Điều 10 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, quy định như sau:

“Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

2. Thông tư số 13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.”

[7] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

[8] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 25/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 25/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 30/12/2022
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản