Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 21/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM

Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006, được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT ngày 19 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 34/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng 4 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

t đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Cục trưng Cục Đăng kiểm Việt Nam1,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam".

Điều 22. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2006.

Điều 33. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học công nghệ, Pháp chế, Vận tải, Tổ chức cán bộ, Tài chính, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải, Sở Giao thông công chính,Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Trang Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: Văn thư, PC (2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Đinh La Thăng

 

QUY ĐỊNH

VỀ ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Ban hành theo Quyết định s 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Quy định này quy định nội dung, nguyên tắc, thủ tục đăng kiểm tàu biển Việt Nam và tàu công vụ Việt Nam (sau đây gọi là tàu biển).

Tàu biển không quy định đăng ký trong sổ đăng ký tàu biển quốc gia của Việt Nam (sau đây gọi chung là tàu biển cỡ nhỏ) cũng phải được đăng kiểm phù hợp với Quy định này.

2. Quy định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công tác đăng kiểm tàu biển trong quản lý nhà nước, quản lý khai thác, thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển.

Điều 2. Giải thích từ ngữ

Trong Quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Chủ tàu biển bao gồm chủ sở hữu tàu, người quản lý tàu, người khai thác tàu hoặc người thuê tàu trần.

2. Công ước quốc tế bao gồm các Công ước của Tổ chức Hàng hải quốc tế về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường và đo dung tích tàu biển mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

3. Hệ thống quản an toàn là hệ thống quản lý được xây dựng phù hợp với các quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn.

4. Hệ thống an ninh là hệ thống được xây dựng phù hợp với các quy định của Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

5. Tài liệu hướng dẫn là tài liệu được xây dựng theo quy định của quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế nhằm chỉ dẫn thuyền viên đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.

6. Đánh giá là hoạt động mà tổ chức đăng kiểm phải thực hiện để cấp hoặc xác nhận hiệu lực các giấy chứng nhận theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

7. Tuyến quốc tế là tuyến hành trình của tàu biển từ một cảng của Việt Nam đến cảng của nước ngoài hoặc ngược lại hoặc giữa hải cảng của nước ngoài.

Chương 2.

ĐĂNG KIỂM TÀU BIỂN

Điều 3. Nội dung công tác đăng kiểm tàu biển

1. Xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường làm cơ sở cho việc thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, quản lý, khai thác và đăng kiểm tàu biển trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

2. Tham gia xây dựng và sửa đổi, bổ sung công ước quốc tế.

3. Xây dựng và ban hành theo thẩm quyền quy định về nghiệp vụ đăng kiểm, hướng dẫn, phổ biến, áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và công ước quốc tế.

4. Duyệt thiết kế tàu biển và tài liệu hướng dẫn:

a) Duyệt thiết kế tàu biển bao gồm: thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công, thiết kế hoàn công, các quy trình công nghệ trong đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển, trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển;

b) Duyệt tài liệu hướng dẫn.

5. Kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và phân cấp tàu biển trong quá trình đóng mới, hoán cải, phục hồi và sửa chữa theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế, phù hợp với hồ sơ thiết kế được duyệt.

6. Kiểm tra tàu biển trong quá trình hoạt động, bao gồm:

a) Kiểm tra lần đầu là kiểm tra được thực hiện sau khi tàu biển hoàn thành đóng mới, nhập khẩu hoặc thay đổi tổ chức đăng kiểm, để chứng nhận tàu và trang thiết bị lắp đặt trên tàu thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam, Công ước quốc tế và phù hợp với mục đích sử dụng của tàu.

b) Kiểm tra chu kỳ là kiểm tra được thực hiện theo chu kỳ để xác nhận tàu và trang thiết bị lắp đặt trên tàu được bảo dưỡng và duy trì ở trạng thái thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam, Công ước quốc tế và phù hợp với mục đích sử dụng của tàu.

Kiểm tra chu kỳ bao gồm: kiểm tra hàng năm, kiểm tra trung gian, kiểm tra trên đà và kiểm tra định kỳ.

c) Kiểm tra bất thường hoặc kiểm tra bổ sung là kiểm tra được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế.

7. Cấp giấy chứng nhận phân cấp, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế sau khi hoàn thành việc duyệt thiết kế, tài liệu hướng dẫn và kiểm tra theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều này.

8. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật cho vật liệu, máy móc và trang thiết bị trong quá trình chế tạo và nhập khẩu để sử dụng trong đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển.

9. Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận chất lượng và an toàn kỹ thuật cho công-te-nơ trong quá trình chế tạo và sử dụng.

10. Đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho hệ thống quản lý an toàn, hệ thống an ninh, duyệt kế hoạch an ninh tàu biển, đào tạo và cấp chứng chỉ cho cán bộ quản lý an toàn, sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh công ty theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

Đánh giá hệ thống quản lý an toàn và hệ thống an ninh tàu biển bao gồm: đánh giá lần đầu, đánh giá hàng năm, đánh giá trung gian, đánh giá định kỳ và đánh giá bổ sung.

11. Đo, xác định và cấp giấy chứng nhận dung tích tàu biển theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc Công ước quốc tế.

12. Giám định kỹ thuật và điều tra xác định nguyên nhân tai nạn, sự cố liên quan đến trạng thái kỹ thuật của tàu biển.

13. Xây dựng và duy trì hệ thống quản lý dữ liệu về trạng thái kỹ thuật tàu biển, hàng năm xuất bản sổ đăng ký kỹ thuật của đội tàu biển Việt Nam.

144. Kiểm tra, đánh giá và cấp giấy chứng nhận công nhận năng lực các trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển.

155. Xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu.

166. Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận thợ hàn, nhân viên kiểm tra vật liệu và chất lượng đường hàn bằng phương pháp không phá hủy đối với tàu biển.

Điều 4. Nguyên tắc đăng ký tàu bin

1. Tàu biển phải được kiểm tra, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường một cách hệ thống, liên tục trong suốt quá trình hoạt động nhằm đảm bảo luôn có trạng thái kỹ thuật thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và công ước quốc tế.

2. Việc kiểm tra, đánh giá tàu biển được thực hiện tại nơi tàu biển đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa, neo đậu hoặc đang hành trình, kể cả ở nước ngoài.

3. Tàu biển không hoạt động tuyến quốc tế được kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam.

4. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế được kiểm toa, phân cấp, đánh giá và cấp giấy chứng nhận theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế liên quan.

5. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế được kiểm tra, phân cấp theo quy phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền, nhưng các yêu cầu về chất lượng, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường không được thấp hơn các yêu cầu tương ứng của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam.

Việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài, kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận được thực hiện cho từng tàu biển, theo một hoặc các nội dung sau đây:

a) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy phạm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền;

b) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam;

c) Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của công ước quốc tế.

Điều 5. Duyệt thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn7

Duyệt thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn là việc xem xét, đối chiếu sự phù hợp của hồ sơ thiết kế tàu biển, tài liệu hướng dẫn với quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, nhằm đảm bảo an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.

Điều 6. Kiểm tra, đánh giá, cấp h sơ đăng kiểm về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường

1. Khi có nhu cầu kiểm tra, đánh giá và cấp hồ sơ đăng kiểm về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển, chủ tàu biển hoặc cơ sở đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển phải gửi giấy đề nghị cho tổ chức đăng kiểm.

2. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị kiểm tra, tổ chức đăng kiểm phải cử đăng kiểm viên thực hiện kiểm tra theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận. Nếu kết quả kiểm tra thỏa mãn các quy định của quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam và Công ước quốc tế, tổ chức đăng kiểm phải cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định cho tổ chức, cá nhân đề nghị kiểm tra theo thời hạn sau đây kể từ khi kết thúc kiểm tra:

a) Ba ngày làm việc đối với kiểm tra lần đầu và định kỳ;

b) Một ngày làm việc đối với kiểm tra hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường và bổ sung.

3. Sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị đánh giá, tổ chức đăng kiểm phải cử đánh giá viên thực hiện đánh giá theo thời gian và địa điểm đã thỏa thuận. Nếu kết quả đánh giá thỏa mãn các quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn, Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển, tối đa một ngày làm việc kể từ khi kết thúc đánh giá, tổ chức đăng kiểm phải cấp hồ sơ đăng kiểm theo quy định cho tổ chức, cá nhân đề nghị đánh giá.

48. Chủ tàu biển có nhu cầu để tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển, phải có giấy đề nghị gửi cho Tổ chức Đăng kiểm Việt Nam theo mẫu nêu tại Phụ lục VII.

Điều 7. Hồ sơ đăng kiểm cấp cho tàu biển

1. Tàu biển không hoạt động tuyến quốc tế thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam được cấp hồ sơ đăng kiểm, bao gồm:

a) Giấy chứng nhận phân cấp;

b) Giấy chứng nhận dung tích;

c) Các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường;

d) Giấy chứng nhận khả năng đi biển;

đ) Các phụ lục đính kèm giấy chứng nhận, biên bản kiểm tra hồ sơ tài liệu liên quan.

2. Tàu biển hoạt động tuyến quốc tế, ngoài hồ sơ đăng kiểm quy định tại điểm a, b, d và đ khoản 1 Điều này, được cấp giấy chứng nhận về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo quy định của Công ước quốc tế liên quan.

3. Mẫu hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này do tổ chức đăng kiểm quy định. Mẫu hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này phù hợp với quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế và Tổ chức Lao động quốc tế.

Điều 8. Đăng kiểm tàu biển cỡ nhỏ

1. Nội dung đăng kiểm tàu biển cỡ nhỏ bao gồm: duyệt thiết kế, tài liệu hướng dẫn, đo dung tích, kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi, kiểm tra trong quá trình tàu hoạt động và cấp hồ sơ đăng kiểm.

2. Công tác đăng kiểm tàu biển cỡ nhỏ được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 11, 12 Điều 3; khoản 1, 2, 3 Điều 4; Điều 5 và khoản 1, 2, 5, 6 Điều 6 của Quy định này.

3. Tàu biển cỡ nhỏ thỏa mãn các quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn của Việt Nam được cấp hồ sơ đăng kiểm, bao gồm:

a) Sổ kiểm tra kỹ thuật tàu chạy ven biển;

b) Giấy chứng nhận khả năng đi biển;

c) Biên bản kiểm tra và hồ sơ tài liệu liên quan.

4. Mẫu hồ sơ quy định tại khoản 3 Điều này do tổ chức đăng kiểm quy định.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Tổ chức đăng kiểm tàu biển

1. Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện chức năng "Tổ chức Đăng kiểm Việt Nam", có trách nhiệm tổ chức hệ thống đăng kiểm thống nhất trong phạm vi cả nước để thực hiện công tác đăng kiểm tàu biển theo Quy định này, được thu phí và lệ phí theo quy định và có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải định kỳ 6 tháng, hàng năm.

2. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường cho tàu biển theo quy định tại khoản 5 Điều 4 và khoản 4 Điều 6 của Quy định này.

Điều 9a. Thủ tục cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cho tàu biển9

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

b) Tổ chức, cá nhân nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email) theo mẫu nêu tại Phụ lục I đối với tàu đóng mới, Phụ lục II đối với cấp lần đầu giấy chứng nhận cho tàu đang khai thác, và Phụ lục III đối với cấp lại giấy chứng nhận cho tàu đang khai thác.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra lần đầu, định kỳ; và trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành kiểm tra hàng năm, trên đà, trung gian, bất thường và bổ sung.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận theo quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu và các điều ước quốc tế liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận

Tàu biển được cấp giấy chứng nhận phải thỏa mãn các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm chỉ dẫn thuyền viên đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9b. Thủ tục duyệt các tài liệu hướng dẫn tàu biển10

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra xem xét tài liệu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận duyệt tài liệu theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục IV và 03 bản tài liệu hướng dẫn (bản chính hoặc bản sao có chứng thực).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận duyệt tài liệu hướng dẫn và đóng dấu duyệt vào tài liệu.

6. Yêu cầu, điều kiện đối với tài liệu duyệt

Tài liệu hướng dẫn tàu biển phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm chỉ dẫn thuyền viên đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9c. Thủ tục cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu biển11

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra xem xét tài liệu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận thẩm định thiết kế theo quy định

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục V đối với thiết kế tàu biển đóng mới và Phụ lục VI đối với thiết kế tàu biển hoán cải hoặc sửa đổi; 02 bản tài liệu thiết kế (bản chính) và số bản tổ chức, cá nhân yêu cầu duyệt thêm.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ hoặc theo thỏa thuận nếu thiết kế tàu mới hoặc phức tạp.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận thẩm định thiết kế tàu biển và đóng dấu thẩm định vào tài liệu thiết kế.

6. Yêu cầu, điều kiện đối với thiết kế tàu biển

Hồ sơ thiết kế tàu biển phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển của tàu biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9d. Thủ tục cấp giấy chứng nhận dung tích tàu biển12

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện 01 bộ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra hồ sơ, đo, tính dung tích và kiểm tra thực tế tại hiện trường và cấp giấy chứng nhận dung tích tàu biển.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục I đối với tàu đóng mới hoặc Phụ lục II đối với tàu đang khai thác, 01 bộ bản vẽ kỹ thuật thân tàu (bản sao chụp) và 01 giấy chứng nhận dung tích cũ của tàu đối với tàu đang khai thác (bản sao chụp).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành việc kiểm tra tàu.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận dung tích tàu biển.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Việc đo, tính và cấp giấy chứng nhận dung tích cho tàu phải thỏa mãn Quy chuẩn về đo dung tích tàu biển Việt Nam, Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969, hoặc quy định đo dung tích của Panama, kênh Suez, của quốc gia tàu mang cờ quốc tịch.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9đ. Thủ tục cấp văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra và cấp giấy chứng nhn an toàn kỹ thut và bảo v môi trường cho tàu biển Việt Nam13

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành xem xét hồ sơ: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì lập văn bản ủy quyền theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị ủy quyền (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email) theo mẫu nêu tại Phụ lục VII và 01 giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam đối với tàu mới chuyển đăng ký (bản sao chụp).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Văn bản ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho tàu biển Việt Nam theo mẫu nêu tại Phụ lục VIII.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

a) Chỉ ủy quyền cho tổ chức đăng kiểm nước ngoài kiểm tra, phân cấp và cấp các giấy chứng nhận theo một hoặc các nội dung sau: kiểm tra và cấp giấy chứng nhận phân cấp theo quy phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền; theo văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam; theo quy định của các điều ước quốc tế liên quan.

b) Quy phạm, tiêu chuẩn của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền có quy định về chất lượng, an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường đối với tàu biển không được thấp hơn các quy định tương ứng của văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam.

c) Tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền phải thực hiện kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế liên quan; thực hiện sự hợp tác, chế độ trao đổi thông tin, báo cáo theo thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam; chấp hành các quy định liên quan khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 9e. Thủ tục xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu14

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn thời gian trả kết quả.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành xem xét hồ sơ: nếu không đạt thì trả lời tổ chức, cá nhân; nếu đạt thì cấp văn bản xác nhận.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục IX và 01 hồ sơ giám định kỹ thuật tàu (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Văn bản xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu biển để nhập khẩu.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

a) Nếu hồ sơ giám định được thực hiện bởi tổ chức hoặc giám định viên độc lập nước ngoài thì tổ chức hoặc giám định viên độc lập đó phải được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận hoặc đánh giá công nhận có năng lực phù hợp cho việc giám định tàu. Các tổ chức đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam thừa nhận: các thành viên của Hiệp hội các tổ chức đăng kiểm Quốc tế (IACS).

b) Tàu biển phải thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9g. Thủ tục cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty15

1. Trình tự thực hiện

a) Cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì thống nhất với cá nhân về thời gian và địa điểm đào tạo.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành tổ chức đào tạo và cấp chứng chỉ.

2. Cách thức thực hiện

Cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 văn bản đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục X và 01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 6 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Chứng chỉ được cấp trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ cán bộ quản lý an toàn công ty.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Cá nhân phải hoàn thành khóa đào tạo cán bộ quản lý an toàn công ty với kết quả thi cuối khóa đạt yêu cầu.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9h. Thủ tục cấp giấy chứng nhận công nhận năng lực trm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lưng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển16

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XI và 01 bộ tài liệu chứng nhận (bản sao chụp) bao gồm sổ tay chất lượng và các quy trình làm việc liên quan.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận công nhận trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đáp ứng thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, trạm thử, phòng thí nghiệm và cơ sở chế tạo liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9i. Thủ tục cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho công-te-nơ, máy, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển17

1. Trình tự thực hiện

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần

01 giấy đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XII, 01 bộ hồ sơ kỹ thuật (bản chính) bao gồm thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử công-te-nơ, máy, trang thiết bị trong quá trình sản xuất.

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 05 ngày làm việc sau khi hoàn thành kiểm tra đạt kết quả theo quy định.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đáp ứng thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép, về các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tàu; ngoài ra, công-te-nơ, máy, trang thiết bị sử dụng trên tàu biển hoạt động tuyến quốc tế còn phải thỏa mãn các công ước quốc tế (bao gồm các bổ sung, sửa đổi): Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển, 1974; Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra, 1973 và Nghị định thư 1978; Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển, 1969; Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển, 1966; Quy tắc phòng ngừa va chạm tàu thuyền trên biển, 1972 nhằm đảm bảo an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9k. Thủ tục cấp giấy chng nhận thợ hàn, nhân viên kiểm tra vật liệu và chất lưng đường hàn bằng phương pháp không phá hủy đối với tàu biển18

1. Trình tự thực hiện:

a) Tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sơ: Nếu hồ sơ không đạt thì hướng dẫn tổ chức, cá nhân hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đạt thì viết giấy hẹn kiểm tra tay nghề thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm kiểm tra thực tế.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành kiểm tra tay nghề thực tế tại địa điểm do người nộp hồ sơ yêu cầu: nếu không đạt thì trả lời tổ chức cá nhân; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

Tổ chức, cá nhân có thể nộp hồ sơ và nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ

01 văn bản đề nghị (bản chính) theo mẫu nêu tại Phụ lục XIII và 02 ảnh màu cỡ 4 x 6 (cm) chụp trong thời gian không quá 6 tháng trở lại (mặt sau có ghi họ, tên và ngày, tháng, năm sinh).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Trong vòng 03 ngày làm việc sau khi hoàn tất việc kiểm tra tay nghề đạt kết quả.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận.

6. Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Đáp ứng thỏa mãn quy định của các quy chuẩn, tiêu chuẩn của Việt Nam về phân cấp và đóng tàu biển.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 9l. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận phù hợp hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế19

1. Trình tự thực hiện

a) Công ty tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công ty tàu biển hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn đánh giá thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm đánh giá.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại công ty tàu biển: nếu không đạt thì trả lời công ty tàu biển; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

b) Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị theo mẫu nêu tại Phụ lục XIV (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành đánh giá công ty.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận.

6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận

Hệ thống quản lý an toàn của công ty tàu biển phải thỏa mãn quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận,

Điều 9m. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quản lý an toàn theo Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế cho tàu biển20

1. Trình tự thực hiện

a) Công ty tàu biển hoàn thiện hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến Cục Đăng kiểm Việt Nam.

b) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra thành phần hồ sơ: nếu hồ sơ không đầy đủ thì hướng dẫn công ty tàu biển hoàn thiện lại; nếu hồ sơ đầy đủ thì viết giấy hẹn đánh giá thực tế theo đề nghị của người nộp hồ sơ về thời gian và địa điểm đánh giá.

c) Cục Đăng kiểm Việt Nam tiến hành đánh giá hệ thống quản lý an toàn tại tàu biển: nếu không đạt thì trả lời công ty tàu biển; nếu đạt thì cấp giấy chứng nhận theo quy định.

2. Cách thức thực hiện

a) Công ty tàu biển nộp hồ sơ qua hệ thống bưu chính, fax, email hoặc trực tiếp tại trụ sở cơ quan Đăng kiểm.

b) Công ty tàu biển nhận kết quả qua hệ thống bưu chính hoặc trực tiếp tại trụ sở.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ

a) Thành phần hồ sơ: giấy đề nghị theo mẫu nêu tại Phụ lục XV (bản chính hoặc bản sao chụp trong trường hợp hồ sơ nộp qua fax hoặc email).

b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

4. Thời hạn giải quyết

Giấy chứng nhận được cấp trong vòng 01 ngày làm việc kể từ khi hoàn thành đánh giá tàu.

5. Kết quả thực hiện thủ tục

Giấy chứng nhận.

6. Yêu cầu, điều kiện cấp giấy chứng nhận

Hệ thống quản lý an toàn của tàu biển phải thỏa mãn quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế.

7. Phí và lệ phí

Mức thu phí, lệ phí theo quy định của Bộ Tài chính và nộp trực tiếp hoặc chuyển khoản cho cơ quan cấp giấy chứng nhận.

Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức đăng kiểm nước ngoài được ủy quyền.

1. Thực hiện kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận kỹ thuật về an toàn hàng hải và phòng ngừa về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường theo ủy quyền cho tàu biển đúng quy định của pháp luật Việt Nam, Công ước quốc tế và chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra, phân cấp và cấp giấy chứng nhận của mình;

2. Thực hiện chế độ trao đổi thông tin, báo cáo theo thỏa thuận với Cục Đăng kiểm Việt Nam;

3. Chấp hàng các quy định khác của pháp luật Việt Nam.

Điều 11. Trách nhiệm của chủ tàu biển, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu bin, trạm thử, phòng thí nghiệm21 và cơ sở chế tạo, sửa chữa, bo dưỡng trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển

1. Chủ tàu biển có trách nhiệm thực hiện các quy định về đăng kiểm tàu biển nêu trong Quy định này khi tàu biển được đóng mới, nhập khẩu, hoán cải, phục hồi, sửa chữa và trong quá trình tàu biển hoạt động; đảm bảo duy trì tình trạng an toàn kỹ thuật, an ninh tàu biển và phòng ngừa ô nhiễm môi trường của tàu biển thỏa mãn các Quy định của văn bản quy phạm pháp luật, quy phạm, tiêu chuẩn và Công ước quốc tế liên quan giữa hai kỳ kiểm tra, đánh giá.

2. Cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển, trạm thử, phòng thí nghiệm22, cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển phải:

a) Thực hiện các quy định về hồ sơ thiết kế và duyệt hồ sơ thiết kế;

b) Tuân theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường áp dụng đối với tàu biển và hồ sơ thiết kế được duyệt;

c) Chịu sự kiểm tra, giám sát của tổ chức đăng kiểm về chất lượng, an toàn kỹ thuật và phòng ngừa ô nhiễm môi trường trong quá trình thiết kế, đóng mới, hoán cải, sửa chữa, phục hồi tàu biển và trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển.

Điều 12. Phí và lệ phí đăng kiểm

1. Chủ tàu biển, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển, trạm thử, phòng thí nghiệm23, cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển có trách nhiệm trả phí duyệt thiết kế, duyệt tài liệu hướng dẫn, kiểm tra, phân cấp, đánh giá và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định của Việt Nam khi tàu biển chịu sự kiểm tra, phân cấp, đánh giá của Cục Đăng kiểm Việt Nam.

2. Chủ tàu biển, cơ sở thiết kế, đóng mới, hoán cải, phục hồi, sửa chữa tàu biển, trạm thử, phòng thí nghiệm24, cơ sở chế tạo, sửa chữa, bảo dưỡng trang thiết bị lắp đặt trên tàu biển có trách nhiệm trả phí duyệt thiết kế, duyệt tài liệu hướng dẫn, kiểm tra và phân cấp theo quy định của tổ chức đăng kiểm nước ngoài khi tàu biển chịu sự kiểm tra, phân cấp của tổ chức đó./.

 

PHỤ LỤC 125 (được bãi bỏ)

PHỤ LỤC 226 (được bãi bỏ)

 

PHỤ LỤC I27

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho tàu biển đóng mới/hoán cải lớn)
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

 

ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho tàu biển đóng mới/ hoán cải lớn)

......, ngày.........tháng........năm......

Kính gửi: ........................................................................................

TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và đóng dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

 

Fax

 

Thư điện tử

 

Chúng tôi đề nghị Quý Cục thực hiện việc kiểm tra để đăng ký và cấp các giấy chứng nhận được nêu ở mẫu VA.NB-1 đính kèm. Đề nghị này được lập dựa trên cơ sở chúng tôi chấp nhận áp dụng các quy định của QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP và CÁC QUY PHẠM CÓ LIÊN QUAN của VIỆT NAM. Chúng tôi đồng ý thanh toán tất cả các loại phí kiểm tra và các chi phí khác liên quan đến việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận nêu trên, cho dù cấp tàu và/ hoặc các hệ thống có được đăng ký hay không.

THÔNG TIN VỀ TÀU (Các thông số chính của thân tàu và hệ thống động lực được nêu tại mẫu VA.NB-1)

Tên và địa chỉ nhà máy đóng tàu

¨ Ghi “X” nếu nhà máy đóng tàu lập đề nghị, và không cần phải ghi tên và địa chỉ nhà máy đóng tàu trong ô này.

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

“Ngày hợp đồng đóng/ hoán cải lớn tàu”(1)  hoặc

“Ngày mà việc lựa chọn được thực hiện” (2)

 

Tàu này là tàu lựa chọn? (2) (3)

Có ¨ Không ¨

Ngày hợp đồng đóng/ hoán cải lớn của tàu cùng loạt đầu tiên(3)

 

Chủ tàu sau khi tàu hoàn thành đóng mới (Chủ tàu được nêu trong giấy chứng nhận đăng ký tàu)

¨Chưa quyết định

¨ Tên chủ tàu:

Số thân tàu/ số của nhà máy của tàu cùng loạt đầu tiên (3)

 

Ngày dự kiến đặt sống chính/ bắt đầu hoán cải

Ngày dự kiến hạ thủy

Ngày dự kiến hoàn thành

 

Quốc tịch dự kiến

Cảng đăng ký

Số lượng và kiểu máy chính

 

Công dụng tàu

 

Tổng dung tích dự kiến

C.suất liên tục lớn nhất của máy chính

 

Vùng hoạt động dự kiến của tàu

¨ Tuyến quốc tế /         ¨ Không phải tuyến quốc tế

¨ Không hạn chế /        ¨ Hạn chế (chỉ rõ hạn chế I, II hoặc III):

Cấp của Đăng kiểm khác(4)

 

(1) Đề nghị ghi “Ngày hợp đồng đóng/ hoán cải lớn tàu” được ký giữa chủ tàu và nhà máy đóng tàu hoặc “Ngày dự kiến của hợp đồng”. Trong trường hợp ngày hợp đồng đóng/ hoán cải lớn tàu được thay đổi, đề nghị thông báo ngay cho VR.

(2) Nếu tàu là tàu lựa chọn, đề nghị ghi “ngày mà việc lựa chọn được thực hiện”.

(3) Nếu tàu là tàu lựa chọn, đề nghị ghi “X” vào ô “Có” và ghi “Ngày hợp đồng đóng/ hoán cải lớn của tàu cùng loạt đầu tiên”, và “Số thân tàu/ số của nhà máy của tàu cùng loạt đầu tiên”.

Trong đó:

Tàu lựa chọn: Một loạt các tàu cùng loạt (sister ships), mà việc lựa chọn đã được thực hiện, và được đóng mới/ hoán cải theo cùng thiết kế đã được VR duyệt phục vụ cho việc phân cấp, theo một hợp đồng đóng mới/ hoán cải tàu.

Tàu cùng loạt đầu tiên: Chiếc tàu đầu tiên của loạt tàu cùng loạt được đóng mới/ hoán cải theo cùng thiết kế đã được VR duyệt phục vụ cho việc phân cấp, theo một hợp đồng đóng mới/ hoán cải tàu.

Nếu tàu không phải là tàu lựa chọn, ghi “X” vào ô “Không”.

(4) Đề nghị ghi cấp tàu của tổ chức Đăng kiểm khác trong trường hợp tàu có mang đồng thời cấp của tổ chức đó.

ĐĂNG KÝ

Phân cấp tàu đóng mới/ hoán cải lớn

Ký hiệu và dấu hiệu cấp thân tàu

 

Ký hiệu cấp máy chính

 

Dấu hiệu mô tả

 

Mô tả đặc biệt

¨ n.s.   ¨ n.f.   ¨ Loại khác (diễn giải) :

Đăng ký các hệ thống tàu đóng mới/ hoán cải lớn

¨ Trang thiết bị an toàn

¨ Trang bị vô tuyến điện

¨ Khu vực sinh hoạt của thuyền viên

¨ Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển

¨ Hệ thống điều khiển tự động và từ xa (¨ MC ¨ M0 ¨ M0.A ¨ M0.B ¨ M0.C ¨ M0.D)

¨ Hệ thống buồng lái (¨ BRS ¨ BRS1 ¨ BRS1A)

¨ Thiết bị nâng hàng

¨ Hệ thống bảo quản máy phòng ngừa

¨ Hệ thống làm lạnh hàng (¨ RMC* ¨ RMC*.CA)

¨ Hệ thống kiểm soát cháy tích hợp(¨ IFC.M ¨ IFC.A ¨ IFC.AM)

¨ Hệ thống chống hà (¨ AFS)

¨ Hệ thống khác (diễn giải) :

Đính kèm:

¨ Mẫu VA.NB-1

¨ Mẫu VA.NB DG-BC

¨ Mẫu VA.NB CG

¨ Mẫu VA.NB-C

Gửi sau:

¨ Mẫu VA.NB-1

¨ Mẫu VA.NB DG-BC

¨ Mẫu VA.NB CG

¨ Mẫu VA.NB-C

Miễn gửi (Số thân tàu của tàu cùng loạt:    ): ¨ Mẫu VA.NB-1        ¨ Mẫu VA.NB DG-BC       ¨ Mẫu VA.NB CG  ¨ Mẫu VA.NB-C

LIÊN HỆ VỀ THANH TOÁN PHÍ (Đề nghị ghi thông tin vào phần này nếu tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí không phải là tổ chức/ cá nhân đề nghị)

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và đóng dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

 

Fax

 

Thư điện tử

 

 

Nội bộ VR sử dụng

Ngày tiếp nhận

 

Số tiếp nhận

 

Ghi chú:

1. Đề nghị gửi mẫu này đến Chi cục Đăng kiểm gần nhất.

2. Nếu bất kỳ thông tin liên quan nào chưa được quyết định tại thời điểm lập mẫu này, đề nghị ghi “Chưa xác định” vào ô tương ứng.

3. Nếu bất kỳ thông tin nào nêu trong mẫu này thay đổi hoặc đã xác định được các nội dung “Chưa xác định”, đề nghị thông báo cho Chi cục Đăng kiểm gần nhất.Trong trường hợp VR phát hiện bất kỳ thông tin nào nêu trong mẫu này được thay đổi trong quá trình giám sát kỹ thuật, tổ chức/ cá nhân đề nghị sẽ được thông báo cụ thể.

 

(Đính kèm theo mẫu VA.NB, nếu cần thiết)

KIỂM TRA, GIẤY CHỨNG NHẬN VÀ CÁC THÔNG SỐ CHÍNH

Ngày đề nghị kiểm tra phân cấp

 

Ngày đệ trình

¨ Giống như trên/

 

Nhà máy đóng tàu

¨ Là tổ chức/ cá nhân đề nghị.

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo luật

Kiểm tra

Giấy chứng nhận

Kiểm tra

Giấy chứng nhận

¨

¨ Mạn khô (Đề nghị ghi vào phần “Các thông số chính của mạn khô”.)

¨

¨ Phù hợp chở xô hàng nguy hiểm (Ghi vào phần “Các thông số chính của hàng nguy hiểm”)

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

¨

¨ An toàn tàu khách

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại chở xô

¨

¨ An toàn tàu cao tốc

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

¨

¨ An toàn kết cấu tàu hàng

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm không khí

¨

¨ An toàn trang thiết bị tàu hàng

¨

¨ Hệ thống chống hà

¨

¨ Miễn giảm

(¨ Hệ thống cứu hoả cố định)

 

¨ Khả năng đi biển

¨

¨ An toàn trang thiết bị (Không áp dụng công ước)

 

¨ Giấy phép khai thác tàu cao tốc

¨

¨ Phù hợp chở xô hoá chất nguy hiểm

¨

¨ Sổ tay xếp hàng hạt

¨

¨ Phù hợp chở xô khí hóa lỏng

 

¨ Loại khác (diễn giải):

Giấy chứng nhận dung tích

Đo dung tích 

Giấy chứng nhận

¨

¨

¨

¨

¨ Dung tích quốc tế

¨ Tài liệu PC/UMS về tổng thể tích (Kênh Panama)

¨ Kênh Suez

¨ Dung tích quốc gia (Quy định đo dung tích áp dụng:                  )

Ấn định

¨ Mạn khô

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA THÂN TÀU

Lpp x B x D x d (m)

 

Trọng tải (tấn)

Số thân tàu/ số của nhà máy của (các) tàu cùng loạt (1)

 

Tàu chở than

¨ Có    ¨ Không

1) Đề nghị ghi vào phần này nếu tàu cùng loạt đã được đăng ký bởi VR.

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG ĐỘNG LỰC TÀU

Máy chính

Kiểu

 

Công suất và vòng quay lớn nhất

kW/PS x           vòng/ phút

Nhà sản xuất

 

Chân vịt

Số lượng, kiểu và vòng quay

            x          x          vòng/ phút

Kiểu trục chân vịt

¨ 1A   ¨ 1B   ¨ 1C   ¨ 2

¨ PSCM

Nồi hơi

¨ Chính

¨ Phụ

Kiểu và áp suất làm việc lớn nhất

MPa . kg/cm2

Nhà sản xuất

 

Máy phát điện

Tổng công suất

     kVA

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH VỀ MẠN KHÔ

Kiểu tàu

¨ A B ¨ B+ ¨ B-60 ¨ B-100

Mạn khô chở gỗ

¨ Có    ¨ Không

Mạn khô mùa hè dự kiến (m)

 

¨ Hệ thống nhiều dấu mạn khô

SỐ NGƯỜI LỚN NHẤT TRÊN TÀU

Số người lớn nhất trên tàu

Tổng số:           (Khách:          Thuyền bộ:           Người khác:      )

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH HÀNG

(Ghi vào phần này nếu đề nghị đăng ký hệ thống làm lạnh hàng)

Cấp dự kiến

 

 

Kiểu chất làm lạnh

Hệ thống làm mát

Tổng thể tích khoang hàng         m3

(Đính kèm theo mẫu VA.NB, nếu cần thiết)

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP CHỞ HÀNG NGUY HIỂM & CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP CHỞ XÔ HÀNG RỜI

Ngày đề nghị kiểm tra phân cấp

 

Ngày đệ trình

¨ Giống như trên/

 

Nhà máy đóng tàu

¨ Là tổ chức/ cá nhân đề nghị.

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP CHỞ HÀNG NGUY HIỂM

Chở xô hàng rời rắn

Nơi xếp hàng

¨ Hầm hàng số:              ¨ Vị trí khác (diễn giải):

Cấp hàng nguy hiểm

(1) Ghi vào phần này nếu phải áp dụng các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể nhằm đáp ứng thỏa mãn các quy định liên quan.

¨ 4.1     ¨ 4.2      ¨ 4.3      ¨ 5.1      ¨ 6.1      ¨ 8      ¨ 9

¨ Các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể (1):

Hàng nguy hiểm khác

Nơi xếp hàng

¨ Boong thời tiết          ¨ Hầm hàng số:           ¨ Vị trí khác (diễn giải):

Cấp hàng nguy hiểm

(1) Đề nghị ghi vào phần này nếu phải áp dụng các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể nhằm đáp ứng thỏa mãn các quy định liên quan.

¨ 1.1-1.6    ¨ 1.4S       ¨ 2.1        ¨ 2.2        ¨ 2.3        ¨ 3.1, 3.2     ¨ 3.3

¨ 4.1         ¨ 4.2          ¨ 4.3        ¨ 5.1        ¨ 5.2

¨ 6.1 (Tất cả)

¨ 6.1 (lỏng: điểm bắt cháy (0C) ¨ dưới 230 ¨ giữa 230 và 610 ¨ trên 610) ¨ rắn

¨ 8 (Tất cả)

¨ 8 (lỏng: điểm bắt cháy (0C) ¨ dưới 230 ¨ giữa 230 và 610 ¨ trên 610) ¨ rắn

¨ 9

¨ Các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể (1):

GIẤY CHỨNG NHẬN PHÙ HỢP CHỞ XÔ HÀNG RỜI RẮN

Giấy chứng nhận phù hợp chở xô hàng rời rắn

¨ Hàng phụ lục A   (¨ có / ¨ không có hạn chế hàm lượng ẩm của hàng)

¨ Hàng phụ lục C

¨ Hàng phụ lục B (Liệt kê tất cả các loại hàng )

 

 

 

Ghi chú: Nếu không thể lập mẫu này tại thời điểm gửi đề nghị, thì phải lưu ý lập mẫu này trước khi trình các bản vẽ liên quan để duyệt (bao gồm cả các bản vẽ của nhà sản xuất).

 

(Đính kèm theo mẫu VA.NB, nếu cần thiết)

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA THIẾT BỊ NÂNG HÀNG

Ngày đề nghị kiểm tra phân cấp

 

Ngày đệ trình

¨ Giống như trên/

 

Nhà máy đóng tàu

¨ Là tổ chức/ cá nhân đề nghị.

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

THIẾT BỊ NÂNG HÀNG (CẦN CẨU DERRICK / CẦN TRỤC)

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn) - góc nhỏ nhất cho phép (độ) hoặc bán kính lớn nhất cho phép (m)

Tải trọng

Góc/ Bán kính

Kép

Tải trọng

Góc/ Bán kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỆ THỐNG LÀM VIỆC GHÉP ĐÔI (Ghi thông tin vào bản số liệu dưới đây)

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn) - góc nhỏ nhất cho phép (độ) hoặc bán kính lớn nhất cho phép (m)

Tải trọng làm việc an toàn

Góc dây cáp lớn nhất

Hệ thống tạt

Tải trọng

Góc/ Bán kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Bản số liệu của hệ thống làm việc ghép đôi (1) (2)

- Vị trí của cần cẩu derrick:                            Ở trước / sau của hầm hàng số        (         )

- Khoảng cách của khuyên móc dưới từ boong cao nhất(3):         Cần trong tàu (              ) m

                                                                                                Cần ngoài tàu (              ) m

- Tải trọng làm việc an toàn của hệ thống ghép đôi: (                   ) t

- Góc nghiêng của dây cáp nâng hàng:                    (                   ) độ

- Độ cao nâng từ boong cao nhất:                          (                   ) m

- Đường kính ngoài và chiều dày cần:                     Cần trong tàu             Φ mm x          mm

                                                                             Cần ngoài tàu             Φ mm x           mm

CẦU XE/ THANG MÁY NÂNG HÀNG

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn)

Lưu ý

 

 

 

 

 

 

Ghi chú:

(1) Bảng số liệu này được lập cho từng hệ thống làm việc ghép đôi.

(2) Bỏ qua độ cong ngang, cong dọc boong và độ nghiêng, chúi của tàu.

(3) Ghi “0” khi khuyên móc được bố trí tại boong cao nhất.

 

(Đính kèm theo mẫu VA.NB, nếu cần thiết)

CÁC CHỨNG NHẬN KHÁC

Ngày đề nghị kiểm tra phân cấp

 

Ngày đệ trình

¨ Giống như trên/

 

Nhà máy đóng tàu

¨ Là tổ chức/ cá nhân đề nghị.

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

CÁC CHỨNG NHẬN KHÁC

Chứng nhận thiết bị

nâng hàng

¨ Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng

¨ Giấy chứng nhận thiết bị nâng hàng(1)

¨ Cần cẩu derrick

¨ Cần cẩu derrick làm việc ghép đôi

¨ Cần trụ

¨ Cầu xe, thang máy nâng hàng

(1) Bao gồm các bộ phận tháo được (trừ dây cáp) & dây cáp.

¨ Loại khác (diễn giải):

Giấy chứng nhận phù hợp theo quy định của quốc gia tàu treo cờ

(Ghi rõ quy định quốc gia áp dụng.)

 

Chứng nhận theo quy định của USCG

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm dầu(33CFR Part155)          ¨ Tàu chở khí lỏng (46CFR Part154)

¨ Hệ thống kiểm soát hơi hàng (46CFR Part39)     ¨ Loại khác (diễn giải):

(Các) giấy chứng nhận khác

¨ Khu vực sinh hoạt của thuyền viên               ¨ Chứng nhận mạn khô

¨ Chứng nhận trọng tải                                   ¨ Giấy chứng nhận đặt sống chính

¨ Loại khác (diễn giải):

 

PHỤ LỤC II28

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho kiểm tra lần đầu tàu biển đang khai thác)
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------

 

ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho kiểm tra lần đầu tàu biển đang khai thác)

......, ngày.........tháng........năm......

Kính gửi: ........................................................................................

TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

 

Fax

 

Thư điện tử

 

Chúng tôi đề nghị Quý Cục thực hiện việc kiểm tra để đăng ký và cấp các giấy chứng nhận được nêu ở mẫu VA.ES-1 đính kèm. Chúng tôi chấp nhận các quy định của QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP, và CÁC QUY PHẠM TÀU BIỂN LIÊN QUAN của VIỆT NAM. Chúng tôi đồng ý thanh toán tất cả các loại phí kiểm tra và các chi phí khác liên quan đến việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận nêu trên, cho dù cấp tàu và/ hoặc các hệ thống có được đăng ký hay không.

THÔNG TIN VỀ TÀU (Các thông số chính của thân tàu và máy tàu được nêu tại mẫu VA.ES-2.)

Tên tàu

 

Số IMO.

 

Nhà máy đóng tàu

Tên và địa chỉ

Ngày hợp đồng

Ngày đặt sống chính

Ngày hạ thủy

Ngày hoàn thành

 

Số  thân  tàu/  số  của nhà máy

 

Quốc tịch

 

Cảng đăng ký

 

Quốc tịch cũ

 

Cấp tàu cũ

 

Công dụng của tàu

 

Tổng dung tích

 

Thời gian kiểm tra

Từ:       đến:

Cấp tàu khác(1)

 

Địa điểm kiểm tra

 

Vùng hoạt động dự kiến của tàu

¨ Tuyến quốc tế /         ¨ Không phải tuyến quốc tế

¨ Không hạn chế /        ¨ Hạn chế (chỉ rõ mức hạn chế):

(1) Đề nghị ghi cấp tàu của tổ chức Đăng kiểm khác trong trường hợp tàu có mang đồng thời cấp của tổ chức đó.

ĐĂNG KÝ

Phân cấp tàu đóng mới/ hoán cải lớn

Ký hiệu và dấu hiệu cấp thân tàu

 

Ký hiệu cấp máy chính

 

Dấu hiệu mô tả

 

Mô tả đặc biệt

¨ n.s.   ¨ n.f.   ¨ Loại khác (diễn giải) :

Đăng ký các hệ thống tàu đóng mới/ hoán cải lớn

¨ Trang thiết bị an toàn

¨ Trang bị vô tuyến điện

¨ Khu vực sinh hoạt của thuyền viên

¨ Hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển

¨ Hệ thống điều khiển tự động và từ xa (¨ MC ¨ M0 ¨ M0.A ¨ M0.B ¨ M0.C ¨ M0.D)

¨ Hệ thống buồng lái (¨ BRS ¨ BRS1 ¨ BRS1A)

¨ Thiết bị nâng hàng

¨ Hệ thống bảo quản máy phòng ngừa

¨ Hệ thống làm lạnh hàng (¨ RMC* ¨ RMC*.CA)

¨ Hệ thống kiểm soát cháy tích hợp(¨ IFC.M ¨ IFC.A ¨ IFC.AM)

¨ Hệ thống chống hà (¨ AFS)

¨ Hệ thống khác (diễn giải) :

Đính kèm: ¨ Mẫu VA.ES-1 ¨ Mẫu VA.ES-2 ¨ Mẫu VA.ES-3 ¨ Mẫu VA.ES-4-1 ¨ Mẫu VA.ES-4-2

LIÊN HỆ VỀ THANH TOÁN PHÍ (Đề nghị ghi thông tin vào phần này nếu tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí không phải là tổ chức/ cá nhân đề nghị)

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và/ hoặc dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

Fax

Thư điện tử

 

 

Nội bộ VR sử dụng

Ngày tiếp nhận

 

Số tiếp nhận

 

Ghi chú:

1. Đề nghị gửi mẫu này đến Chi cục Đăng kiểm gần nhất.

2. Nếu bất kỳ thông tin liên quan nào chưa được quyết định tại thời điểm lập mẫu này, đề nghị ghi “Chưa xác định” vào ô tương ứng.

3. Nếu bất kỳ thông tin nào nêu trong mẫu này thay đổi hoặc nội dung chưa quyết định được xác định, đề nghị thông báo cho Chi cục Đăng kiểm gần nhất.

 

(Đính kèm theo mẫu VA.ES, nếu cần thiết)

Nhà máy đóng tàu

 

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN

Kiểm tra và cấp giấy chứng nhận theo luật

Kiểm tra

Giấy chứng nhận

Kiểm tra

Giấy chứng nhận

¨

¨ Mạn khô (Đề nghị ghi vào phần “Các thông số chính của mạn khô”.)

¨

¨ Phù hợp chở xô hàng nguy hiểm (Ghi vào phần “Các thông số chính của hàng nguy hiểm”)

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

¨

¨ An toàn tàu khách

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc hại chở xô

¨

¨ An toàn tàu cao tốc

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm do nước thải

¨

¨ An toàn kết cấu tàu hàng

¨

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm không khí

¨

¨ An toàn trang thiết bị tàu hàng

¨

¨ Hệ thống chống hà

¨

¨ Miễn giảm

(¨ Hệ thống cứu hoả cố định)

 

¨ Khả năng đi biển

¨

¨ An toàn trang thiết bị (Không áp dụng công ước)

 

¨ Giấy phép khai thác tàu cao tốc

¨

¨ Phù hợp chở xô hoá chất nguy hiểm

¨

¨ Sổ tay xếp hàng hạt

¨

¨ Phù hợp chở xô khí hóa lỏng

 

¨ Loại khác (diễn giải):

Giấy chứng nhận dung tích

Đo dung tích 

Giấy chứng nhận

¨

¨

¨

¨

¨ Dung tích quốc tế

¨ Tài liệu PC/UMS về tổng thể tích (Kênh Panama)

¨ Kênh Suez

¨ Dung tích quốc gia (Quy định đo dung tích áp dụng:                  )

Ấn định

¨ Mạn khô

Chứng nhận thiết bị nâng hàng

(Đề nghị ghi thông số chính của thiết bị nâng hàng trong Mẫu ES.AV-4-1.)

¨ Giấy chứng nhận thiết bị nâng hàng

¨ Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng (1)

¨ Cần cẩu derrick

¨ Cần cẩu derrick làm việc ghép đôi

¨ Cần trụ

¨ Cầu xe, thang máy nâng hàng

(1) Bao gồm các bộ phận tháo được (trừ dây cáp) & dây cáp.

¨ Loại khác (diễn giải):

Giấy chứng nhận phù hợp chở xô hàng rời rắn

¨ Hàng phụ lục A   (¨ có / ¨ không có hạn chế hàm lượng ẩm của hàng)

¨ Hàng phụ lục C

¨ Hàng phụ lục B (Đề nghị liệt kê tất cả các loại hàng.)

 

 

 

Giấy  chứng  nhận  phù hợp theo quy định của quốc gia tàu treo cờ

(Đề nghị chỉ rõ quy định quốc gia áp dụng.)

 

Chứng nhận theo quy định của USCG

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm dầu (33CFR Part155)     ¨ Tàu chở khí lỏng (46CFR Part154)

¨ Hệ thống kiểm soát hơi hàng (46CFR Part39)  ¨ Loại khác (diễn giải):

(Các) giấy chứng nhận khác

¨ Khu vực sinh hoạt của thuyền viên    ¨ Chứng nhận mạn khô

¨ Chứng nhận trọng tải                         ¨ Giấy chứng nhận đặt sống chính

¨ Loại khác (diễn giải):

 

(Đính kèm theo mẫu VA.ES, nếu cần thiết)

Nhà máy đóng tàu

 

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA THÂN TÀU

Lpp x B x D x d (m)

          x        x        x

Trọng tải (t)

Số thân tàu/ số của nhà máy của (các) tàu cùng loạt (1)

 

Tàu chở than

¨ Có    ¨ Không

Tàu cá

kiểu

Các hạn chế

 

(1) Đề nghị ghi vào phần này nếu tàu cùng loạt đã được đăng ký bởi VR.

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA MÁY TÀU

Máy chính

Kiểu

 

Công suất và vòng quay lớn nhất

kW/PS x           vòng/ phút

Nhà sản xuất

 

Chân vịt

Số lượng, kiểu và vòng quay

            x          x          vòng/ phút

Kiểu trục chân vịt

¨ 1A    ¨ 1B    ¨ 1C    ¨ 2

¨ PSCM

Nồi hơi

¨ Chính

¨ Phụ

Kiểu và áp suất làm việc lớn nhất

MPa . kg/cm2

Nhà sản xuất

 

Máy phát điện

Tổng công suất

     kVA

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH VỀ MẠN KHÔ

Kiểu tàu

¨ A B ¨ B+ ¨ B-60 ¨ B-100

Mạn khô chở gỗ

¨ Có    ¨ Không

Mạn khô mùa hè dự kiến (m)

 

¨ Hệ thống nhiều dấu mạn khô

SỐ NGƯỜI LỚN NHẤT TRÊN TÀU

Số người lớn nhất trên tàu

Tổng số:           (Khách:          Thuyền bộ:           Người khác:      )

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG LÀM LẠNH HÀNG

(Ghi vào phần này nếu đề nghị đăng ký hệ thống làm lạnh hàng)

Cấp dự kiến

 

 

Kiểu chất làm lạnh

Hệ thống làm mát

Tổng thể tích khoang hàng         m3

 

(Đính kèm theo mẫu VA.ES, nếu cần thiết)

Nhà máy đóng tàu

 

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

CÁC THÔNG SỐ CHÍNH CHỞ HÀNG NGUY HIỂM

Chở xô hàng rời rắn

Nơi xếp hàng

¨ Hầm hàng số:              ¨ Vị trí khác (diễn giải):

Cấp hàng nguy hiểm

(1) Ghi vào phần này nếu phải áp dụng các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể nhằm đáp ứng thỏa mãn các quy định liên quan.

¨ 4.1     ¨ 4.2      ¨ 4.3      ¨ 5.1      ¨ 6.1      ¨ 8      ¨ 9

¨ Các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể (1):

Hàng nguy hiểm khác

Nơi xếp hàng

¨ Boong thời tiết          ¨ Hầm hàng số:           ¨ Vị trí khác (diễn giải):

Cấp hàng nguy hiểm

(1) Đề nghị ghi vào phần này nếu phải áp dụng các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể nhằm đáp ứng thỏa mãn các quy định liên quan.

¨ 1.1-1.6    ¨ 1.4S       ¨ 2.1        ¨ 2.2        ¨ 2.3        ¨ 3.1, 3.2     ¨ 3.3

¨ 4.1         ¨ 4.2          ¨ 4.3        ¨ 5.1        ¨ 5.2

¨ 6.1 (Tất cả)

¨ 6.1 (lỏng: điểm bắt cháy (0C) ¨ dưới 230 ¨ giữa 230 và 610 ¨ trên 610) ¨ rắn

¨ 8 (Tất cả)

¨ 8 (lỏng: điểm bắt cháy (0C) ¨ dưới 230 ¨ giữa 230 và 610 ¨ trên 610) ¨ rắn

¨ 9

¨ Các hạn chế về xếp loại hàng cụ thể (1):

 

(Đính kèm theo mẫu VA.ES, nếu cần thiết)

Nhà máy đóng tàu

 

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

THIẾT BỊ NÂNG HÀNG (CẦN CẨU DERRICK / CẦN TRỤC)

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn) - góc nhỏ nhất cho phép (độ) hoặc bán kính lớn nhất cho phép (m)

Tải trọng

Góc/ Bán kính

Kép

Tải trọng

Góc/ Bán kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HỆ THỐNG LÀM VIỆC GHÉP ĐÔI Đề nghị ghi thông tin vào mẫu VA.ES-4-2.

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn) - góc nhỏ nhất cho phép (độ) hoặc bán kính lớn nhất cho phép (m)

Tải trọng làm việc an toàn

Góc dây cáp lớn nhất

Hệ thống tạt

Tải trọng

Góc/ Bán kính

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CẦU XE/ THANG MÁY NÂNG HÀNG

Vị trí và mô tả cùng với số hoặc dấu hiệu phân biệt, nếu có

Tải trọng làm việc an toàn dự kiến (tấn)

Lưu ý

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Đính kèm theo mẫu VA.ES, nếu cần thiết)

Nhà máy đóng tàu

 

Số thân tàu/ số của nhà máy

 

Bản số liệu của hệ thống làm việc ghép đôi (1) (2)

- Vị trí của cần cẩu derrick:                        Ở trước / sau của hầm hàng số            (         )

- Khoảng cách của khuyên móc dưới từ boong cao nhất(3):         Cần trong tàu (              ) m

                                                                                                Cần ngoài tàu (              ) m

- Tải trọng làm việc an toàn của hệ thống ghép đôi: (                   ) t

- Góc nghiêng của dây cáp nâng hàng:                    (                   ) độ

- Độ cao nâng từ boong cao nhất:                          (                   ) m

- Đường kính ngoài và chiều dày cần:                     Cần trong tàu             Φ mm x          mm

                                                                             Cần ngoài tàu             Φ mm x           mm

Ghi chú:

(1) Bảng số liệu này được lập cho từng hệ thống làm việc ghép đôi.

(2) Bỏ qua độ cong ngang, cong dọc boong và độ nghiêng, chúi của tàu.

(3) Ghi “0” khi khuyên móc được bố trí tại boong cao nhất.

 

PHỤ LỤC III29

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho kiểm tra chu kỳ tàu biển đang khai thác)
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN
(Áp dụng cho kiểm tra chu kỳ tàu biển đang khai thác)

......, ngày.........tháng........năm......

Kính gửi: ........................................................................................

TỔ CHỨC/ CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

 

Fax

 

Thư điện tử

 

Chúng tôi đề nghị Quý Cục thực hiện việc kiểm tra và/ hoặc cấp/ xác nhận các giấy chứng nhận được nêu dưới đây. Chúng tôi chấp nhận các quy định của QUY PHẠM PHÂN CẤP VÀ ĐÓNG TÀU BIỂN VỎ THÉP và CÁC QUY PHẠM TÀU BIỂN LIÊN QUAN của CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM. Chúng tôi đồng ý thanh toán tất cả các loại phí kiểm tra và các chi phí khác liên quan đến việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận nêu trên, được ghi trong hóa đơn đăng kiểm, cho dù việc kiểm tra có được hoàn thành hay không.

LIÊN HỆ VỀ THANH TOÁN PHÍ

(Đề nghị ghi thông tin vào phần này nếu tổ chức/ cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán phí không phải là tổ chức/ cá nhân đề nghị)

Tên và địa chỉ

 

Chữ ký và dấu

 

Tên viết bằng chữa in hoa

 

Điện thoại

 

Fax

 

Thư điện tử

 

Chúng tôi cam kết thanh toán tất cả các loại phí kiểm tra và các chi phí khác liên quan đến việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận nêu trên.

ĐẶC TRƯNG TÀU

Tên tàu: __________________ Tổng DT: __________ Số phân cấp: ____________________

Chủ tàu: ______________ Số IMO: __________ Cấp của Đăng kiểm khác (nếu có): ________

PHẠM VI KIỂM TRA

1. Loại kiểm tra đề nghị thực hiện (Đánh dấu vào ô tương ứng)

(1) Kiểm tra duy trì cấp tàu

¨ Kiểm tra định kỳ (SS), lần thứ: (_____) : (¨ Bắt đầu/ ¨ Chưa hoàn thành / ¨ Hoàn thành)

¨ Kiểm tra trung gian (IS)                         : (¨ Bắt đầu/ ¨ Chưa hoàn thành / ¨ Hoàn thành)

¨ Kiểm tra hàng năm (AS)

¨ Kiểm tra trên đà (DS): (¨ Kiểm tra trên đà thông thường / ¨ Kiểm tra dưới nước thay cho kiểm tra trên đà)

¨ Kiểm tra trục chân vịt (PS) :   Số 1 (¨ Kiểm tra thông thường / ¨ Kiểm tra một phần)

                                                Số 2 (¨ Kiểm tra thông thường / ¨ Kiểm tra một phần)

¨ Kiểm tra nồi hơi (BS)                            : ¨ Số 1 ¨ Số 2 ¨ Số 3

¨ Kiểm tra máy theo kế hoạch (PMS)       : ¨ Kiểm tra liên tục máy (CMS)

¨ Kiểm tra bất thường (OS): (Nội dung:_________)

(2) Kiểm tra hệ thống

¨ Thiết bị nâng hàng (CHG):         ¨ Tổng kiểm tra hàng năm    ¨ Thử tải    ¨ Bất thường

¨ Hệ thống điều khiển tự động và từ xa:  [¨ MC/ ¨ M0/ ¨ M0A / ¨ M0B/ ¨ M0C/ ¨ M0D]

                                                            ¨ Định kỳ         ¨ Hàng năm     ¨ Bất thường

¨ Hệ thống làm lạnh hàng (RMC):          ¨ Định kỳ   (¨ Bắt đầu/ ¨ Chưa hoàn thành / ¨ Hoàn thành)

 

¨ Liên tục (CRS)

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống buồng lái (BRS):

¨ Định kỳ

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống bảo dưỡng máy phòng ngừa:

¨ Định kỳ

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống k.soát cháy tích hợp (IFC):

¨ Định kỳ

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống giám sát thân tàu (HMS):

 

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống lặn (DVS):

¨ Định kỳ

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

(3) Kiểm tra theo luật

¨ Mạn khô (LL)

¨ Cấp mới

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ An toàn kết cấu (SC)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ An toàn trang thiết bị (SE)

¨ Cấp mới

¨ Chu kỳ

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ An toàn vô tuyến điện (SR)

¨ Cấp mới

¨ Chu kỳ

 

¨ Bất thường

¨ Phù hợp chở hóa chất (CHM)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Phù hợp chở khí hoá lỏng (GAS)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Phù hợp chở hàng n.hiểm (CDG)

¨ Cấp mới

 

 

¨ Bất thường

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm dầu (OPP)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ N.ngừa ô nhiễm chất lỏng độc(NLS)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm nước thải (SPP)

 

¨ Cấp mới

 

¨ Bất thường

¨ Ngăn ngừa ô nhiễm không khí (APP)

¨ Cấp mới

¨ Trung gian

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

¨ Hệ thống chống hà (AFS)

¨ Cấp mới

 

 

¨ Bất thường

¨ Khu vực sinh hoạt th.viên (ILO)

¨ Cấp mới

 

 

¨ Bất thường

¨ Tàu khách (PS)

¨ Cấp mới

 

 

¨ Bất thường

¨ Tàu cao tốc (HSC)

¨ Cấp mới

 

¨ Hàng năm

¨ Bất thường

(4) Kiểm tra khác

¨ Kiểm tra khác (Nội dung:_____)

2. Giấy chứng nhận đề nghị cấp/ xác nhận (Đánh dấu vào ô tương)

¨ Giấy chứng nhận cấp tàu

¨ Giấy chứng nhận đăng ký hệ thống

¨ Giấy chứng nhận thử tải thiết bị nâng hàng

¨ Giấy chứng nhận mạn khô

¨ Giấy chứng nhận tàu khách

¨ Giấy chứng nhận tàu cao tốc

¨ Giấy chứng nhận an toàn kết cấu

¨ Giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị

 

¨ Giấy chứng nhận an toàn vô tuyến điện

¨ Giấy chứng nhận phù hợp chở hóa chất

¨ Giấy chứng nhận phù hợp chở khí

¨ Giấy chứng nhận phù hợp chở hàng nguy hiểm

¨ Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm do dầu

¨ Giấy chứng nhận n.ngừa ô nhiễm chất lỏng độc

¨ Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm nước thải

¨ Giấy chứng nhận ngăn ngừa ô nhiễm không khí

¨ Giấy chứng nhận hệ thống chống hà

¨ Giấy chứng nhận miễn giảm (____)

¨ Giấy chứng nhận dung tích quốc tế

¨ Giấy chứng nhận khu vực sinh hoạt thuyền viên

¨ Giấy chứng nhận phù hợp chở xô hàng rời

¨ Giấy chứng nhận khả năng đi biển

¨ Giấy phép khai thác tàu cao tốc

¨ Giấy chứng nhận khác (____)

 

 

CÁC THÔNG TIN KHÁC

1. Địa điểm và thời gian kiểm tra:

(1) Địa điểm kiểm tra:_______________________________________________________________

(2) Thời gian kiểm tra: ______________________________________________________________

(3) Tên đại lý: _____________________________________________________________________

(4) Người liên lạc:_________________________ Điện thoại:_______________________________

Fax:____________________________________ Thư điện tử:______________________________

2. Các lưu ý:

_________________________________________________________________________________

_________________________________________________________________________________

_______________________________________________________________________________

 

PHỤ LỤC IV30

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TÀU BIỂN
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

 

ĐỀ NGHỊ DUYỆT TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN TÀU BIỂN

Số:..................Ngày:........................

Kính gửi: ...........................................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: .....................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................................

Điện thoại:.........................................Fax:...........................Email:.........................................

Tên tàu:.................................................................................................................................

Số thân tàu:....................................... Ngày đặt sống chính: ................................................

Số Phân cấp: ................................................. Số IMO(1):......................................................

Chủ tàu/Công ty quản lý tàu: ................................................................................................

Kiểu và công dụng của tàu: ................................................................................................

Ký hiệu cấp tàu:.....................................................................................................................................

Tổng dung tích (GT): ............................... Trọng tải toàn phần (DW): ............................. (T)

Nhà máy đóng tàu: .............................................................................................................

Vùng hoạt động: Biển nội địa/Biển quốc tế(2)

Tài liệu hướng dẫn đề nghị duyệt: ..................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí duyệt tài liệu theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Nếu có

(2) Gạch bỏ nếu không phù hợp

 

PHỤ LỤC V31

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN ĐÓNG MỚI
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN ĐÓNG MỚI

Số:..................Ngày:........................

Kính gửi: ...........................................................................................

Đơn vị thiết kế:...................................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại: .............................................Fax:...........................................Email:....................................

Tên/ký hiệu thiết kế: ............................................................................................................

Các thông số chính của tàu:

Chiều dài (Lmax/L):........................................................................................................... (m)

Chiều rộng (Bmax/B): ...................................................................................................... (m)

Chiều cao mạn (D):........................................................................................................ (m)

Chiều chìm thiết kế lớn nhất (d): ................................................................................... (m)

Tổng dung tích (GT): ......................................................................................................

Trọng tải toàn phần (DW):............................................................................................. (T)

Số lượng thuyền viên tối đa trên tàu:...................................................................... (người)

Số lượng hành khách/người khác tối đa trên tàu:.................................................... (người)

Ký hiệu máy chính:...........................Số lượng.............. (chiếc); Công suất:.............. (kW)

Vật liệu thân tàu:............................................................................................................

Kiểu và công dụng của tàu: ........................................................................................

Loại hàng chuyên chở:  ..........................................................................................

Tốc độ thiết kế của tàu:...............................................................................................

Cấp thiết kế dự kiến:......................................................................................................

Vùng hoạt động : Biển nội địa; Biển quốc tế(*)

Chủ sử dụng thiết kế: .....................................................................................................

Nơi đóng: .................................................................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

(*)  Gạch bỏ nếu không phù hợp

 

PHỤ LỤC VI32

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN HOÁN CẢI/ SỬA ĐỔI
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

 

ĐỀ NGHỊ THẨM ĐỊNH THIẾT KẾ TÀU BIỂN HOÁN CẢI/ SỬA ĐỔI(1)

Số:..................Ngày:........................

Kính gửi: ...........................................................................................

Đơn vị thiết kế: ..............................................................................................................

Địa chỉ: .............................................................................................................................

Điện thoại: ........................................ Fax: .................... Email:................................

Tên tàu/kí hiệu thiết kế ban đầu: ..................................../.............................................

Kí hiệu thiết kế mới (nếu có):................................................................................................

Số Phân cấp/ Phân biệt(2): ............................................ Số IMO(2):.......................................

Chủ tàu:...........................................................................................................................

Nội dung đề nghị hoán cải/sửa đổi(1):

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

.................................................................................................................................

Vùng hoạt động sau hoán cải/sửa đổi(1): Biển nội địa/Biển quốc tế(1)  

Nơi thi công: ...............................................................................

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí thẩm định thiết kế theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

Ghi chú:

(1) Gạch bỏ nếu không phù hợp

(2) Nếu có

 

PHỤ LỤC VII33

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ỦY QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ UỶ QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI
THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM
APPLICATION FOR AUTHORIZING FOREIGN RECOGNIZED ORGANIZATION TO CARRY OUT SURVEY AND ISSUE CERTIFICATE FOR VIETNAM SEA-GOING SHIP

Kính gửi: ......................................................

Tổ chức, cá nhân đề nghị (Applicant):.................................................................................

Địa chỉ (Address): ..............................................................................................................

Điện thoại (Tel):.......................................... Fax:.................................................................

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 và Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam uỷ quyền cho tổ chức đăng kiểm:
Pursuant to the Vietnam Maritime Code 2005 and Decision No. 51/2005/QĐ-BGTVT dated 12 October 2005 of Minister of Transport concerning promulgation of Regulation on registration of Vietnam sea-going ships, we would like to request Vietnam Register to authorize the recognized organization:

Thực hiện việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được nêu dưới đây cho tàu biển:
To carry out necessary surveys and issue the below listed maritime safety and environment protection cetificates to the following ship:

Tên tàu (Ship's Name):.................................. Cảng đăng ký (Port of Registry): .......................

Số đăng ký (Registry Number):..........................Số IMO (IMO Number): ............................

Năm đóng (Year of Build):................................. Hô hiệu (Call Sign):....................................

Nơi đóng (Place of Build): ............................... Tổng dung tích (Gross Tonnage):..................

Chủ tàu (Owner): ....................................................................................................................

Người quản lý/ khai thác tàu (Manager/ Operator):...................................................................

Danh sách các giấy chứng nhận đề nghị cấp (ghi "X" vào ô thích hợp)
List of certificates requested to be issued (mark appropriate box with "X")

¨ GCN Cấp tàu
(Cert. of Classification)

¨ GCN An toàn kết cấu tàu hàng tàu hàng
(Cargo Ship Safety Construction Cert.)

¨ GCN An toàn vô tuyến điện tàu hàng
(Cargo Ship Safety Radio Cert.)

¨ GCN An toàn tàu cao tốc dầu
(High Speed Craft Safety Cert.)

¨ GCN Ngăn ngừa ô nhiễm do chất lỏng độc chở xô
(Noxious Liquid Substance Pollution Prevention Cert.)

¨ GCN chở khí
(Gas Cert.)

¨ Sổ đăng ký thiết bị nâng hàng
(Cargo Gear Register)

¨ GCN Mạn khô
(Load Line Cert.)

¨ GCN An toàn trang thiết bị
(Cargo Ship Safety Equipment Cert.)

¨ GCN An toàn tàu khách
(Passenger Ship Safety Cert.)

¨ GCN Ngăn ngừa ô nhiễm do
(Oil Pollution Prevention Cert.)

¨ GCN chở hoá chất
(Chemical Cert.)

¨ GCN thiết bị nâng hàng
(Cargo Gear Certificate)

¨ GCN khác
Other

 

 

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐỀ NGHỊ (ký tên, đóng dấu)
APPLICANT (Sign and Seal)

 

PHỤ LỤC VIII34

MẪU VĂN BẢN UỶ QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
MINISTRY OF TRANSPORT
CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
VIETNAM REGISTER
---------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Independence - Freedom - Happiness
----------------

Số: ........................
Ref. No.

Địa điểm ........................Ngày ..............
Place ............................Date

 

VĂN BẢN UỶ QUYỀN CHO TỔ CHỨC ĐĂNG KIỂM NƯỚC NGOÀI THỰC HIỆN KIỂM TRA VÀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHO TÀU BIỂN VIỆT NAM
AUTHORIZATION LETTER FOR FOREIGN RECOGNIZED ORGANIZATION TO CARRY OUT SURVEY AND ISSUE CERTIFICATE FOR VIETNAM SEA-GOING SHIP

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
GENERAL DIRECTOR OF VIETNAM REGISTER

Căn cứ vào Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005, Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam,
Pursuant to the Vietnam Maritime Code 2005, Decision No. 51/2005/QĐ-BGTVT dated 12 October 2005 of Minister of Transport concerning promulgation of Regulation on registration of Vietnam sea-going ships,

Xét Đề nghị số: .............................................................. ngày .................................................
Having considered Application No.:                             dated

của: .......................................................................................................................
of:

UỶ QUYỀN: ............................................................................................................
AUTHORIZES:

Thực hiện việc kiểm tra và cấp các giấy chứng nhận về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trường được nêu dưới đây cho tàu biển:
To carry out necessary survey and issue the below listed maritime safety and environment protection cetificates to the following ship:

Tên tàu (Ship's Name): ......................... Cảng đăng ký (Port of Registry): .........................

Số đăng ký (Registry Number): ...................... Số IMO (IMO Number): ...............................

Hô hiệu (Call Sign): ................................ Tổng dung tích (Gross Tonnage): ........................

Chủ tàu (Owner): .................................................................................................................

Người quản lý/ khai thác tàu (Manager/ Operator): ..............................................................

TT
No.

Tên giấy chứng nhận
Name of Certificate

Quy phạm, tiêu chuẩn, công ước áp dụng
Applicable rules, standards, conventions

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Việc kiểm tra và cấp giấy chứng nhận nói trên phải được thực hiện theo đúng các quy định của Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và
The above-mentioned survey and certification shall be carried out in compliance with provisions of Decision  No. 51/2005/QĐ-BGTVT dated 12 October 2005 of Minister of Transport and

Thỏa thuận đã ký giữa CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM và .................. ngày ........................
the Agreement signed between VIETNAM REGISTER and                  on

 

 

CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM VIỆT NAM
GENERAL DIRECTOR OF VIETNAM REGISTER

 

PHỤ LỤC IX35

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN NHẬP KHẨU
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN
TRẠNG THÁI KỸ THUẬT TÀU BIỂN NHẬP KHẨU

Số:.................. Ngày:............................................

Kính gửi: .............................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: .....................................................................................................

Địa chỉ: .................................................................................................................................

Điện thoại: ...............................Fax: ........................Email: ...................................................

Tên tàu:...................................................................................................................................

Quốc tịch: ........................................Số IMO: ………..............................................................

Tổ chức phân cấp tàu: ...............................Số phân cấp: ………...........................................

Chủ tàu: .................................................................................................................................

Công ty quản lý tàu: ..............................................................................................................

Công dụng của tàu: .............................................................................................................

Tổng dung tích (GT): .......................Trọng tải toàn phần (DW): .................... (tấn)

Số thân tàu: ............................. Ngày đặt sống chính: .......................................................

Nhà máy đóng tàu:...............................................................................................................

Tàu đã được kiểm tra giám định bởi: ................................................................................

..........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

Địa điểm kiểm tra giám định: .............................................................................................

Ngày kiểm tra giám định: .................................................................................................

Hồ sơ giám định kỹ thuật được gửi kèm theo giấy đề nghị này.

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí xác nhận trạng thái kỹ thuật tàu theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

 

PHỤ LỤC X36

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ AN TOÀN CÔNG TY
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ CHO CÁN BỘ QUẢN LÝ AN TOÀN CÔNG TY

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi: ...................................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: ....................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại: ...............................Fax: ..........................Email: ............................................

Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp chứng chỉ huấn luyện nghiệp vụ cho (các) cán bộ quản lý an toàn công ty theo quy định của Bộ luật Quản lý an toàn quốc tế (ISM) cho (những) người có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Số điện thoại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

01 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) của mỗi người có tên trên được gửi kèm theo giấy đề nghị này.

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp chứng chỉ huấn luyện theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

 

PHỤ LỤC XI37

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG NHẬN NĂNG LỰC TRẠM THỬ, PHÒNG THÍ NGHIỆM, CƠ SỞ CHẾ TẠO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀU BIỂN
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CÔNG NHẬN NĂNG LỰC TRẠM THỬ, PHÒNG THÍ NGHIỆM, CƠ SỞ CHẾ TẠO LIÊN QUAN ĐẾN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TÀU BIỂN

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi: ...........................................................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: .....................................................................................................

Địa chỉ: ..............................................................................................................................

Điện thoại: ...............................Fax: .....................Email: ....................................................

Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận công nhận năng lực trạm thử/phòng thí nghiệm/cơ sở sản xuất1) (sau đây gọi là “cơ sở”) được nêu đây liên quan đến chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường tàu biển:

Tên cơ sở: ............................................................................................................................

..............................................................................................................................................

Địa chỉ cơ sở: ..............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

Điện thoại: .......................................Fax: ..........................Email: .....................................

Các dịch vụ/sản phẩm1) do cơ sở cung cấp/chế tạo1): ........................................................

..........................................................................................................................................

.........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Ngày dự kiến kiểm tra cơ sở: ........................................................................................

Sổ tay chất lượng, sơ đồ tổ chức và các quy trình làm việc liên quan của cơ sở được gửi kèm theo giấy đề nghị này.

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

Ghi chú:

1) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

 

PHỤ LỤC XII38

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT CHO CÔNG-TEN-NƠ, MÁY, TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG AN TOÀN KỸ THUẬT CHO CÔNG-TE-NƠ, MÁY, TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRÊN TÀU BIỂN

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi: ...................................................................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: .....................................................................................................

Địa chỉ: ..................................................................................................................................

Điện thoại: ...........................Fax: ..........................Email: ......................................................

Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật cho công-te-nơ/máy/trang thiết bị1) sử dụng trên tàu biển (sau đây gọi là “thiết bị”) được nêu đây:

Tên thiết bị: .........................................................................................................................

............................................................................................................................................

...........................................................................................................................................

Tên, địa chỉ nhà sản xuất: ..............................................................................................

...........................................................................................................................................

Ngày sản xuất:....................................................................................................................

Thời gian kiểm tra dự kiến: ...........................................................................................

Địa điểm kiểm tra: .............................................................................................................

Thông số kỹ thuật và các báo cáo kiểm tra, thử thiết bị trong quá trình sản xuất được gửi kèm theo giấy đề nghị này.

Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

Ghi chú:

1) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

 

PHỤ LỤC XIII39

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP CHỨNG CHỈ THỢ HÀN, NHÂN VIÊN KIỂM TRA VẬT LIỆU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG HÀN TÀU BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HUỶ
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN THỢ HÀN, NHÂN VIÊN KIỂM TRA VẬT LIỆU VÀ CHẤT LƯỢNG ĐƯỜNG HÀN TÀU BIỂN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHÔNG PHÁ HỦY

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi: .............................................................................................

Tổ chức/cá nhân đề nghị: ................................................................................................

Địa chỉ: ................................................................................................................................

Điện thoại: ...........................Fax: ..........................Email: ....................................................

Đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp giấy chứng nhận thợ hàn/nhân viên kiểm tra vật liệu và chất lượng đường hàn tàu biển bằng phương pháp không phá hủy1)  theo quy định của Quy phạm Phân cấp và Đóng tàu biển vỏ thép cho (những) người có tên sau đây:

TT

Họ và tên

Ngày, tháng, năm sinh

Số điện thoại

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Thời gian và địa điểm dự kiến kiểm tra tay nghề: .......................................................

...................................................................................................................................

................................................................................................................................

02 ảnh mầu cỡ 4 x 6 (cm) của mỗi người có tên trên được gửi kèm theo giấy đề nghị này. Chúng tôi đồng ý trả đầy đủ phí và lệ phí cấp giấy chứng nhận theo quy định hiện hành.

 

 

Người đề nghị
(Ký tên & đóng dấu)

Ghi chú:

1) Gạch bỏ nếu không phù hợp.

 

PHỤ LỤC XIV40

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------

 

ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA CÔNG TY
APPLICATION FOR AUDIT OF COMPANY SMS

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi: ...........................................................................................................

Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá Hệ thống quản lý an toàn theo yêu cầu của Bộ luật ISM như sau:
We request VR to carry out audit for the Safety Management System in accordance with ISM Code requirements as mentioned below:

Loai hình đánh giá
Type of Audit

¨ Lần đầu/Initial            ¨ Hàng năm/Annual      ¨ Cấp mới/Renewal

¨ Sơ bộ/Issuing Interim DOC                            ¨ Bổ sung-lý do/Additional-for:

Công ty
Company

Tên Công ty/Company name:

Số nhận dạng/Company IMO Number:

Địa chỉ/Address:

Địa chỉ giao dịch/ Postal Address:         (nếu khác ở trên/ if different from above)

Số DOC (nếu có)/DOC No.(if any):

Telephone No.:                                         Fax No.:

Người đại diện/Person in Charge:

Chức vụ/Position:                                      Mobile No.:

Địa chỉ e-mail:

Số lượng nhân viên trong HTQLAT/Number of employer in Company SMS:

Danh sách (các) tàu trong HTQLAT (xem danh sách đính kèm)/List of ship(s) in Company SMS (see attached list):

Danh sách các chi nhánh chịu trách nhiệm trong việc quản lý tàu (xem danh sách đính kèm)/List of branch responsible for management of ship (see attached list):

Loại tàu
Audit Scope

¨ Tàu chở dầu/ Oil Tanker

¨ Tàu chở hóa chất/Chemical Tanker

¨ Tàu chở khí hóa lỏng/ Gas Carrier

¨ Tàu chở hàng xô/ Bulk Carrier

¨ Tàu chở khách/ Passenger Ship

¨ Tàu hàng khác/ Other Cargo Ship

¨ Tàu chở khách cao tốc/Passenger HSC

¨ Tàu hàng cao tốc/ Cargo HSC

¨ Dàn khoan di động/ MODU

Dự kiến đánh giá
Audit Schedule

Ngày dự kiến/Proposed Date:

Cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đánh giá và lệ phí cấp giấy chứng nhận/All fees and expenses incurred in the above mentioned audit and issue of certificate are paid by:

Công ty/Company:

Địa chỉ/Address:

Mã số thuế/Tax Code:

Telephone No.:                                           Fax No.:

Ngày/Date:

Đại diện Công ty/Signature of Applicant

_____

(*): Trong trường hợp đánh giá lần đầu hoặc đánh giá để cấp DOC tạm thời, đề nghị Công ty gửi kèm theo đơn: Sổ tay quản lý an toàn và các quy trình liên quan tới hệ thống quản lý an toàn của Công ty. (In case of Initial Audit or Audit for issuing Interim DOC, Safety Management Manual and Procedures related to SMS must be submitted.)

Sau khi điền đầy đủ các thông tin đề nghị Công ty gửi yêu cầu này theo địa chỉ/Please return the completed form to the following address:

Cục Đăng kiểm Việt Nam (VIETNAM REGISTER)

Trung tâm chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)

18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: (84) 4 37684715  Fax: (84) 4 37684720

Email: vietnk@vr.org.vn , truongpt@vr.org.vn

 

DANH SÁCH CÁC TÀU HIỆN CÔNG TY ĐANG QUẢN LÝ
LIST OF THE SHIPS CURRENTLY UNDER COMPANY’S MANAGEMENT

STT
Index

Tên tàu
Ship Name

Treo cờ
Flag

Loại tàu
Ship Type

Tổng DT
GT

Cảng ĐK
Port of Registry

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC XV41

MẪU GIẤY ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA TÀU BIỂN
(Bổ sung vào Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------

 

ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG QUẢN LÝ AN TOÀN CỦA TÀU BIỂN
APPLICATION FOR AUDIT OF SHIPBOARD SMS

Số:.................. Ngày:..........................................

Kính gửi/ To: ...........................................................................................................

Chúng tôi đề nghị Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc đánh giá Hệ thống quản lý an toàn theo yêu cầu của Bộ luật ISM như sau:
We request VR to carry out audit for the Safety Management System in accordance with ISM Code requirements as mentioned below:

Loai hình đánh giá
Type of Audit

¨ Lần đầu/Initial            ¨ Trung gian/Intermediate          ¨ Cấp mới/Renewal

¨ Sơ bộ/Issuing Interim DOC    ¨ Bổ sung-lý do/Additional-for:

Tàu
Ship

Tên tàu/Ship name:

Hô hiệu/Call sign:

Loại tàu/Type:

Số IMO/IMO No.:

Treo cờ/Flag:

Số đăng ký/Official No.:

Cảng đăng ký/Port of Registry:

Tổng dung tích/Gross Tonnage:

Đăng kiểm/Classification:

Số phân cấp/Class No.:

Số SMC (nếu có)/SMC No.(if any):

Năm đóng/Year of Build:

Công ty
Company

Tên Công ty/Company name:

Số nhận dạng/Company IMO Number:

Địa chỉ/Address:

Số DOC (nếu có)/DOC No.(if any):

Telephone No.:  Fax No.:

DOC/IDOC No.:

Ngày đánh giá hàng năm gần nhất/Date of Last Annual Audit:

Thời hạn đánh giá hàng năm từ ngày/Due Range of Annual Audit from:       đến ngày/to:

Dự kiến đánh giá
Audit Schedule

Ngày/Date:

Địa điểm/Place:

Đại lý liên hệ/Name of Agent:

Telephone No.:                  Fax No.:              Email:

Cơ quan chịu trách nhiệm thanh toán chi phí đánh giá và lệ phí cấp giấy chứng nhận/All fees and expenses incurred in the above mentioned audit and issue of certificate are paid by:

Công ty/Company:

Địa chỉ/Address:

Mã số thuế/Tax Code:

Telephone No.:                                    Fax No.:

Ngày/Date:

Đại diện Công ty/Signature of Applicant

 

Sau khi điền đầy đủ các thông tin đề nghị Công ty gửi đơn này theo địa chỉ/Please return the completed form to the following address:

Cục Đăng kiểm Việt Nam (VIETNAM REGISTER)

Trung tâm chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC)

18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội

Tel: (84) 4 37684715  Fax: (84) 4 37684720

Email: vietnk@vr.org.vn, truongpt@vr.org.vn



1 Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về đăng kiểm tàu biển Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:

"Căn c Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn c Nghị định s 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính ph quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cu tổ chức ca Bộ Giao thông vận tải;

Căn cứ Nghị định s 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính ph về kim soát th tục hành chính;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, b sung một số điều ca Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định s 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 ca Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải (sau đây gọi là Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT) như sau:"

2 Điều 2 Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011 quy định như sau:

"Điều 2. Hiệu lực thi hành

Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký ban hành."

3 Điều 3 Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về đăng kiểm tàu biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011 quy định nhu sau:

"Điều 3. T chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Thủ trưng các đơn vị thuộc Bộ Giao thông vận tải, các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./."

4 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

5 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

6 Khoản này được bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

7 Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

8 Khoản này được sửa đổi theo quy định tại khoản 3 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

9 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

10 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

11 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

12 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

13 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

14 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

15 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

16 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

17 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

18 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

19 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

20 Điều này được bổ sung theo quy định tại khoản 4 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

21 Cụm từ "trạm thử, phòng thí nghiệm" được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

22 Cụm từ "trạm thử, phòng thí nghiệm" được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

23 Cụm từ "trạm thử, phòng thí nghiệm" được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

24 Cụm từ "trạm thử, phòng thí nghiệm" được bổ sung theo quy định tại khoản 5 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

25 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

26 Phụ lục này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 6 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

27 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

28 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

29 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

30 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

31 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

32 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

33 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

34 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

35 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

36 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

37 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

38 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

39 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

40 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

41 Phụ lục này được bổ sung theo quy định tại khoản 7 Điều 1 của Thông tư số 32/2011/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định số 51/2005/QĐ-BGTVT ngày 12 tháng 10 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, có hiệu lực kể từ ngày 03 tháng 6 năm 2011.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 21/VBHN-BGTVT năm 2013 hợp nhất Quyết định về Quy định đăng kiểm tàu biển Việt Nam do Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 21/VBHN-BGTVT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 26/11/2013
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 897 đến số 898
  • Ngày hiệu lực: 26/11/2013
  • Ngày hết hiệu lực: 01/07/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản