Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 22/VBHN-BNNPTNT

Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VIỆC CẬP NHẬT, KHAI THÁC VÀ QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦY SẢN

Thông tư số 24/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022

Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản năm 2017;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản;

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.1

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có liên quan đến cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

1. Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản là tập hợp thông tin cơ bản trong hoạt động thủy sản được xây dựng thống nhất từ trung ương đến địa phương; được chuẩn hóa để cập nhật, khai thác và quản lý bằng công nghệ thông tin. ....

2. Dữ liệu thành phần là bộ phận cấu thành của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản, bao gồm các thông tin có cấu trúc phản ánh về tiềm lực, kết quả và hoạt động về thủy sản.

Điều 4. Quản lý tài khoản truy cập cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

1. Tổng cục Thủy sản căn cứ vào yêu cầu công tác quản lý nhà nước để tổ chức việc cấp, khóa tài khoản truy cập cho cá nhân (cán bộ, công chức, viên chức) và tổ chức (cơ quan hành chính nhà nước).

2. Quản lý tài khoản truy cập:

a) Tổ chức được cấp tài khoản phân công cho cá nhân thuộc tổ chức mình thực hiện việc quản trị, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản:

b) Cá nhân đã được cấp tài khoản thực hiện bảo mật, quản trị, cập nhật, khai thác, quản lý và sử dụng tài khoản được cấp đứng mục đích.

3. Tài khoản truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản đã được cấp bị khóa khi thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Tổ chức bị giải thể, bị chấm dứt hoạt động, chuyển nhượng;

b) Cá nhân đã được cấp tài khoản thay đổi công tác, nghỉ việc, nghỉ hưu.

Chương II

CƠ SỞ DỮ LIỆU THÀNH PHẦN CỦA CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦY SẢN

Điều 5. Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản

Cơ sở dữ liệu về nuôi trồng thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Dữ liệu về giống thủy sản:

a) Giống thủy sản bố mẹ sản xuất trong nước: Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp hoặc mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;

b) Giống thủy sản sản xuất trong nước (trừ những cơ sở quy định tại điểm a khoản này): Tên cơ sở, mã số doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ trụ sở chính, điện thoại, email, địa chỉ sản xuất, ương dưỡng; đối tượng, sản lượng sản xuất, ương dưỡng; thông tin cơ sở đủ điều kiện; số tiêu chuẩn công bố áp dụng, công bố hợp quy;

c) Giống thủy sản nhập khẩu: Tên, địa chỉ cơ sở nhập khẩu; đối tượng, số lượng; tên, địa chỉ cơ sở xuất khẩu;

d) Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu.

2. Dữ liệu về thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản:

a) Thông tin về cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi hồng thủy sản: số giấy chứng nhận, phạm vi chứng nhận, ngày cấp, tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, loại hình doanh nghiệp;

b) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản;

c) Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.

3. Dữ liệu về nuôi trồng thủy sản:

a) Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản phân theo: Đối tượng nuôi; hình thức nuôi (lồng bè, ao, bể, bãi triều, khác); phương thức nuôi (thâm canh, quảng canh, khác);

b) Cơ sở nuôi trồng thủy sản (lồng bè, nuôi biển, nuôi có chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, chứng nhận đủ điều kiện): Tên, mã số cơ sở nuôi (đối với nuôi lồng bè); số giấy phép (đối với nuôi biển); giấy chứng nhận tiêu chuẩn thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, chứng nhận nuôi hữu cơ, cơ sở đủ điều kiện;

c) Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực: Tên, mã số đăng ký cơ sở nuôi; đối tượng nuôi, hình thức nuôi (lồng bè, ao, bể, bãi triều, khác), phương thức nuôi (thâm canh, quảng canh, khác); diện tích thả nuôi, diện tích thu hoạch, sản lượng thu hoạch, thời điểm thu hoạch, giá thủy sản nguyên liệu trong nước, giá thủy sản nguyên liệu quốc tế;

d) Cơ sở đủ điều kiện nuôi, sinh sản, nuôi sinh trưởng, trồng cấy nhân tạo loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm: số giấy xác nhận nguồn gốc loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp và loài thủy sản nguy cấp, quý, hiếm từ nuôi trồng; số giấy chứng nhận trại nuôi sinh trưởng, sinh sản và trồng cấy nhân tạo đối với loài thủy sản thuộc Phụ lục của Công ước quốc tế về buôn bán các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

đ) Thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản: Đối tượng, diện tích, thể tích, tỷ lệ, khối lượng, giá trị và nguyên nhân thiệt hại.

4. Dữ liệu về quan trắc, cảnh báo môi trường, phòng, chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản:

a) Danh sách đơn vị quan trắc được chỉ định hoặc phòng thử nghiệm được chứng nhận: Tên, địa chỉ tổ chức, mã số, đơn vị cấp chỉ định, số quyết định và lĩnh vực hoạt động được chỉ định hoặc chứng nhận;

b) Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ vùng nuôi trồng thủy sản: Đối tượng, điểm, thông số, tần suất, tọa độ và thời gian quan trắc;

c) Bản tin dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung;

d) Dữ liệu về vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản: Tên, địa chỉ cơ sở, đối tượng nuôi và các thông tin trong giấy chứng nhận vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh.

5. Dữ liệu về danh sách loài thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro.

Điều 6. Cơ sở dữ liệu về khai thác thủy sản

Cơ sở dữ liệu về khai thác thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Dữ liệu về đăng ký, đăng kiểm tàu cá:

a) Đăng ký tàu cá: số đăng ký, tên tàu (nếu có), chủ sở hữu, địa chỉ, ngày đăng ký, số sổ đăng kiểm tàu cá; số giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá (nếu có), chiều dài lớn nhất của tàu, công suất, vật liệu vỏ tàu (gỗ, thép, vật liệu mới), nghề khai thác và năm đóng, nơi đóng, ngày chuyển đi, nơi chuyển; ngày xóa đăng ký;

b) Đăng kiểm tàu cá: Số sổ đăng kiểm, số giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật, ngày kiểm tra, ngày hết hạn, số đăng ký tàu, chủ sở hữu, chiều dài lớn nhất của tàu, nghề khai thác, địa chỉ, vật liệu vỏ tàu (gỗ, thép, vật liệu mới), năm đóng, nơi đóng, ký hiệu thiết kế, cơ sở thiết kế.

2. Dữ liệu về hạn ngạch khai thác thủy sản:

a) Hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng khơi: số lượng giấy phép khai thác thủy sản cấp cho từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và theo từng nghề;

b) Hạn ngạch giấy phép khai thác thủy sản vùng bờ, lộng: số lượng giấy phép khai thác thủy sản cấp theo từng nghề trong từng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

c) Hạn ngạch về sản lượng khai thác thủy sản: Sản lượng thủy sản tối đa cho phép khai thác đối với một số loài thủy sản di cư xa hoặc loài thủy sản có tập tính theo đàn.

3.2 Dữ liệu về giấy phép khai thác thủy sản: Số đăng ký tàu cá; chiều dài lớn nhất; tổ chức, cá nhân được cấp phép; số giấy phép, ngày cấp, ngày hết hạn, nghề, vùng khai thác và cảng đăng ký, sản lượng cho phép khai thác.

4. Dữ liệu về cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão:

a) Khu neo đậu tránh trú bão: Tên; loại khu neo đậu; địa chỉ; độ sâu vùng nước đậu tàu; sức chứa tàu cá; cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể vào được khu neo đậu; tọa độ đầu luồng (vĩ độ, kinh độ), độ sâu luồng, chiều dài luồng; số điện thoại và tần số liên lạc;

b) Cảng cá: Tên, loại cảng, địa chỉ; cỡ, loại tàu cá lớn nhất có thể cập cảng; tọa độ đầu luồng (vĩ độ, kinh độ), độ sâu luồng, chiều dài luồng; chiều dài cầu cảng; độ sâu vùng nước đậu tàu; quy mô năng lực (số lượt tàu/ngày); năng lực bốc dỡ; số điện thoại và tần số liên lạc.

5. Dữ liệu về nhật ký, báo cáo khai thác: Số đăng ký tàu, thời gian chuyến biển, nghề khai thác, vùng khai thác, tổng sản lượng khai thác và sản lượng khai thác theo thành phần loài thủy sản theo chuyến biển.

6. Dữ liệu về xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác: Số giấy xác nhận; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được xác nhận; số đăng ký tàu; tổng sản lượng thủy sản, sản lượng theo thành phần loài thủy sản được xác nhận; vùng và thời gian khai thác.

7. Dữ liệu về chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác: Số giấy chứng nhận; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được chứng nhận; số giấy xác nhận; tổng sản lượng thủy sản, sản lượng theo thành phần loài thủy sản được chứng nhận; vùng và thời gian khai thác.

8. Dữ liệu về xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu.

9. Dữ liệu về cấp phép tàu cá nước ngoài hoạt động thủy sản trên vùng biển Việt Nam: Số giấy phép; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được cấp phép; số đăng ký tàu, tên tàu; quốc tịch tàu; mã số hàng hải quốc tế (nếu có); tên chủ tàu, quốc tịch, nghề hoạt động, vùng hoạt động, cảng đăng ký cập tàu, ngày cấp phép, ngày hết hạn, địa chỉ, đại diện ở Việt Nam (nếu có) và địa chỉ liên hệ ở Việt Nam (nếu có).

10. Dữ liệu về tàu cá Việt Nam được chấp thuận hoặc cấp phép hoạt động ngoài vùng biển Việt Nam: Số văn bản chấp thuận, giấy phép; tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân được chấp thuận hoặc cấp phép; số đăng ký tàu, tên tàu, mã số hàng hải quốc tế (nếu có); nghề hoạt động, vùng hoạt động, ngày chấp thuận, cấp phép; ngày hết hạn; tên, địa chỉ đại diện ở nước ngoài (nếu có).

11. Dữ liệu về lao động khai thác thủy sản: Số đăng ký tàu cá; tên, địa chỉ chủ tàu; nghề hoạt động, số lao động đăng ký.

12. Dữ liệu về đào tạo, bồi dưỡng lao động khai thác thủy sản: Số giấy phép đăng ký kinh doanh; ngày cấp; tên, địa chỉ cơ sở đào tạo; số chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III đã cấp; số chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng I, hạng II, hạng III đã cấp.

13. Dữ liệu về tổ chức khai thác thủy sản trên biển: tên, địa chỉ tổ, đội, hợp tác xã, nghiệp đoàn, doanh nghiệp; số lượng tàu cá, số lượng ngư dân tham gia trong tổ, đội.

14. Dữ liệu về cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá: Số giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện; ngày cấp; tên, địa chỉ cơ sở; loại cơ sở, vật liệu đóng vỏ tàu.

15. Dữ liệu về cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá:

a) Cơ sở đăng kiểm tàu cá: số giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, ngày cấp; tên, loại cơ sở, địa chỉ cơ sở; danh sách đăng kiểm viên;

b) Đăng kiểm viên tàu cá: Số hiệu đăng kiểm viên; hạng đăng kiểm viên; ngày cấp, ngày hết hạn; tên, địa chỉ; cơ sở đăng kiểm tàu cá.

16. Dữ liệu về tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp: Số đăng ký tàu cá; tên, địa chỉ chủ tàu; hành vi vi phạm; ngày vi phạm; số quyết định xử phạt (nếu có), ngày công bố đưa vào, đưa ra danh sách tàu cá khai thác bất hợp pháp.

17. Dữ liệu về dự báo ngư trường khai thác thủy sản.

18. Dữ liệu về chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá và cảng cá.

19. Dữ liệu về thiệt hại do thiên tai, bất khả kháng trong khai thác thủy sản.

20.3 Dữ liệu về giám sát hành trình tàu cá:

a) Số đăng ký tàu cá;

b) Chủ tàu: Họ và tên; số căn cước công dân; địa chỉ; số điện thoại;

c) Đơn vị cung cấp dịch vụ;

d) Mã nhận dạng thiết bị;

đ) Mã kẹp chì.

Điều 7. Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

Cơ sở dữ liệu về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Dữ liệu về nguồn lợi thủy sản: Thành phần loài (tên thông thường và tên khoa học), mật độ, độ phong phú, phân bố, trữ lượng, sản lượng khai thác cho phép, đặc điểm sinh học, yếu tố môi trường, thủy văn, hải dương học, thủy sinh vật có liên quan đến nguồn lợi thủy sản, mức độ nguy cấp, quý, hiếm.

2. Dữ liệu về khu bảo tồn biển; khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản: Tên khu, loại hình bảo vệ, cấp quản lý, tọa độ địa lý, tên người đại diện, quyết định thành lập, tổng diện tích, diện tích từng phân khu chức năng, vùng đệm và đối tượng chính được bảo vệ.

3. Dữ liệu khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Tên khu, đối tượng chính được bảo vệ, tọa độ địa lý, diện tích và tổ chức được giao quản lý.

4. Dữ liệu về đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản: Địa chỉ, tọa độ địa lý, đối tượng quản lý, tên tổ chức cộng đồng, số quyết định công nhận và giao quyền, số lượng thành viên, số lượng thành viên chia theo nghề, thông tin người đại diện tổ chức cộng đồng.

5. Dữ liệu về khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn: Tên khu vực, phạm vi, tọa độ địa lý, đối tượng chính cần bảo vệ, thời gian cấm khai thác thủy sản.

6. Dữ liệu về đường di cư tự nhiên của loài thủy sản: Tên loài, hướng và thời gian di cư.

7. Dữ liệu về tái tạo nguồn lợi thủy sản: Tên loài được thả tái tạo, thời gian và địa điểm thả, số lượng được thả, giai đoạn phát triển (giống, thương phẩm, bố mẹ), tên tổ chức, cá nhân thả.

8. Dữ liệu về danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản.

9. Dữ liệu về thu mẫu nghề cá thương phẩm:

a) Thông tin thống kê số lượng tàu cá: Nhóm nghề (lưới kéo, câu, lưới rê, lưới vây, chụp, vó mành, nghề khác) được chia thành các nhóm loại nghề; số lượng tàu cá; đội tàu điều tra và số lượng phiếu điều tra tính theo tháng;

b) Thông tin chuyến khai thác: Người thu mẫu, địa điểm, thời gian, thông tin về tàu cá (chủ tàu, thuyền trưởng, số đăng ký tàu cá, số thuyền viên trên tàu cá, chiều dài lớn nhất, công suất máy, nghề khai thác chính), ngư trường, thời gian chuyển khai thác (ngày xuất, cập cảng), nơi xuất và cập cảng, số ngày hoạt động, số ngày đánh bắt trong chuyến khai thác và tháng trước, tổng số mẻ lưới, sản lượng chuyển tải và tổng sản lượng;

c) Thông tin ngư cụ: Loại ngư cụ (lưới rê (nổi, đáy, rê khác)), lưới kéo (kéo đôi, kéo đơn), lưới vây (vây ngày, vây ánh sáng, vây khác), thông số kỹ thuật của ngư cụ (độ mở ngang miệng lưới, mắt lưới (ở tùng, ở đụt)), chiều dài (giềng phao, giềng chì, vàng câu, tăng gông), chiều cao lưới, tổng chiều dài lưới, số lưỡi câu, tổng công suất bóng đèn;

d) Thông tin sản lượng khai thác: Nhóm thương phẩm, sản lượng và giá bán.

đ)4 Thông tin về dữ liệu sinh học nghề cá: chiều dài, khối lượng, giới tính, tuyến sinh dục của cá thể các nhóm thủy sản thương phẩm.

10.5 Dữ liệu về giám sát viên trên tàu cá: danh sách giám sát viên, nghề thực hiện giám sát, số lượng chuyến biển giám sát hằng năm.

Điều 8. Cơ sở dữ liệu về chế biến và thị trường thủy sản

Cơ sở dữ liệu về chế biến và thị trường thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Dữ liệu về cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản: Tên, địa chỉ cơ sở, mã số doanh nghiệp, nhà máy (CODE), điều kiện an toàn thực phẩm, công suất, mặt hàng, chủng loại chế biến, sản lượng thu mua, sản lượng nguyên liệu nhập khẩu, sản lượng chế biến, giá thành sản phẩm, giá trị xuất khẩu (USD/năm) và thị trường tiêu thụ (nội địa, xuất khẩu).

2. Dữ liệu về các thị trường xuất, nhập khẩu sản phẩm thủy sản: Nước xuất, nhập khẩu, số lượng, chủng loại sản phẩm, quy cách, giá mua, bán, giá trị xuất, nhập khẩu, hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS) và các rào cản thương mại (thuế quan, phi thuế quan).

Điều 9. Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

Cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản gồm các thông tin chủ yếu sau:

1. Dữ liệu về vi phạm hành chính: Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân, lĩnh vực bị xử lý vi phạm, hành vi vi phạm, mức phạt, hình phạt bổ sung (nếu có), biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có); tên đơn vị xử lý vi phạm.

2. Dữ liệu về thu hồi, đình chỉ giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tên cơ sở, địa chỉ; lĩnh vực hoạt động, lý do bị thu hồi, đình chỉ; tên cơ quan thu hồi, đình chỉ.

Chương III

CẬP NHẬT, KHAI THÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦY SẢN

Điều 10. Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

1. Tổng cục Thủy sản tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu theo quy định tại điểm a, d khoản 1, điểm a, b, c khoản 2, điểm c khoản 3, điểm a, b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 5; điểm a, c khoản 2, khoản 4, 9, 10, 14, 15, 16 và khoản 17 Điều 6; khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 7; Điều 9 Thông tư này.

2. Cục Thú y tổ chức thực hiện cập nhật dữ liệu quy định tại điểm c khoản 1, điểm d khoản 4 Điều 5 Thông tư này.

3. Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.

4. Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại khoản 8 Điều 6 và khoản 1 Điều 8 Thông tư này.

5.6 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại điểm b khoản 1, điểm a khoản 2, khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 5; điểm a khoản 1, điểm b khoản 2, khoản 3, 4, 5, 6, 7, 11, 12, 13, 18 và 19 Điều 6; khoản 2, 3, 4, 7 và 9 Điều 7; Điều 9 Thông tư này.

5a.7 Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá, Cơ sở đăng kiểm tàu cá cập nhật dữ liệu như sau:

a) Đơn vị cung cấp thiết bị giám sát hành trình tàu cá tổ chức thực hiện việc cập nhật dữ liệu quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 20 Điều 6 Thông tư này vào cơ sở dữ liệu của đơn vị cung cấp và tích hợp vào cơ sở dữ liệu giám sát tàu cá Trung ương khi có sự thay đổi ngay sau khi có sự xác nhận của Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành thủy sản. Cập nhật dữ liệu vào thời điểm khi lắp mới thiết bị giám sát hành trình tàu cá hoặc khi thay đổi thiết bị, tàu cá, chủ tàu;

b) Cơ sở đăng kiểm tàu cá thực hiện cập nhật dữ liệu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

6. Tần suất cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

a) 8 Cập nhật theo tuần (thứ 6 hằng tuần): Điểm c khoản 3; điểm b, c khoản 4 Điều 5;

b) 9 Cập nhật theo tháng (trước ngày 20 hằng tháng): Điểm a, b, c khoản 1, điểm a khoản 2; điểm a, b, d, đ khoản 3, điểm a, d khoản 4 và khoản 5 Điều 5; khoản 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18 và 19 Điều 6; khoản 7 và 9 Điều 7; Điều 8 và Điều 9 Thông tư này;

c) Cập nhật theo năm (trước ngày 20 tháng 12 hàng năm): Điểm d khoản 1, điểm b, c khoản 2 Điều 5; khoản 2 và khoản 4 Điều 6, khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và khoản 8 Điều 7 Thông tư này.

d) 10 Cập nhật ngay khi có phát sinh dữ liệu quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 6 Thông tư này;

đ)11 Cập nhật tối đa sau 24 giờ khi có phát sinh dữ liệu tại điểm a, b, c, d và đ khoản 20 Điều 6 Thông tư này.

Điều 11. Khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

1. Tổ chức thực hiện chức năng đầu mối xây dựng, cập nhật dữ liệu quốc gia về thủy sản cấp Trung ương và cấp tỉnh được quyền khai thác dữ liệu quốc gia về thủy sản theo phân cấp.

2. Tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản những thông tin sau:

a) Danh sách cơ sở sản xuất giống thủy sản; số lượng và tên giống thủy sản được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;

b) Danh sách cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, địa chỉ; số lượng và tên sản phẩm được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;

c) Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản; Cơ sở nuôi trồng thủy sản;

d) Giá thủy sản nguyên liệu;

đ) Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ vùng nuôi trồng thủy sản; bản tin dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản;

e) Danh sách loài thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro; thời điểm đánh giá rủi ro;

g) 12 Thông tin về đăng kiểm tàu cá; hạn ngạch khai thác thủy sản; giấy phép khai thác thủy sản; cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; đào tạo, bồi dưỡng lao động khai thác thủy sản; cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá; tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; dự báo ngư trường khai thác thủy sản; chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá và cảng cá; giám sát hành trình tàu cá;

h) Dữ liệu về khu bảo tồn biển; khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản;

i) Dữ liệu về cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản.

Chương IV

QUẢN LÝ CƠ SỞ DỮ LIỆU QUỐC GIA VỀ THỦY SẢN

Điều 12. Nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

1. Xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung và cơ sở dữ liệu thành phần, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu thống nhất trên toàn bộ hệ thống.

2. Thu thập, xử lý và cập nhật thông tin vào các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

3. Tổng hợp và tích hợp thông tin từ các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

4. Quản lý quyền truy cập và quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.

5. Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu.

6. Bảo đảm an toàn, an ninh.

7. Đào tạo nhân lực và hỗ trợ vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu.

Điều 13. Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản

1. Sử dụng phần mềm bảo mật có bản quyền và áp dụng các công nghệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng.

2. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.

3. Mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

4. Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

5. Thực hiện lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.

6. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục.

7. Thiết lập biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ và bảo vệ các bản sao lưu phục hồi bằng giải pháp che dấu và mã hóa dữ liệu.

8. Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

Chương V

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

Điều 14. Trách nhiệm của Tổng cục Thủy sản

1. Chủ trì, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác, quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản và tổng hợp thông tin trong phạm vi cả nước.

2. Chủ trì tổ chức việc vận hành, bảo trì, giám sát, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, phần mềm và các biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

3. Quản lý tài khoản quản trị, phân quyền cập nhật, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

4. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu thủy sản ở các địa phương. Tổ chức đào tạo, tập huấn công tác cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

5. Đánh giá, xếp hạng năng lực thực hiện việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu thủy sản của các tổ chức và công bố công khai hàng năm.

6. Phối hợp với đơn vị có liên quan để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá hình thực hiện cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

7. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

8. Chủ trì tổng hợp, cập nhật số liệu liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản do các cơ quan trung ương thực hiện.

Điều 15. Trách nhiệm của Cục Thú y

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về giống thủy sản nhập khẩu; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về giống thủy sản nhập khẩu; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

4. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an ninh, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về giống thủy sản nhập khẩu; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

Điều 16. Trách nhiệm của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về các thị trường xuất, nhập khẩu sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về các thị trường xuất, nhập khẩu sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

4. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an ninh, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về các thị trường xuất, nhập khẩu sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

Điều 17. Trách nhiệm của Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

2. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

4. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an ninh, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về xác nhận cam kết hoặc chứng nhận sản phẩm thủy sản xuất khẩu có nguồn gốc từ thủy sản khai thác nhập khẩu; cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản và nội dung khác theo thẩm quyền.

Điều 18. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp Và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức, cá nhân có liên quan báo cáo số liệu để cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản cấp tỉnh.

2. Phối hợp với Tổng cục Thủy sản cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản theo phân cấp và chức năng, nhiệm vụ được giao.

3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định tại Thông tư này về cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản của các tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn tỉnh.

4. Chịu trách nhiệm về tính kịp thời, đầy đủ, an ninh, an toàn thông tin, tính chính xác của thông tin được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản ở cấp tỉnh.

5. Đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản tại địa phương.

6. Chủ trì tổng hợp, cập nhật số liệu liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản do các Sở, ban, ngành tại địa phương thực hiện.

Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan

Thực hiện đúng các quy định của Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan trong việc khai thác và sử dụng thông tin trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN13

Điều 20. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2019.

2. Trong trường hợp các văn bản được viện dẫn tại Thông tư này được thay thế, sửa đổi, bổ sung thì áp dụng theo văn bản mới được ban hành.

Điều 21. Trách nhiệm thi hành

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc hoặc phát hiện những vấn đề mới phát sinh, kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, sửa đổi bổ sung cho phù hợp./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo và đăng tải trên Cổng TTĐT Chính phủ);
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về văn bản pháp luật (để đăng tải);
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Tổng cục Thủy sản, các đơn vị thuộc Tổng cục Thủy sản;
- Sở Nông nghiệp và PTNT các tỉnh, TP trực thuộc TƯ;
- Lưu: VT, TCTS.

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phùng Đức Tiến

 



1 Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản.”

2 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

3 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 2, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

4 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 3, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 4, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

6 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm a, khoản 5, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT- BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

7 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 6, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

8 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

9 Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b, khoản 5, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

10 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 7, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

11 Điểm này được bổ sung theo quy định tại khoản 7, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

12 Điểm này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 8, Điều 6 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

13 Điều 10 của Thông tư số 01/2022/TT-BNNPTNT ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số Thông tư trong lĩnh vực thủy sản, có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022, quy định như sau:

“Điều 10. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 04 tháng 3 năm 2022.

2. Thông tư số 13/2020/TT-BNNPTNT ngày 09/11/2020 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 21/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2018 quy định ghi, nộp báo cáo, nhật ký khai thác thủy sản; công bố cảng cá chỉ định xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác; danh sách tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; xác nhận nguyên liệu, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề phát sinh hoặc vướng mắc, các tổ chức, cá nhân kịp thời báo cáo về Tổng cục Thủy sản để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định.”

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 22/VBHN-BNNPTNT năm 2022 hợp nhất Thông tư quy định việc cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 22/VBHN-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 30/12/2022
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Phùng Đức Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản