Hệ thống pháp luật

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 19/VBHN-BGTVT

Hà Nội, ngày 29 tháng 10 năm 2019

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ TUYẾN VẬN TẢI THỦY TỪ BỜ RA ĐẢO TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 được sửa đổi, bổ sung bởi:

Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 9 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;

n cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 107/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam[1].

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

1. Thông tư này quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Việt Nam, bao gồm các quy định về cảng, bến, phương tiện, thuyền viên và hoạt động vận tải thủy trên tuyến.

Tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo thuộc vùng biển Việt Nam bao gồm các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này và các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

2. Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.

Điều 2. Trách nhiệm quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

1. Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức quản lý hoạt động vận tải thủy trên tuyến quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này theo quy định của pháp luật hàng hải và giao thông đường thủy nội địa.

2. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tổ chức quản lý hoặc kiểm tra, hướng dẫn các Sở Giao thông vận tải tổ chức quản lý đối với các tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được công bố theo quy định của pháp luật về giao thông đường thủy nội địa.

Điều 3. Thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

Thủ tục đăng ký vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này được thực hiện như sau:

1. Tổ chức, cá nhân gửi trực tiếp hoặc qua hệ thống bưu chính đến cảng vụ hàng hải khu vực hồ sơ đăng ký vận tải hành khách cố định, hồ sơ gồm:

a) Bản đăng ký hoạt động vận tải hành khách theo quy định tại Phụ lục II kèm theo Thông tư này.

b) Ý kiến thống nhất bằng văn bản hoặc hợp đồng với tổ chức quản lý cảng, bến cho phương tiện vào đón, trả hành khách.

c) Các bản sao chứng thực (hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu), bao gồm:

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư, trong đó có nội dung ngành nghề vận tải hành khách đường thủy;

- Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện;

- Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện còn hiệu lực và phù hợp với tuyến hoạt động.

2. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cảng vụ hàng hải khu vực gửi xin ý kiến bằng văn bản của Sở Giao thông vận tải nơi có cảng, bến đón trả khách do địa phương quản lý. Sở Giao thông vận tải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc.

3. Chậm nhất không quá 05 ngày làm việc sau khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, cảng vụ hàng hải khu vực xem xét, nếu hồ sơ đầy đủ các giấy tờ theo quy định thì có văn bản chấp thuận cho tổ chức, cá nhân vận tải khách cố định trên tuyến. Trường hợp không thỏa mãn các điều kiện quy định thì trả lại hồ sơ và trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.

Điều 4. Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công bố mở, đóng cảng, bến thuộc tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

Điều kiện, thẩm quyền, thủ tục công bố đóng, mở cảng, bến thuộc tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo được thực hiện theo quy định pháp luật hàng hải đối với cầu, bến, cảng biển và theo quy định pháp luật đường thủy nội địa đối với cảng, bến thủy nội địa.

Điều 5. Thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến

1. Thủ tục phương tiện vào, rời cảng biển được thực hiện theo quy định của pháp luật hàng hải.

2. Thủ tục phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật giao thông đường thủy nội địa.

Điều 6. Quy định chuyển tiếp[2]

Cảng, bến trên tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn phải đáp ứng các quy định của pháp luật hiện hành trước ngày 31 tháng 12 năm 2019.

Điều 7. Hiệu lực thi hành[3]

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2013 và thay thế Quyết định số 1818/QĐ-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.

Điều 8. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ liên quan thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Giám đốc các Sở Giao thông vận tải và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ (để đăng Công báo);
- Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Cổng Thông tin điện tử Bộ GTVT (để đăng tải);
- Lưu: VT, PC(2).

XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Văn Thể

 

PHỤ LỤC 1[4]

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

DANH MỤC CÁC TUYẾN VẬN TẢI THỦY TỪ BỜ RA ĐẢO TRONG VÙNG BIỂN VIỆT NAM

TT

TÊN TUYẾN

THUỘC ĐỊA PHẬN TỈNH, THÀNH PHỐ

CẤP ĐĂNG KIỂM

GHI CHÚ

1.

Hải Hà - Đảo Trần - Cô Tô

Quảng Ninh

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

2.

Hải Phòng - Bạch Long Vĩ

Hải Phòng

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

3.

Cửa Việt - Cồn Cỏ

Quảng Trị

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

4.

Đà Nẵng - Hoàng Sa

Đà Nẵng

Tàu biển cấp không hạn chế

 

5.

Sa Kỳ - Lý Sơn

Quảng Ngãi

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

6.

Khánh Hòa - Trường Sa

Khánh Hòa

Tàu biển cấp không hạn chế

 

7.

Nha Trang - Hòn Nội

Khánh Hòa

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

8.

Phan Thiết - Phú Quý

Bình Thuận

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

9.

Vũng Tàu - Côn Đảo

Bà Rịa- Vũng Tàu

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

10.

Trần Đề - Côn Đảo

Sóc Trăng

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

11.

Trần Văn Thời - Hòn Chuối

Cà Mau

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

12.

Rạch Giá - Thổ Châu

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

13.

Rạch Giá - Nam Du

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

14.

Rạch Giá - Phú Quốc

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

Gồm 05 tuyến từ Rạch Giá đến Hàm Ninh, An Thới, Bãi Vòng, Dương Đông, Vịnh Đầm (Phú Quốc)

15.

Kiên Lương - Phú Quốc

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên (đối với tàu khách); phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên (đối với tàu hàng)

Gồm 05 tuyến từ Hòn Chông đến Hàm Ninh, An Thới, Bãi Vòng, Dương Đông, Vịnh Đầm (Phú Quốc)

16.

Hà Tiên - Phú Quốc

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên (đối với tàu khách); phương tiện thủy nội địa cấp VR-SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên (đối với tàu hàng)

Gồm 7 tuyến từ Hà Tiên đến Hàm Ninh, Gành Dầu, An Thới, Bãi Vòng, Dương Đông, Vịnh Đầm, Đá Chồng (Phú Quốc)

17.

Phú Quốc-Thổ Châu

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

18.

Nam Du - Phú Quốc

Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

Gồm 04 tuyến từ Nam Du đến Dương Đông, An Thới, Vịnh Đầm, Bãi Vòng (Phú Quốc)

19.

Cần Thơ - Côn Đảo

Cần Thơ Bà Rịa - Vũng Tàu

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

20.

Khai Long - Hòn Khoai

Cà Mau

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

21.

Năm Căn - Hòn Khoai

Cà Mau

Phương tiện thủy nội địa cấp VR- SB hoặc tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

22.

Năm Căn - Hòn Chuối

Cà Mau

Tàu biển từ cấp hạn chế III trở lên

 

23.

Năm Căn - Phú Quốc

Cà Mau - Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

24.

Năm Căn - Nam Du

Cà Mau- Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

25.

Năm Căn - Thổ Châu

Cà Mau - Kiên Giang

Tàu biển từ cấp hạn chế II trở lên

 

26.

Sông Đốc - Thổ Châu

Cà Mau - Kiên Giang

Tàu biển từ hạn chế II trở lên

 

27.

Sông Đốc - Phú Quốc

Cà Mau - Kiên Giang

Tàu biển từ hạn chế II trở lên

 

28.

Sông Đốc - Nam Du

Cà Mau - Kiên Giang

Tàu biển từ hạn chế II trở lên

 

29.

Khai Long - Phú Quốc

Cà Mau-Kiên Giang

Tàu biển từ hạn chế II trở lên

 

 

PHỤ LỤC II

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

………., ngày ... tháng ... năm 20...

BẢN ĐĂNG KÝ

Hoạt động vận tải hành khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo

nh gửi: …………………………………………………..

Tên doanh nghiệp (hộ hoặc cá nhân kinh doanh): ………………………………………………….

Địa chỉ giao dịch: …………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………….; Fax/email: ………………………………………………………..

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……………………… ngày ……………………………..

Cơ quan cấp: ……………………………………………………………………………………………..

Đăng ký hoạt động vận tải khách cố định trên tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo với các nội dung sau:

1. Các tuyến hoạt động:

Tuyến 1: từ …………………………… đến …………………………………………………………….

(Các tuyến khác ghi tương tự)

2. Số lượng phương tiện hoạt động trên mỗi tuyến vận tải:

Tuyến 1: Phương tiện 1 (tên phương tiện, số đăng ký) ………….., trọng tải: ………… (ghế)

(Các phương tiện khác ghi tương tự)

3. Lịch chạy tàu trên mỗi tuyến vận tải:

Tuyến 1: + Có ………………… chuyến/ngày (tuần); xuất phát tại: ……………….. vào các giờ (hoặc vào ngày nào trong tuần): ………………………………………………………………….

+ Các cảng, bến đón, trả hành khách trên tuyến: ……………………………………………….

(Các tuyến khác ghi tương tự)

4. Giá vé hành khách trên mỗi tuyến vận tải: ……………………………………………………..

5. Thời hạn hoạt động: ……………………………………………………………………………….

6. Cam kết: Doanh nghiệp (hộ hoặc cá nhân kinh doanh) cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật.

 

 

Đại diện doanh nghiệp
(hộ hoặc cá nhân kinh doanh)
, ghi rõ họ, tên và đóng dấu (nếu có)

 



[1] Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam có căn cứ ban hành như sau:

“Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;

Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam và Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung các Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam.”

[2] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

[3] Điều 2 và Điều 3 của Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019 quy định như sau:

“Điều 2. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

2. Bãi bỏ Thông tư số 05/2017/TT-BGTVT ngày 21 tháng 02 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 16/2013/TT-BGTVT ngày 30 tháng 7 năm 2013 quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam

Điều 3. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.

[4] Phụ lục này được thay thế theo quy định tại khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 36/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung các Thông tư của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 11 năm 2019.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Văn bản hợp nhất 19/VBHN-BGTVT năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về quản lý tuyến vận tải thủy từ bờ ra đảo trong vùng biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 19/VBHN-BGTVT
  • Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
  • Ngày ban hành: 29/10/2019
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: Nguyễn Văn Thể
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 901 đến số 902
  • Ngày hiệu lực: 29/10/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản