Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/VBHN-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2015 |
CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG
Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09/02/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc ban hành Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống, có hiệu lực kể từ ngày 08/3/2007, được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/5/2011.
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24 tháng 3 năm 2004 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa 11;
Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,[1]
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống”.
Điều 2[2]. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT BỘ TRƯỞNG |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-BNN ngày 09 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài nuôi trâu đực giống tại Việt Nam để sản xuất tinh đông lạnh, tinh lỏng sử dụng trong thụ tinh nhân tạo hoặc để phối giống trực tiếp (sau đây gọi là cơ sở nuôi trâu đực giống).
Điều 2. Cơ sở nuôi trâu đực giống phải thực hiện các quy định trong Pháp lệnh giống vật nuôi và các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Điều 3. Các thuật ngữ dùng trong Quy định này được hiểu như sau:
1. Cơ sở nuôi trâu đực giống là nơi nuôi trâu đực để sản xuất tinh sử dụng thụ tinh nhân tạo hoặc để phối giống trực tiếp.
2. Chứng chỉ chất lượng giống là văn bản của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chứng nhận phẩm cấp giống đối với trâu đực giống.
3. Tinh trâu đông lạnh là tinh được bảo quản trong Nitơ lỏng ở nhiệt độ -1960C, số lượng tinh trùng đảm bảo 25 triệu/liều và hoạt lực sau khi giải đông đạt 40% trở lên.
4. Tinh trâu lỏng là tinh pha loãng đảm bảo số lượng tinh trùng tiến thẳng/1 liều tinh là 30-45 triệu và bảo quản ở nhiệt độ 4-50C.
Điều 4. Cơ sở nuôi trâu đực giống phải thực hiện các quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hoá chuyên ngành nông nghiệp theo Danh mục hàng hoá giống vật nuôi phải công bố tiêu chuẩn chất lượng và các quy định khác về quản lý giống vật nuôi.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG ĐỂ SẢN XUẤT TINH ĐÔNG LẠNH
Điều 5. Cơ sở nuôi trâu đực giống để sản xuất tinh đông lạnh phải bảo đảm các điều kiện quy định tại điểm a, b, c, đ và e khoản 1 Điều 19 và khoản 1 Điều 20 của Pháp lệnh giống vật nuôi, đồng thời phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Trâu đực giống để sản xuất tinh đông lạnh là trâu đực đã được kiểm tra năng suất cá thể. Trâu đực giống phải có lý lịch rõ ràng, kèm theo phiếu kiểm dịch thú y, chứng chỉ chất lượng giống do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Mỗi đực giống đều được đánh số và vào sổ theo dõi theo quy định.
2. Số lượng trâu đực giống để sản xuất tinh đông lạnh trong một cơ sở nuôi trâu đực giống không ít hơn 3 con đực giống làm việc cho một giống.
3. Chuồng trại phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về thú y và pháp luật về bảo vệ môi trường. Diện tích chuồng nuôi tối thiểu 6m2/con (không bao gồm diện tích máng ăn, máng uống) và sân chơi 10-15m2/con.
4. Có hoặc thuê nhân viên kỹ thuật có trình độ từ Đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y trở lên và được đào tạo, cấp chứng chỉ về kỹ thuật khai thác, pha chế, sản xuất và bảo quản tinh đông lạnh do cơ quan có thẩm quyền cấp.
5. Có sổ sách theo dõi chất lượng tinh, đủ trang thiết bị và vật tư chuyên ngành phục vụ cho kiểm tra, đánh giá chất lượng tinh, pha chế và bảo quản tinh.
Điều 6. Trong thời gian khai thác tinh, trâu đực giống phải được theo dõi và kiểm tra định kỳ mỗi tháng một lần về chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh phải được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định (Phụ lục 5, 6, 7, 8).
Điều 7. Việc lấy tinh, pha chế, kiểm tra chất lượng, bảo tồn, phân phối, vận chuyển tinh trâu phải thực hiện theo các quy định tại quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
Điều 8. Hàng năm cơ sở nuôi trâu đực giống phải thực hiện bình tuyển, giám định trâu đực giống theo các tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành và loại bỏ những trâu không đủ tiêu chuẩn giống. Các cơ sở nuôi trâu đực giống phải báo cáo định kỳ sáu tháng một lần về chất lượng trâu đực giống, chất lượng tinh, kết quả sản xuất và tiêu thụ tinh trâu với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9. Tuổi bắt đầu khai thác và sử dụng tinh trâu đực giống từ 36 tháng trở lên và thời gian sử dụng không quá 6 năm. Số lần khai thác tinh không quá ba lần/tuần.
Điều 10. Trâu đực giống phải được tiêm phòng vacxin và kiểm tra các bệnh truyền nhiễm theo định kỳ.
Điều 11[3]. Môi trường mới để pha loãng, bảo tồn tinh trâu được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu lần đầu chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường sau khi đã được khảo nghiệm và có quyết định của Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho phép ứng dụng trong sản xuất trên cơ sở kết quả nghiệm thu, đánh giá của Hội đồng khoa học do Cục thành lập. Phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu chịu trách nhiệm.
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh trâu để khảo nghiệm phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký nhập khẩu về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Các thông tin về các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan dịch thuật;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 12[4]. Tổ chức, cá nhân xuất/nhập khẩu trâu đực giống có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh, tinh trâu đực giống phải gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký xuất/nhập khẩu về Cục Chăn nuôi. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đăng ký nhập khẩu (Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này);
b) Hồ sơ lý lịch giống của tinh có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản gốc kèm theo bản dịch ra tiếng Việt của cơ quan dịch thuật;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
Thời gian giải quyết hồ sơ: trong thời gian không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Điều 13. Đối với trâu đực giống, tinh trâu đực giống chưa có trong Danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh tại Việt Nam chỉ được đưa vào sử dụng và lưu thông trên thị trường sau khi có Quyết định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Chi phí khảo nghiệm do tổ chức, cá nhân nhập khẩu chịu trách nhiệm (Phụ lục 4).
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG ĐỂ SẢN XUẤT TINH LỎNG
Điều 14. Cơ sở nuôi trâu đực giống để sản xuất tinh lỏng phải bảo đảm các điều kiện quy định tại Điều 5 Quy định này.
Điều 15. Trong thời gian sản xuất tinh lỏng, trâu đực giống phải được theo dõi và kiểm tra định kỳ 03 tháng một lần chỉ tiêu tỷ lệ tinh trùng kỳ hình (K). Mỗi lần khai thác tinh phải kiểm tra các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, lượng xuất tinh (V), hoạt lực của tinh trùng (A), nồng độ tinh trùng (C). Kết quả kiểm tra chất lượng tinh dịch phải được ghi chép đầy đủ, chính xác vào sổ sách, biểu mẫu theo quy định.
Điều 16. Việc lấy tinh, pha chế, kiểm tra chất lượng, bảo tồn, phân phối, vận chuyển tinh dịch trâu phải tuân thủ theo các quy định tại Quy trình kỹ thuật thụ tinh nhân tạo trâu do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành. Bao bì đựng tinh lỏng phải có nhãn theo quy định.
Điều 17. Cơ sở nuôi trâu đực giống phải thực hiện theo Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13 của Quy định này.
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TRÂU ĐỰC GIỐNG ĐỂ PHỐI GIỐNG TRỰC TIẾP
Điều 18. Hàng năm trâu đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện chọn lọc, bình tuyển từ đàn trâu địa phương có năng suất cao, chất lượng tốt, khoẻ mạnh và có lý lịch rõ ràng.
Điều 19. Cơ sở nuôi trâu đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp xã và đáp ứng các điều kiện được quy định tại khoản 2 Điều 19 Pháp lệnh giống vật nuôi.
Điều 20. Trâu đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp phải được tiêm phòng vắc xin và kiểm tra các bệnh truyền nhiễm theo quy định của ngành thú y.
Điều 21. Tuổi trâu đực bắt đầu phối giống trực tiếp từ 36 tháng trở lên và thời gian sử dụng không quá 6 năm.Trâu đực giống sử dụng để phối giống trực tiếp không quá ba lần/tuần hoặc trâu chăn thả ở bãi tự nhiên cơ cấu đàn đảm bảo tỷ lệ 1 đực/20 cái.
Chương V
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CHĂN NUÔI TRÂU ĐỰC GIỐNG
Điều 22. Phân cấp quản lý nhà nước đối với cơ sở nuôi trâu đực giống như sau:
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:
a)[5] (được bãi bỏ)
b) Ban hành các biểu mẫu theo dõi, đánh giá, quản lý chất lượng giống đối với trâu đực giống trên phạm vi cả nước;
c) Thẩm định hồ sơ, tổ chức Hội đồng đánh giá kết quả khảo nghiệm và cấp phép xuất/nhập khẩu trâu đực giống, tinh trâu, môi trường pha loãng và bảo quản tinh dịch trâu;
d) Tổ chức kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng trâu đực giống của các cơ sở chăn nuôi trâu đực giống.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm quản lý trâu đực giống sản xuất tinh lỏng:
a)[6] (được bãi bỏ).
b) Hàng năm tổ chức thực hiện giám định, bình tuyển trên phạm vi của địa phương.
c) Chỉ đạo cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp huyện tổ chức thực hiện việc bình tuyển, giám định đàn trâu đực giống phối giống trực tiếp trên địa bàn.
d) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định quản lý và sử dụng trâu đực giống của các cơ sở chăn nuôi trâu đực giống trên địa bàn do tỉnh, thành phố quản lý;
đ) Định kỳ báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Cục Chăn nuôi) về công tác quản lý nhà nước chất lượng trâu đực giống trên địa bàn tỉnh, thành phố một lần/năm vào tháng 11 hàng năm.
3. Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp huyện có trách nhiệm quản lý trâu đực giống nhảy trực tiếp:
a) Quản lý nhà nước đối với chất lượng trâu đực giống tại cơ sở chăn nuôi trên địa bàn;
b) Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức, hướng dẫn đăng ký trâu đực giống tại cơ sở chăn nuôi;
c) Tổ chức thực hiện việc giám định, bình tuyển trâu đực giống trên địa bàn;
d) Định kỳ báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công tác quản lý nhà nước về chất lượng trâu đực giống trên địa bàn vào tháng 10 hàng năm.
4. Uỷ ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm:
a) Kiểm tra, giám sát các cơ sở nuôi trâu đực giống trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh quy định này.
b) Phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành cấp huyện tổ chức kê khai, kiểm kê lập danh sách các hộ chăn nuôi trâu đực giống và hoàn thiện các thủ tục về quản lý trâu đực giống cho các hộ chăn nuôi; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong công tác quản lý trâu đực giống theo phân cấp.
Điều 23. Các đơn vị trong phạm vi trách nhiệm của mình nếu có vướng mắc trong quá trình thực hiện Quy định đề nghị phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
............, ngày ......... tháng .......... năm ...........
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU
MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH…
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ..............................................................................
Địa chỉ: ...................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ..........................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............... nhập khẩu môi trường dùng để pha loãng, bảo tồn tinh..................có số lượng và một số chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
Số TT | Tên môi trường pha loãng, bảo tồn | Thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường | Số lượng | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Thời gian nhập khẩu: ...............................................................................................
Cảng nhập khẩu: .....................................................................................................
| Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) |
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19 /2011/TT-BNNPTNT ngày 06 tháng 4 năm 2011)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
.........., ngày ....... tháng ...... năm .......
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH...
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: .............................................................................. …
Địa chỉ: ................................................................................................................... …
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .......................................... …
Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............................. nhập khẩu................ tinh................
Cụ thể như sau:
Số TT | Tên giống | Phẩm cấp giống | Số hiệu đực giống (hoặc số hiệu con bố và mẹ của phôi) | Số lượng tinh/phôi | Năm sản xuất | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Thời gian nhập khẩu: ......................................................................................................................
Cảng nhập khẩu: ............................................................................................................................
| Tổ chức, cá nhân nhập khẩu (Họ tên, chữ ký và đóng dấu) |
MẪU ĐƠN XIN KHẢO NGHIỆM MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG TINH TRÂU
Tên tổ chức | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ..., ngày tháng năm |
ĐƠN XIN KHẢO NGHIỆM MÔI TRƯỜNG
PHA LOÃNG TINH TRÂU
Kính gửi: Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân xin khảo nghiệm:............................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số: .............................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Điện thoại: ........................................Fax: .........................................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép khảo nghiệm môi trường dùng để pha loãng, bảo tồn tinh trâu có số lượng và một số chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
STT | Tên môi trường pha loãng | Thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường | Số lượng (ml) | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Tổng số: ..............................................................................................................
Bằng chữ:............................................................................................................
Thời gian khảo nghiệm ......................................................................................
Địa điểm khảo nghiệm: ......................................................................................
| Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm (Ký tên, đóng dấu) |
PHỤ LỤC 4:
Tên tổ chức | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:.......... / | ..., ngày tháng năm |
ĐƠN XIN KHẢO NGHIỆM TINH TRÂU GIỐNG
Kính gửi: Cục Chăn nuôi- Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân xin khảo nghiệm:..............................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số: .............................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................
Điện thoại: ..............................................; Fax: .................................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép khảo nghiệm ....….liều tinh trâu giống. Cụ thể như sau:
STT | Tên giống trâu | Phẩm cấp giống | Số hiệu trâu đực giống | Số lượng liều tinh | Năm sản xuất | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Tổng số: .............................................................................................................
Bằng chữ:............................................................................................................
Thời gian khảo nghiệm: .....................................................................................
Địa điểm khảo nghiệm: ......................................................................................
| Tổ chức, cá nhân khảo nghiệm (Ký tên, đóng dấu) |
MẪU SỔ THEO DÕI PHẨM CHẤT TINH DỊCH TRÂU
(Áp dụng đối với trâu đực giống TTNT và sản xuất tinh đông lạnh)
Số hiệu con đực | Ngày lấy tinh | Giờ lấy tinh | Ôn độ không khí | Phẩm chất tinh dịch | Pha loãng | Người kiểm tra | Ghi chú | |||||||||||
Màu sắc | V ml | A | C 106/ml | VAC 109 | R | Tỷ lệ kỳ hình % | Tỷ lệ sống chết % | pH | Loại môi trường sử dụng | Mức độ pha loãng | Số liều tinh sản xuất | Số liều tinh tiêu thụ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 6:
MẪU SỔ THEO DÕI TRÂU ĐỰC GIỐNG
(Áp dụng đối với đực giống phối giống trực tiếp)
Số hiệu con đực | Ngày phối giống | Kết quả khám thai | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
PHỤ LỤC 7:
LỊCH LẤY TINH HOẶC PHỐI GIỐNG
Ngày, tháng, năm | Số hiệu trâu đực | Ghi chú | |||
Đực số 1 | Đực số 2 | Đực số 3 | Đực sô 4 | ||
20-10-06 | + |
| + |
|
|
21-10-06 |
| + |
| + |
|
22-10-06 | + |
| + |
|
|
23-10-06 |
| + |
| + |
|
PHỤ LỤC 8:
PHIẾU PHÂN PHỐI TINH DỊCH TRÂU
1. Cơ sở sản xuất tinh:…………………………………………………………
2. Ngày sản xuất:………………………………………………………………
3. Giống và số hiệu trâu đực:………………………………………………..
4. Sức hoạt động của tinh trùng (tinh nguyên):………………………………..
5. Nồng độ tinh trùng:………………………………………………………….
6. Sức hoạt động của tinh trùng sau khi pha loãng:…………………………….
7. Sức hoạt động của tinh trùng lúc phân phối:………………………………..
8. Số liều tinh phân phối:……………………………………………………….
9. Cơ sở tiếp nhận tinh:.......................................................................................
Người nhận tinh (ký và ghi rõ họ tên) | Cơ sở nuôi trâu đực giống (ký và ghi rõ họ tên, đóng dấu) |
[1]Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3, Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010 như sau:”
[2] Điều 11 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực kể từ ngày 21 tháng 5 năm 2011 quy định như sau:
“Điều 11. Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký.
2. Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.”
[3] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 1, Điều 3 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
[4] Điều này được sửa đổi theo quy định tại khoản 2, Điều 3 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
[5] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
[6] Điểm này được bãi bỏ theo quy định tại khoản 3 Điều 10 của Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
[7] Phụ lục này được thay thế bởi Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
[8] Phụ lục này được thay thế bởi Phụ lục 2 kèm theo Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/05/2011.
- 1Quyết định 13/2007/QĐ-BNN Quy định về quản lý và sử dụng trâu đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn ban hành
- 2Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
Văn bản hợp nhất 17/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định quy định quản lý và sử dụng trâu đực giống do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 17/VBHN-BNNPTNT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 20/07/2015
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 877 đến số 878
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra