Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/VBHN-BGTVT | Hà Nội, ngày 14 tháng 10 năm 2019 |
Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 được sửa đổi, bổ sung bởi:
Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT ngày 12 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001.
Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 51/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 mà Việt Nam là thành viên;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 như sau:[1]
Thông tư này quy định về việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 (sau đây gọi tắt là Công ước Bunker 2001).
Thông tư này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài liên quan đến việc cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001.
1. [2]Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu (sau đây gọi tắt là Giấy chứng nhận) do Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải được Cục Hàng hải Việt Nam phân cấp thực hiện công tác đăng ký tàu biển (sau đây gọi chung là Cơ quan đăng ký tàu biển) cấp để xác nhận rằng đơn bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác đối với tàu biển có hiệu lực, đáp ứng yêu cầu tại Điều 7 của Công ước Bunker 2001.
2. Thời hạn sử dụng của Giấy chứng nhận tương ứng với thời hạn ghi trong đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo đảm tài chính được cấp của tàu biển đó.
3. Giấy chứng nhận được cấp 01 (một) bản chính cho chủ tàu và 01 (một) bản sao (chụp) lưu tại Cơ quan đăng ký tàu biển.
Điều 4. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận
1. Tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến quốc tế;
2. Tàu biển Việt Nam có tổng dung tích trên 1000 GT hoạt động tuyến nội địa, tàu biển nước ngoài có tổng dung tích trên 1000 GT sẽ được cấp Giấy chứng nhận nếu chủ tàu có yêu cầu.
Điều 5. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận
Tàu biển quy định tại Điều 4 của Thông tư này có đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001.
Điều 6. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận
1. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận gồm:
a) Đơn đề nghị của chủ tàu theo mẫu quy định tại Phụ lục I của Thông tư này;
b) Bản chính đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo đảm tài chính phù hợp với quy định của Công ước Bunker 2001; trường hợp việc bảo hiểm có tái bảo hiểm thì phải nộp cả bản gốc giấy chứng nhận của tổ chức nhận tái bảo hiểm liên quan.
Trường hợp đơn bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính, giấy chứng nhận tái bảo hiểm về trách nhiệm dân sự của chủ tàu được cấp dưới dạng dữ liệu điện tử, chủ tàu phải cung cấp địa chỉ chính thức, hợp pháp trang thông tin điện tử của tổ chức đã cấp để kiểm tra;
c) Bản sao (chụp) Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển.
2. Số lượng hồ sơ phải nộp là 01 (một) bộ.
Chủ tàu trực tiếp nộp hồ sơ hoặc gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính tới Cơ quan đăng ký tàu biển.
Điều 8. Trình tự nộp, nhận và xử lý hồ sơ
1. Trình tự nộp, nhận hồ sơ:
a) Chủ tàu trực tiếp nộp hoặc gửi hồ sơ tới Cơ quan đăng ký tàu biển.
b) Cơ quan đăng ký tàu biển nhận hồ sơ trực tiếp từ chủ tàu hoặc qua đường bưu chính.
2. Xử lý hồ sơ:
a) Trường hợp trực tiếp nộp hồ sơ: Cơ quan đăng ký tàu biển kiểm tra hồ sơ theo quy định, vào sổ hồ sơ và cấp giấy hẹn trả kết quả đúng thời hạn quy định tại Điều 9 của Thông tư này;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính: Cơ quan đăng ký tàu biển kiểm tra hồ sơ theo quy định và vào sổ hồ sơ theo đúng ngày và dấu bưu điện. Ngày vào sổ hồ sơ là căn cứ để tính ngày cấp Giấy chứng nhận theo quy định;
c) Đối với hồ sơ không đúng quy định: trường hợp chủ tàu nộp hồ sơ trực tiếp, Cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn chủ tàu hoàn thiện hồ sơ theo quy định; trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính, chậm nhất 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển thông báo bằng văn bản đến chủ tàu đề nghị bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;
d) Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện theo quy định, chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký tàu biển phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 9. Thời hạn cấp Giấy chứng nhận
1. Chậm nhất 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, Cơ quan đăng ký tàu biển cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này.
2. Chủ tàu nhận Giấy chứng nhận trực tiếp tại Cơ quan đăng ký tàu biển hoặc qua hệ thống bưu chính.
Điều 11. Thu hồi Giấy chứng nhận
Giấy chứng nhận đã cấp có thể bị thu hồi khi vi phạm một trong các trường hợp sau:
1. Giả mạo hoặc sửa chữa, tẩy xóa, làm sai lệch nội dung Giấy chứng nhận;
2. Mua bán, cho thuê, cho mượn Giấy chứng nhận;
3. Cố tình khai báo sai lệch thông tin hoặc sử dụng giấy tờ sửa chữa, giả mạo trong hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận.
Điều 12. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và nộp tại Cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận Giấy chứng nhận.
Điều 13. Trách nhiệm của Cục Hàng hải Việt Nam và các tổ chức, cá nhân có liên quan
1. Cục Hàng hải Việt Nam có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện Thông tư này.
2. Chủ tàu và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện Thông tư này và Công ước Bunker 2001.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2011.
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Chi cục trưởng các Chi cục Hàng hải, Giám đốc Cảng vụ Hàng hải Đà Nẵng, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận: | XÁC THỰC VĂN BẢN HỢP NHẤT KT. BỘ TRƯỞNG |
(Kèm theo Thông tư 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Socialist republic of vietnam CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN BẢO HIỂM HOẶC BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH Kính gửi: (Tên cơ quan đăng ký tàu biển) Tên chủ tàu: ....................................................................................................... Địa chỉ : ............................................................................................................. Tên người khai thác tàu (nếu có):......................................................................... Địa chỉ (Address): ............................................................................................... Đề nghị cấp Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu theo quy định của Công ước Bunker 2001 cho tàu dưới đây: Request kindly to issue certificate of insurance or other financial security in respect of civil liability for bunker oil pollution damage in accordance with the requirements of the International Convention on Civil Liability for Bunker Oil Pollution Damage, 2001 for the following ship: Tên tàu: ....................................................................................................................... Quốc tịch:..................................................................................................................... Hô hiệu/Số IMO:........................................................................................................... Cảng đăng ký:.............................................................................................................. Loại tàu:....................................................................................................................... Tổng dung tích:............................................................................................................ Tên và địa chỉ của các công ty bảo hiểm và/hoặc (những) người bảo lãnh: Tên (Name): .......................................................................................................... Địa chỉ (Address): .................................................................................................. Tên (Name): .......................................................................................................... Địa chỉ (Address): .................................................................................................. Loại hình bảo đảm:................................................................................................. Thời hạn bảo đảm:................................................................................................. Tên và địa chỉ của tổ chức tái bảo hiểm:.................................................................. Loại hình tái bảo hiểm:............................................................................................ Thời hạn tái bảo hiểm:............................................................................................
|
(Kèm theo Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Socialist republic of vietnam
BẢO HIỂM HOẶC BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH VỀ TRÁCH NHIỆM
Được cấp theo quy định của Điều 7 Công ước Quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu, năm 2001.
Thừa ủy quyền của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ………………… xác nhận rằng đơn bảo hiểm hoặc các bảo đảm tài chính khác đối với tàu biển nêu trên có hiệu lực, đáp ứng yêu cầu tại Điều 7 của Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu, năm 2001. Loại hình bảo đảm (Type of Security): ................................................................. . .......................................................................................................................... . .......................................................................................................................... Thời hạn của bảo đảm (Duration of Security): ....................................................... Tên và địa chỉ của các công ty bảo hiểm và /hoặc (những) người bảo lãnh Tên (Name): ....................................................................................................... Địa chỉ (Address): ............................................................................................... Tên (Name): ....................................................................................................... Địa chỉ (Address): ............................................................................................... Giấy chứng nhận này có giá trị đến (This certificate is valid until):.......................................................................................................................... .....................
|
[1] Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001, có căn cứ ban hành như sau:
“Căn cứ Bộ luật Hàng hải Việt Nam ngày 25 tháng 11 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 mà Việt Nam là thành viên;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam;
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001.”
[2] Khoản này được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 1 của Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
[3] Điều này được bãi bỏ theo quy định tại Điều 2 của Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.
[4] Điều 3 của Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 3. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019.”
[5] Điều 4 của Thông tư số 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 46/2011/TT-BGTVT ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001, có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2019 quy định như sau:
“Điều 4. Tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.”
- 1Thông tư 46/2011/TT-BGTVT quy định về cấp, thu hồi giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Thông tư 28/2019/TT-BGTVT sửa đổi Thông tư 46/2011/TT-BGTVT quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc đảm bảo tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Văn bản hợp nhất 16/VBHN-BGTVT năm 2019 hợp nhất Thông tư quy định về cấp, thu hồi Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bảo đảm tài chính theo Công ước quốc tế về trách nhiệm dân sự đối với tổn thất ô nhiễm dầu nhiên liệu năm 2001 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 16/VBHN-BGTVT
- Loại văn bản: Văn bản hợp nhất
- Ngày ban hành: 14/10/2019
- Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
- Người ký: Nguyễn Văn Công
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 853 đến số 854
- Ngày hiệu lực: 14/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra