Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 23/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2015

 

THÔNG TƯ

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT SỐ ĐIỀU TẠI QUYẾT ĐỊNH SỐ 1405/QĐ-TTG NGÀY 16/10/2007 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ ĐIỀU KIỆN ẤP TRỨNG GIA CẦM VÀ CHĂN NUÔI THỦY CẦM

Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 12/12/2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:

1. Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/BNN ngày 19  tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 11 tháng 6 năm 2008.

2. Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/10/2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011.

Căn cứ Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm,

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định này như sau:[1]

1. Điều kiện ấp trứng gia cầm

a) Đăng ký cơ sở ấp trứng

Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh ấp trứng tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.

b) Khai báo cơ sở ấp trứng

Tất cả cơ sở ấp trứng đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch bệnh và điều kiện vệ sinh thú y.

- Cơ sở ấp trứng thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện. Cơ sở ấp trứng không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.

Nội dung khai báo gồm:

Tên chủ cơ sở ấp trứng, địa chỉ cơ sở ấp trứng, quy mô ấp trứng;

c) Quy mô của cơ sở ấp trứng

Cơ sở ấp trứng phải có quy mô tối thiểu 2.000 trứng/mẻ ấp.

d) Địa điểm của cơ sở ấp trứng[2]

- Cơ sở ấp trứng gia cầm, không phân biệt quy mô, đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.

- Cơ sở ấp trứng gia cầm công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200 m và có tường bao quanh khu vực ấp trứng.

- Cơ sở ấp trứng thủ công quy mô nhỏ, ấp trứng lộn phải cách biệt nơi ở, trường học, bệnh viện, chợ, công sở và các nơi công cộng khác bằng tường bao quanh nhằm bảo đảm điều kiện cách ly về an toàn sinh học.

đ) Về kiểm soát nguồn gốc trứng ấp

- Trứng ấp phải có giấy xác nhận nguồn gốc từ đàn gia cầm giống đã được tiêm phòng và còn miễn dịch của cơ quan thú y địa phương.

- Trứng phải được khử trùng trước khi đưa vào ấp.

đ) Về kiểm soát nguồn gốc trứng ấp

- Trứng ấp phải có giấy xác nhận nguồn gốc từ đàn gia cầm giống đã được tiêm phòng và còn miễn dịch của cơ quan thú y địa phương;

- Trứng phải được khử trùng trước khi đưa vào ấp.

e) Về kiểm dịch vận chuyển gia cầm

Gia cầm con xuất bán, vận chuyển từ cơ sở ấp trứng ra khỏi huyện, tỉnh, thành phố phải có giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển của cơ quan thú y địa phương;

g) Về lập sổ theo dõi ấp trứng và xuất bán gia cầm con

Cơ sở ấp trứng, không phân biệt quy mô, đều phải tự lập sổ và tự ghi chép cho từng mẻ ấp trứng về các nội dung như sau: Nguồn gốc trứng ấp; số lượng gia cầm con bán; số lượng gia cầm con chết (nếu có); ngày bán; tên, địa chỉ của tổ chức cá nhân mua con giống.

2. Điều kiện chăn nuôi thủy cầm (không bao gồm vịt chạy đồng, vịt thời vụ)

a) Đăng ký chăn nuôi thủy cầm

Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh thực hiện việc đăng ký kinh doanh chăn nuôi thuỷ cầm tại cấp có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh;

b) Khai báo chăn nuôi thuỷ cầm

Tất cả cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh hay không đều phải tự khai báo để được giám sát về dịch tễ và điều kiện vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh.

- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với cơ quan thú y cấp huyện.

- Cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm không thuộc đối tượng đăng ký kinh doanh khai báo với thú y xã, trường hợp xã chưa có thú y xã thì khai báo với Ủy ban nhân dân xã.

Nội dung khai báo gồm:

Tên chủ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, địa chỉ cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm, quy mô chăn nuôi thuỷ cầm, loại thuỷ cầm (vịt đẻ, vịt thịt, ngan…), phương thức nuôi (nuôi trong nông hộ, trang trại, công nghiệp, …)

c) Địa điểm chăn nuôi thuỷ cầm[3]

- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm, không phân biệt quy mô đều phải nằm ngoài nội thành, nội thị.

- Cơ sở chăn nuôi thủy cầm trang trại, công nghiệp phải cách xa trường học, bệnh viện, chợ, công sở, khu dân cư tối thiểu 200 m và có tường hoặc rào bao quanh khu vực chăn nuôi.

3. Điều kiện chăn nuôi vịt chạy đồng (bao gồm kịp thời vụ)

a) Khai báo và cấp sổ nuôi vịt chạy đồng

Đối với chăn nuôi vịt chạy đồng bao gồm vịt thời vụ, chủ nuôi vịt chạy đồng khai báo với Ủy ban nhân dân xã nơi đàn vịt được nuôi theo mẫu Sổ nuôi vịt chạy đồng do Ủy ban nhân dân xã cấp và ký xác nhận;

Trong sổ nuôi vịt chạy đồng, ngày tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm phải có xác nhận của thú y xã hoặc Ủy ban nhân dân xã nơi chưa có thú y xã;

Mẫu sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định;

Chi phí in Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng từ ngân sách địa phương;

b) Quản lý vịt chạy đồng

- Chạy đồng trong phạm vi tỉnh (được hiểu bao gồm thành phố trực thuộc Trung ương);

Vịt chạy đồng khi chạy sang xã khác trong cùng huyện, chủ nuôi không phải khai báo với Ủy ban nhân dân xã đến, nhưng khi di chuyển đàn vịt đến huyện mới, chủ nuôi phải xuất trình Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với Ủy ban nhân dân xã nơi đến để được xác nhận.

c) Thực hiện tiêm phòng

Tiêm phòng mũi 1 khi vịt đủ 14 ngày tuổi, tiêm phòng mũi 2 cách mũi 1, 28 ngày. Đối với vịt nuôi sinh sản, tiêm phòng nhắc lại sau 4 tháng;

Sau khi tiêm phòng mũi 1 mới được di chuyển ra khỏi phạm vi xã. Đàn vịt chạy đồng chỉ được di chuyển sang tỉnh khác khi đã tiêm đủ vắc xin cúm gia cầm theo quy định (tiêm đủ 2 mũi/đợt tiêm);

Khi di chuyển đàn vịt đến tỉnh khác, chủ nuôi xuất trình Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với Ủy ban nhân dân xã nơi đến để được xác nhận;

d) Cơ quan quản lý vịt chạy đồng

Ủy ban nhân dân xã, thú y xã quản lý vịt chạy đồng trên địa bàn, kể cả đàn vịt từ xã khác đến. Công tác quản lý bao gồm: nắm số đàn hiện có hàng tuần, kiểm tra Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, tổ chức tiêm phòng vắc xin theo đúng quy định, giám sát dịch bệnh.

3b. Thủ tục cấp sổ nuôi vịt chạy đồng[4]

Cá nhân, hộ gia đình chăn nuôi vịt chạy đồng phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ bao gồm:

Hồ sơ phải nộp: Đơn đăng ký cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).

Hồ sơ xuất trình: Chứng minh thư nhân dân hoặc Sổ hộ khẩu gia đình.

Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đơn đăng ký của cá nhân, hộ gia đình

4. Tổ chức thực hiện

a)[5] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm và Thông tư này.

- Phối hợp với ngành thông tin truyền thông và các tổ chức quần chúng tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này đến các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm.

- In ấn Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng, giao cho Uỷ ban nhân dân xã để cấp phát đến tận các hộ chăn nuôi vịt chạy đồng.

- Kiểm tra, đôn đốc các huyện, xã thực hiện quản lý, giám sát tốt các cơ sở ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm trên địa bàn.

- Chủ trì phối hợp với các ban, ngành tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất các cơ sở ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm, cố tình không chấp hành các quy định của Thông tư này.

- Đối với các địa phương đã có quy hoạch khu chăn nuôi và ấp trứng gia cầm thì xây dựng kế hoạch di dời các cơ sở ấp trứng không đủ điều kiện đến địa điểm đã được quy hoạch. Đối với các địa phương chưa làm xong công tác quy hoạch phải khẩn trương xây dựng quy hoạch khu chăn nuôi và ấp trứng gia cầm đảm bảo an toàn sinh học

b) Cục Chăn nuôi

- Tổ chức kiểm tra đôn đốc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai có hiệu quả Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này;

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh kiểm tra định kỳ và đột xuất việc thực hiện Quyết định số 1405/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư này, kịp thời phát hiện các tồn tại, bất cập trong công tác quản lý từ đó đề xuất kịp thời với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ủy ban nhân dân các tỉnh biện pháp xử lý;

- Tổ chức rà soát, bổ sung sửa đổi và xây dựng các tiêu chuẩn, quy trình kỹ thuật và các văn bản quy định điều kiện chăn nuôi thuỷ cầm an toàn sinh học để hướng dẫn các địa phương thực hiện;

c) Cục thú y

- Rà soát, sửa đổi bổ sung văn bản hướng dẫn điều kiện vệ sinh Thú y các cơ sở ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm bảo đảm an toàn dịch bệnh;

- Chỉ đạo các Chi cục Thú y các tỉnh, thành phố thường xuyên kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y các cơ sở ấp trứng, cơ sở chăn nuôi thuỷ cầm;

- Chỉ đạo việc cấp chứng nhận kiểm dịch đối với cơ sở ấp trứng gia cầm, chăn nuôi thuỷ cầm, chứng nhận cơ sở chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh;

d) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia

- Chủ trì phối hợp với Cục Chăn nuôi và các địa phương tổ chức xây dựng mô hình ấp trứng gia cầm, chăn nuôi thuỷ cầm bảo đảm an toàn sinh học;

- Phối hợp với Cục Chăn nuôi tổng kết và nhân rộng một số mô hình quản lý chăn nuôi vịt chạy đồng có hiệu quả kinh tế và xã hội và bảo đảm kiểm soát dịch bệnh

5. Hiệu lực thi hành[6]

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chánh văn phòng Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh và vướng mắc, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời điều chỉnh và bổ sung./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- TT TH&TK của Bộ (để đăng lên Trang thông tin điện tử);
- Vụ Pháp chế;
- Lưu: VT, PC, TCLN.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

PHỤ LỤC 5[7]

MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP SỔ CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 .năm 2011)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------

............, ngày ......... tháng .......... năm ...........

ĐƠN ĐĂNG KÝ CẤP SỔ ĐĂNG KÝ CHĂN NUÔI VỊT CHẠY ĐỒNG

Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã (phường) ......................

Tên người nuôi:

Năm sinh: ..................................................... Nam (nữ):

Số CMND: ......................... Ngày cấp: ......................... Nơi cấp:

Địa chỉ: Số nhà: .......................... Tổ: ......................... Ấp (khóm):

Xã (phường): .................... Huyện (thị xã, TP): .....................Tỉnh:

Điện thoại (nếu có):

Đề nghị Ủy ban nhân dân xã (phường) ................................... cấp Sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng với thông tin chung về đàn thủy cầm như sau:

Tổng đàn

Tên giống

Nguồn gốc (cơ sở ấp trứng)

Mục đích chăn nuôi (thịt, đẻ)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cá nhân đăng ký

(Họ tên, chữ ký)

 



[1] Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/BNN ngày 19  tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2008, có căn cứ ban hành như sau:

Căn cứ Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm;

Căn cứ tình hình thực tế và theo đề nghị của một số tỉnh, thành phố;

Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011 sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:”

[2] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 1 Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/BNN ngày 19  tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2008

[3] Điểm này được sửa đổi theo quy định tại Khoản 2 Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/BNN ngày 19  tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2008

[4] Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.

[5] Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.

[6] Khoản 4 Thông tư số 60/2008/TT-BNN ngày 15/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Thông tư số 92/2007/BNN ngày 19  tháng 11 năm 2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thuỷ cầm, có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 5 năm 2008 quy định như sau:

Khoản 4. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Chánh văn phòng Bộ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Cục trưởng Cục Thú y, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh và vướng mắc, đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phản ánh bằng văn bản về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kịp thời điều chỉnh và bổ sung./.”

Điều 11 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể  từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:

“Điều 11. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.

2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”

[7] Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP  ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 23/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Thông tư hướng dẫn thực hiện Quyết định 1405/QĐ-TTg về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 23/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 20/07/2015
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 913 đến số 914
  • Ngày hiệu lực: 20/07/2015
  • Ngày hết hiệu lực: 05/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản